Giáo án lớp 8 môn Hóa học - Tiết 3 - Bài 3: Chất

Giáo án lớp 8 môn Hóa học - Tiết 3 - Bài 3: Chất

1. Kiến thức:

- Phân biệt được chất tinh khiết và hỗn hợp. Lấy được ví dụ về chất tinh khiết và hỗn hợp

- Dựa vào tính chất vật lý khác nhau của các chất để có thể tách riêng mỗi chất ra khỏi hỗn hợp.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng quan sát , phân biệt

II. Các pp/kĩ thuật dạy học: quan sát ,vấn đáp

III.Đồ dung dạy học:

- Chai nước khoáng và ống nước cất

- Muối ăn, ống nghiệm, đèn côn, kẹp gỗ, diêm, giấy lọc

 

doc 6 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1734Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 8 môn Hóa học - Tiết 3 - Bài 3: Chất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 16 /8/2011 
Ngày giảng: /8/2011
 Tiết 3 bài 3: Chất
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Phân biệt được chất tinh khiết và hỗn hợp. Lấy được ví dụ về chất tinh khiết và hỗn hợp 
- Dựa vào tính chất vật lý khác nhau của các chất để có thể tách riêng mỗi chất ra khỏi hỗn hợp.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng quan sát , phân biệt
II. Cỏc pp/kĩ thuật dạy học: quan sỏt ,vấn đỏp
III.Đồ dung dạy học:
- Chai nước khoáng và ống nước cất
- Muối ăn, ống nghiệm, đèn côn, kẹp gỗ, diêm, giấy lọc
IV. Tổ chức giờ học:
 1/ ÔĐTC
 2/ Khởi động: 10 phút
a. Kiểm tra đầu giờ:
? Lấy 2 ví dụ về vật thể tự nhiên và nhân tạo? Vì sao nói ở đâu có vật thể ở đó có chất?
- 1 HS chữa bài tập 5 (11)
b. Giới thiệu bài: 
Chúng ta đã biết ở đâu có vật thể ở đó có chất. Có những vật thể chỉ do một chất tạo nên, có vật thể do nhiều chất tạo nên. Làm thế nào để phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp? Có thể tách chất tinh khiết ra khỏi hỗn hợp được không?
 3/Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: 15 phút
- MT: Phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp dựa vào thành phần
- Cách tiến hành:
- Học sinh quan sát và nhận xét về trạng thái, màu sắc của nước khoáng với nước cất.
- Học sinh rút ra nhận xét: Giống nhau: chất lỏng , không màu.
? Hãy cho biết ứng dụng của nước cất và nước khoáng?
- Hs: + Đều uống được nhưng nước cất dùng để pha chế thuốc tiêm và sử dụng trong phòng thí nghiệm.
 + Nước khoáng chỉ dùng để uống
? Vì sao có sự khác nhau về lĩnh vực sử dụng ?
- Hs: Nước cất tinh khiết 
 Nước khoáng có lẫn một số chất tan 
? Tương tự như nước khoáng, em cho biết nước tự nhiên: sông, suối, ao, hồ, giếng  là nước tinh khiết hay hỗn hợp?
- Hs: Nước tự nhiên là nước hỗn hợp.
? Vậy chất như thế nào là chất tinh khiết, chất hỗn hợp?
-> Hs rút ra kết luận:
? Hãy lấy 1 số VD về chất tinh khiết và hỗn hợp?
- VD chất tinh khiết: Các hoá chất: bột lưu huỳnh, đường glucôzơ
-VD hỗn hợp: Nước đường, sữa
- GV: Chưng cất bất kỳ nước tự nhiên nào đều thu được nước cất, là chất tinh khiết.
- Làm thế nào để khẳng định được nước cất là chất tinh khiết.
- HS: Tiến hành đo: nhiệt độ nước cất, nhiệt độ sôi, d = ?.
T0nc = 00C; t0sôi = 1000C, D = 1g/cm3.
Các tính chất này không thay đổi
? Chất như thế nào mới có tính chất nhất định?
- HS: rút ra kết luận
HĐ2:15 phút
MT: - Biết dựa vào tính chất vật lý riêng biệt của các chất để phân tách một chất ra khỏi hỗn hợp.
- Vận dụng làm thí nghiệm tách riêng muối ăn ra khỏi hỗn hợp muối lẫn cát.
Cỏch tiến hành
- GV: Đặt vấn đề:
? Làm thế nào để tách muối ăn ra khỏi dung dịch muối ăn? 
- HS: Phán đoán, suy luận
- GV: Tiến hành làm thí nghiệm: Bỏ muối ăn vào nước, khuấy tan -> dd muối. Đun nóng nước sôi và bay hơi.
- Hs quan sát ghi nhớ một số thao tác tiến hành thí nghiệm.
