Giáo án lớp7 môn học Giáo dục công dân - Tiết 1: Bài 1: Sống giản dị

Giáo án lớp7 môn học Giáo dục công dân - Tiết 1: Bài 1: Sống giản dị

- Học sinh tìm hiểu về đức tính giản dị và ý nghĩa của nó trong cuộc sống.

- Học sinh biết phân biệt lối sống giản dị, chân thật, xa lánh lối sống xa hoa, hình thức; tôn trọng giản dị, biết dung hòa giản dị vào trong cuộc sống.

- Học sinh rèn luyện cách sống giản dị trong lời nói, cử chỉ, tác phong, ăn mặc, thái độ để gần gũi với thực tế.

II/ Phương tiện dạy học :

 1/ Phương pháp: Thảo luận, kể chuyện, sắm vai.

 2/ Phương tiện: Hình ảnh, kể chuyện, ca dao, tục ngữ.

III/ Tiến trình dạy và học:

 

doc 56 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1186Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp7 môn học Giáo dục công dân - Tiết 1: Bài 1: Sống giản dị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1: 
 Bài 1: 	SỐNG GIẢN DỊ 
 Ngày soạn: 16/ 8/ 09 
I/ Mục tiêu :
Học sinh tìm hiểu về đức tính giản dị và ý nghĩa của nó trong cuộc sống.
Học sinh biết phân biệt lối sống giản dị, chân thật, xa lánh lối sống xa hoa, hình thức; tôn trọng giản dị, biết dung hòa giản dị vào trong cuộc sống.
Học sinh rèn luyện cách sống giản dị trong lời nói, cử chỉ, tác phong, ăn mặc, thái độ để gần gũi với thực tế.
II/ Phương tiện dạy học :
 1/ Phương pháp: Thảo luận, kể chuyện, sắm vai.
 2/ Phương tiện: Hình ảnh, kể chuyện, ca dao, tục ngữ.
III/ Tiến trình dạy và học:
 1/ Ổn định, tổ chức:
 2/ Bài mới:
TG
Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung 
3ph
HĐ1: Giới thiệu bài: 
Phỏng vấn học sinh về:
- Các vấn đề thực tế cuộc sống.
- Lối sống của 1 số HS hiện nay.
Kết luận: Khi chúng ta sống đúng thực tế, tình hình hiện tại và nếp nghĩ đúng mực thì sẽ biến những cái phức tạp thành đơn giản.
HĐ2: Tìm hiểu truyện đọc:
- HS đọc truyện.
- GV và HS cùng trao đổi các câu hỏi gợi ý ở SGK.
Kết luận: Bác xuất hiện khác với ý nghĩ của đồng bào và điều đó đã khiến đồng bào hâm mộ Bác “ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xóa tan ... là vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam ”
HĐ3: Tìm hiểu bài:
Sắm vai: Biểu hiện của tính giản
 dị.( Dựa vào hình ảnh ở SGK, bài tập a SGK )
Kết luận: Giản dị là hình ảnh đẹp, cái đẹp được thể hiện bên trong qua phong cách bề ngoài. Giản dị còn thể hiện qua suy nghĩ, hành động đúng hoàn cảnh thực tại.
?Hãy nói về 1 người bạn có tính giản dị hoặc không giản dị?
VD: HS hiện nay ( ở nông thôn ): Đòi hỏi vượt khả năng, nhuộm tóc, môđen...
?Ý nghĩa của giản dị?
Sắm vai: 
N1 và 2: Kết quả của sự giản dị.
N3 và 4: Hậu quả của không giản dị.
Kết luận: Giản dị không có nghĩa là qua loa, đại khái, cẩu thả tùy tiện, nói năng cộc lốc, tâm hồn nghèo nàn trống không - Thể hiện hành vi phải phù hợp với lứa tuổi, điều kiện .
