Giáo án lớp 6 môn Sinh học - Tiết 1 : Bài 1: Giới thiệu nghề trồng cây ăn quả

Giáo án lớp 6 môn Sinh học - Tiết 1 : Bài 1: Giới thiệu nghề trồng cây ăn quả

. Kiến thức: Học sinh nắm được

 - Biết được vai trò của nghề trồng cây ăn quả trong nền kinh tế và đời sống.

 - Biết được các đặc điểm của nghề, yêu cầu đối với người làm nghề và triển vọng của người trồng cây ăn quả.

2. Kỹ năng: - Học sinh rèn luyện được kỹ năng so sánh, phân tích, suy luận tư duy.

 - Rèn luyện kỹ năng của các kỹ thuật trồng cây ăn quả.

3. Thái độ: - Học sinh yêu thích nghề trồng cây ăn quả và yêu lao động.

II/. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Tranh vẽ có nội dung liên quan đến bài học.

 - Bảng số liệu về phát triển cây ăn quả trong nước và ở địa phương.

 - Một số tài liệu có liên quan đến bài học.

 

doc 22 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1151Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Sinh học - Tiết 1 : Bài 1: Giới thiệu nghề trồng cây ăn quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/8/10
Ngày dạy: 17/8/10
Tiết 1 :Bài 1: GIỚI THIỆU NGHỀ TRỒNG CÂY ĂN QUẢ
I/. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Học sinh nắm được
	- Biết được vai trò của nghề trồng cây ăn quả trong nền kinh tế và đời sống.
	- Biết được các đặc điểm của nghề, yêu cầu đối với người làm nghề và triển vọng của người trồng cây ăn quả. 
2. Kỹ năng: 	- Học sinh rèn luyện được kỹ năng so sánh, phân tích, suy luận tư duy.
	- Rèn luyện kỹ năng của các kỹ thuật trồng cây ăn quả.
3. Thái độ:	- Học sinh yêu thích nghề trồng cây ăn quả và yêu lao động.
II/. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Tranh vẽ có nội dung liên quan đến bài học.
	- Bảng số liệu về phát triển cây ăn quả trong nước và ở địa phương. 
 - Một số tài liệu có liên quan đến bài học.
III/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:	Kiểm tra sĩ số
2. Bài mới: 	Giới thiệu bài mới
	Trồng cây ăn quả là 1 nghề góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống hàng ngày, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, đồng thời còn là nguồn thu nhập đáng kể cho người nông dân. Để hiểu được những nét của người trồng cây ăn quả, hôm nay chúng ta đi vào bài học hôm nay. Bài 1: “Giới thiệu nghề trồng cây ăn quả”.
Hoạt động 1: I/. Tìm hiểu vai trò, vị trí của nghề trồng cây ăn quả.
Mục tiêu: Nắm được vai trò và vị trí của nghề trồng cây ăn quả trong nền kinh tế và đời sống.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV cho HS quan sát hình 1 và cho biết:
+ Nghề trồng cây ăn quả có những vai trò gì trong đời sống và kinh tế?
+ Những giống cây ăn quả nào đáp ứng được từng vai trò trên?
- Em nào có thể kể thêm 1 số quả có vai trò quan trọng trong việc phục vụ đời sống hàng ngày.
- Hãy kể tên các giống cây ăn quả quý ở nước ta?
- GV giảng thêm: Theo kết quả điều tra cho thấy gần 2000 hộ có thu nhập cao nhờ trồng cây ăn quả ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, Miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và đô thị lớn.. Nhờ làm VAC mà nhiều hộ có thu nhập cao từ 50 triệu đến vài trăm triệu trong năm.
- HS đọc thông tin và trả lời:
+ Dùng để ăn, chế biến nước uống, Làm đồ đóng hộp, để xuất khẩu .. 
+ Dứa, vải để đóng đồ hộp; Sầu riêng măng cụt để xuất khẩu
- HS trả lời: Thanh long, bưởi, cam, ..
