Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 4 - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 4 - Năm học 2010-2011

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

2. Kĩ năng

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: SGK, SGV, CKT

2. Học sinh: SGK, soạn bài

III. Tiến trình thực hiện các hoạt động dạy và học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

- Em hãy nêu những điểm chung về nội dung và nghệ thuật của các bài thuộc chủ đề “Than thân”.

- Đọc một bài ca dao có nội dung than thân.

- Cụm từ “Thương thay” trong bài ca dao “Thương thay thân phận con tằm”:

a. Diễn tả sự thương cảm cho những con vật nhỏ bé đáng thương

b. Là tiếng than biểu hiện sự thương cảm xót xa cho mọi kiếp người

c. Thể hiện nổi thương xót cho thân phận người lao động trong xã hội xưa

d. Than thở cho thân phận trôi nổi bấp bênh của người phụ nữ xưa

3. Giới thiệu bài mới: Nội dung cảm xúc của ca dao rất đa dạng, ngoài những câu haut yêu thương tình nghĩa, những câu hát châm biếm. Cùng với truyện cười, vè, những câu hát châm biếm đã thể hiện khá tập trung những đặc điểm nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam, nhằm phơi bày những hiện tượng đáng cười trong xã hội

 

doc 14 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 802Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 4 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 04
- Tiết 13: Những câu hát than thân.
- Tiết 14: Những câu hát châm biếm.
- Tiết 15: Đại từ.
- Tiết 16: Luyện tập tạo lập văn bản.
Ngày soạn
Tiết 13 	Ngày dạy	 / lớp 7a
NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Hiện thực về đới sống của người lao động qua các bài hát than thân.
- Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong việc xây dựng hình ảnh và sử dụng ngôn từ của các bài ca dao than thân.
2. Kĩ năng
- Đọc-hiểu những câu hát than thân.
- Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của những câu hát than thân trong bài học.
II. Chuẩn bị 
1. Giáo viên: SGK, SGV, CKT
2. Học sinh: SGK, soạn bài
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp
2. KTBC
Để làm nên một văn bản, người tạo lập cần phải thực hiện các bước như thế nào?
1. Yêu cầu cần thiết để tạo được văn bản là:
a. Có ý và soạn xong dàn bài	b. Viết đúng chính tả, dùng từ chính xác
c. Dùng từ chính xác, lời văn trong sáng	d. Sát bố cục, có tính liên kết.
2. Các bước tạo lập văn bản phải theo trình tự
a. Bố cục – định hướng – kiểm tra – diễn đạt	b. Định hướng - bố cục – kiểm tra – diễn đạt
c. Bố cục – định hướng – diễn đạt – kiểm tra 	d. Định hướng - bố cục – diễn đạt – kiểm tra
3. Giới thiệu bài mới: Trong kho tàng VHDGVNca dao –dân ca là một bộ phận rất quan trọng. Nó chính là tấm gương phản ánh tâm hồn của nhân dân là sự gắn bó giữa thơ và nhạc dân gian. Nó không chỉ là tiếng hát yêu thương đất nước, con người mà bên cạnh nócòn là những tiếng hát than thân cho những cuộc đời cơ cực,đắng cay củng như tố cáo xã hội phong kiến bằng những hình ảnh ngôn ngữ sống động đa dạng mà các em được tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
HĐ 1:Đọc hiểu văn bản
 HS đọc văn bản và tìm hiểu chú thích.
I. Tìm hiểu chung
HĐ 2: HDHS trả lời, thảo luận các câu hỏi SGK.
 Trong ca dao, người nông dân thời xưa  vì sao?