GV: Đọc truyện “ Bác Hồ - mẫu mực về sự giản dị ” ( Sách THGDCD 7)
Kết luận: Từ tấm gương về đức tính giản dị của Bác Hồ chúng ta cũng dễ nhận thấy rằn sông giản dị không có gì là khó. Nhưng thực hiện nó cũng không phải là dễ.
?Làm thế nào để rèn luyện giản dị?
HS: Tự do .
GV: Trong cuộc sống phải biết chấp nhận thực tế, luôn nghĩ tới tương lai, giữ gìn nhân phẩm, đừng vì cám dỗ mà tự đánh mất mình, làm tổn hại đến nhân cách , gây bất lợi cho gia đình, người thân.( Thay lời tổng kết bài học ) 
I/ Truyện đọc:
“ Bác Hồ trong ngày tuyên ngôn độc lập ”
II/ Bài học:
1/ Sống giản dị:
- Sống đúng thực tế, tình hình hiện tại.
- Sinh hoạt phù hợp với hoàn cảnh.
Cách rèn luyện:
- Cử chỉ, đi đứng, nói năng, ăn mặc phải lịch sự, tế nhị .
- Không đua đòi, lãng phí. 
- Nghiêm khắc, có lập trường .
 3/ Luyện tập - củng cố:
- HS đọc nội dung bài học.
- Làm bài tập b.
 4/ Dặn dò:
- Làm bài tập c,d.
- Sưu tầm ca dao, tục ngữ, chuyện kể về tính giản dị.
- Sắm vai: N1 và 2: Thực hành giản dị.
 N3 và 4: Không giản dị.
Đọc truyện “ Sự công minh, chính trực của một nhân tài ” trong bài: Trung thực .
Tiết 2: 
 Bài 2: TRUNG THỰC 
 Ngày soạn: 22/ 8/ 09 
I/ Mục tiêu:
Học sinh tìm hiểu về đức tính trung thực, thấy được ý nghĩa của trung thực thông qua các biểu hiện trong học tập, đối với bạn bè.
Có thái độ xử sự đúng lương tâm, đúng lẽ phải, có lập trường.
Phân biệt được các hành vi thể hiện tính trung thực và không trung thực trong cuộc sống hàng ngày. Biết tự kiểm tra hành vi xử sự của bản thân và cố gắng rèn luyện thành người trung thực.
II/ Phương tiện dạy học:
 1/ Phương pháp:Thảo luận, sắm vai.
 2/ Phương tiện: Sách tình huống GDCD 7.
III/ Tiến trình dạy và học:
 1/ Ổn định, tổ chức:
 2/ Bài cũ: Các nhóm sắm vai. ( 10ph )
 3/ Bài mới:
TG
Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung 
2ph
10ph
17ph
HĐ1: Giới thiệu bài:
Nhận xét hành vi: Quay cóp, nói dối cha mẹ, chỉ trích người khác...
HS: Tự do.
GV: Muốn người khác không đánh giá mình thì bản thân phải trung thực.
HĐ2: Tìm hiểu truyện đọc:
- HS đọc truyện SGK.
- GV và HS cùng giải quyết truyện đọc: Câu hỏi gợi ý SGK.
Kết luận : Mikenlăngiơ là người biết nhìn nhận và đánh gia đúng sự thật, không biến hóa sự thật theo tâm lý của bản thân. Chính điều này ông đã được đánh giá là người trọng chân lý, công minh, chính trực. 
HĐ3: Tìm hiểu bài :
Sắm vai: Biểu hiện của trung thực:
N1: Trong học tập.
N2: Trong quan hệ với người khác.
N3 và 4: Trong hành động.
Kết luận: Sự trung thực được thể hiện qua thái độ, hành động, lời nói. Và không chỉ trung thực với mọi người mà trung thực cả với cính mình.
?Ý nghĩa của trung thực?
Sắm vai:
N1 và 2: Hậu quả của không trung thực.
N3 và 4: Kết quả của trung thực.
GV: Có những lúc không nói lên sự thật nhưng không bị coi là thiếu trung thực .
