Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tiết 7: Sự lớn lên và phân chia của tế bào

Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tiết 7: Sự lớn lên và phân chia của tế bào

Mục tiêu: Sau khi học xong bai này học sinh cần nắm:

 - HS hiểu ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia TB (TB ở mô phân sinh ngọn mới có khả năng phân chia)

 - Rèn luyện cho HS kỉ năng quan sát, nhận biết, phân tích, so sánh và hoạt động nhóm.

 - Giáo dục cho HS biết bảo vệ và yêu quý TV.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

 GV: Tranh phóng to hình 8.1-2 SGK

 HS: Xem trước bài.

III. Tiến trình lên lớp:

 

doc 6 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1607Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tiết 7: Sự lớn lên và phân chia của tế bào", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:..........................
Ngày dạy: ..........................
Tuần....Tiết 7: sự lớn lên và phân chia của tế bào
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bai này học sinh cần nắm:
 - HS hiểu ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia TB (TB ở mô phân sinh ngọn mới có khả năng phân chia)
 - Rèn luyện cho HS kỉ năng quan sát, nhận biết, phân tích, so sánh và hoạt động nhóm.
 - Giáo dục cho HS biết bảo vệ và yêu quý TV.
II. PHƯƠNG TIệN DạY HọC
 GV: Tranh phóng to hình 8.1-2 SGK
 HS: Xem trước bài.
III. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức: 6A...........; 
2 Kiểm tra bài cũ: 
 ? TBTV gồm những phần nào? Nêu đặc điểm của từng phần?
3. Bài mới:
 *. Đặt vấn đề: 
 Thực vật cấu tạo bởi TB, cơ thể thực vật lớn lên do sự tăng số lượng TB qua quá trình phân chia và tăng kích thước của từng TB. Vậy TBTV lớn lên và phân chia như thế nào, để biết được hôm nay chúng ta tìm hiểu.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
HĐ 1: 
- GV yêu cầu HS tìm hiểu nội dung thông tin và quan sát hình 8.1 SGK.
- Các nhóm trao đổi trả lời câu hỏi phần lệnh sau phần 1 SGK.
? TB lớn lên hư thế nào.
? Nhờ đâu TB lớn lên được.
- HS đại diện các nhóm trả lời, bổ sung
- GV nhận xét, kết luận.
HĐ 2: 
- GV yêu cầu HS tìm hiểu nội dung thông tin mục 2 và quan sát hình 8.2 SGK 
- Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi phần lệnh mục 2 SGK.
? TB phân chia như thế nào.
? Các TB ở bộ phận nào có khả năng phân chia.
? Các cơ quan của thực vật như rễ, thân, lá lớn lên bằng cách nào.
- Đại diện các nhóm trả lời, bổ sung
- GV nhận xét, kết luận.
? Theo em việc phân chia TB có tác dụng gì. 
- HS trả lời, GV kết luận.
- GV trình bày mối quan hệ giữa sự lớn lên và phân chia TB bằng sơ đồ sau: 
 S trưởng P chia
TB non TBTT TB non mới
- GV gọi HS đọc mục ghi nhớ SGK.
1. Sự lớn lên của tế bào:
- TB non có kích thước nhỏ sau đó to dần lên đến 1 kích thước nhất định thành TB trưởng thành.
- Nhờ quá trình trao đổi chất TB lớn dần lên.
2. Sự lớn lên và phân chia tế bào:
- TB sinh ra rồi lớn lên tới một kích thước nhất định sẽ phân chia thành 2 TB con đó là sự phân bào.
- Quá trình phân bào gồm:
+ Đầu tiên hình thành 2 nhân
+ Tế bào chất phân chia
+ Vách TB ngăn đôi thành 2 phần
+ Tách đôi thành 2 TB con mới
- Các TB ở mô phân sinh mới có khả năng phân chía
- TB phân chia và lớn lên giúp cây sinh trưởng và phát triển.
4.Củng cố
- GV cho HS đọc ghi nhớ SGK
- Hệ thống nội dung của bài học
- Yêu cầu HS làm bài tập
 Hãy tìm những từ (a, lớn lên; b, phân chia; c, phân bào; d, phân sinh) để điền vào chỗ trống trong các câu sau;
