Giáo án lớp 6 môn học Vật lí - Tuần 6 - Tiết 6 - Bài 6: Lực – hai lực cân bằng

Giáo án lớp 6 môn học Vật lí - Tuần 6 - Tiết 6 - Bài 6: Lực – hai lực cân bằng

 I: Chuẩn bị:

* GV: Chuẩn bị cho 1 nhóm học sinh gồm :

 +1 xe lăn + 1 lò xo lá tròn + 1 lò xo mềm dài 10 cm

 + 1 thanh nam châm thẳng + 1 quả gia trọng sắt có móc treo

 + 1 cái giá có kẹp để giữ các lò xo, treo quả gia trọng

 II:Tổ chức hoạt động Dạy-Học:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: (10 ph)

3. Bài mới:

Đặt vấn đề: ( Như trong SGK)

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 894Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Vật lí - Tuần 6 - Tiết 6 - Bài 6: Lực – hai lực cân bằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần: 6 Ngày soạn: 25/09/2011
 Tiết: 6 Ngày dạy: 27/09/2011
Bài 6: LỰC – HAI LỰC CÂN BẰNG
 I: Chuẩn bị:
* GV: Chuẩn bị cho 1 nhóm học sinh gồm :
 +1 xe lăn + 1 lò xo lá tròn + 1 lò xo mềm dài 10 cm 
 + 1 thanh nam châm thẳng + 1 quả gia trọng sắt có móc treo 
 + 1 cái giá có kẹp để giữ các lò xo, treo quả gia trọng 
 II:Tổ chức hoạt động Dạy-Học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: (10 ph)
3. Bài mới:
Đặt vấn đề: ( Như trong SGK)
Thời gian
Chuẩn kiến thức, kỹ năng quy trình trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể chuẩn kiến thức, kỹ năng
Phương pháp dạy học
Trợ giúp của thầy
Hoạt động của trò
15
phút
1. Nêu được ví dụ về tác dụng đẩy, kéo của lực.
[VD]. Nêu được ít nhất một ví dụ về tác dụng đẩy, một ví dụ về tác dụng kéo của lực.
Hỏi - đáp
- GV: Em hãy lấy một ví dụ về tác dụng đẩy của lực?
- GV: Em hãy lấy một ví dụ về tác dụng kéo của vật?
- HS: Lấy ví dụ:
Gió thổi vào cánh diều làm cánh diều bay cao, gió thổi vào quả bóng bay,..
- HS: Lấy ví dụ:
+ Đầu tàu kéo các toa tàu chuyển động, khi đó đầu tàu tác dụng lực kéo lên các toa tàu.
+ Một người tác động một lực kéo lên chiếc xe chở đất, làm tác động lên xe chở đất.
+ Một người tác động 1 lực kéo lên chiếc cung.
20 ph
2. Nêu được ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó
[VD]. Nêu được một ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó.
Hỏi - đáp
- GV: Yêu cầu HS quan sát hình 6.4 và trả lời câu C6. và giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh.
(?) Nêu nhận xét về phương và chiều của 2 lực mà 2 đội tác động lên sợi dây?
(?) Yêu cầu học sinh làm câu C8, dùng các từ trong khung điền vào chỗ trống trong các câu.
(?) Vậy 2 lực cân bằng là 2 lực có phương, chiều, độ lớn như thế nào?
- GV: Lấy ví dụ: Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngan chịu tác động của các lực nào? 
- HS: Quan sát và trả lời câu C6.
+ Nếu đội bên trái mạnh hơn thì dây sẽ nghiêng về phía bên trái.
+ Nếu đội bên trái yếu hơn thì dây sẽ nghiêng về phía bên phải.
+ Nếu 2 đội mạnh ngang nhau thì dây sẽ đứng yên.
- HS:Suy nghĩ và trả lời câu hỏi:
+ Phương: Nằm ngang.
+ Chiều: Ngược chiều nhau.
+ Độ lớn: Bằng nhau, cùng tác động vào một vật.
- HS: Hoàn thành câu C8:
a/ Cân bằng, đứng yên.
b/ Chiều.
c/ Phương, chiều.
- HS: Hai lực cân bằng là 2 lực có cùng phương, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và đặt vào cùng một vật.
- HS: Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang chịu tác động của 2 lực cân bằng là lực hút của trái đất tác dụng lên quyển sách có phương thẳng đứng từ trên xuống dưới và lực đỡ của mặt bàn tác dụng lên quyển sách có phương thẳng đứng có chiều từ dưới lên trên, hai lực này có độ lớn bằng nhau.
 III:Dặn dò:
- Yêu cầu học sinh về học và làm các bài tập trong SBT
- Xem trước bài mới ở nhà
 IV:Rút kinh nghiệm 
Kí duyệt tuần 6
Ngày 26 tháng 09 năm 2011
Tổ Trưởng :
BÙI TẤN KHUYÊN

Tài liệu đính kèm:

  • docVL6(tuan 6).doc