VD: - Đối với kẻ gian, kẻ địch: không thể trung thực được.
Biểu hiện tinh thần cảnh giác cao.
 - Bác sỹ: Giấu bệnh với bệnh nhân.
 - ... 
Kết luận : Đây là hành động tế nhị , khôn khéo có lợi cho người thân , xã hội .
GV: Đọc truyện “ Tình bạn ” ( Sách THGDCD 7 )
Thảo luận : Giải thích câu tục ngữ
 “ Cây ngay không sợ chết đứng ”.
Kết luận : Chúng ta sống ngay thẳng, thật thà, trung thực thì không sợ kẻ xấu, không sợ thất bại.
VD: Có trường hợp người trung thực bị thua thiệt .
Được giải oan, được xã hội công nhận phẩm giá tốt đẹp của họ.
I/ Truyện đọc :
“ Sự công minh cính trực của một nhân tài ”.
II/ Bài học:
1/ Trung thực:
- Ngay thẳng, thật thà, không gian dối.
- Làm đúng sự thật, trọng chân lý, lẽ phải.
2/ Ý nghĩa:
- Tâm hồn thanh thản, được mọi người tin yêu.
- Xã hội lành mạnh, tốt đẹp
3/ Cách rèn luyện :
- Kiểm tra, đánh giá bản thân.
- Hành động đúng lương tâm, có trách nhiệm.
 4/ Luyện tập - củng cố:
 - Làm bài tập a: giải thích từng hành vi một. 
TỔNG KẾT: Người trung thực là người biết nhìn nhận sự việc theo lẽ phải, luôn vì chính nghĩa. Điều đó sẽ làm cho bản thân sống thanh thản, tự tin và xã hội lành mạnh.
 5/ Dặn dò: 
- Làm bài tập b,c.
- Sưu tầm ca dao, tục ngữ.
- Sắm vai: Hành xử trung thực.
- Đọc truyện “ Một tâm hồn cao thượng ” bài: Tự trọng.
Tiết 3: 
 Bài 3: TỰ TRỌNG 
 Ngày soạn: 25/ 8/ 09 
I/ Mục tiêu:
Học sinh tìm hiểu về tính tự trọng và hiểu được ý nghĩa của tự trọng trong cuộc sống.
Học sinh có nhu cầu và ý thức rèn luyện tính tự trọng trong mọi hoàn cảnh.
Biết đánh giá hành vi của mình và người khác để học tập những tấm gương đó làm vốn sống cho bản thân.
II/ Phương tiện dạy học: 
 1/ Phương pháp: Thảo luận, sắm vai.
 2/ Phương tiện: Sách tình huống GDCD 7, ca dao, tục ngữ.
III/ Tiến trình dạy và học:
 1/ Ổn định, tổ chức:
 2/ Bài cũ: Các nhóm sắm vai. ( 10 ph )
 3/ Bài mới:
Tg
 Hoạt động thầy và trò 
 Nội dung 
1ph
10ph
18ph
HĐ1: Giới thiệu bài :
Thông qua việc sắm vai của HS, GV nhận xét, kết luận vào bài mới.
HĐ2: Tìm hiểu truyện đọc:
- HS đọc truyện SGK.
- GV cùng HS giải quyết truyện đọc: Câu hỏi gợi ý SGK.
Kết luận: Robe là người rất biết giữ gìn phẩm cách của mình, không để người khác coi thường, nghĩ sai về mình, xúc phạm mình – Robe biết tôn trọng mình, tôn trọng người khác.
HĐ3: Tìm hiểu bài:
GV: Hãy nhận xét hành động của Robe.
HS: - Có ý thức trách nhiệm cao.
 - Thực hiện bằng được lời hứa.
 - Rất tôn trọng bản thân và người khác.
 - Sống trong sạch, không tham.
? Tự trọng có ý nghĩa như thế nào?
GV: Đọc truyện “ Tình bạn ” ( Sách THGDCD 7 )
Thảo luận: 
Câu tục ngữ “ Đói cho sạch rách cho thơm ” thể hiện lòng tự trọng của con người như thế nào?