 GV nhận xét, giải thích thêm
 HS sưu tầm: Trời mưa
 Quả dưa vẹo vọ Con ốc nằm co
 Con tôm đánh đáo Con cò kiếm ăn 
 - Trong ca dao, người nông dân thời xưa thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận mình, vì: con cò là loài chim kiến ăn ở ruộng đồng, thường gần người nông dân.
 - Con cò có nhiều đặc điểm giống cuộc đời, phẩm chất người nông dân; gắn bó với ruộng đồng, chịu khó, lặn lội kiếm sống.
- Hiện thực về đời sống của người lao động dười chế độ cũ: Nghèo khó, vất vả, bị áp bức
- Những câu hát than thân thể hiện nỗi niềm tâm sự của tầng lớp bình dân.
 GV yêu cầu HS đọc lại bài ca dao một
 Ở bài một, cuộc đời lận đận, vất vả của con cò được diễn tả như thế nào?
- Khó nhọc, vất vả vì gặp quá nhiều khó khăn, trắc trở, ngang trái; một mình phải lận đận giữa nước non, 
 - Nghệ thuật: Các từ láy
 + Sự đối lập: Nước non > < một mình
 Thân cò > < Thác ghềnh
 + Các từ đối lập: lên > < xuống
 đầy > < cạn
 Þ Nghệ thuật đã góp phần khắc họa những hoàn cảnh khó khăn ngang trái mà cò gặp phải và sự gieo neo khó nhọc, cay đắng của cò.
+ Từ ngữ, hình ảnh miêu tả hình dáng, số phận: Thân cò, gay, cò con.
+ Nêu câu hỏi ở hai dòng cuối.
Ngoài ND than thân, bài ca này còn có ND nào khác?
à Ngoài ND than thân, bøài ca này còn có ND phản kháng, tố cáo XH phong kiến trước nay.
II. Đọc –hiểu văn bản
1. Nội dung
 GV yêu cầu HS đọc bài ca dao hai
 Em hiểu cụm từ “Thương thay” ntn?
 Bài hai là lời của người lao động thong cho thân phận của những người khốn khổ và cũng là của chính mình.
à “Thương thay” là tiếng than biểu hiện sự thong cảm, xót xa ở mức độ cao.
- Nhân vật trữ tình trong những bài hát than thân:
+ Người phải”Nước non lận đận một mình”.
+ Người mang thân phận con tầm, con kiến, con hạc, con cuốc.
+ Người phụ nữ tự ví mình”như trái bần trôi”
- Nỗi niềm cơ cực, buồn tủi, cô đơn, chua xót của con người trong nhiều cảnh ngộ.
- Nỗi niềm cảm thông với những người bất hạnh, buồn đau.
 Cụm từ “Thương thay” được lặp lại bốn lần với ý nghĩa gì?
à Ý nghĩa của sự lặp lại:
 -một lần diễn tả một nổi thương
 - bốn câu là một nổi nhớ (thương thân phận mình và người cùng cảnh ngộ)
Sự lặp lại tô đậm mối thương cảm, xót xa cho cuộc đời cay đắng nhiều bề của người dân thương và còn có ý nghĩa kết nối và mở ra những nổi thương khác nhau.
 Tác giả dùng nghệ thuật gì để diễn tả những nổi thương ấy?
à Ẩn dụ
2. Nghệ thuật
- Sử dụng các cách nói: thân cò, thân em, con cò, thân phận
- Sử dụng các thành ngữ: Lên thác xuống ghềng, gió dập sĩng dồi
- Sử dụng các so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, tượng trưng, phóng đại, điệp từ ngữ.
3. Ý nghĩa văn bản
Một khía cạnh làm nên giá trị của ca dao là thể hiện tinh thần nhận đạo, cảm thông, chia sẻ với những con người gặp cảnh ngộ đắng cay, khổ cực.
 Hãy phân tích những nổi thương thân qua các hình ảnh ẩn dụ trong bài 2?
 Những hình ảnh ẩn dụ biểu hiện cho nỗi khổ nhiều bề của nhiều phận người trong XH cũ.
HS thảo luận: Ý nghĩa các hình ảnh ẩn dụ.
 - Thương “con tằm” à Thương cho thân phận suốt đời bị kẻ khác bòn rút sức lực.
 - Thương “lũ kiến” li ti à Thương cho nổi khổ chung của những thân phận nhỏ nhoi suốt đời xuôi ngược, vất vả làm lụng mà vẫn nghèo khó.
