Giáo án lớp 8 môn Sinh học - Tiết 1: Bài mở đầu

Giáo án lớp 8 môn Sinh học - Tiết 1: Bài mở đầu

- Xác định rõ mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa môn học.

- Xác định được vị trí của con người trong vị trí tự nhiên.

- Xác định được phương pháp học tập bộ môn phù hợp cho bản thân.

 - Kỹ năng làm việc hợp tác nhóm.

 - Hình thành thế giới quan duy vật biện chứng

B. CHUẨN BỊ:

Phiếu học tập: Nội dung phiếu giống SGK nên học sinh có thể làm sẵn ở nhà.

Bảng phụ tranh vẽ H 1.1; 1.2; 1.3. Hoặc máy chiếu

 

doc 99 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1090Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 8 môn Sinh học - Tiết 1: Bài mở đầu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1: Bài mở đầu
A. Mục tiêu:
Xác định rõ mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa môn học.
Xác định được vị trí của con người trong vị trí tự nhiên.
Xác định được phương pháp học tập bộ môn phù hợp cho bản thân.
 - Kỹ năng làm việc hợp tác nhóm.
 - Hình thành thế giới quan duy vật biện chứng
B. Chuẩn bị:
Phiếu học tập: Nội dung phiếu giống SGK nên học sinh có thể làm sẵn ở nhà.
Bảng phụ tranh vẽ H 1.1; 1.2; 1.3. Hoặc máy chiếu
C. Các hoạt động:
1.Bài mới:
Hoạt động 1: Vị trí của con người trong tự nhiên(17 Phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Gv yêu cầu hs:
? Kể tên các ngành ĐV đã học?
? Ngành ĐV nào có vị trí tiến hoá cao nhất? 
? Cấu tạo chung của cơ thể người giống với cấu tạo chung của ngành ĐV nào nhất?Đặc biệt giống với lớp ĐV nào trong ngành đó?
?Trong lớp thú còn có nhóm ĐV nào mang nhiều đặc điểm khác rất giống với con người?
? Từ nội dung phân tích trên em hãy rút ra về vị trí phân loại của con người trong tự nhiên?
Gv treo bảng phụ ghi nội dung bài tập mục . Hướng dẫn hs xác định được những đặc điểm chỉ có ở người mà không có ở ĐV?
-Gv phân tích, đưa ra đáp án đúng
( ô đúng: 2, 3, 5, 7, 8) 
- Giáo viên bổ sung kiến thức: ở động vật cũng có tư duy cụ thể (ví dụ con khỉ biết dùng que để khều một vật ở xa), còn người bên cành tư duy cụ thể còn có thêm tư duy trừu tượng nữa (ví dụ tưởng tượng những công đoạn phải làm trong một việc nào đó).
Qua đó hướng dẫn hs rút ra kết luận về vị trí phân loại của con người trong tự nhiên: 
-HS đọc lệnh, nhớ lại kiến thức đã học. Trả lời câu hỏi:
-Yêu cầu kể đủ, sắp xếp theo sự tiến hoá 6 ngành ĐV: Đv nguyên sinh, ruột khoang, các ngành giun, thân mềm, chân khớp, đv có xương sống.
-Trong đó ngành đv có xương sống có vị trí tiến hoá cao nhất thể hiện ở đặc điểm sau:
 +Có hiện tượng thai sinh ,đẻ con và nuôi con bằng sữa.
+Hệ thần kinh phát triển.
+cơ thể hằng nhiệt.
+các cơ quan ,hệ cơ quan trong cơ thể hoàn thiện hơn về cấu tạo,chuyên hóa hơn về chức năng.
-Hs tự nghiên cứu thông tin sgk -> trao đổi nhóm, Phát biểu:
 Cơ thể người có nhiều điẻm giống với cấu tạo chung của ngành ĐV có xương sống như:
 +Cơ thể đều gồm 3 phần:đầu , thân và các chi.
 +có cột sống nằm bên trong và chạy dọc cơ thể.
Đặc biệt giống với lớp thú nhiều nhất:có lông mao, co hiện tượng thai sinh và đẻ con ..