- Vải thiều ở Hải Dương, Nhãn lồng ở Hưng Yên, Măng cụt ở Lái Thiêu, Chôm chôm ở Long Khánh, Thanh long và Nho ở Ninh Thuận ..
	Kết luận: 	- Cung cấp cho người tiêu dùng.
	-Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến đồ hộp nước giải khát.
- Xuất khẩu
	Hiện nay nghề trồng cây ăn quả góp phần phát triển kinh tế, nâng cao năng suất cây trồng, tăng thu nhập cho người dân.
Hoạt động 2: II/. Đặc điểm và yêu cầu của nghề
Mục tiêu: Biết được các đặc điểm của nghề, yêu cầu đối với người làm nghề. 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK mục II và cho biết: Các đặc điểm của nghề và giá trị ứng dụng các đặc điểm đó.
- Yêu cầu HS đọc thông tin và trình bày: Các yêu cầu của nghề đối với người lao động.
- Trong 3 yêu cầu trên yêu cầu nào là quan trọng nhất?
- HS đọc thông tin và trả lời:
+ Đối tượng lao động: có kế hoạch dài hạn.
+Nội dung lao động: Xác định quy trình sản xuất cho phù hợp loại cây.
+ Dụng cụ lao động: Chuẩn bị dụng cụ cần thiết.
+Điều kiện lao động:Tạo điều kiện để bảo vệ sức khỏe.
+ Sản phẩm: Có kỹ thuật bảo quản và chế biến.
- HS đọc thông tin và trình bày: Yêu cầu của nghề là: 
+ Phải có tri thức về khoa học sinh học, hóa học, kỹ thuật nông nghiệp, am hiểu thực tiễn, có những kĩ năng cơ bản về nghề trồng cây ăn quả; + Phải yêu nghề, yêu thiên nhiên, cần cù, chịu khó, ham học hỏi, năng động, sáng tao, có khả năng quan sát, theo dõi sự sinh trưởng phát triển của cây. 
+ Phải có sức khỏe tốt, dẻo dai, thích nghi với hoạt động ngoài trời 
- Đó là tri thức.
	Kết luận: 	 Đặc điểm của nghề là:	+ Đối tượng lao động.
	+ Nội dung lao động
	+ Dụng cụ lao động.
	+ Điều kiện lao động.
	+ Sản phẩm.
Yêu cầu của nghề đối với người lao động: Xem SGK trang 6-7
Hoạt động 3: III/. Triển vọng của nghề
Mục tiêu: Thấy được triển vọng phát triển của nghề trồng cây ăn quả 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Nghề trồng cây ăn quả đang được khuyến khích phát triển, tạo thêm công việc làm và thu nhập cho người dân cũng như tăng thêm ngoại tệ cho đất nước. Vậy để thực hiện tốt nhiệm vụ, vai trò của nghề trồng cây ăn quả phải làm tốt những công việc gì?
- Dự báo trong những năm tới, ngành rau quả sẽ là 1 trong những ngành sản xuất lớn và có giá trị xuát khẩu cao sau các ngành sản xuất lúa gạo cao su và hải sản
 - HS đọc thông tin và trả lời: Cần thực hiện tốt 1 số công việc sau:
+ Xây dựng và cải tạo vườn cây ăn quả theo hướng chuyên canh và thâm canh, đẩy mạnh khâu bảo quản, chế biến
+ Áp dụng các tiến bộ kĩ thuật như trồng các giống có năng suất cao, sử dụng tốt các phương pháp nhân giống mới
+ Xây dựng các chính sách phù hợp, đẩy mạnh đào tạo, huấn luyện
Kết luận:	Triển vọng của nghề: Xem SGK trang 7
IV/. CỦNG CỐ
	- Gọi 1 hoặc 2 em đọc phần ghi nhớ SGK trang 8.
	- Trả lời câu hỏi: Dựa vào cơ sở nào nói được “Nghề trồng cây ăn quả nước ta đang có triển vọng phát triển” ? 
V/. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
	- Học thuộc bài và trả lời câu hỏi cuối bài.
	- Đọc mục: Có thể em chưa biết.
	- Tìm hiểu bài 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÂY ĂN QỦA
Ngày soạn: 21/08/10
Ngày dạy: 24/08/10
 	 Tiết 2: Bài 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÂY ĂN QUẢ
I/. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:	HS nắm được