 1. Tế bào được sinh ra, rồi(a)đến một kích thước nhất định sẽ phân chia thành hai tế bào con, đó là sự(c).
 2. Cơ thể thực vật(a)do sự tăng số lượng tế bào qua quá trình(b).và tăng kích thước của từng tế bào do sự(a)của tế bào
 3. Các tế bào ở mô(d).có khả năng(b)
 4. Tế bào(b)và(a)..giúp cây sinh trưởng và phát triền.
 5. Tế bào(a).đến một kích thước nhất định thì(b)..
5. Dặn dò: 
 Học bài cũ và trả lời câu hỏi sau bài.
 Xem trước bài mới (HS chuẩn bị rễ cây lúa, bưởi)
Ngày soạn:.....................................
Ngày dạy:..........................................
 Chương II: rễ
	Tuần.....	Tiết 8: các loại rễ, các miền của rễ
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm.
 - HS nhận biết được 2 loại rễ chính: Rễ cọc và rễ chùm, phân biệt được cấu tạo và chức năng các miền của rễ.
 - Rèn luyện cho HS kỉ năng quan sát, nhận biết, so sánh và hoạt động nhóm.
 - Qua bài này giúp HS vận dụng kiến thức để chăm sóc cây trồng.
II. Phương tiện dạy học
 GV: - Mẫu vật một số rễ cọc, rễ chùm.
 - Tranh hình 9.1-3 SGK.
 HS: - Cây rễ cọc, rễ chùm.
 - Xem trước bài
III. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức: 6A...........; 
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Quá trình phân chia TBTV được diễn ra như thế nào? Sự lớn lên và phân chia có ý nghĩa gì?
3. Bài mới:
 * Đặt vấn đề: 
 Rễ giúp cây đứng vững trên đất, rễ hút nước và muối khoáng hoà tan, không phải tất cả các loại rễ đều cùng một loại rễ. Vậy có những loại rễ nào, để biết được hôm nay chúng ta tìm hiểu qua bài hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
HĐ 1: 
- GV yêu cầu HS quan sát vật mẫu, tranh hình 9.1 SGK, đồng thời tìm hiểu thông tin cho biết:
? Có những loại rễ nào.
- HS trả lời, GV nhận xét , kết luận.
- GV yêu cầu HS các nhóm hoàn thiện phần lệnh 2 mục 1 SGK.
- HS đại diện các nhỏm trả lời, bổ sung.
- GV kết luận
- Qua phần trên em hãy cho biết:
? Rễ cọc và rễ chùm có đặc điểm gì.
? Những cây trong hình 9.2 cây nào thuộc rễ cọc, cây nào thuộc rễ chùm.
- HS trả lời, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
HĐ 2: 
- GV yêu cầu HS quan sát hình 9.3 và đối chiếu với bảng sau mục 2 SGK.
- Các nhóm trao đổi thảo luận theo câu hỏi:
? Rễ cây gồm mấy miền, kể tên mỗi miền.
? Chức năng của mỗi miền.
- HS đại diện các nhóm trả lời, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
- GV gọi HS đọc phần ghi nhớ cuối bài.
1. Các loại rễ:
 Rễ cọc
Có 2 loại rễ chính: 
 Rễ chùm
+ Rễ cọc: Có rễ cái to khoẻ đâm sâu xuống đất và nhiều rẽ con mọc xiên, từ rễ con có nhiều rễ bé hơn.
VD: Cam, bưởi, ổi, đào
+ Rễ chùm: Gồm nhiều rễ to, dài gần bằng nhau, thường mọc toả ra từ gốc thân.
VD: Lúa, ngô, hành, ném, hành
2. Các miền của rễ:
 Rễ gồm 4 miền:
+ Miền trưởng thành(mạch dẫn)	 dẫn truyền.
+ Miền hút(lông hút) hấp thụ nước và muối khoáng.
+ Miền sinh trưởng(nơi TB phân chia) " Làm cho rễ dài ra.
+ Miền chóp rễ che chở cho đầu rễ 
4. Củng cố:
- GV cho HS đọc ghi nhớ SGK
- Yêu cầu HS làm bài tập
 Đánh dấu (x) vào đầu câu trả lời đúng trong các câu sau:
 1. Căn cứ vào hình dạng bên ngoài người ta chia rễ làm mấy loại.
 A, Có ba loại rễ: Rễ cọc, rễ chùm và rễ phụ.
 B, Có hai loại rễ: Rễ mầm và rễ cọc.
 C, Có hai loại rễ: Rễ cọc và rễ chùm
 D, Có hai loại rễ: Rễ chính và rễ phụ.
 2. Cần làm gì cho bộ rễ phát triển mạnh:
 A, Bón phân hợp lí, cung cấp đầy đủ nước.
 B, Xới đất tơi xốp.