-HS trả lời:Bộ linh trưởng VD như:chi trước có khả năng cầm nắm,leo trèo.chi 5 ngón,móng mềm,(khỉ hình người:gôlia,tinh tinh.)
- Ngươi là ĐV thuộc lớp thú,
KL:.Người có vị trí phân loại thuộc lớp thú nhưng trải qua hàng triệu năm phát triển lâu dài ở người đã hình thành nhiều đặc điểm khác biệt so với ĐV=> đó cũng chính là đặc điểm tiến hóa hơn hẳn ĐV khác cả về cấu tạo cơ thể và về chất.
*Kết luận 1:
-Loài người thuộc lớp thú
-Đặc điểm chỉ có ở người không có ở ĐV là:
+Sự phân hóa của bộ xương phù hợp với chức năng lao động bằng tay và đi bằng 2 chân.
+Nhờ lao động có mục đích ,nên bớt lệ thuộc vào thiên nhiên.
+Có tiếng nói chữ viết ,có tư duy trừu tượng và hình thành ý thức.
+Biết dùng lửa để nấu chin thức ăn, 
+Não phát triển,Sọ lớn hơn mặt.
 Hoạt động 2 Nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh 
(10 Phút)
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
- Hướng dẫn cho học sinh đọc thông tin:
+ Nhiệm vụ: Cần nghiên cứu vấn đề gì
+ ý nghĩa: Nghiên cứu vấn đề đó để làm gì
- Yêu cầu học sinh quan sát H1.1; 1.2; 1.3, trả lời câu hỏi SGK.
- Hãy phân tích cụ thể mối quan hệ đó?
Nếu được thêm hình ảnh vào mục này, em sẽ thêm vào hình nào? Vì sao em thêm vào những hình đó?
- HS nghiên cứu thông tin độc lập
- HS trả lời hai vấn đề đó:
+ Cần nghiên cứu: Cấu tạo, chức năng sinh lý từ tế bào đến hệ cơ quan, mối quan hệ qua lại với môi trường
+ Nghiên cứu để bảo vệ sức khỏe
- HS trả lời độc lập: Y tế, giáo dục, thể thao.
- Thảo luận nhóm bàn nhanh, đại diện nhóm phân tích. Dự kiến:
+ Hiểu được cấu tạo và chức năng sinh lý từng bộ phận mới dễ dàng chuẩn đoán và điều trị bệnh.
+ Biết cấu tạo nguyên lý hoạt động của cơ và xương để có biện pháp luyện tập và thi đấu hợp lý, không quá sức hạn chế chấn thương.
+ Hiểu được các quá trình sinh lý trong từng giai đoạn phát triển của cơ thể để giảng dạy những kiến thức phù hợp.
-1-2 nhóm khác bổ sung.
- Trả lời độc lập - HS bổ sung
Dự kiến trả lời:Người mẫu trên sàn diễn, họa sĩ đang vẽ, kiến trúc sư đang thiết kế nhà
Kết luận 2: Nhiệm vụ:+ Chứng minh loài người trừ động vật nhưng con người ở nấc thang tiến hóa cao nhất.
 + Cung cấp những kiến thức cơ bản về cấu tạo, chức năng sinh lý về cơ thể người, thấy được mối quan hệ của cơ thể đối với môi trường, với các ngành khoa học xã hội và tự nhiên khác. Từ đó phương pháp rèn luyện thân thể và phòng chống bệnh tật.
Hoạt động 3:PPhọc tập môn học cơ thể người và vệ sinh(12 Phút)
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
- Viết trên bảng phụ một loại phương pháp học tập bộ môn:Quan sát,Thí nghiệm,Đọc tài liệuSuy luận,Vận dụng vào thực tiễn,Ghi nhớ
Trên cơ sở các phương pháp học môn HS 6,7, hãy lựa chọn những phương pháp chính để nghiên cứu trên người?
- Giáo Viên nhận xét và nêu 3 phương pháp chính.
Lưu ý tất cả phương pháp trên đều cần thiết cho môn học.
-HS đọc TT SGK và độc lập suy nghĩ trả lời.
-4 HS lên bảng đánh dấu vào hàng dọc lựa chọn của mình
- HS khác phân tích và nêu ý kiến cá nhân.
- Đáp án: Quan sát, thí nghiệm, vận dụng.
