Giáo án môn học Số học lớp 6 - Tuần 22 - Tiết 66 : Ôn tập chương II

Giáo án môn học Số học lớp 6 - Tuần 22 - Tiết 66 : Ôn tập chương II

. Kiến thức:

- Tái hiện lại các kiến thức về tập Z các số nguyên, giá trị tuyệt đối của số nguyên, qui tắc cộng, trừ , nhân 2 số nguyên và các tính chất của phép cộng , phép nhân số nguyên.

- Vận dụng các kiến thức trên vào làm bài tập.

2. Kỹ năng:

- So sánh số nguyên.

- Thực hiện các phép tính về số nguyên.

3. Thái độ: Tính toán cẩn thận, chính xác, hợp tác, tuân thủ, hưởng ứng.

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1293Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Số học lớp 6 - Tuần 22 - Tiết 66 : Ôn tập chương II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 6/9/2010
Ngày giảng:16/9/2010 (6ab)
Tuần 22 / Tiết 66 : ôn tập chương ii
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: 
- Tái hiện lại các kiến thức về tập Z các số nguyên, giá trị tuyệt đối của số nguyên, qui tắc cộng, trừ , nhân 2 số nguyên và các tính chất của phép cộng , phép nhân số nguyên.
- Vận dụng các kiến thức trên vào làm bài tập.
2. Kỹ năng: 
- So sánh số nguyên.
- Thực hiện các phép tính về số nguyên.
3. Thái độ: Tính toán cẩn thận, chính xác, hợp tác, tuân thủ, hưởng ứng.
II. Đồ dùng dạy học:
*GV: Bảng phụ H 53, phiếu học tập bài 107 SGK.
*HS: Ôn tập về Tập hợp Z, thứ tự trong Z, các phép toán cộng, trừ , nhân 2 số nguyên
III. Phương pháp: 
- Đàm thoại hỏi đáp, nêu và giải quyết vấn đề, HĐ nhóm.
IV. Tổ chức giờ học:
* Khởi động (3’)
*Mục tiêu: 
-Tái hiện lại các kiến thức đã học trong chương II.
-Nhận biết nội dung tiết học.
*Cách tiến hành: 
- GV y/c HS nhắc lại các kiến thức đã học trong chương II?
( Tập hợp Z, thứ tự trong Z, các phép toán cộng, trừ , nhân 2 số nguyên, quy tắc dấu ngoặc, quy tắc chuyển vế, bội và ước của 1 số nguyên)
Chúng ta sẽ lần lượt đi ôn lại các kiến thức đó. Hôm nay ta sẽ đi ôn tập các phép toán trong Z.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
HĐ1: Ôn tập lí thuyết(10’)
 *Mục tiêu: 
- Tái hiện lại các kiến thức về tập Z các số nguyên, giá trị tuyệt đối của số nguyên, qui tắc cộng, trừ , nhân 2 số nguyên và các tính chất của phép cộng , phép nhân số nguyên.
 *Cách tiến hành:
- GV lần lượt cho HS ôn tập lại các kiến thức theo hệ thống câu hỏi SGK/98 ( vấn đáp HS các câu hỏi 1 - 5
- Mỗi câu hỏi yêu cầu HS lấy VD minh họa.
- Sau mỗi câu trả lời của HS GV nhận xét, chốt lại, khắc sâu kiến thức.
- HĐ cá nhân ôn tập, lần lượt trả lời các câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung 
( nếu cần)
I.Lí thuyết.
1. Z = { ...; -2; -1; 0; 1; 2; ......}