 - Thương “con hạc”àThương cuộc đời phiêu bạt lận đận và những cố gắng vô vọng of người lao động trong XH cũ.
 - Thương “con cuốc”à Thương thân phận thấp cổ bé họng, nhiều khổ đau oan trái không được lẽ công bằng nào soi tỏ của người lao động.
Þ Nỗi khổ nhiều bề of người lao động bị áp bức, bóc lột, chịu nhiều oan trái
 Vận dụng câu hỏi 5.
 Thân em như tấm lụa đào,
 Phất phơ . tay ai.
 Thân em như hạt mưa sa
  ruộng cày.
 Thân em như giếng giữa đàng,
 Người thanh rửa mặt,  rửa chân.
 Những bài ca ấy nói về ai, về điều gì và thường giống nhau như thế nào về nghệ thuật?
à Nói về thân phận người phụ nữ trong XH cũ chịu nø đau khổ. Nổi khổ lớn nhất là số phận bị phụ thuộc, không được quyền quyết định bất cứ cái gì.
à Giống nhau về nghệ thuật: Mở đầu bằng cụm từ thân em, là những bài có hình ảnh so sánh để miêu tả cụ thể, chi tiết, thân phận và nổi khổ của người phụ nữ.
Bài 3 nói về thân phận người phụ nữ trong phụ nữ phong kiến. H/ảnh so sánh ở bài này có gì đặc biệt?
HS đọc bài ca dao số 3.
à H/ảnh so sánh có một số nét đặc biệt:
 + Tên gọi của hình ảnh (trái bần) gợi sự liên tưởng à thân phận nghèo khó.
 + Hình ảnh so sánh được miêu tả bổ sung, chi tiết trái bần bé mọn bị “gió  dồi” xô nay, quăng quật trên sông nước mênh mông, không biết “tấp vào đâu” à gợi số phận chìm nổi, lênh đênh vô định của người phụ nữ trong XH fong biến.
Qua nay, em thấy cuộc đời của người phụ nữ trong XH phong biến như thế nào?
à Người phong nữ không có quền tự mình quyết định cuộc đời, XH phong biến luôn muốn nhấn chìm họ
HĐ 3: Luyện tập: Cho HS đọc lại 3 bài ca dao chỉ ra những điểm chung
- Nội dung: Cả 3 bài đều diễn tả cuộc đời, thân phận con người trong XH cũ, ngoài ý nghĩa chính “Than thân” còn có ý nghĩa phản kháng.
- Nghệ thuật: Cả 3 đều sử dụng thể thơ lục bát và có âm điệu than thân, sử dụng những hình ảnh so sánh hoặc ẩn dụ mang tính truyền thống (con cò, trái bần) để diễn tả cuộc đời, thân phận con người.
HĐ 4. Củng cố: HS đọc thuộc lòng 3 bài ca dao về chủ đề “than thân”
1. Trong ca dao, người nông dân thời xưa thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả:
a. Thân phận vất vả cơ cực, đắng cay
b. Làm nhiều, hưởng rất ít, bị vắt mòn sức lực
c. Những cuộc đời phiêu bạt trong bao cố gắng vô vọng
d. Nổi khổ đau oan trái của những con người thấp cổ bé họng.
3. Cụm từ “Thương thay” trong bài ca dao “Thương thay thân phận con tằm”:
a. Diễn tả sự thương cảm cho những con vật nhỏ bé đáng thương
b. Là tiếng than biểu hiện sự thương cảm xót xa cho mọi kiếp người
c. Thể hiện nổi thương xót cho thân phận người lao động trong xã hội xưa
d. Than thở cho thân phận trôi nổi bấp bênh của người phụ nữ xưa
HĐ 5. Hướng dẫn tự học
a. Nội dung vừa học
- Học thuộc phần ghi nhớ SGK.
- Sưu tầm, phân loại và thuộc một số bài ca dao than thân.
- Viết cảm nhận về bài ca dao than thân khiến em cảm động nhất.
b.Hướng dẫn soạn bài
- Soạn bài tt “Những câu hát về châm biếm”
- HS sưu tầm những bài ca dao có nội dung chống mê tín, dị đoan “Bà già ra chợ cầu đông”.
Tuần 04	Ngày soạn
Tiết 14	Ngày dạy	 / lớp 7a
NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
2. Kĩ năng
II. Chuẩn bị 
1. Giáo viên: SGK, SGV, CKT
2. Học sinh: SGK, soạn bài
III. Tiến trình thực hiện các hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Em hãy nêu những điểm chung về nội dung và nghệ thuật của các bài thuộc chủ đề “Than thân”.