Kết luận: Trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào và bất cứ ở đâu chúng ta cũng phải luôn luôn biết giữ gìn phẩm cách của mình, kể cả khi ta chỉ có một mình .
VD: - Nói dối, lừa gạt người khác.
 - Xấu hổ vì nghèo...
-> Phải sống trung thực và dám đối diện với sự thật.
?Những kẻ sống vô trách nhiệm, sống luồn cúi, nịnh trên, nạt dưới, không biết xấu hổ... chúng ta đánh giá họ như thế nào?
HS: Tự do.
Thảo luận: Giải thích 2 câu tục 
 ngữ: 
Chết vinh còn hơn sống nhục. 
Chết đứng còn hơn sống quỳ.
Kết luận : - Chúng ta làm thế nào để sống xứng đáng với lương tâm của mình, không vì lợi riêng mà hại người .
 - Bản thân biết phấn đấu, tự cố gắng mới xứng đáng làm người.
VD: Ăn bám, dựa dẫm, nhờ cậy....
Sống thừa, sống vô nghĩa.
I/ Truyện đọc:
“ Một tâm hồn cao thượng ”
II/ Bài học:
1/ Tự trọng:
- Có ý thức trách nhiệm.
- Biết giữ lời hứa.
- Tôn trọng mình, tôn trọng người khác.
Cách rèn luyện:
- Nghiêm khắc với bản thân.
- Có ý chí vươn lên.
III/ Bài tập :
 4/ Luyện tập - củng cố:
Sắm vai:
 N1 và 2: Tự trọng .
 N3 và 4: Không tự trọng .
TỔNG KẾT: Lòng tự trọng sẽ đi theo ta suốt cả cuộc đời, bất cứ lúc nào, ở đâu tự trọng cũng là đòn bẩy giúp ta chiến thắng số phận .
 5/ Dặn dò: 
 - Làm bài tập d.
 - Sắm vai: Lựa chọn hành vi, biểu hiện ở bài tập a SGK thể hiện.
 - Đọc truyện đọc “ Một tấm gương tận tụy vì việc chung ” trong bài: Đạo đức và kỉ luật
Tiết 4:
 Bài 4: ĐẠO ĐỨC VÀ KỈ LUẬT 
 Ngày soạn: 04/ 9/ 09 
 I/Mục tiêu:
Học sinh tìm hiểu mối quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật. Thấy được ý nghĩa của mối quan hệ này.
Học sinh có ý thức tự giác thực hiện kỉ luật và phê phán những hành vi vi phạm kỉ luật, đạo đức.
Biết tự kiểm tra và đánh giá hành vi của mình để thể hiện con người có đạo đức và kỉ luật.
II/ Phương tiện dạy học:
 1/ Phương pháp: Thảo luận, sắm vai, tổ chức trò chơi.
 2/ Phương tiện : Báo pháp luật, sách THGDCD 7.
III/ Tiến trình dạy và học:
 1/ Ổn định, tổ chức:
 2/ Bài cũ: Các nhóm sắm vai. ( 10 ph )
 3/ Bài mới:
Tg
 Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung 
2ph
10ph
15ph
HĐ1: Giới thiệu bài:
- Dẫn dắt từ bài cũ.
- Phỏng vấn HS: 1/ Hành vi đúng.
 2/ Hành vi sai.
( Ở trường, ngoài xã hội )
HĐ2: Tìm hiểu truyện đọc:
- HS đọc truyện SGK .
- GV cùng HS giải quyết truyện đọc: Câu hỏi gợí ý SGK.
Kết luận: Anh Hùng là người sống có đạo đức, có kỉ luật: Luôn nghĩ đến người khác, sống hết mình, đầy trách nhiệm.
HĐ2: Tìm hiểu bài:
GV: Chỉ cho HS thấy mối quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật qua phần truyện đọc:
?Anh Hùng thực hiện tốt kỉ luật được điều gì?