Kết luận 3:
Phương pháp chính:Quan sát, TN và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.
2. Kiểm tra Đánh giá(5 Phút)
HS tự củng cố kiến thức cho mình dựa trên 3 kết luận của 3 hoạt động. Giáo viên có thể dùng 3 câu hỏi củng cố (2 câu hỏi trang 7- SGK)
3. Hướng dẫn về nhà(1 Phút)
Tìm hiểu các cơ quan của thể
Nghiên cứu trước H2.3
 Chương I: Khái quát về cơ thể người
Tiết 2.Cấu tạo cơ thể người
A. Mục tiêu:
- Nêu tên các hệ cơ quan trong cơ thể, xác định vị trí và chức năng hệ cơ quan đó.
- Phân tích để thấy rõ sự thống nhất hoạt động của các cơ quan. Từ đó thấy được cơ thể người là một thể thống nhất hoàn chỉnh.
-Qua sát, phân tích, phát triển trí tưởng tượng, tư duy.
-Vệ sinh các cơ quan trong cơ thể hợp lý.
B.Chuẩn bị:
Phiếu học tập, bảng phụ (bảng 2) hoặc máy chiếu.
Tranh vẽ H2.1; 2.2 hoặc mô hình.
Sơ đồ mối quan hệ qua lại giữa các hệ giữa các cơ quan trong cơ thể.
C.các hoạt động:
1.Kiểm tra bài cũ(4 Phút)
 Nêu cấu tạo chung của cơ thể thú? Nên các hệ cơ quan ở thú?
2.Bài mới:
 Hoạt động 1: Tìm hiểu các phần cơ thể(10 Phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Treo tranh H2.1 và H2.2 hoặc dùng mô hình.
-Ghi ở góc bảng 2 cột: Khoang ngực và khoang bụng.
- Nhận sét giúp HS tìm ra đáp án đúng.
- Quan sát và thực hiện theo nhóm
- Đại diện nhóm trình bày 5 câu hỏi SGK, 1 HS lên ghi tên các cơ quan vào trong 2 cột đó.
-1-2 nhóm nhận xét, hoàn chỉnh. Dự kiến:
+ Cơ thể được da bao bọc. Trên da có sản phẩm như lông, móng, tóc
+Cơ thể chia làm 3 phần: đầu, thân, tay chân
+K/ ngực K/ bụng ngăn cách bởi cơ hoành
+ Khoang ngực: Tim, phổi
+ K/ bụng: dạ dày, ruột, tuyến gan, tuyến tụy, thận, bọng đái, cơ quan sinh sản
Kết luận 1: Cơ thể người được bao bọc bằng da.
Gồm 2 phần: ngực và bụng, được ngăn cách bởi cơ hoành.
+ Khoang ngực: Tim, phổi
+ Khoang bụng: Dạ dày, gan, ruột, thận, bọng đái, cơ quan sinh sản.
Hoạt động 2: Tìm hiểu thành phần và chức năng của các hệ cơ quan.(13 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Vận dụng kiến thức cũ, cho biết thế nào là hệ cơ quan?
Chiếu bảng 2 hoặc treo bảng phụ
-- Giáo viên nhận xét
- Chiếu bảng đáp án
- Cho điểm khuyến khích các nhóm
- Trả lời độc lập: các cơ quan phối hợp hoạt động cùng thực hiện một chức năngđ hệ cơ quan.
- Phát phiếu học tập (có thể thể trên giấy trong)
- Thảo luận nhóm trên giấy trong
- Chiếu hoặc HS tự đọc kết quả của các nhóm.
Bảng 2: Thành phần chức năng các hệ cơ quan.
Hệ cơ quan
Các cơ quan
 trong từng hệ cơ quan
Chức năng 
các hệ cơ quan
Hệ vận động
Cơ và xương
Vận động cơ thể
Hệ tiêu hóa
Miệng, ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa
Tiếp nhận và biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng
Hệ tuần hoàn
Tim và hệ mạch
Vận chuyển chất dinh dưỡng + O2 đến tế bào và V/c chất thải + CO2 ra khỏi tế bào
Hệ hô hấp
Mũi, khí quản, phế quản, phổi
Trao đổi O2 và CO2 giữa cơ thể với môi trường.