? Chúng ta vừa sử dụng phương pháp gì để tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp? Dựa vào cơ sở nào?
- Hs trả lời.
- Gv nhận xét và chỉnh lí
? Muốn tách mạt sắt ra khỏi hỗn hợp cát mạt sắt ta làm như thế nào?
- Hs: Dùng nam châm vì sắt có tính từ
- Muốn lựa chọn phương pháp thích hợp để có thể tách một chất ra khỏi hỗn hợp ta phải dựa vào đâu?
III. Chất tinh khiết
1. Phân biệt hỗn hợp và chất tinh khiết.
- Chất tinh khiết là chất không có lẫn chất khác.
VD: Nước cất..
- Hỗn hợp là chất có hoà tan nhiều chất khác.
VD: Nước tự nhiên .
2. Tính chất của chất tinh khiết.
Chất tinh khiết mới có những tính chất nhất định
3. Tách chất ra khỏi hỗn hợp
- Muốn tách muối ra khỏi hỗn hợp muối cát ta dùng phương pháp chưng cất. Đó là dựa vào nhiệt độ sôi của các chất khác nhau. 
- Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí giữa các chất có thể tác riêng một chất ra khỏi hỗn hợp.
4/ Tổng kết hướng dẫn học bài ở nhà: 5 phút
 	? Phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp cho ví dụ?
- Trả lời câu hỏi 7 (tr 11)
- Đọc kết luận (tr 11)
- BTVN: Làm bài tập 8 (tr11)
- Chuẩn bị nội dung thực hành: 
+ Tìm hiểu một số quy tắc an toàn trong PTN – tr 154.
+ Bảng: 
TT
Tên thí nghiệm
Dcụ – Hoá chất
Cách tiến hành
Hiện tượng quan sát
Giải thớch-PT-Kết luận
 Tiết 3 – Bài 2: Soạn: chất (tiếp) 
 Giảng: 
I. Mục tiờu: - Kiến thức: H/s hiểu được khái niệm chất tinh khiết & hỗn hợp. Thông qua các thí nghiệm tự làm h/s biết được là: chất tinh khiết có những t/c nhất định, còn hỗn hợp thì không có t/c nhất định ; biết dựa vào t/c vật lý khác nhau của các chất có trong hỗn hợp để tách riêng mỗi chất ra hỏi hỗn hợp ; làm quen với một số dụng cụ thí nghiệm 
 - Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận biết & thao tác thí nghiệm, thông qua thí nghiệm tự rút ra kết luận
 - Thái độ: Giáo dục ý thức chấp hành kỉ luật trong giờ học bài mới có thực hành 
II. Chuẩn bị của g/v và h/s
1.G/v: - Chuẩn bị làm thí nghiệm: nước là chất tinh khiết còn nước khoáng, nước muối là hỗn hợp từ đó hình thành khái niệm chất tinh khiết & hỗn hợp
 Thí nghiệm tách riêng muối ăn ra khỏi nước muối dựa vào t/c vật lý
 - Hoá chất: Muối ăn, nước cất, nước tự nhiên ( nước ao, nước khoáng)
 - Dụng cụ: Bộ dụng cụ chưng cất nước tự nhiên, đèn cồn, kiềng sắt, cốc thủy tinh, nhiệt kế, 2- 3 tấm kính, kẹp gỗ, đũa thủy tinh, ống hút, phiếu học tập
2. H/s: 1/ Chữa bài tập số 5, 6 tr.11 sgk ( phần đáp án giải ở vở bài tập)
 2/ Đọc trước bài 2 phần III sgk tr.10
III. Hoạt động dạy & học
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ(7 phút ): 1/ Chữa bài tập số 5, 6 tr.11 sgk ( phần đáp án giải ở vở bài tập)
3. Bài mới: * Mở bài: Tiết trước chúg ta đã nghiên cứu t/c của chất tiết này chúng sẽ phân biệt những chất nào được gọi là chất tinh khiết & chất nào là hỗn hợp.
Tg
 H/đ của g/v và h/s
 Nội dung ghi bài
 15
phút
 18
phút
Họạt động 1 
- Hướng dẫn h/s quan sát hình 1.3 tr.9 sgk kết hợp với q/s các chai nước khoáng, nước tự nhiên, nước cất
- G/v làm thí nghiệm h/s quan sát – thảo luận theo nhóm bàn ghi hiện tượng của thí nghiệm
- Dụng cụ & hoá chất đã có sẵn: 
 + Dùng ống hút, nhỏ lên 3 tấm kính :
Tấm kính 1: từ 1 – 2 giọt nước cất
Tấm kính 2: 1 – 2giọt nước tự nhiên
Tấm kính 3: 1 – 2 giọt nước khoáng 
 + Đặt các tấm kính lên ngọn lửa đèn cồn để nước từ từ bay hơi hết
- Y/c các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm q/s được
 + Tấm kính 1 không có vết cặn
 + Tấm kính 2 có vết cặn
 + Tấm kính 3 có vết cặn mờ
? Từ kết quả thí nghiệm trên em có nhận xét gì về thành phần của nước cất, nước khoáng, nước tự nhiên ?
- H/s trả lời h/s khác bổ xung