	- Biết được giá trị của việc trồng cây ăn quả, đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả.
	-Hiểu được các biện pháp kĩ thuật gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến.
2. Kĩ năng:	- HS rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, suy luận.
3. Thái độ:	- HS có hứng thú học tập về môn học trồng cây ăn quả.
II/. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Tranh ảnh có liên quan đến bài học để minh họa.
III/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:	1. Nghề trồng cây ăn quả có vai trò gì đối với đời sống kinh tế?
	2. Nêu các yêu cầu đối với người trồng cây ăn quả?
3. Bài mới: 	Cây ăn quả là cây có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, được nhân dân trồng từ lâu đời và có kinh tế cao. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ăn quả, các yếu tố ngọai cảnh và kĩ thuật trồng, chăm sóc có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và phẩm chất của các loại quả.
	Hoạt động 1: I/. Giá trị của việc trồng cây ăn quả.
Mục tiêu: Biết được giá trị của việc trồng cây ăn quả.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và cho biết: 
+ Giá trị nào của cây ăn quả là quan trọng nhất?
+ Ngoài giá trị đó thì cây ăn quả còn tác dụng đến môi trường như thế nào? 
- HS đọc thông tin và trả lời:
+ Nguồn cung cấp dinh dưỡng và là nguồn cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến nông sản.
+ Làm sạch không khí, giảm tiếng ồn, làm rừng phòng hộ, hàng rào chắn gió, làm đẹp cảnh quan, chống xói mòn và bảo vệ đất
	Kết luận:	- Nguồn cung cấp dinh dưỡng.
	-Nguồn cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến nông sản.
Hoạt động 2:II/.Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả.
	Mục tiêu: Nắm được đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV cho HS phân biệt các loại rễ, thân, hoa, quả và hạt.
- GV: Cây ăn quả rất phong phú và đa dạng, có loại có nguồn gốc nhiệt đới và ôn đới là do yếu tố khí hậu, đất đai chi phối. Vậy yếu tố nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa ảnh hưởng như thế nào đến cây trồng?
- HS đọc thông tin trong SGK và phân biệt.
- HS đọc thông tin và trả lời: 
+ Yêu cầu nhiệt độ của mỗi loại cây khác nhau.
+Độ ẩm và lượng mưa: ưa độ ẩm 80-90% và lượng mưa hàng năm từ 1000-2000mm và phân bố đều trong năm.
+ Ngoài ra ánh sáng, chất dinh dưỡng, đất cũng ảnh hưởng đến cây trồng.
Kết luận:	Đặc điểm thực vật:	Rễ, thân, hoa, quả và hạt.
Yêu cầu ngoại cảnh: Nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa, ánh sáng, chất dinh dưỡng, đất.
	Hoạt động 3: III/. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả.
	Mục tiêu: Hiểu được các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu HS nêu tên 1 số loại cây ăn quả ở nước ta và phân loại bằng cách ghi vào bảng 2. Các loại cây ăn quả.
- Cây ăn quả á nhiệt đới: Cam, quýt, chanh, bưởi, vãi, nhãn, bơ, hồng, mơ
- Cây ăn quả nhiệt đới: chuối, dừa, mít, xoài, ổi, na, khế, vú sữa, sầu riêng, măng cụt
- Cây ăn quả ôn đới: Lê, đào, mận, nho, táo tây, dâu tây
- Người ta đã dùng phương pháp nào để nhân giống cây ăn quả?
- GV cho HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi:
+ Em hãy giải thích tại sao các loại cây ăn quả lại được trồng vào các thời vụ trên?
+ Tại sao lại phải trồng dày hợp lý?
+ Tại sao phải để lớp đất mặt riêng khi đào hố?
