Giáo án Hình học Lớp 7 - Tiết 25: Bài 3: Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác cạnh-góc-cạnh (Bản 2 cột)

Giáo án Hình học Lớp 7 - Tiết 25: Bài 3: Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác cạnh-góc-cạnh (Bản 2 cột)

A/ MỤC TIÊU.

 1.Kiến thức :

Nắm được tính chất bằng nhau thứ hai của tam giác cạnh - góc - cạnh.

 2.Kỷ năng:

Vẽ được tam giác biết hai cạnh và góc xen giữa của nó, xác định được hai tam giác bằng nhau trong trường hợp cạnh - góc - cạnh và vận dụng vào tam giác vuông.

 3.Thái độ:

Ngiêm túc, chính xác.

B/PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

 Trực quan, giảng giải vấn đáp.

C/ CHUẨN BỊ:

 Giáo viên: Đèn chiếu, bút dạ, thước, thước đo góc, com pa, giấy trong ghi các đề bài tập.

 Học sinh: Thước thẳng, com pa, thước đo góc.

D/TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 I.Ổn định lớp:

 Bắt bài hát, nắm sỉ số.

 II.Kiểm tra bài củ:

Định nghĩa hai tam giác bằng nhau trường họp cạnh - cạnh -cạnh.

 III. Nội dung bài mới:

1/ Đặt vấn đề

Ta đã biết sự bằng nhau của hai tam giác khi biết ba cạnh tương ứng của nó bằng nhau. Vậy hai tam giác khi biết hai cạnh và một góc xen giữa bằng nhau có bằng nhau không ? Đó là nội dung bài học hôm nay.

 2/ Triển khai bài.

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 126Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 7 - Tiết 25: Bài 3: Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác cạnh-góc-cạnh (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 25
Ngày soạn: 
Bài 3: trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác 
cạnh - cạnh - cạnh (c.g.c)
A/ MụC TIÊU.
 1.Kiến thức :
Nắm được tính chất bằng nhau thứ hai của tam giác cạnh - góc - cạnh.
 2.Kỷ năng:
Vẽ được tam giác biết hai cạnh và góc xen giữa của nó, xác định được hai tam giác bằng nhau trong trường hợp cạnh - góc - cạnh và vận dụng vào tam giác vuông.
 3.Thái độ:
Ngiêm túc, chính xác.
B/PHƯƠNG PHáp GIảNG DạY
 Trực quan, giảng giải vấn đáp.
C/ CHUẩN Bị:
 Giáo viên: Đèn chiếu, bút dạ, thước, thước đo góc, com pa, giấy trong ghi các đề bài tập.
 Học sinh: Thước thẳng, com pa, thước đo góc.
D/TIếN TRìNH LÊN LớP:
 I.ổn định lớp:
 Bắt bài hát, nắm sỉ số.
 II.Kiểm tra bài củ: 
Định nghĩa hai tam giác bằng nhau trường họp cạnh - cạnh -cạnh.
 III. Nội dung bài mới:
1/ Đặt vấn đề
Ta đã biết sự bằng nhau của hai tam giác khi biết ba cạnh tương ứng của nó bằng nhau. Vậy hai tam giác khi biết hai cạnh và một góc xen giữa bằng nhau có bằng nhau không ? Đó là nội dung bài học hôm nay.
 2/ Triển khai bài.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1: Vẽ tam giác biết hai cạnh và góc xen giữa.
GV: Vẽ tam giác ABC biết AB = 2cm, BC = 3cm , B = 700.
HS: Lên bảng trình bày.
GV: Như vậy muốn vẽ tam giác biết hai cạnh và góc xen giữa ta vẽ như thế nào ?
HS: Nêu cách vẽ.
GV: Nhận xét và chốt lại.
GV: Vậy một em khác lên vẽ cho thầy tam giác A'B'C' biết A'B' = 2cm, B'C' = 3cm; 
B = 700
HS: Tiếp tục lên bảng trình bày.
GV: Cho HS nhận xét kết quả.
GV: Cho HS lên bảng đo và so sánh AC và A'C'
HS: Tiến hành đo.
GV: Các em có nhận xét gì về hai tam giác ABC và A'B'C'.
HS: Bằng nhau.
GV: Đó chính là trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác cạnh - góc - cạnh.
* Hoạt động 2: Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác cạnh - góc - cạnh (c.g.c)
GV: Cho HS nêu tính chất trường hợp bằng nhau cạnh - góc - cạnh.
HS: Nêu tính chất.
GV: Viết bằng công thức và ký hiệu.
A
B
C
D
BT2. Hai tam gíc trên đây có bằng nhau không ? Vì sao ?
BT3.
 Cho hình vẽ sau áp dụng trường hợp bằng nhau cạnh - góc - cạnh hãy phát biểu trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông.
GV: Đưa đề bài tập trên lên đèn chiếu cho HS quan sát và trả lời.
HS: Phát biểu hệ quả Sgk.
GV: Chốt lại.
* Củng cố: Còn thời gian GV đưa bài tập 26 Sgk lên đèn chiếu cho HS sắp xếp lại các ý chứng minh.
A
B
C
1 Vẽ tam giác biết hai cạnh và góc xen giữa.
Vẽ đọan xBy = 4cm
- Trên tia Ax lấy A sao cho AB = 2cm.
- Trên tia Ay lấy B sao cho BC = 3cm.
Nối A và C ta được tam giác ABC.
Ta thấy AC = A'C'.
=> DABC = DA'B'C'
2. Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác cạnh - góc - cạnh (c.g.c)
 Tổng quát: Sgk.
Nếu DABC và DA'B'C' có:
AB = A'B', 
AC = A'C',
 BC = B'C'
Thì DABC = DA'B'C'
* Ký hiệu: (c.c.c)
BT2:
Ta có: DABC = DDBC (c.g.c)
Vì: AC = AD 
 CAB = DAB
 AB cạnh chung.
Hai tam giác trên bằng nhau.
* Hệ quả.
 Nếu hai cạnh góc vuông của tam giác vuông này bằng hai cạnh góc vuông của hai tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.
IV. Củng cố:
Nhắc lại định nghĩa hai tam giác bằng nhau trường hợp c.g.c và trường hợp hai tam giác vuông.
V.Dặn dò:
-Học thuộc định nghĩa, hệ quả.
-Làm bài tập 24,25,27 trong Sgk.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 25.doc