Hệ bài tiết
Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái.
Bài tiết nước tiểu
Hệ thần kinh
Não, tủy sống, dây thần kinh, hạch thần kinh.
- Tiếp nhận và trả lời kích thích của môi trường
- Điều hòa hoạt động của các cơ quan.
 So sánh với thú và cho biết ở người ngoài các hệ cơ quan trên còn có những hệ cơ quan nào khác? (HS trả lời độc lập: hệ sinh dục, hệ nội tiết, da, giác quan)
Hoạt động 3: sự phối hợp hoạt động của các hệ cơ quan.(12 Phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Treo hoặc chiếu sơ độ H2.3
- Hướng dẫn Hs nghiên cứu TT trên kênh hình:
+ Mũi tên hai chiều thể hiện rõ mối quan hệ qua lại (thông tin điều khiển và TT ngược)
+Tùy chọn một hệ cơ quan làm trọnh tâm sau đó phân tích mối quan hệ với các hệ cơ quan khác
? Mũi tên liền nét(đ) cho biết điều gì?
? Mũi tên nét đứt(>) cho biết điều gì?
? Phân tích ví dụ về sự hoạt động của 1 hệ cơ quan liên quan tới hệ thần kinh và các hệ cơ quan khác?
? Mối liên quan đó có ý nghĩa gì đối với cơ thể?
? Ngoài sơ đồ trên em có thể vẽ 1 sơ đồ khác có sự tham gia của các hệ khác (sinh dục, nội tiết, giác quan) thể hiện mối quan hệ không? (về nhà)
- Qua sát nghiên cứu độc lập sơ đồ
- HS trả lời độc lập, thảo luận lớp. Dự kiến:
+ Vai trò chỉ đạo, điều khiển của hệ thần kinh đến các cơ quan
+Đường liên hệ được báo về cho TWTK biết được tình trạng các hệ cơ quan
+ Khi vận động viên chạy đua(hệ vận động) đ cần nhiều ô xyđbáo về cho TƯTKđhệ hô hấp: tăng cường quá trình lấy ô xy, thải cácbônicđhệ tuần hoàn luân chuyển nhanh để kịp thời mang ô xy đến tế bào đhệ bài tiết thải mồ hôi để cân bằng nhiệt
+Thống nhất hoạt động
* Kết luận :
 - HTK và HNT điều khiển sự hoạt động của toàn bộ các hệ cơ quan trong cơ thể thông qua cơ chế thần kinh và thể dịch.
 - Các hệ cơ quan hoạt động phối hợp đảm bảo cơ thể người là thống nhất nhằm thích nghi cao độ với môi trường sống.
3. kiểm tra đánh giá:(5 Phút)
 - Giáo Viên đưa ra một hoạt động (ví dụ: bóng đá) -HS phân tích sự hoạt động phối hợp các hệ cơ quan.
4. Hướng dẫn về nhà:(1 Phút)
Xem lại phần cấu tạo tế bào thực vật.Nghiên cứu trước H3.2
Tuần 2: 
Tiết 3: tế bào
A. Mục tiêu:
Nêu được thành phần cấu trúc cơ bản của tế bào (3 phần)
Phân biệt chức năng của từng cấu trúc tế bào từ đó hiểu rõ tính thống nhất diễn ra ngat trong từng tế bào
Chứng minh  ... . Sự co bóp của dạ dày	d. Cả a, b và c đều đúng
e. Chỉ a, b đúng.
Câu 3: Biến đổi hoá học ở dạ dày gồm:
a. Tiết dịch vị
b. Thấm đều dịch vị với thức ăn
c. Hoạt động của enzim pepsin.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”
- Hướng dẫn: 
Câu 1: “ở dạ dày có các hoạt động tiêu hoá sau: tiết dịch vị, biến đổi lí học, hoá học của thức ăn, đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột.
Câu 2: Biến đổi lí học ở dạ dày
- Thức ăn chạm vào lưỡi và dạ dày kích thích tiết dịch vị (sau 3 giờ có tới 3 lít dịch vị) giúp hoà loãng thức ăn.
- Sự phối hợp co của các cơ dạ dày giúp làm nhuyễn và đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị.