HS: - Bảo đảm an toàn cho mình, cho người khác.
 - Không làm phiền người khác.
 - Quan hệ giữa công việc và xã hội tốt đẹp.
-> Đạo đức xã hội.
?Anh Hùng có biểu hiện đạo đức tốt thì sẽ như thế nào ?
HS: - Được mọi người yêu mến, tin cậy.
 - Có trách nhiệm với công việc.
-> Luôn nghiêm chỉnh thực hiện kỉ luật .
?Sống và làm việc có đạo đức và kỉ luật có ý nghĩa gì?
GV: Đọc truyện “ Tấm ảnh chụp chung ” ( Sách THGDCD 7 )
Kết luận: Đạo đức và kỉ luật là yếu tố làm cho xã hội có trật tự, kỉ cương. Làm cho con người có nhân cách, sống tốt hơn và tự hoàn thiện mình.
S ... Tôn vinh những người có công với Đất nước, dân tộc.
I/ Thông tin - sự kiện:
II/ Bài học:
1/ Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo: là quyền CD tự do lựa chọn tín ngưỡng tôn giáo, không ai được cưỡng ép hoặc cản trở.
Tạo niềm tin cuộc sống.
Nét văn hóa của người Việt.
 4/ Dặn dò:
Đọc tư liệu tham khảo ở SGK.
Sắm vai: N1 và 2: Hậu quả của mê tín dị đoan.
N3 và 4: Hiệu quả của tín ngưỡng tôn giáo đúng pháp luật.
Tiết 28:
Bài 16: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO ( tt )
 Ngày soạn: 05/ 3/ 2010 
I/ Mục tiêu:
Học sinh nhận thức về pháp luật và biết phân biệt tín ngưỡng tôn giáo và mê tín dị đoan.
Có thái độ tôn trong tín ngưỡng tôn giáo của người khác và có ý thức cảnh giác các hoạt động sai trái có ảnh hưởng đến con người và xã hội.
Tham gia hoạt động tôn giáo lành mạnh, tiến bộ.
II/ Phương tiện dạy học:
 1/ Phương pháp: Thảo luận, sắm vai.
 2/ Phương tiện: Sách THGDCD 7.
III / Tiến trình dạy và học: 
 1/ Ổn định, tổ chức:
 2/ Bài cũ: Các nhóm sắm vai. ( 10ph )
 3/ Bài mới:
Tg
 Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung 
16ph
HĐ1: Tìm hiểu trách nhiệm CD:
Sắm vai: 
N1 và 2: Phát huy tích cực tín ngưỡng tôn giáo.
N3 và 4: Đối với hoạt động tiêu cực.
2/ Trách nhiệm của CD – HS:
- Tôn trọng tín ngưỡng tôn giáo của người khác.
- Bài trừ mê tín dị đoan.
- Tôn trọng nơi thờ tự.
- Phát hiện và ngăn chặn hành vi lợi dụng tôn giáo làm trái pháp luật.
III/ Bài tập:
 4/ Luyện tập - củng cố:
 * Bài tập: 
1/ Những hành vi nào cần phê phán?
a/ Nói năng thiếu văn hóa khi lễ chùa.
b/ Quần áo thiếu lịch sự khi đi chùa.
c/ Tuân thủ quy định của nhà chùa.
d/ Đi lễ nhà thờ muộn, đọc báo, hút thuốc khi cha giảng đạo.
đ/ Nghe cha giảng đạo một cách chăm chú.
e/ Vào chùa đặt quẽ, coi bói.
2/ Những hiện tượng sau có là tín ngưỡng tôn giáo không? Tại sao?
a/ Đi lễ để đạt điểm cao.
b/ Không ăn trứng.
c/ Không ăn xôi đậu đen.
d/ Sợ gặp phụ nữ.
đ/ Bố và anh ra đón trước ngõ.
3/ Có một số ngày kiêng kị:
- Mùng 5, 14, 23 
Đi chơi cũng lỗ nữa là đi buôn.
