Giáo án môn học Vật lí 6 - Tiết 2: Đo độ dài (tiếp)

Giáo án môn học Vật lí 6 - Tiết 2: Đo độ dài (tiếp)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thưc:

- Củng cố việc xác định GHĐ và ĐCNN của thước

- Củng cố cách xác định gần đúng độ dài cần đo để chọn thước đo cho phù hợp.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng đo chính xác độ dài của vật và ghi kết quả.

- Biết tính giá trị trung bình của đo độ dài.

3. Thái đô: Rèn luyện tính trung thực thông qua bản báo cáo kết quả.

II. Chẩn bi:

1. Giáo viên:

- Mỗi nhón hs: Thước đo có ĐCNN: 0,5 cm, Thước đo có ĐCNN: mm, Thước dây, thước cuộn, thước kẹp

 

doc 2 trang Người đăng levilevi Lượt xem 729Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Vật lí 6 - Tiết 2: Đo độ dài (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: /9/2008
Tiết: 2
Đo độ dài (tiếp)
Mục tiêu:
Kiến thưc:
Củng cố việc xác định GHĐ và ĐCNN của thước
Củng cố cách xác định gần đúng độ dài cần đo để chọn thước đo cho phù hợp.
Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng đo chính xác độ dài của vật và ghi kết quả.
Biết tính giá trị trung bình của đo độ dài.
Thái đô: Rèn luyện tính trung thực thông qua bản báo cáo kết quả.
Chẩn bi:
Giáo viên:
Mỗi nhón hs: Thước đo có ĐCNN: 0,5 cm, Thước đo có ĐCNN: mm, Thước dây, thước cuộn, thước kẹp
Học sinh:
ôn lại bài 1
Đọc trước bài 2
Tiến trình tổ chức dạy và học
ổn đinh tổ chức lớp (1phút): Tổng số:  Vắng:..
Kiểm tra bài cũ (10phút):
Câu hỏi: 
Hãy kể tên đơn vị đo chiều dài và đơn vị đo nào là đơn vị chính? 
Đổi đơn vị sau: 1km = .m; 1m = .m; 0,5km = .m; 1m = cm; 1mm = m; 1cm = .m
GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo là gì?
Trả lời:
Kể tên đơn vị đo chiều dài và đơn vị chính: km, m, dm, cm, mm, inh, ft Đơn vị chính: m
Đổi đơn vị: 1km = 1000m; 1m = 0,001km; 0,5km = 500m; 1m = 100cm; 1mm = 0,001m; 1m = 1000mm; 1cm = 0,01m
GHĐ của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước; ĐCNN của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp của thước.
Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1(15phút): Cách đo độ dài
GV: Yêu cầu hs làm việc nhóm và thảo luận các câu hỏi C1, C2, C3, C4, C5.
HS Thảo luận, ghi ý kiến của nhóm mình vào phiếu học tập của nhóm.
GV kểm tra phiếu học tập của các nhóm để kiểm tra hđ của các nhóm.
HS đại diện các nhóm lên trình bày. Hs nhận xét ý kiến của nhóm bạn.
GV đánh giá độ chính xác của từng nhóm qua từng câu hỏi. Nhấn mạnh việc ước lượng gần đúng độ dài cần đo để chọn dụng cụ đo thích hợp.
HS rút ra kết luận và ghi vào vở. 
GV yêu cầu hs đọc lại nội dung kết luân và chuẩn hoa kiến thức trong phần kết luận.
Hoạt động 2(10phút): Vận dụng
Gv gọi lần lượt hs làm câu C7, C8, C9, C10.
Hs1: C7
HS2: C8
HS3: C9
HS4: C10
Gv yêu cầu các hs khác nhận xét câu trả lời của bạn. rồi nhận xét chung.
Hs ghi các câu trả lời vào vở.
Cách đo độ dài.
C1: Tuỳ hs
C2: Chọn thước dây để đo chiều dài bàn học, vì phải đo 1 hoặc 2 lần; chọn thước kẻ để đo chiều dày sgk vl6 vì thước kẻ có ĐCNN (1mm) nhỏ hơn ĐCNN của thước dây (0,5cm), nên kết quả đo chính xác hơn.
C3:Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo.
C4:Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
C5: Nếu đầu cuối của vật không ngang bằng với cạnh chia, thì đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
Rút ra kết luận:
Ước lượng độ dài cần đo
Chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN thích hợp.
Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước.
Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh của thước ở đầu kia của vật.
Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
Vận dụng
C7: c)
C8: c)
C9: (1); (2); (3): 7cm
Củng cố (7 phút):
Đo chiều dài quển vở: em ước lượng là bao nhiêu và nên chon dụng cụ đo có ĐCNN là bao nhiêu.
Chữa bài tập 1-2-8
Hướng dẫn học ở nhà (2phút):
Trả lời các câu hỏi c1 đến C10
Học phần ghi nhớ.
Bài tập 1-2-9 đến 1-2-13.
kẻ bảng 3.1: kết quả đo thể tích chất lỏng vào vở trước.

Tài liệu đính kèm:

  • docT2 Do do dai (tiep).doc