Câu 3: Biến đổi hoá học ở dạ dày
- Lúc đầu một phần tinh bột chịu tác dụng của enzim amilaza trong nước bọt biến đổi thành đường mantozơ cho đến khi thức ăn thấm đều dịch vị.
- Phần Pr chuỗi được enzim pepsin trong dịch vị phân cắt thành các Pr chuỗi ngắn (3 – 10 aa).
Câu 4: Với khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, sau khi tiêu hoá ở dạ dày thì các chất trong thức ăn cần tiêu hoá tiếp ở ruột non là: Pr, G, L.
Tuần 15
Tiết 29
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Bài 28: Tiêu hoá ở ruột non
A. mục tiêu.
- HS nắm được quá trình tiêu hoá diễn ra ở ruột non gồm:
+ Các hoạt động tiêu hoá.
+ Các cơ quan, tế bào thực hiện hoạt động.
+ Tác dụng và kết quả của hoạt động.
- Rèn luyện cho HS tư duy dự đoán kiến thức.
B. chuẩn bị.
- Tranh phóng H 28.1; 28.2.
- Băng video hay đĩa CD minh hoạ hoạt động tiêu hoá ở ruột non (nếu có).
C. hoạt động dạy - học.
1. Tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
kiểm tra 15 phút.
Câu 1 khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng:
1. loại thức ăn nào được biến đổi cả về mặt hoá học và lí học trong dạ dày:
Prôtêin
Gluxit
Lipít
Khoáng
2. Biến đổi lí học trong dạ dày:
tiết dịch vị
co bóp của dạ dày
nhào trộn thức ăn
tất cả các ý trên
câu 2. Trình bày sự biến đổi thức ăn trong dạ dày.
3. Bài mới
	VB: Như các em đã biết, ở miệng tiêu hoá G, ở dạ dày tiêu hoá Pr. Tuy nhiên sự tiêu hoá ở đó là rất ít. VD: ở khoang miệng chỉ có 1 -2% G bị tiêu hoá. Các chất này sẽ tiếp tục bị tiêu hoá ở ruột non. Vậy cấu tạo của ruột non như thế nào? Sự tiêu hoá diễn ra ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
Hoạt động 1: Cấu tạo của ruột non
Mục tiêu: HS nắm được cấu tạo của ruột non, đưa ra các dự đoán về sự tiêu hoá ở đó.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi:
- Nêu cấu tạo của ruột non?
- GV treo tranh H 28.1 và 28.2 để HS trinh bày.
- Ruột có cấu tạo như thế nào?
- Gan và tuỵ có tác dụng gì?
- Dự đoán xem ruột non có hoạt động tiêu hoá nào?
- GV chưa nhận xét ngay, để đến hoạt động sau.
- GV ghi lại dự đoán của HS lên góc bảng.
- Cá nhân HS tự nghiên cứu thông tin SGK và trả lời:
- 1 HS trình bày, lớp nhận xét bổ sung, rút ra kết luận.
+ Ruột nó cấu tạo 4 lớp.
- HS dựa vào cấu tạo của ruột non để dự đoán, 1 HS trình bày.
Kết luận: 
- Thành ruột có 4 lớp như dạ dày nhưng mỏng hơn.
- Lớp cơ chỉ có cơ dọc và cơ vòng.
- Lớp niêm mạc (sau tá tràng) có nhiều tuyến ruột tiết dịch ruột và tế bào tiết dịch nhày.
- Tá tràng (đầu ruột non) có ống dẫn chung dịch tuỵ và dịch mật đổ vào.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự tiêu hoá ở ruột non
Mục tiêu: HS nắm được các thành phần tham gia vào các hoạt động tiêu hoá và tác dụng của nó trong dự tiêu hoá thức ăn.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục II SGK, quan sát H 28.3, nhớ lại kiến thức tiết trước và trả lời câu hỏi:
- Dạ dày có môi trường gì?
- Thức ăn xuống tới ruột non còn chịu sự biến đổi lí học nữa không? Nếu có thì biểu hiện như thế nào? Các thành phần nào tham gia hoạt động?
- Nêu cơ chế đóng mở môn vị?
- Nếu 1 người bị bệnh thiếu axit trong dạ dày thì sẽ có hậu quả gì?
