Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tuần 13 - Tiết 25 - Bài 21: Quang hợp (tiếp theo)

Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tuần 13 - Tiết 25 - Bài 21: Quang hợp (tiếp theo)

. Kiến thức

- Học sinh vận dụng kiến thức đã học và kĩ năng phân tích thí nghiệm để biết được những chất lá cần sử dụng để chế tạo tinh bột.

- Phát biểu được khái niệm đơn giản về quang hợp.

- Viết sơ đồ tóm tắt về hiện tượng quang hợp.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh phân tích thí nghiệm, khái quát.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC

- GV: Thực hiện trước thí nghiệm, mang lá ở thí nghiệm đến lớp để thử kết quả với dung dịch iốt.

- HS: Ôn lại kiến thức về cấu tạo của lá, sự vận chuyển nước của rễ, ôn lại bài quang hợp của tiết trước.

III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG

 

doc 21 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1153Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tuần 13 - Tiết 25 - Bài 21: Quang hợp (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 Tiết 25
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Bài 21: Quang hợp
(Tiếp theo)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh vận dụng kiến thức đã học và kĩ năng phân tích thí nghiệm để biết được những chất lá cần sử dụng để chế tạo tinh bột.
- Phát biểu được khái niệm đơn giản về quang hợp.
- Viết sơ đồ tóm tắt về hiện tượng quang hợp.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh phân tích thí nghiệm, khái quát.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật, yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy và học
- GV: Thực hiện trước thí nghiệm, mang lá ở thí nghiệm đến lớp để thử kết quả với dung dịch iốt.
- HS: Ôn lại kiến thức về cấu tạo của lá, sự vận chuyển nước của rễ, ôn lại bài quang hợp của tiết trước.
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ
 - Nêu nội dung thí nghiệm lá cây chế tạo tinh bột khi có ánh sáng?
3. Bài mới
	Cho HS nhắc lại kết luận chung của bài trước, 
	 - Vậy lá cây cần chất gì để chế tạo tinh bột?
Hoạt động 1: Cây cần những chất gì để chế tạo tinh bột?
Mục tiêu: Thông qua thí nghiệm biết cây cần: nước, khí cacbonic, ánh sáng, diệp lục để chế tạo tinh bột.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung bài học
- GV yêu cầu: HS nghiên cứu độc lập SGK trang 70, 71, thảo luận nhóm trả lời 2 câu hỏi SGK.
- GV gợi ý:
- Sử dụng kết quả của tiết trước để xác định lá ở chuông nào có tinh bột và lá ở chuông nào không có tinh bột?
+ Cây ở chuông A sống trong điều kiện không khí không có cacbonic.
+ Cây ở chuông B sống trong điều kiện không khí có cacbonic.
- Cho HS các nhóm thảo luận kết quả.
- GV lưu ý HS: chú ý vào điều kiện của thí nghiệm và chính điều kiện sẽ làm thay đổi kết quả của thí nghiệm.
- Sau khi HS thảo luận GV cho HS rút ra kết luận nhỏ cho hoạt động này.
- Tại sao ở xung quanh nhà và những nơi công cộng cần trồng nhiều cây xanh?
- Mỗi HS đọc kĩ thông tin mục Ê và các thao tác thí nghiệm ở mục s.
- HS tóm tắt thí nghiệm cho cả lớp cùng nghe.
- HS thảo luận nhóm tìm câu trả lời đúng, ghi vào giấy.
- Yêu cầu nêu được:
+ Chuông A có thêm cốc chứa nước vôi trong.
+ Lá trong chuông A không chế tạo được tinh bột.
+ Lá cây ở chuông B chế tạo được tinh bột.
- HS thảo luận kết quả ý kiến của nhóm và bổ sung.
Kết luận:
- Không có khí cacbonic lá không thể chế tạo được tinh bột.
Hoạt động 2: Khái niệm về quang hợp
Mục tiêu: HS nắm được khái niệm quang hợp, viết sơ đồ quang hợp.
- GV yêu cầu HS hoạt động độc lập, nghiên cứu SGK.
- GV gọi 2 HS viết lại sơ đồ quang hợp lên bảng.
- GV cho HS nhận xét 2 sơ đồ trên bảng, bổ sung và thảo luận khái niệm quang hợp.