- Đọc một bài ca dao có nội dung than thân.
- Cụm từ “Thương thay” trong bài ca dao “Thương thay thân phận con tằm”:
a. Diễn tả sự thương cảm cho những con vật nhỏ bé đáng thương
b. Là tiếng than biểu hiện sự thương cảm xót xa cho mọi kiếp người
c. Thể hiện nổi thương xót cho thân phận người lao động trong xã hội xưa
d. Than thở cho thân phận trôi nổi bấp bênh của người phụ nữ xưa
3. Giới thiệu bài mới: Nội dung cảm xúc của ca dao rất đa dạng, ngoài những câu haut yêu thương tình nghĩa, những câu hát châm biếm. Cùng với truyện cười, vè, những câu hát châm biếm đã thể hiện khá tập trung những đặ ... ïi mâu thuẫn giữa “ngón tay đeo nhẫn” và “áo ngắn  quần dài”
à Võ bề ngoài của Cậu là sự khoe khoang, cố làm dáng để bịp người.
Bài 4
Cậu Cai nón dấu lông gà
Ngón tay đeo nhẫn
Áo ngắn đi mượn
Em có nhận xét gì về nghệ thuật châm biếm bài ca dao?
à Cách xưng hô của tác giả dân gian vừa để lấy lòng, vừa như châm chọc, gọi anh cai lệ bằng “cậu Cai”
à Tả chân dung chỉ bằng vài nét chế giễu, mĩa mai
à Nghệ thuật phóng đại.
GV tóm lại
à Nghệ thuật châm biếm, phóng đại, bức họa thể hiện thái độ mĩa mai, khinh ghét pha chút thương hại của người dân đôí với cậu Cai.
Em hãy nêu ND và nghệ thuật được sử dụng chung cho bốn bài ca dao về “chủ đề châm biếm”
HS đọc ghi nhớ
II. Ghi nhớ: SGK Tr53
GV ghi bảng phụ BT 1
HS chọn ý kiến c)
III. Luyện tập
1. Ý kiến c)
2. Điểm giống với truyện cười dân gian:
Tạo cho người đọc một trận cười vui thoải mái of giễu cợt những thói hư, tật xấu trong XH.
HĐ 3. Củng cố
HS đọc lại toàn bộ những bài ca dao vừa học 1 cách diễn cảm phù hợp với chủ đề.
1. Trong bài “Con cò chết rũ trên cây”, “cà cuống” tượng trưng cho
a. Những viên chức trong xã thôn xưa	b. Bọn cai lệ, lính lệ
c. Anh mò rao việc làng	d. Thân nhân của người chết
2. Bốn bài ca dao châm biếm đã học đều có đặc điểm chung nhất là
a. Có hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng	b. Sử dụng biện pháp phóng đại
c. Mang nội dung châm biếm	d. Có nghệ thuật tả thực
HĐ 4. Hướng dẫn học bài
a. Nội dung vừa học
- Học thuộc lòng văn bản Tr52 và phần ghi nhớ SGK Tr53
b. Hướng dẫn soạn bài
- Xem trước bài “Đại từ”. Chú ý các câu hỏi ở từng phần
+ Thế nào là đại từ?
+ Các loại đại từ?
Tuần 04	Ngày soạn
Tiết 15	Ngày dạy	 / lớp 7a
ĐẠI TỪ
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Khái niệm đại từ.
- Các loại đại từ.
2. Kĩ năng
- Nhận biết đại từ trong văn bản nói và viết.
- Sử dụng đại từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: SGK, SGV, CKT
2. Học sinh: SGK, soạn bài
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp
2. KTBC
- Cho biết nội dung và nghệ thuật của những bài ca dao thuộc chủ đề “châm biếm”.
- Đọc 2 bài ca dao có chủ đề “châm biếm”.
- Trong bài “Con cò chết rũ trên cây”, “cà cuống” tượng trưng cho:
a. Những viên chức trong xã thôn xưa	b. Bọn cai lệ, lính lệ
c. Anh mò rao việc làng	d. Thân nhân của người chết
3. Giới thiệu bài mới: Trong khi nói và viết ta thường dùng những từ như: Tôi, tao, ta, nó, họ để xưng hô hoặc dùng đây đó, nọ, kia, ai chỉ để hỏi nhưng vô hình chung ta đã sử dụng một loại đại từ tiếng Việt để giao tiếp. Vậy đại từ là gì? Đại từ có nhiệm vụ chức năng ra sao? Để hiểu rõ thêm điều này, hôm nay chúng ta đi vào tìm hiểu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