- Các cơ trong thành ruột non có tác dụng gì? 
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
- Theo em trong 2 loại biến đổi trên, ở ruột non xảy ra biến đổi nào là chủ yếu và quan trọng hơn?
- Để thức ăn biến đổi được hoàn toàn, ta cần làm gì?
- Cá nhân HS nghiên cứu thông tin mục II SGK, quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Dạ dày có môi trường axit, do axit tiết ra từ dịch vị.
+ Có.
- HS dựa vào SGK trình bày.
+ Biến đổi hoá học quan trọng hơn.
- Cần nhai kĩ để tinh bột chuyển hoá thành đường.
Kết luận: 
* Biến đổi lí học
	+ Sự tiết dịch tiêu hoá do tuyến gan, tuyến tuỵ, tuyến ruột tiết ra để hoà loãng thức ăn và trộn đều dịch tiêu hoá.
	+ Muối mật (dịch mật) tách khối L thành giọt nhỏ, biệt lập với nhau, tạo nhũ tương hoá.
	+ Các cơ trên thành ruột co bóp nhào trộn thức ăn ngấm đều dịch tiêu hoá và tạo lực đẩy thức ăn xuống phần tiếp theo của ruột.
* Biến đổi hoá học
	- Sự phối hợp tác dụng của các loại enzim trong dịch tuỵ (chủ yếu) và dịch ruột, sự hỗ trợ của dịch mật biến đổi các loại thức ăn.
	+ Tinh bột và đường đôi thành đường đơn.
	+ Prôtêin thành peptit thành aa.
	+ Lipit nhờ dịch mật thành các giọt lipit thành glixerin và axit béo.
4. Kiểm tra, đánh giá
Bài tập trắc nghiệm:
Khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng:
Câu 1: Các chất trong thức ăn được biến đổi hoàn toàn ở ruột non là:
a. Pr	b. G	c. L	d. Cả a, b, c	e. Chỉ a và b
Câu 2: ở ruột non sự biến đổi thức ăn chủ yếu là:
Biến đổi lí học
Biến đổi hoá học
Cả a và b.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”
- Hướng dẫn: 
Câu 4: Một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hoá ở ruột non có thể diễn ra như sau: môn vị thiếu tín hiệu đóng nên thức ăn sẽ qua môn vị tới ruột non liên tục và nhanh hơn, thức ăn sẽ không đủ thời gian ngấm đều dịch tiêu hoá ở ruột non dẫn tới hiệu quả tiêu hoá thấp.
Tiết 30
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Bài 29: hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân
A. mục tiêu.
- HS nắm được:
+ Những đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng.
+ Các con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng từ ruột tới các cơ quan tế bào.
+ Vai trò đặc biệt của gan trên con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng.
+ Vai trò của ruột già trong quá trình tiêu hoá của cơ thể.
+ Giáo dục ý thức giữ vệ sinh nơi công cộng.
B. chuẩn bị.
- Tranh phóng to H 29.1; 29.2; 29.3.
C. hoạt động dạy - học.
1. Tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Trình bày hoạt động tiêu hoá ở ruột non?
- Với khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, nêu các chất dinh dưỡng sau khi tiêu hoá ở ruột non?
3. Bài mới
	VB: Khi thức ăn đã tiêu hoá, cơ thể muốn lấy được chất dinh dưỡng cần phải có sự hấp thụ. Quá trình này diễn ra ở ruột non là chủ yếu. Các chất cặn bã còn lại cần được thải ra ngoài. Hôm nay cô và các em sẽ tìm hiểu bài 29.
Hoạt động 1: Hấp thụ chất dinh dưỡng
Mục tiêu: HS nắm được ruột non là nơi hấp thụ chất dinh dưỡng:
	- Nắm được cấu tạo ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ.
	- Chiều dài ruột non từ 2,8 – 3 m; S = 400-500 m2, mật độ lông ruột: 40 lông/1 mm2.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, quan sát H 29.1; 29.2 và trả lời câu hỏi:
- Căn cứ vào đâu người ta khẳng định rằng: ruột non là cơ quan chủ yếu của hệ tiêu hoá đảm nhận vai trò hấp thụ?
- GV yêu cầu HS phân tích trên tranh.