+ Tại sao không trồng cây khi gió to, giữa trưa nắng?
+ Tại sao phải trồng cây có bầu đất?
- GV: Trồng cây ăn quả phải chú ý trồng theo quy trình: Đào hố trồng-Bóc vỏ bầu-Đặt cây vào hố- Lấp đất- Tưới nước.
+ Chăm sóc cây gồm có các công việc gì?
+ So sánh cách bón phân thúc cho cây ăn quả so với các cây trồng khác?
- GV: Phòng trừ sâu bệnh là khâu quan trọng (giảm ô nhiễm môi trường, giảm gây độc cho người). Việc sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng đang áp dụng rộng rãi.
- HS trả lời: Gieo hạt, giâm cành, chiết, ghép, tách chồi, nuôi cấy mô tế bào
- HS đọc thông tin và trả lời:
Dựa vào kiến thức Sinh 6 và CN 7 trả lời
+ Vì vào các thời điểm đó sâu bệnh ít phát triển, điều kiện thời tiết thuận lợi cho việc trồng trọt và chăm sóc được tốt hơn.
+ Vì vừa tận dụng được đất, vừa dễ chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh, dễ thu hoạch, cây phát triển tốt và cho sản lượng cao.
+ Để trộn lớp đất mặt với phân bón, rồi cho vào hố và lấp đất lại.
+ Vì làm cho gốc cây bị lây, cây bị mất nước và các mạch dẫn làm cho cây dễ bị chết.
+ Vì bầu đất giúp bảo vệ cho cây và giữ cho cây đứng vững được.
+ Làm cỏ, vun xới; Bón phân thúc; Tưới nước; Tạo hình, sửa cành; Phòng trừ sâu, bệnh; Sử dụng chất điều hòa sinh trưởng.
+ Bón phân thúc cho cây ăn quả không bón vào gốc mà bón theo hình chiếu của tán cây, do lớp rễ hút chất dinh dưỡng lan rộng trong lớp đất mặt theo tán lá cây.
	Kết luận:	- Giống cây: Có 3 nhóm cây ăn quả nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới.
	- Nhân giống: Có 2 phương pháp nhân giống: hữu tính và vô tính.
	- Trồng cây ăn quả: Thời vụ, khoảng cách trồng, đào hố bón phân thúc và trồng cây.
	- Chăm sóc: Làm cỏ, vun xới; Bón phân thúc; Tưới nước; Tạo hình, sửa cành; Phòng trừ sâu, bệnh; Sử dụng chất điều hòa sinh trưởng.
	Hoạt động 4: IV/. Thu hoạch, bảo quản, chế biến
	Mục tiêu: Nắm được các biện pháp thu hoạch, bảo quản và chế biến.
Hoạt động của giáo viên
 ...  làm được các thao tác của qui trình Ghép mắt nhỏ có gỗ.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV yêu cầu HS nhắc lại qui trình Ghép mắt nhỏ có gỗ.
- GV tổ chức cho HS thực hành theo các bước trong qui trình.
- HS nhắc lại qui trình.
- HS làm việc theo nhóm.
Các công đoạn
Nội dung công việc
Dụng cụ
Yêu cầu kĩ thuật
Bước 1: Chọn vị trí ghép và tạo miệng ghép.
- Cách mặt đất 15-20cm.
- Cắt hình lưỡi gà 1,5-2cm.
Dao
Đúng kĩ thuật
Bước 2: Cắt mắt ghép
Cắt vỏ cùng 1 lớp gỗ, có mầm ngủ.
Dao
Đường kính tương đương với vết cắt ở gốc ghép.
Bước 3: Ghép mắt
Đặt mắt ghép vào miệng mở ở gốc ghép quấn dây cố định.
Dây ni lông
Dây quấn không đè lên mầm ngủ và cuống lá.
Bước 4: Kiểm tra sau khi ghép
Sau 10-15 ngày kiểm tra. Sau 18-30 ngày tháo dây.
Dao 
Mắt ghép còn xanh tươi.
Hoạt động 2: Ghép chữ T
	Mục tiêu: HS nắm được các bước của qui trình Ghép chữ T.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV giới thiệu qui trình của ghép chữ T cho HS.
Chọn vị trí ghép và tạo miệng ghép 
Cắt mắt ghép
Ghép mắt
Kiểm tra sau khi ghép
- GV làm mẫu và cho HS nhắc lại qui trình.
- GV tổ chức HS thực hành theo các bước của qui trình.
- HS chú ý lắng nghe GV giới thiệu và nắm được các bước cơ bản của qui trình Ghép mắt nhỏ có gỗ.
- HS theo dõi GV làm mẫu và nhắc lại qui trình.
- HS thực hành theo sự phân công của GV.