 C, Vun gốc để cây mọc thêm rễ phụ.
 D, Cả a, b và c.
5. Dặn dò: 
 Học bài cũ, trả lời những câu hỏi sau bài và làm bài tập sau bài.
 Đọc mục “em có biết”
 Xem trước bài mới: Cấu tạo miền hút của rễ.
Ngày soạn:.............................................
Ngày dạy:................................................
Tuần ...........Tiết 9: cấu tạo miền hút của rễ
I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm.
 - HS nắm được đặc điểm cấu tạo và chức năng các bộ phận miền hút của rễ.
 - Rèn luyện cho HS kỉ năng quan sát, nhận biết, so sánh và hoạt động nhóm.
 - HS biết vận dụng kiến thức đã học vào giải quết một số hiện tượng có liên quan tới rễ cây.
II. Phương tiện dạy học
 GV: - Tranh hình 10.1-4 SGK
 - Bảng cấu tạo chức năng của miền hút của rễ
 HS: Xem trước bài mới.
III. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức: 6A...........; 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 ? Rễ cây có những miền nào. chức năng của từng miền ?
3. Bài mới:
* Đặt vấn đề (
 Ta đã biết rễ cây gồm 4 miền, mỗi miền có chức năng khác nhau và rất quan trọng. Nhưng vì sao miền hút quan trọng nhất của rễ. Nó có phù hợp với việc hút nước và muối khoáng hoà tan trong đất như thế nào ? 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
HĐ 1: 
 - GV yêu cầu HS quan sát cấu tạo TB lông hút và lát cắt ngang TB lông hút, đồng thời tìm hiểu thông tin SGK
- Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi phần lệnh sau mục 1 SGK
? Cấu tạo miền hút gồm những mấy phần. 
? Vì sao nói mỗi lông hút là một TB. HS đại diện các nhóm báo cáo kết quả, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
- GV lưu ý: Mỗi lông hút là một TB vì lông hút có đủ các thành phần của 1 TBTV.
HĐ 2: 
- HS tìm hiểu bảng cấu tạo và chức năng, so sánh với hình 10.2 và hình 7.4
- Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi.
? Chức năng các phần của miền hút.
? TB lông hút có tồn tại suốt đời không.
- HS trả lời, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
1. Cấu tạo miền hút của rễ.
 Miền hút gồm 2 phần: Võ và trụ giữa
+ Vỏ: Gồm biểu bì và thịt vỏ
Biểu bì: Gồm 1 lớp TB hình đa giác xếp sát nhau, một số TB keo dài thành lông hút
Thịt vỏ: Gồm nhiều lớp TB có độ lớn khác nhau
+ Trụ giữa: Gồm bó mạch và ruột.
Bó mạch gồm mạch gỗ và mạch rây.
 - Mạch gỗ: Gồm những TB có vách hoá gỗ dày, không có chất TB.
 - Mạch rây: Gồm những TB có vách mỏng
Ruột gồm những TB có vách mỏng
2. Chức năng của miền hút.
- Biểu bì che chở hút nước và muối khoáng.
- Thịt vỏ chuyễn các chất từ lông hút vào trụ giữa.
- Bó mạch:
+ Mạch gỗ: vận chuyễn nước và muối khoáng từ rễ lên lá
+ Mạch rây: vận chuyễn chất hữu cơ đi nuôi cây
- Ruột chứa chất dự trữ.
4.Củng cố:
- GV cho HS đọc ghi nhớ SGK
- Yêu cầu HS làm bài tập:
 Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau.
 1, Vì sao nói: Mỗi lông hút là một TB ?
 A, Vì lông hút là TB biểu bì kéo dài ra.
 B, Vì mõi lông đều cấu tạo bởi: Vách TB, màng sinh chất, chất TB, nhân và không bào.
 C, Cả a và b đều đúng
 D, Cả a và b đều sai
 2, Lông hút của rễ có cấu tạo và chức năng như thế nào ?
 A, Là TB biểu bì kéo dài ra ở miền hút 
 B, Có chức năng hút nước và muối khoáng hoà tan
 C, Chuyễn nước và muối khoáng đi nuôi cây
 D, Cả a và b
5. Dặn dò: 
 Học bài cũ, trả lời các câu hỏi và làm bài tập cuối bài
 Đọc mục em có biết.
 Xem trước bài 10

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh6.....doc