 + Nước cất: không có lẫn chất nào khác
 + Nước khoáng & nước tự nhiên có lẫn 
một số chất tan
- G/v thông báo: nước cất là chất tinh khiết ; nước tự nhiên là hỗn hợp
? Từ kết quả của thí nghiệm em cho biết chất tinh khiết & hỗn hợp có thành phần như thế nào ?
- H/s trả lời h/s khác bổ xung
- G/v chốt kiến thức
- G/v hướng dẫn h/s quan sát hình (a) tr.10 sgk kết hợp với tranh vẽ trên bảng g/v giới thiệu cách chưng cất nước tự nhiên thành nước cất 
- G/v làm thí nghiệm đo nhiệt độ nóng chảy , nhiệt độ sôi , khối lượng riêng của nước cất ; các dd rượu (có độ rượu khác nhau) 
- Y/c học sinh q/s thí nghiệm của g/v vừa làm & nhận xét được sự khác nhau về t/c của chất tinh khiết & hỗn hợp
- Các nhóm thảo luận thống nhất kết quả
- Đ/d nhóm báo cáo nhóm khác bổ xung
- G/v chốt kiến thức 
- G/v đưa nội dung bài tập lên bảng:
Em hãy lấy 5 ví dụ hỗn hợp & một ví dụ chất tinh khiết
- Y/c thảo luận theo nhóm bàn nhóm thống nhất kết quả 
- Đ/d nhóm báo cáo nhóm khác bổ xung
- G/v đưa ra đáp án đúng:
 + Không khí, nước biển, nước đường, vữa xây nhà ...
 + Oxi nguyên chất
Họạt động 2 
- G/v đặt vấn đề 1: trong thành phần của nước biển có chứa 3 – 5% muối ăn. Muốn tách riêng được muối ăn ra khỏi nước biển (hoặc nước muối) ta làm thế nào ?
- Y/c thảo luận nhóm bàn nhóm thống nhất kết quả
- Đ/d nhóm báo cáo nhóm khác bổ xung
 + đun nóng nước muối (hoặc hỗn hợp nước biển) nước sôi bay hơi hết. Muối ăn kết tinh lại
- Như vậy để tách được muối ăn ra khỏi nước muối , ta phải dựa vào t/c vật lý khác nhau của nước & muối ăn
 + Nước có nhiệt độ sôi là 1000C 
 + Muối ăn có nhiệt độ sôi cao 1450oC
* G/v hướng dẫn các nhóm làm thí nghiệm tách muối ăn ra khỏi nước muối .
- Y/c đại diện nhóm báo cáo dụng cụ để làm thí nghiệm – nhóm khác bổ xung
- G/v hướng dẫn các nhóm tiến hành thí nghiệm q/s hiện tượng thí nghiệm ghi hiện tượng
- G/v quan sát & uốn nắn sửa sai cho các nhóm
- Đ/d nhóm báo cáo nhóm hác bổ xung
- G/v nhận xét & công bố kết quả của nhóm làm tốt
- G/v đặt v/đ 2: làm thế nào để tách được đường tinh khiết ra khỏi hỗn hợp đường kính & cát ?
- Y/c thảo luận nhóm bàn với nội dung gợi ý sau:
 + Đường kính & cát có t/c vật lý nào khác nhau ?
 + Từ đó các em hãy nêu cách tách ?
- Đ/d nhóm báo cáo nhóm khác bổ xung
 + Đường kính & cát có t/c khác nhau là: đường tan trong nước ; cát không tan trong nước
 + Cách làm: Cho hỗn hợp vào nước, khuấy đều cho đường tan hết 
 Dùng giấy lọc để lọc bỏ phần không tan (cát) ta được hỗn hợp nước đường 
 Đun sôi nước đường để nước bay hơi, còn lại đường kết tinh 
? Qua 2 thí nghiệm trên các em hãy cho biết nguyên tắc để tách riêng một chất ra khỏi hỗn hợp ? 
- H/s trả lời h/s khác bổ xung
- G/v chốt kiến thức
- G/v giới thiệu: Sau này chúng ta còn có thể dựa vào t/c hoá học để tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp 
III. Chất tinh khiết
 1/ Hỗn hợp & chất tinh khiết
- Hỗn hợp: Gồm nhiều chất trộn lẫn với nhau
 + Thành phần không khí ...
- Chất tinh khiết: Chỉ gồm một chất (không lẫn chất khác) 
 + Oxi ...
- Sự khác nhau giữa chất tinh khiết & hỗn hợp
 + Chất tinh khiết có t/c vật lý & hoá học nhất định
 + Hỗn hợp: Có t/c thay đổi (phụ thuộc vào thành phần của hỗn hợp)
 2/ Tách chất ra khỏi hỗn hợp
- Để tách riêng một chất ra khỏi hỗn hợp, ta có thể dựa vào sự khác nhau về t/c vật lý
4. Củng cố (4 phút ): 1/ Chất tinh khiết & hỗn hợp có thành phần & tính chất khác nhau như thế nào ?
 2/ Nguyên tắc để tách riêng một chất ra khỏi hỗn hợp ?
5.Dặn dũ (1 phút ): - BTVN: từ bài 6 – 8 tr.11 sgk
 - Đọc trước bài 3 sgk tr.12
IV. Rỳt kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET3~1.doc