 IV/. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ: - GV đánh giá sự chuẩn bị của HS.
	- HS tự đánh giá kết quả thực hành theo nội dung SGK.
- Hoặc có thể cho điểm nhóm thực hiện tốt.
V/. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:	- Bài vừa học: Nhận xét giờ thực hành.
	- Bài sắp học: Kiểm tra 1 tiết (Nội dung kiểm tra thực hành)
Ngày soạn: 31/10/10
Ngày dạy: 04/11/10
Tiết 12: 	KIỂM TRA THỰC HÀNH
I/. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: 	-Biết cách ghép các kiểu như:Ghép đoạn cành,Ghép mắt nhỏ có gỗ,Ghép chữ T.	 
2. Kĩ năng:	- Rèn kĩ năng thực hành.
3. Thái độ: 	- Yêu thích môn học.
II/. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
	GV nêu mục tiêu của bài là yêu cầu làm đũng kỹ thuật.
	Hoạt động 1: Học sinh thực hành.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
 - GV cho HS thực hành làm các cách ghép như Ghép đoạn cành, Ghép mắt nhỏ có gỗ và Ghép chữ T.
- Yêu cầu ghép đúng kỹ thuật.
- GV nhắc HS làm trật tự giữ gìn vệ sinh chung.
- HS làm xong GV có thể chấm điểm tại chỗ.
 - HS làm thực hành các cách ghép đã học Ghép đoạn cành, Ghép mắt nhỏ có gỗ, Ghép chữ T.
- HS phải làm đúng kỹ thuật.
- Trong quá trình làm phải chú ý đến vệ sinh và an toàn.
- HS làm xong đem cho GV chấm.
IV/. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
	- Bài vừa học:	Nhận xét giờ thực hành, bạn nào làm tốt, bạn nào làm chưa tốt.
	GV nhận xét vệ sinh và an toàn trong quá trình thực hành.
	- Bài sắp học: 	Bài 7: KỸ THUẬT TRỒNG CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI
Ngày soạn: 07/11/10
Ngày dạy: 11/11/10
Tiết 13: Bài 7: KĨ THUẬT TRỒNG CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI
I/. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:	- HS biết được giá trị dinh dưỡng của cây ăn quả có múi, đạc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả có múi.
2. Kĩ năng: 	- Rèn kĩ năng quan sát, thực hành.
3. Thái độ: 	- Có hứng thú học tập, yêu thích nghề trồng cây ăn quả.
II/. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	 Tranh ảnh về 1 số giống Cam, chanh, quýt, bưởi.
III/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp:	 
2. Bài mới: Cam, quýt bưởi.. là những cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng, là nguồn cung cấp chất bổ cho cơ thể như: đường, vitamin, chất khoáng đồng thời là loại cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao nên được phát triển rộng rãi ở mọi miền của đất nước. Bài học hôm nay giúp ta hiểu được các biện pháp kỹ thuật chủ yếu về trồng cây ăn quả có múi ở nước ta.
Hoạt động 1: I/. Gía trị dinh dưỡng của quả cây có múi.
Mục tiêu: Thấy được giá trị dinh dưỡng của cây ăn quả có múi.
NỘI DUNG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I/. Giá trị dinh dưỡng của cây ăn quả có múi.
 Các loại quả của cây ăn quả có múi là nguồn cung cấp VitaminC, đường, chất khoáng cho con người, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nước giải khát, tinh dầu, bánh kẹo.
- GV cho HS kể ra các loại cây ăn quả có múi. Sau đó GV nhấn mạnh hôm nay chỉ tập trung vào 1 số cây chủ yếu là Cam, chanh, quýt, bưởi
- GV cho HS đọc phần I SGK và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu giá trị của quả cây có múi.
 - HS kể tên các loại cây ăn quả có múi.
- HS đọc thông tin và trả lời:
+ Cung cấp chất dinh dưỡng: Vitamin, chất khoáng, đường.
+ Lấy tinh dầu: vỏ cam.
+ Làm thuốc: Vỏ cam, bưởi.
+ Nhiên liệu cho nhà máy chế biến: Làm nước ép, đóng hộp.
	 Hoạt động 2: II/. Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh.
Mục tiêu:Thấy được các đặc điểm của thực vật và yêu cầu ngoại cảnh đến cây ăn quả có múi. 
NỘI DUNG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
II/. Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh:
 Đặc điểm thực vật: Rễ cọc ăn sâu xuống đất, Hoar a cùng với lá non.
 Yêu cầu ngoại cảnh: Nhiệt độ, ánh sáng, đất, độ ẩm và lượng mưa.
- HS tự nghiên cứu thông tin và cho biết Đặc điểm của cây ăn quả.
- GV cho HS quan sát sơ đồ hình 15. SĐ về yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả có múi và trả lời:
+ Yếu tố ngoại cảnh nào đã tác động đến cây ăn quả có múi.
- Vậy các yếu tố đó tác động đến cây ăn quả có múi như thế nào?
 - HS tự nghiên cứu thông tin và trả lời.+ Rễ: cọc ăn sâu xuống đất, rễ con phân bố nhiều ở lớp đất mặt từ 10-30cm trở lên.
+ Hoa thường ra nhiều cùng lá non. Hoa có mùi thơm.
- HS quan sát sơ đồ và trả lời:
+ Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, đất.
 +Nhiệt độ: Thích hợp từ 25-270C.
+Ánh sáng:đủ và không ưa ánh sáng mạnh.
+Độ ẩm:70-80%, lượng mưa 1000-2000 mm/năm.
+ Đất: phù sa, bazan. Tầng đất dày pH: 5,5-6,5
IV/. CỦNG CỐ:
	- Gía trị dinh dưỡng và các yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả có múi.
	- Địa phương em trồng loại giống cây nào là phổ biến.	 
V/. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 
	- Bài vừa học: Học thuộc bài + trả lời câu hỏi SGK.
	- Bài sắp học: 	Bài 7: KĨ THUẬT TRỒNG CÂY ĂN QỦA CÓ MÚI (TT)
	- Kỹ thuật trồng và chăm sóc.
	- Thu hoạch và bảo quản.
Ngày soạn: 14/11/10
Ngày dạy: 18/11/10
Tiết 14: Bài 7: KĨ THUẬT TRỒNG CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI (TT)
I/. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:	- Hiểu được các biện pháp kĩ thuật trong việc gieo trồng,c hăm sóc, thu hoạch và bảo quản cây ăn quả có múi.
2. Kĩ năng: 	- Rèn kĩ năng quan sát, thực hành.
3. Thái độ: 	- Có hứng thú học tập, yêu thích nghề trồng cây ăn quả.
II/. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	 Tranh ảnh về 1 số giống Cam, chanh, quýt, bưởi.
III/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp:
2. Bài cũ: 	1. Trình bày giá trị dinh dưỡng của cây ăn quả có múi.
	2. Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh.	 
2. Bài mới: Hôm trước chúng ta đã được nghiên cứu về giá trị dinh dưỡng và đặc điểm thực vật, yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả có múi. Hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu về kĩ thuật trồng và chăm sóc, thu hoạch, bảo quản cây ăn quả có múi.
Hoạt động 1: III/. Kĩ thuật trồng và chăm sóc.
Mục tiêu: Nắm được các kỹ thuật trồng và các công việc chăm sóc cây ăn quả có múi.
NỘI DUNG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 III/. Kỹ thuật trồng và chăm sóc:
 - Một số giống cây ăn quả có múi trồng phổ biến: SGK.
 - Nhân giống cây:Chiết cành, ghép cành, giâm cành. Phổ biến là Chiết và ghép cành. 
 - Trồng cây: Thời vụ; Khoảng cách trồng; Đào hố và bón phân lót.
 - Chăm sóc: Làm cỏ, vun xới; Bón phân thúc; Tưới nước; Tạo hình và sửa hình; Phòng trừ sâu bệnh.