- Diện tích bề mặt có liên quan đến hiệu quả hấp thụ như thế nào?
?-Trình bày đặc điểm cấu tạo của ruột non có tác dụng làm tăng diện tích bề mặt hấp thụ?
- Cá nhân HS tự nghiên cứu thông tin SGK, quan sát H 29.1; 29.2 và trả lời:
+ Dựa vào thực nghiệm nghiên cứu.
- HS trình bày trên tranh.
- Diện tích bề mặt tăng sẽ làm tăng hiệu quả hấp thụ.
+ Ruột non cấu tạo có nếp gấp, lông ruột, lông cực nhỏ làm tăng diện tích bề mặt hấp thụ.
 Kết luận: 
- Sự hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu diễn ra ở ruột non.
- Cấu tạo ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ.
- Niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ có tác dụng tăng diện tích tiếp xúc (tới 500 m2).
- Hệ mao mạch máu và mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột.
- Ruột dài 2,8 – 3 m; S bề mặt từ 400-500 m2.
Hoạt động 2: Tìm hiểu con đường vận chuyển, hấp thụ các chất 
và vai trò của gan
Mục tiêu: HS chỉ rõ hai con đường vận chuyển các chất là máu và bạch huyết, nắm được vai trò quan trọng của gan.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục II SGK, quan sát H 29.3
- Có mấy con đường hấp thụ chất dinh dưỡng trong ruột non?
- Yêu cầu HS hoàn thành bảng 29 trang 95 trên bảng GV đã kẻ sẵn.
- GV giúp HS hoàn thiện bảng.
- GV giải thích thêm: các vitamin tan trong dầu có A, D, K, E. còn lại là các vitamin tan trong nước.
- Gan đóng vai trò gì trong con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng về tim?
- GV lấy VD về bệnh tiểu đường. 
- Cá nhân HS nghiên cứu thông tin mục II SGK, quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Có 2 con đường hấp thụ là máu và bạch huyết.
- HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm lên điền vào bảng.
- HS dựa vào H 29.3 để trả lời:
 Gan khử các chất độc có hại cho cơ thể và điều hoà nồng độ chất dinh dưỡng trong máu.
Kết luận: 
Bảng 29: Các con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng đã hấp thụ
Các chất dinh dưỡng được hấp thụ và vận chuyển theo đường máu
Các chất dinh dưỡng được hấp thụ và vận chuyển theo đường bạch huyết
- Đường, 30% axit béo và glixêrin, aa, các vitamin tan trong nước, các muối khoáng, nước.
- 70% lipit (các giọt mỡ đã được nhũ tương hoá), các vitamin tan trong dầu (A, D, E, K).
- Vai trò của gan đối với các chất đã hấp thụ.
+ Điều hoà nồng độ các chất dinh dưỡng trong máu được ổn định.
+ Khử các chất độc bị lọt vào cùng chất dinh dưỡng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của ruột già trong quá trình tiêu hoá
Mục tiêu: - HS nắm được vai trò của ruột già: hấp thụ nước, muối khoáng và thải phân.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục III SGK và trả lời câu hỏi:
- Vai trò chủ yếu của ruột già là gì?
- GV nêu 1 số nguyên nhân gây táo bón (do ít vận động , ăn ít chất xơ). Yêu cầu HS trình bày biện pháp chống táo bón.
- GV lưu ý HS bệnh trĩ.
- Cá nhân HS nghiên cứu thông tin mục III SGK và trả lời câu hỏi:
+ Ruột già có vai trò hấp thụ nước và muối khoáng, thải phân.
- HS nghe, vận dụng kiến thức đã tiếp thu và trả lời.
Tiểu kết:
- Vai trò của ruột già:
+ Hấp thụ nước cần thiết cho cơ thể.
+ Thải phân.
4. Kiểm tra, đánh giá
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 3 SGK.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”
- Hướng dẫn: 
Câu 3: Vai trò của gan trong quá trình tiêu hoá:
+ Tiết dịch mật giúp tiêu hoá lipit.
+ Khử chất độc lọt vào máu cùng các chất dinh dưỡng.
+ Điều hoà nồng độ các chất dinh dưỡng trong máu ổn định.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an sinh 8.doc