Giáo án môn học Đại số lớp 7 - Tiết 32: Luyện tập

Giáo án môn học Đại số lớp 7 - Tiết 32: Luyện tập

I/ Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Biết vẽ hệ trục toạ độ Oxy, biết biểu diễn toạ độ của một điểm lên hệ trục toạ độ.

2. Kĩ năng:

- Vẽ hệ trục tọa độ, xác định vị trí của 1 điểm trong mặt phẳng tọa độ của nó.

- Biết tìm tọa độ của 1 điểm cho trước.

3. Thái độ: Chính xác khi vẽ, biểu diễn và tìm toạ độ của một điểm.

II/ Chuẩn bị:

- GV: Bảng phụ hình 20, hình 21 (SGK-68)

- HS: Học và chuẩn bị bài

III/ Tiến trình lên lớp:

 

doc 2 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1005Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Đại số lớp 7 - Tiết 32: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 32. Luyện tập
I/ Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Biết vẽ hệ trục toạ độ Oxy, biết biểu diễn toạ độ của một điểm lên hệ trục toạ độ.
2. Kĩ năng:
- Vẽ hệ trục tọa độ, xác định vị trí của 1 điểm trong mặt phẳng tọa độ của nó.
- Biết tìm tọa độ của 1 điểm cho trước.
3. Thái độ: Chính xác khi vẽ, biểu diễn và tìm toạ độ của một điểm.
II/ Chuẩn bị: 
- GV: Bảng phụ hình 20, hình 21 (SGK-68)
- HS: Học và chuẩn bị bài
III/ Tiến trình lên lớp:
1. ổn định:	7A1:
 	7A5:
2. Kiểm tra:
? Toạ độ của một điểm trên mặt phẳng toạ độ được biểu diễn như thế nào. áp dụng: Đánh dấu các điểm A(-1;2); B(3;1) trên mặt phẳng toạ độ
3. Các hoạt động:
HĐ - GV
HĐ - HS
Ghi bảng
HĐ1. Đọc toạ độ các điểm
- GV treo bảng phụ, yêu cầu HS đọc toạ độ các điểm A, B, C, D
- Yêu cầu HS làm bài 34
? Một điểm bất kì trên trục hoành có tung độ bằng bao nhiêu
? Một điểm bất kì trên trục tung có hoành độ bằng bao nhiêu
- GV treo bảng phụ hình 20 (SGK-68)
- Gọi 2 HS lên bảng viết toạ độ các đỉnh hình chữ nhật ABCD và tam giác PQR
? Muốn xác định toạ độ của một điểm làm thế nào 
- GV nhận xét và chốt lại cách xác định toạ của của một điểm 
HĐ2. Biểu diễn các điểm trên mặt phẳng toạ độ
- Yêu cầu HS làm bài 36
- Gọi 1 HS lên bảng vẽ hệ trục toạ độ Oxy và đánh dấu các điểm 
A (-4; -1); B(-2; -1);
C (-2;-3); D(-4;-3)
? Tứ giác ABCD là hình gì
- Yêu cầu HS đọc bài 37
- Gọi 1 HS đứng tại chỗ đọc các cặp giá trị tương ứng của hàm số
- Gọi 1 HS lên bảng vẽ hệ trục toạ độ Oxy
- Gọi 1 HS lên bảng biểu diễn các cặp giá trị trên mặt phẳng toạ độ Oxy
- HS quan sát bảng phụ và đọc toạ độ các điểm
A(2; 0)
B(0; 3)
C(-3; 0)
D(0; -2)
- HS làm bài 24
Một điểm bất kì trên trục hoành có tung độ bằng 0
Một điểm bất kì trên trục tung có hoành độ bằng 0
- HS quan sát hình 20 
- 2 HS lên bảng 
HS1: Viết toạ độ các đỉnh hình chữ nhật ABCD
HS2: Viết toạ độ các đỉnh tam giác PQR
Từ một điểm trên mặt phẳng toạ độ:
+ Kẻ một đường thẳng vuông góc với trục Ox xác định hoành độ
+ Kẻ một đường thẳng vuông góc với trục Oy xác định tung độ
- HS lăng nghe
- HS làm bài 36
- 1 HS lên bảng vẽ hệ trục toạ độ Oxy và đánh dấu các điểm A, B, C, D
Tứ giác ABCD là hình vuông
- HS đọc bài 37
- 1 HS đọc các cặp giá trị tương ứng của hàm số 
- 1 HS lên bảng vẽ hệ trục toạ độ Oxy
- 1 HS lên bảng thực hiện yêu cầu GV; HS dưới lớp thực hiện vào vở
Dạng 1: Đọc toạ độ các điểm
Bài 34/68
- Một điểm bất kỳ trên trục hoành có tung độ bằng 0.
- Một điểm bất kỳ trên trục tung có hoành độ bằng 0.
Bài 35/68
A (0,5; 2) B (2; 2)
C (2; 0) D (0,5; 0)
P (-3, 3) Q (-1, 1) 
R (-3; 1) 
Dạng 2. Biểu diễn các điểm trên mặt phẳng toạ độ
Bài 36/68
Tứ giác ABCD là hình vuông
Bài 37/68
a) (0;0); (1;2); (2;4); (3;6); (4;8)
b) 
IV/ Hướng dẫn về nhà
- Đọc phần có thể em chưa biết
- Xem lại các bài tập đã chữa; Làm bài 38 (SGK); Bài 47, 48 (SBT-50)

Tài liệu đính kèm:

  • docT32.doc