- GV giới thiệu 1 số giống cây ăn quả quý chủ yếu ở địa phương. Và yêu cầu HS nêu vài ví dụ.
- Đối với cây ăn quả việc chuẩn bị cây giống là khâu quan trọng đòi hỏi phải có thời gian dài hơn các cây trồng ngắn ngày. Vì vậy cần chuẩn bị kỹ ở vườn ươm. Vậy để nhân giống cho từng lạo cây ta cần có các phương pháp nào?
- Vậy muốn ghép có hiệu quả thì phải chọn gốc ghép phù hợp và chuẩn bị trước ở vườn ươm.
- Việc chuẩn bị trồng như: Đào hố, bón phân lót cần được tiến hành sớm, đảm bảo cho cây có điều kiện phát triển tốt. Tuy nhiên, đối với cây ăn quả có múi thì việc gieo trồng trong thời gian nào là thích hợp đó là 1 yếu tố quan trọng.
- GV cho HS thảo luận và hoàn thành bảng 4. Thời gian trồng cây ăn quả có múi.
- Khi trồng cây để đảm bảo cho cây có tỷ lệ sống cao cần phải chú ý 1 số công việc gì?
- Việc bón phân thúc cho cây ăn quả có múi có ý nghĩa gì?
- GV: Loại cây ăn quả có múi có rễ thường lan rộng trong lớp đất mặt theo tán lá cây để hút chất dinh dưỡng và nước được tốt hơn. 
+ Tầm quan trọng của việc tạo hình sửa cành đối với cây ăn quả có múi?
- GV giảng thêm về Vai trò của phòng trừ sâu bệnh là khâu quan trọng trong việc phát triển cây ăn quả, vì sâu bệnh gây thiệt hại rất lớn đến năng suất, chất lượng của quả. Do đó để hạn chế sự thiệt hại phải phát hiện sớm, phòng trừ kịp thời bằng nhiều biện pháp. Tuy nhiên cần hạn chế việc sử dụng thuốc hóa học để giảm ô nhễm môi trường và độc cho con người.
- HS nêu 1 số ví dụ về giống cây ăn quả.
- Cần có các phương pháp Chiết cành, giâm cành và Ghép cành. Nhưng phổ biến và Chiết và ghép.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận và hoàn thành bảng:
+ Các tỉnh phía Bắc: từ tháng 2-4 (vụ xuân) và tháng 8-10 (vụ thu).
+ Các tỉnh phía Nam: Từ tháng 4-5, vào đầu mùa mưa.
- Nên trồng cây có bầu và không làm vỡ bầu đất. Tỉa bớt lá để giảm thoát hơi nước. Không dùng chân giậm quanh gốc cây mà dùng ta ấn chặt. Nên cắm cọc, buộc thân cây vào cọc để gió không làm lây gốc.
- Tạo điều kiện cho cây ăn quả có múi phát triển ra nhiều quả.
+ Giúp cây phát triển cân đối, đủ ánh sáng, thoáng, kích thích cây ra nhiều cành mới, loại bỏ cành giá, bị sâu bệnh.
- HS chú ý lắng nghe GV giảng thêm về Vai trò của phòng trừ sâu bệnh. 
Hoạt động 2: IV/. Thu hoạch và bảo quản
Mục tiêu: Biết cách thu hoạch và bảo quản loại quả có múi.
NỘI DUNG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
IV/. Thu hoạch và bảo quản:
 -Thu hoạch: đúng độ chín.
 - Bảo quản: Ở nhiệt độ 1-30C, tráng paraphin, gói giấy mỏng, không chất đóng.
- GV cho HS đọc thông tin và trả lời:
+ Việc thu hoạch quả cần đảm bảo yêu cầu gì?
+ Em hãy nêu những phương pháp thường dùng trong việc bảo quản quả?
+ Để bảo quản quả được lâu chúng ta phải làm gì? 
- HS đọc thông tin và trả lời:
+ Cần đúng độ chin, nên thu hoạch vào ngày nắng ráo, tránh làm sây sát vỏ quả
+ Xử lí màng paraphin, bảo quản trong kho lạnh.
+ Lâu quả sách sẽ, tráng paraphin, gói giấy mỏng và không chất thành đống.
IV/. CỦNG CỐ:	- Nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp nào là chủ yếu ?
	- Tại sao lại bón phân theo hình chiếu của tán cây và tạo hình sửa cành cho cây? 
V/. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 
	- Bài vừa học: Học thuộc bài + trả lời câu hỏi SGK.
- Bài sắp học: Bài 8: KĨ THUẬT TRỒNG CÂY NHÃN

Tài liệu đính kèm:

  • docHK 1 moi.doc