Tập Z gồm các số nguyên âm, số 0, số nguyên dương
2.Số đối 
- Số đối của số nguyên a là -a
- Số đối của số nguyên a có thể là số nguyên dương, số nguyên âm, số 0
VD: Số đối của -5 là: 5
 Số đối của +3 là: -3
 Số đối của 0 là: 0
3.Giá trị tuyệt đối 
- GTTĐ của số nguyên a là khoảng cáh từ a đến điểm O trên trục số
- GTTĐ của 1 số nguyên dương và số 0 là chính nó
- GTTĐ của số âm là số đối của nó
VD: = 7; = 0; = 3 0
4. Quy tắc cộng, trừ 2 số nguyên
* (- a) + (-b) = - ()
* a - b = a + (-b)
*Tính chất của phép công: 
-Tính chất giao hoán: a+b = b+a
-Tính chất kết hợp: (a+b)+c = a+(b+c) 
- Cộng với số 0: a + 0 = 0+ a = a
- Cộng với số đối: a + (- a) = 0
5. Quy tắc nhân 2 số nguyên:
* Nếu a, b cùng dấu thì: a.b = 
* Nếu a, b khác dấu thì: a.b = - ()
*Tính chất của phép nhân 
-Tính chất giao hoán: a.b = b.a
-Tính chất kết hợp: (a.b).c = a.(b.c) 
- Nhân với số 1: a. 1 = 1. a = a
-Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng: a ( b + c ) = a.b + a. 
 a(b – c ) = a.b – a.c
HĐ2: Bài tập (30’)
* Mục tiêu: 
-Vận dụng các kiến thức trên vào làm bài tập: So sánh số nguyên, thực hiện các phép tính về số nguyên.
*Đồ dùng: Bảng phụ H 53, phiếu học tập bài 107 SGK.
*Cách tiến hành:
-Gv đưa bảng phụ H53, phát phiếu học tập bài 107 SGKcho các nhóm, yêu cầu HS HĐ nhóm làm bài trong 5p.
- Gọi đại diện 1 nhóm lên biểu diễn.
- GV nhận xét, khắc sâu kiến thức.
- Yêu cầu HS làm bài 111 SGK/99.
- Gọi 2 HS lên bảng làm.
- GV nhận xét, đánh giá, chốt lại.
-- Yêu cầu HS làm bài 116 SGK/99.
- Gọi 2 HS lên bảng làm.
- GV nhận xét, đánh giá, chốt lại.
- HS nhận phiếu học tập, HĐ nhóm làm bài.
- Đại diện 1 nhóm lên trình bày.
-Nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
-HS HĐ cá nhân làm bài 111.
- 2 em lên bảng thực hiện. 
-Dưới lớp làm và nhận xét.
-HS HĐ cá nhân làm bài 116.
- 2 em lên bảng thực hiện. 
-Dưới lớp làm và nhận xét.
II.Bài tập.
Bài 107 ( SGK/98)
So sánh: a 0, - a > 0; - b 0; > 0; > 0; > 0
Bài tập 111/SGK -99
a) [(-13)+(-15)] +(-8)
= (-28) +(-8) = (- 36)
b) 500 - ( - 200) - 210 - 100
= 500 + 200+ (-210) + (-100)
= 390
c) -(- 129) + (-129) - 301 + 12
= - 279
d) 777- (-111)- (-222) + 20
=1130
Bài tập 116/SGK – 99
a) (-4).(-5).(-6) = - 120
b) (-3 + 6 ).( - 4) = (-3).( - 4) 
=- 12
c) ( - 3 – 5 ) ( -3 + 5 ) = (- 8).2
 = - 16
d) ( - 5 – 13 ) : ( - 6) 
= (-18) : (- 6) = 3
Tổng kết và hướng dẫn về nhà: (2’)
*Tổng kết : GV chốt lại các kiến thức cơ bản và các dạng bài tập liên quan.
*Hướng dẫn về nhà: Xem lại các dạng bài tập đã chữa, tiếp tục ôn tập quy tắc dấu ngoặc, quy tắc chuyển vế, bội và ước của 1 số nguyên, làm bài tập 118 SGK/99

Tài liệu đính kèm:

  • docso Tiet 66 on tap.doc