- Chớ đi ngày 7, chớ vâe ngày 3.
4/ Thảo luận: Có ý kiến cho rằng: HS hiện nay có hiện tượng mê tín di đoan. Theo em là đúng hay sai?
 TỔNG KẾT: Trong cuộc sống yếu tố quan trọng nhất là tinh thần, do đó mọi CD đều dựa vào một đức tin để có thể đứng vững được, giữ thăng bằng được. Tuy nhiên cũng đừng quá lạm dụng mà có thể dẫn đến hậu quả không hay.
 5/ Dặn dò:
Sắm vai: N1 và 2: Thấy người khác than gia hoạt động mê tín dị đoan.
N3 và 4: Thấy có người phân biệt tín ngưỡng tôn giáo.
Đọc thông tin - sự kiện bài 17: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tiết 29:
Bài 17: NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ( T1 )
 Ngày soạn: 19/ 3/ 2010
I/ Mục tiêu:
Học sinh tìm hiểu sự ra đời của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Học sinh tìm hiểu sự phân cấp và phân công cụ thể củ hệ thông bộ máy nhà nước.
Nhận thức trách nhiệm của CD – HS trong hoạt động của nhà trường, phong trào của lớp.
II/ Phương tiện dạy học:
 1/ Phương pháp: Thảo luận, sắm vai.
 2/ Phương tiện: Sách THGDCD 7 , tư liệu.
III / Tiến trình dạy và học: 
 1/ Ổn định, tổ chức:
 2/ Bài cũ: Các nhóm sắm vai. ( 10ph )
 3/ Bài mới:
Tg
 Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung 
2ph
10ph
22ph
HĐ1: Giới thiệu bài:
Ngày 2/ 9/ 1945 Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập giữa quãng trường Ba Đình lịch sử, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhà nước ta hoạt động và vận hành bộ máy như thế nào?
HĐ2: Tìm hiểu thông tin - sự kiện:
HS đọc tthông tin - sự kiện ở 
SGK .
GV cùng HS giải quyết thông
 tin: Câu hỏi gợi ý SGK .
Kết luận: Trải qua mấy nghìn năm lịch sử nhân dân Việt Nam cần cù, sáng tạo, chiến đấu anh dũng để dựng nước, giữ nước, hun đúc nên truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa, kiên cường, bất khuất của dân tộc và xây dựng nền văn hóa Việt Nam, một nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhà nước công – nông đầu tiên ở Đông Nam Á.
HĐ3: Tìm hiểu tổ chức bộ máy nhà nước:
Quan sát sơ đồ ( SGK ):
1/ Bộ máy nhà nước chia làm mấy cấp? Mỗi cấp tương ứng những cơ quan nào?
2/ Tại sao cấp phường, xã không có tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân?
VD: Quan hệ pháp luật dân sự.
Ở cấp này chỉ lập ban hòa giải 
và người liên đới dân sự ( tổ trưởng tổ dân phố, bí thư đường phố, cán bộ tư pháp... )
 Vị thành niên vi phạm pháp luật.
Kiểm điểm trước dân.
I/ Thông tin - sự kiện :
1/ Nhà nước: 
- Điều 2 HP 92: Bản chất của nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân.
- Đảng cọng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội.
2/ Bộ máy nhà nước: ( SGK )
Dặn dò:
Tìm hiểu phần tiếp theo của nội dung bài học.
Đối chiếu sơ đồ tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ cụ thể của tổ chức cơ quan nhà nước.
Tiết 30:
 Bài 17: NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ( tt )
 Ngày soạn: 19/ 3/ 2010 
I/ Mục tiêu:
Học sinh tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan.
Hình thành ở học sinh ý thức tự giác thực hiện các nhiệm vụ , mọi hoạt động của nhà trường, của lớp giao cho.
Học sinh thực hiện quyền làm chủ thông qua hoạt động ở trường, biết tham gia xây dựng phong trào và thực hiện quyền trẻ em. Đấu tranh, ngăn chặn các hành vi không đúng, vô kỉ luật.