HĐ 1: (Gv gọi HS đọc VD mục I)
Ngựa là tên gọi của một sự vật
Cười là tên gọi của một loại hoạt động
Đỏ là tên gọi của một loại tính chất.
I. Thế nào là đại từ?
1. Khái niệm
Các từ “Ngựa, cười, đỏ” thuộc từ loại gì?
GV: DT, ĐT, TT được dùng làm tên gọi của sự vật, hoạt động, tính chất
à Ngựa: DT;
à Cười: ĐT
à Đỏ: TT
GV yêu cầu HS đọc bảng phụ
Các từ “Nó, ai” thuộc từ loại gì?
Từ “Nó” trong đoạn văn của “Khánh Hoài” trỏ ai?
Từ “Nó” trong đoạn văn of “Võ Quãng” trỏ con gì?
Từ “Thế” trỏ sự việc gì?
Từ “Ai” trong bài ca dao dùng để làm gì?
GT: Dùng để chỉ,hỏi ta gọi đó là đại từ phiếm chỉ.
GV: Đại từ không làm tên gọi của sự vật, hoạt động, tính chất mà dùng để trỏ sự vật, hoạt động, tính chất.
“Trỏ” không trực tiếp gọi tên sự vật, hoạt động, tính chất mà dùng một công cụ khác (Đại từ) để chỉ ra một sự vật, hoạt động, tính chất nào đó được nói đến. Đại từ trỏ cái gì là tuỳ thuộc vào trường hợp giao tiếp cụ thể.
HS đọc bảng phụ 1.a, b, c, d
à Đại từ
à (Em tôi) à người
à (con gà trống) à vật
à Việc chia đồ chơi
à Để hỏi.
VD: Gia đình tôi ... Nó lại ...
... Con gà ... Tiếng nó ...
Ai làm cho bể kia đầy.
........................ cò con
à Đại từ.
Vậy qua các VD, em thấy Đại từ dùng để làm gì?
HS đọc ý một của ghi nhớ 1
* Ghi nhớ Tr55
GV y/cầu HS fân tích các VD
Các từ “nó, ai” trong 3 VD trên giữ chức vụ cú pháp gì trong câu?
GV yêu cầu HS đưa thêm một số VD
Vậy, ngoài ra Đại từ còn giữ chức vụ gì trong câu?
HS phân tích các từ ai, nó ở VD SGK
VD a) Nó: CN
 b) Nó: Định ngữ
HS phâân tích
à Người ...... là Nó (VN)
à Mọi người ...... yêu mến nó (Bổ ngữ)
2. Vai trò ngữ pháp
VD:
Nó lại khéo tay nữa
Tiếng nó dõng dạc nhất xóm
Ngời học giỏi nhất lớp là nó
Mọi người đều yêu mến nó
Qua phân tích các VD, em thấy ĐT giữ vai trò ngữ pháp gì trong câu?
HS đọc ý hai ghi nhớ 1
HĐ 2: GV chuyển ý
Yêu cầu HS chú ý bảng phụ.
Nhìn vào các đại từ ở 3 VD trên, em thấy Đại từ gồm có mấy loại?
Vận dụng 1.a, b, c.
à Hai loại: để trỏ và để hỏi.
II. Các loại đại từ
1. Đại từ dùng để trỏ
a. Trỏ người, sự vật (tôi, tớ, tao, chúng tao, ...)
b. Trỏ số lượng (bao, bấy nhiêu ...)
c. Trỏ hoạt động, tínhchất sự vật (vậy, thế, .....)
Vậy, Đại từ để trỏ dùng đẻ trỏ những gì?
HS đọc ghi nhớ 1 Tr56
* Ghi nhớ 1 Tr56
Vận dụng 2.a, b, c.
2. Đại từ dùng để hỏi
- Hỏi người, sự vật (ai, gì, ...)
- Hỏi về số lượng (bao nhiêu, mấy, ...)
- Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc (sao, thế nào, ...)
Các đại từ để hỏi dùng để hỏi về những gì?
HS đọc ghi nhớ
* Ghi nhớ 2 Tr56
HĐ 3. Luyện tập
HS đọc bài tập 1 và xác định yêu cầu
1. a) Xếp các đại từ trỏ người, sự vật theo bảng số ít
ngôi số ít
Số ít
Số nhiều
1
Tôi, tao, tớ
Chúng tôi, chúng tao, chúng tớ.
2
Mày
Chúng mày.
3
Hắn, nó
Họ, chúng nó.
 b) - Mình: Ngôi thứ 1.
 - Mình: Ngôi thứ 2.
2. Đặt câu
3. Đặt câu
 - Ai cũng phải đi học.
 - Bao nhiêu cũng được.
 - Sao ...
HĐ 4. Củng cố
HS đọc lại ghi nhớ. Đọc thêm.
1. Các đại từ “vậy”, “thế” thường dùng để
a. Chỉ người, sự vật	b. Hỏi về số lượng
c. Chỉ hoạt động, tính chất, sự việc	d. Hỏi hoạt động, tính chất, sự việc
2. Các đại từ “ai”, “gì” thường dùng để
a. Hỏi về người, sự vật	b. Chỉ số lượng
c. Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc	d. Chỉ người, sự vật
HĐ 5. Hướng dẫn tự học 
a. Nội dung vứa học
- Học thuộc lòng phần ghi nhớ.
- Xác định đại từ trong văn bản Những câu hát về tình cảm gia đình, Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
- So sánh sự khác nhau về ý nghĩa biểu cảm giữa một số đại từ xưng hô trong ngoại ngữ mà bản thân đã học.
b. Hướng dẫn soạn bài
- Xem trước bài tiết “Luyện tập tạo lập văn bản”.
Hướng dẫn	
+ Xem lại các bước của quá trình tạo lập văn bản.
+ HS đọc tình huống trong SGK và xác định yêu cầu của đề.
+ Bố cục cụ thể của một bức thư như thế nào?
Tuần 04	Ngày soạn
Tiết 16	Ngày dạy	 / lớp 7a
LUYỆN TẬP TẠO LẬP VĂN BẢN
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Văn bản và quy trình tạo lập văn bản.
2. Kĩ năng: Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: SGK, SGV, CKT
2. Học sinh: SGk, soạn bài
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp
2. KTBC
- Thế nào là đại từ? Hãy nêu vai trò ngữ pháp của đại từ trong câu?
- Có mấy loại đại từ? Mỗi loại cho 1 ví dụ.
- Các đại từ “vậy”, “thế” thường dùng để:
a. Chỉ người, sự vật	b. Hỏi về số lượng
c. Chỉ hoạt động, tính chất, sự việc	d. Hỏi hoạt động, tính chất, sự việc
3. Giới thiệu bài mới : Các em đã làm quen trong tiết “Tạo lập văn bản” từ đó có thể làm nên một văn bản tương đối đơn giản, gần gũi với đời sống và công việc học tập của các em. Vậy tạo cho mình một văn bản hoàn chỉnh. Tiết học hôm nay các em sẽ đi vào tiết luyện tập.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
HĐ 1: Em hãy nhắc lại các bước tạo lập văn bản?
HS nêu 4 bước để tạo lập văn bản.
I. Các bước tạo lập văn bản
1. Định hướng chính xác.
2. Xây dựng một bố cục rành mạch, hợp lí. 3. Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục.
4. Kiểm tra văn bản.
HĐ 2: GV yêu cầu HS đọc tình huống và xác định yêu cầu của đề.
Đề bài trên thuộc kiểu văn bản gì?
Viết cho ai?
Em viết về nội dung gì?
Chỉ có 1000 chữ liệu có thể nói về mọi điều của đất nước ta không?
Em viết thư ấy để làm gì?
HS đọc đề
Văn bản viết thư
Viết cho người bạn nước ngoài.
Đất nước
Có thể
Để gây cảm tình của bạn với đất nước mình và góp phần xây dựng tình hữu nghị
II. Đề
 Viết thư cho người bạn
Bố cục cụ thể của một bức thư như thế nào?
Em sẽ bắt đầu bức thư như thế nào cho tự nhiên, gợi cảm chứ không gượng gạo, khô khan?
HS trình bày từng phần của bố cục.
Phần đầu
+ Địa điểm, ngày, tháng, năm viết thư.
+ Lời xưng hô với người nhận thư.
+ Lý do viết thư: ND chính cuả bức thư.
+ Hỏi thăm tình hình sức khoẻ của bạn cùng gia quyến.
+ Ca ngợi tổ quốc bạn.
+ Giới thiệu về đất nước mình.
- Con người VN
- Truyền thống lịch sử.
- Danh lam thắng cảnh.
- Đặc sắc về văn hoá và phong tục VN.
Cuối thư
+ Lời chào, lời chúc sức khoẻ.
+ Lời mời mọc bạn đến thăm đất nước VN. Mong tình bạn hai nước ngày càng gắn bó khắng khít.
HĐ 3. Củng cố
HS nêu lại nội dung phần đầu và phần cuối của bức thư phải xác định như thế nào?
HĐ 4. Hướng dẫn tự học
a. Nội dung vừa học
 Bổ sung, sửa lại dàn bài cho hoàn chỉnh.
b. Hướng dẫn soạn bài
- Soạn bài tt “Sông núi nước Nam” 
+ Các câu hỏi trong SGK Tr64- 68 phần đọc-hiểu văn bản.
+ Học thuộc lòng phần phiên âm.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 4.doc