- GV cho HS quan sát lại sơ đồ quang hợp ở SGK trang 72 và trả lời câu hỏi:
- Lá cây sử dụng những nguyên liệu nào để chế tạo tinh bột? Nguyên liệu đó lấy từ đâu?
- Lá cây chế tạo tinh bột trong điều kiện nào?
- GV cho HS đọc thông tin Ê trả lời câu hỏi: Ngoài tinh bột lá cây còn tạo ra những sản phẩm hữu cơ nào khác?
- HS tự đọc mục Ê và trả lời yêu cầu SGK trang 72.
- HS viết sơ đồ quang hợp, trao đổi trong nhóm về khái niệm quang hợp.
- HS trình bày kết quả của nhóm, bổ sung sơ đồ quang hợp (nếu cần).
- HS trả lời câu hỏi và rút ra kết luận.
Kết luận:
 - Quang hợp là hiện tượng lá cây chế tạo tinh bột ngoài ánh sáng nhờ nước, khí cacbonic và diệp lục.
4. Củng cố
- GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm quang hợp, trả lời câu hỏi 3 SGK trang 72.
- 
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”.
Tiết 26
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Bài 22: ảnh hưởng của các điều kiện bên ngoài 
 đến quang hợp - ý nghĩa của quang hợp
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh nắm được những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp.
- Vận dụng kiến thức, giải thích được ý nghĩa của một vài biện pháp kĩ thuật trong trồng trọt.
- Tìm được các VD thực tế chứng tỏ ý nghĩa quan trọng của quang hợp.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng khai thác thông tin, nắm bắt thông tin.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức tham gia bảo vệ, phát triển cây xanh ở địa phương.
II. Đồ dùng dạy và học
- GV: Sưu tầm tranh ảnh về một số cây ưa sáng và ưa bóng. Tìm tranh ảnh về vai trò của quang hợp với đời sống động vật và con người.
- HS: Ôn tập kiến thức ở tiểu học về các chất khí cần thiết cho động vật và thực vật.
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ
- Viết sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp? Những yếu tố nào là cần thiết cho quang hợp?
3. Bài mới
Hoạt động 1: Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến quang hợp?
Mục tiêu: HS xác đinh được các điều kiện bên ngoài như: nước, khí cacbonic, ánh sáng đã ảnh hưởng đến quá trình quang hợp.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung bài học
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, nghiên cứu SGK.
- GV quan sát, giúp đỡ những nhóm còn lúng túng.
- GV có thể gợi ý cho các câu hỏi thảo luận: chú ý vào điều kiện ảnh hưởng đến quang hợp.
- GV nhận xét phần trao đổi nhóm của HS, GV đưa đáp án đúng để các nhóm có thể sửa hay bổ sung vào phần trả lời của mình.
- GV cho HS quan sát tranh: bụi lá lốt ở dưới gốc cây hồng xiêm, tranh khóm chuối cằn ở gần nhiều lò gạch để thấy được ảnh hưởng của ánh sáng và lượng khí CO2.
- Cho HS rút ra kết luận.
- HS tự đọc thông tin Ê SGK trang 75, suy nghĩ trả lời câu hỏi mục s.
- Trao đổi nhóm, thống nhất ý kiến trả lời.
- Yêu cầu nêu được kiến thức:
+ Các điều kiện ảnh hưởng đến quang hợp: khí CO2, nước, ánh sáng, nhiệt độ.
+ Trồng cây dầy dẫn tới thiếu ánh sáng.
- Các nhóm thảo luận kết quả và tìm ra câu trả lời đúng.
Kết luận:
- Các điều kiện: ánh sáng, nhiệt độ, hàm lượng CO2, nước đã ảnh hưởng đến quang hợp.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của quang hợp ở cây xanh
Mục tiêu: HS hiểu được sự quang hợp ở cây xanh đã tạo ra thức ăn và khí oxi cho tất cả các sinh vật.
- GV cho HS thảo luận nhóm theo câu hỏi mục s SGk trang 75.
- GV lưu ý các nhóm: khẳng định được tầm quan trọng của các chất hữu cơ và khí oxi do quang hợp của cây xanh tạo ra.
- GV nghe và giúp đỡ HS hoàn thành đáp án về ý nghĩa của quang hơp như SGV.
- GV chú ý thắc mắc của HS như: con giun sống trong ruột người không cần chất hữu cơ và khí oxi do cây xanh chế tạo và thải ra.
+ Qua bài này giúp em hiểu được những điều gì?
- Từ phần thảo luận trên lớp, HS rút ra kết luận.
