Giáo án lớp 6 môn học Số học - Tiết 40: Làm quen với số nguyên âm (tiếp)

Giáo án lớp 6 môn học Số học - Tiết 40: Làm quen với số nguyên âm (tiếp)

1. Kiến thức: - Biết được sự cần thiết phải mở rộng tập hợp số nguyên. Biết cách biểu diễn số

 nguyên âm trên trục số.

 - Biết cách đọc số nguyên âm qua các ví dụ thực tế.

 2. Kỹ năng: - Nhận biết và đọc các số nguyên âm trong ví dụ.

 - Làm được bài tập trong SGK

 3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi biểu diễn số nguyên âm trên trục số.

II/ Đồ dùng:

 - GV: Nhiệt kế có chia độ âm, bảng ghi nhiệt độ các thành phố. Hình vẽ biểu diễn độ cao.

 - HS: Nghiên cứu trước bài

III/ Phương pháp: Phương pháp phân tích, tổng hợp.

IV/ Tiến trình lên lớp:

 

doc 2 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1038Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Số học - Tiết 40: Làm quen với số nguyên âm (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 5/11/2011 Ngày giảng: /11/2011
Chương II. SỐ NGUYÊN
Tiết 40. LÀM QUEN VỚI SỐ NGUYÊN ÂM
I/ Mục tiêu:
 1. Kiến thức: - Biết được sự cần thiết phải mở rộng tập hợp số nguyên. Biết cách biểu diễn số 
 nguyên âm trên trục số.
 - Biết cách đọc số nguyên âm qua các ví dụ thực tế.
 2. Kỹ năng: - Nhận biết và đọc các số nguyên âm trong ví dụ.
 - Làm được bài tập trong SGK
 3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi biểu diễn số nguyên âm trên trục số.
II/ Đồ dùng:
 - GV: Nhiệt kế có chia độ âm, bảng ghi nhiệt độ các thành phố. Hình vẽ biểu diễn độ cao.
 - HS: Nghiên cứu trước bài 
III/ Phương pháp: Phương pháp phân tích, tổng hợp.
IV/ Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức:
2. Khởi động: Đặt vấn đề( Thời gian: 5 phút).
- Thực hiện phép tính.
 4 + 6 = ?
 4.6 = ?
 4 – 6 = ?
- GV đặt vấn đề và giới thiệu về chương II
4 + 6 = 10
4.6 = 24
4 – 6 = không có kết quả trong N.
- HS chú ý
3. Các hoạt động dạy học
HĐ - GV
HĐ - HS
Ghi bảng
3.1 Hoạt động 1. Tìm hiểu các ví dụ:
a) Mục tiêu: HS tìm hiểu về khái niệm số nguyên âm , dương thông qua các ví dụ.
b) Đồ dùng: Bảng phụ trình bày ví dụ.
c) Thời gian: 15 phút.
d) Tiến hành:
- GV giới thiệu và cách đọc số nguyên âm. ? -2; -3; - 4: đọc như thế nào 
? Những số như thế nào gọi là số nguyên âm
- Gọi HS đọc ví dụ 1
? Để đo nhiệt độ người ta thường dùng dụng cụ gì
? Nhiệt độ của nước đá đang tan là 00C đọc như thế nào 
? Nhiệt độ của nước đang sôi là 1000C đọc như thế nào 
? Nhiệt độ dưới không độ C được viết và đọc như thế nào
- Yêu cầu HS đọc ?1
? Trong 8 thành phố thì thành phố nào nóng nhất, thành phố nào lạnh nhất
- Yêu cầu HS đọc ví dụ 2
- Yêu cầu HS đọc ?2 và giải thích ý nghĩa của từng 
số 
- Yêu cầu HS đọc ví dụ 3
- Yêu cầu HS làm phần ?3
- Gọi 1 HS đọc và giải thích ý nghĩa cuả các số 
- GV hệ thống kiến thức
- HS chú ý lắng nghe.
-2 đọc là âm 2; -3 đọc là âm 3
- Số nguyên âm là các số tự nhiên có dấu trừ đằng trước
- 1 HS đọc ví dụ 1
- Dùng nhiệt kế
- Đọc là không độ C
- Đọc là một trăm độ C
- Được viết dấu “ – “ ở trước. Đọc là âm ..độ C
- HS đọc ?1
- TPHCM: Nóng nhất 
- TP Matcơva: Lạnh nhất
- 1 HS đọc ví dụ 2
- HS đọc ?2
+ Đỉnh núi phan xi păng cao hơn mực nước biển 3143m
+ Đáy vịnh Cam Ranh thấp hơn mực nước biển là 30m
- HS đọc ví dụ 3
- HS làm phần ?3
- 1 HS đọc và giải thích các số
1. Ví dụ:
- Các số -1; -1; -3; -4;  là các số nguyên âm
- Cách đọc: âm 1 hoặc trừ 1,
âm 2 hoặc trừ 2 
Ví dụ 1(SGK)
?1
Ví dụ 2(SGK)
?2
Ví dụ 3(SGK)
?3 
- Ông Bảy nợ 150 000 đồng
- Bà Năm có 200 000 đồng
- Cô Ba nợ 30 000 đồng
3.2 Hoạt động 2. Tìm hiểu trục số
a) Mục tiêu: HS biết biểu diễn số nguyên âm , dương trên trục số.
b) Đồ dùng: Bảng phụ trình bày trục số.
c) Thời gian: 15 phút.
 d) Tiến hành:
- Gọi 1 HS lên bảng vẽ tia số tự nhiên 
- GV hướng dẫn HS vẽ trục số nguyên âm 
- GV giới thiệu chiều dương, chiều âm của trục số
- Yêu cầu HS làm ? 4
- GV gọi HS trả lời
- GV đưa ra chú ý 
- 1 HS lên bảng vẽ tia số tự nhiên
- HS làm theo hướng dẫn
- HS lắng nghe
- HS HĐ cá nhân làm ?4
- HS đứng tại chỗ trả lời
- HS đọc chú ý
2. Trục số
- Điểm 0 gọi là điểm gốc của trục số 
?4A: - 6; B : - 3
 C: 1; D: 5
Chú ý(SGK- 68)
3.3 Hoạt động 3. Luyện tập
a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vao giải bài tập
b) Đồ dùng: Bảng phụ trình bày trục số bài 4.
c) Thời gian: 10 phút.
d) Tiến hành:
- Yêu cầu HS làm bài 1 
- Gọi HS trình bày, GV đánh giá nhận xét
- Yêu cầu HS làm bài 4/68
- Gọi 1 HS lên bảng thực hiện
GV đánh giá nhận xét
- HS thực hiện làm bài 1
- HS cùng giải và nhận xét
- HS thực hiện bài 4
- 1 HS lên bảng thực hiện
- HS cùng giải và nhận xét
3. Luyện tập
Bài 1/ 68
a) -30C; -20C; 00C; 20C; 30C
b) Nhiệt độ chỉ trong nhiệt b cao hơn nhiệt độ chỉ trong nhiệt kế a
Bài 4/68
a) 
b) 
4. Hướng dẫn về nhà:
	- Làm bài tập: 2;3;5 SGK- 68
	- Đọc trước bài 2. Tập hợp số nguyên.
 - Hướng dẫn: Bài 2,3 làm tương tự như ví dụ 2.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 40 theo chuan KTKN.doc