II/ Phương tiện dạy học:
 1/ Phương pháp: Thảo luận, sắm vai.
 2/ Phương tiện: Sách THGDCD 7, tư liệu.
III / Tiến trình dạy và học: 
 1/ Ổn định, tổ chức:
 2/ Bài cũ: Nêu bản chất của nhà nước ta? Tại sao hiến pháp lại quy định như vậy? (10ph)
 3/ Bài mới:
Tg
 Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung 
10ph
20ph
HĐ1: Tìm hiểu sơ đồ:
Thảo luận:
Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước:
1/ Quốc hội - Hội đồng nhân dân.
2/ Chính phủ - Ủy ban nhân dân.
3/ Toà án nhân dân các cấp.
4/ Viện kiểm sát nhân dân các cấp.
- Trong hệ thống bộ máy nhà nước mỗi cơ quan đều thực hiện một chức năng, nhiệm vụ và hoạt động vì lời ích quần chúng, lợi ích xã hội.
GV: Làm rõ bằng VD.
HĐ3: Tìm hiểu bài:
1/ Bộ máy nhà nước là gì?
2/ Nhà nước thực hiện chức năng quản lý như thế nào? ( Điểm d/ nội dung bài học )
- Từ xa xưa ông cha ta đã biết lấy dân làm gốc, sức mạnh quần chúng là yếu tố thúc đẩy xã hội phát triển và làm cho Đất nước vững mạnh.
? CD thực hiện vai trò của mình như thế nào trong hoạt động của bộ máy nhà nước?
Sắm vai:
- Thực hiện yêu cầu của nhà nước.
- Bảo vệ nhà nước và xây dựng nhà nước.
* Thảo luận:
? So sánh bản chất của nhà nước XHCN với nhà nước TBCN?
*Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan nhà nước:
1/ QH – HĐND: là cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan đại biểu, đại diện cho nhân dân. 
2/ CP – UBND: là cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan chấp hành.
3/ TAND: là cơ quan xét xử.
4/ VKSND: là cơ quan kiểm tra, giám sát.
II/ Bài học:
1/ Bộ máy nhà nước: là hệ thống gồm nhiều cơ quan cùng hoạt động để thực hiện một chức năng chung là quản lý xã hội.
Nhà nước phát huy quyền
 làm chủ của nhân dân – xây dựng xã hội phát triển, tiến bộ.
2/ Vai trò CD:
- Thực hiện quyền và làm đầy đủ nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
- Tham gia xây dựng tập thể vững mạnh.
N2 XHCN
N2 TBCN
- Của dân, ... 
- ĐCS lãnh đạo
- Dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh.
- Đoàn kết, hữu nghị.
- Giai cấp tư sản
- Đa đảng.
- Làm giàu giai cấp tư sản.
- Chia rẽ, gây chiến.
III/ Bài tập:
 4/ Luyện tập - củng cố:
 - Làm bài tập d/ SGK.
 TỔNG KẾT: Là CD của nước CHXHCN Việt Nam, là HS THCS các em phải thực hiện tốt vai trò của mình, thực hiện nhiệm vụ học tập để xứng đáng là mầm non tương lai của Đất nước, tiếp bước cha anh đưa Đất nước tiến lên sánh vai với các cường quốc năm châu như lời Bác Hồ đã nhắn nhủ với thế hệ các em.
 5/ Dặn dò:
Làm bài tập a, đ/ SGK.
Đọc và tìm hiểu thông tin bài 18: Bộ máy nhà nước cấp cơ sở.
Tiết 31:
 Bài 18: BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CẤP CƠ SỞ ( T1 )
 Ngày soạn: 11/ 4/ 2010 
I/ Mục tiêu:
Học sinh tìm hiểu tầm quan trọng của bộ máy nhà nước cấp cơ sở là cơ quan giúp CD thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
Học sinh cần phải tham giấc hoạt động xã hội ở địa phương để giao tiếp, xây dựng nếp sống phù hợp với truyền thống văn hóa ở địa phương.
II/ Phương tiện dạy học:
 1/ Phương pháp: Thảo luận, sắm vai, hướng dẫn.
 2/ Phương tiện: Sách THGDCD 7, sơ đồ bộ máy nhà nước ở cơ sở.
III / Tiến trình dạy và học: 
 1/ Ổn định, tổ chức:
 2/ Bài cũ: Các nhóm sắm vai. ( 10ph )
 3/ Bài mới:
Tg
 Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung 
1ph
15ph
18ph
HĐ1: Giới thiệu bài:
Trong hoạt động tổ chức bộ máy nhà nước thì mỗi cơ quan làm một chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể.
HĐ2: Tìm hiểu tình huống - thông tin:
HS đọc tình huống - thông tin ở
 SGK .
GV cùng HS giải quyết tình 
huống - thông tin đọc: Câu hỏi gợi ý SGK .
Kết luận: Những vấn đề quan trọng liên quan đến quyền nhân thân của CD thì chúng ta đến địa phương để yêu cầu thực hiện và giải quyết.
VD: Khai sinh, khai tử, đăng ký kết hôn...
GV: Yêu cầu HS vẽ sơ đồ vào vở.
I/ Tình huống - thông tin:
HĐND
- Quyết định những vấn đề địa phương, ra nghị quyết.
- Giám sát mọi hoạt động và việc thực hiện nghị quyết ở địa phương.
 Bầu
Nhân dân
UBND
- Điều hành, quản lý hoạt động ở địa phương, chấp hành HP, luật và NQ của cơ quan nhà nước cấp trên.
- Đảm bảo thực hiện các quyền và nghĩa vụ ở địa phương.
 4/ Luyện tập - củng cố:
 1/ Làm bài tập c/ 62/ SGK.
 A B
1,2,3 Công an
4,5,6,7 UBND
9 Trường học
8 Bệnh viện
 2/ Xác định quyền hạn, nhiệm vụ thuộc về HĐND hay UBND:
a/ Quyết định, chủ trương biện pháp xây dựng và phát triển địa phương.
b/ Giám sát thực hiện nghị quyết của HĐND.
c/ Thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo địa phương.
d/ Quản lý hành chính ở địa phương.
đ/ Tuyên truyền, giáo dục pháp luật.
e/ Thực hiện nghĩa vụ quân sự.
g/ Bảo vệ tự do, bình đẳng.
h/ Thi hành pháp luật.
i/ Phòng chống tệ nạn xã hội ở địa phương.
 Phương án chọn:
HĐND: a,b,c,h.
UBND: d,đ,e,g,i.
Sắm vai:
Thực hiện các yêu cầu, hoạt động ở dịa phương.
 5/ Dặn dò:
Chuẩn bị phần tiếp theo của nội dung bài học.
Sắm vai bài tập a/ 62/ SGK.
Tìm hiểu những công việc của các cơ quan này.
Tiết 23:
 Bài 12: 
 Ngày: ............................. 
I/ Mục tiêu:
II/ Phương tiện dạy học:
 1/ Phương pháp: Thảo luận, sắm vai.
 2/ Phương tiện: Sách THGDCD , ảnh, tư liệu
III / Tiến trình dạy và học: 
 1/ Bài cũ: Các nhóm sắm vai. ( 10ph )
 2/ Bài mới:
Tg
 Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung 
HĐ1: Giới thiệu bài:
HĐ2: Tìm hiểu truyện đọc:
HS đọc truyện ở SGK .
GV cùng HS giải quyết truyện
 đọc : Câu hỏi gợi ý SGK .
HĐ3: Tìm hiểu bài:
HĐ4: Luyện tập - củng cố:
HĐ5: Dặn dò:
I/ Truyện đọc:
II/ Bài học:
III/ Bài tập:
TỔNG KẾT: 
Dặn dò:

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 7.doc