- Mỗi HS tự suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- Trao đổi trong nhóm về ý kiến của cá nhân, thống nhất câu trả lời của nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận:
- Nhờ quá trình quang hợp cây xanh đã tạo ra các chất cần cho sự sống của các sinh vật.
4. Củng cố
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở cuối bài.
- GV đánh giá giờ học
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”.
	- Ôn lại bài quang hợp.
Đọc trước bài: “cây có hô hấp không?”
Tuần 14 Tiết 27
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Bài 23: Cây có hô hấp không?
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh phân tích thí nghiệm và tham gia thiết kế 1 thí nghiệm đơn giản HS phát hiện được có hiện tượng hô hấp ở cây.
- Nhó được khái niệm đơn giản về hiện tượng hô hấp và hiểu được ý nghĩa hô hấp đối với đời sống của cây.
- Giải thích vài ứng dụng trong trồng trọt liên quan đến hiện tượng hô hấp ở cây.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát thí nghiệm, tìm kiến thức.
- Tập thiết kế thí nghiệm.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng say mê môn học.
II. Đồ dùng dạy và học
- GV: Có điều kiện làm thí nghiệm 1 trước 1 giờ.
	Các dụng cụ để làm thí nghiệm 2 như SGK.
- HS: Ôn lại bài quang hợp, kiến thức tiểu học về vai trò của khí oxi.
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu khái niệm quang hợp?
- Không khí thiếu oxi có duy trì sự cháy được không?
3. Bài mới
Hoạt động 1: Các thí nghiệm chứng minh hiện tượng hô hấp ở cây?
Mục tiêu: HS nắm được các bước tiến hành thí nghiệm, tập thiết kế thí nghiệm để rút ra kết luận.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung bài học
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trang 77, nắm cách tiến hành, kết quả của thí nghiệm.
- GV cho 1 HS trình bày lại thí nghiệm trước lớp.
- GV lưu ý HS phải giải thích lớp váng trắng đục ở cốc A dày hơn là do có nhiều khí cacbonic thì GV nên hỏi thêm: Vậy ở chuông A do đâu mà lượng khí cacbonic nhiều lên?
- GV giúp HS hoàn thiện đáp án và rút ra kết luận.
- HS đọc thí nghiệm quan sát hình 23.1 ghi lại tóm tắt thí nghiệm gồm: chuẩn bị , tiến hành, kết quả.
- HS đọc thông tin Ê SGK trang 77, thảo luận nhóm theo 3 câu hỏi SGK trang 77.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu HS nêu được lượng khí CO2 trong chuông A tăng lên chỉ có thể do cây thải ra.
Kết luận:
- Khi không có ánh sáng cây đã thải ra nhiều khí cacbonic.
b. Thí nghiệm 2: Thí nghiệm của A và B
- GV yêu cầu HS thiết kế được thí nghiệm dựa trên những dụng cụ có sẵn và kết quả của thí nghiệm 1.
- GV cho HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi: Các bạn A vàB làm thí nghiệm nhằm mục đích gì?
- GV yêu cầu nhóm thiết kế thí nghiệm, GV đi tới các nhóm quan sát, hưỡng dẫn, gợi ý cách bố trí thí nghiệm.
- GV lưu ý: nếu HS trong lớp có học lực trung bình thì các em có thể không biết bố trí thí nghiệm, GV phải hướng dẫn tỉ mỉ từng bước.
- GV nhận xét giúp HS hoàn thiện thí nghiệm và giải thích rõ: khi đặt cây vào cốc thuỷ tinh rồi đậy miếng kính lên, lúc đầu trong cốc vẫn còn O2 của không khí, đến khi khẽ dịch tấm kính để đưa que đóm đang cháy vào, đóm tắt ngay chứng tỏ trong cốc không còn khí O2 và cây đã nhả CO2.
- GV thử kết quả thí nghiệm đã chuẩn bị cho cả lớp quan sát, chốt lại kiến thức cho cả 2 thí nghiệm, HS nhắc lại.
- HS đọc thông tin Ê SGK, quan sát hình 23.2 trang 78 và trả lời câu hỏi.
- HS trong nhóm cùng tiến hành thảo luận từng bước của thí nghiệm.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS nghe và bổ sung vào bài của mình những chỗ chưa đúng.
Kết luận:
- Cây nhả khí cacbonic và hút khí oxi.
Hoạt động 2: Hô hấp ở cây
Mục tiêu: HS hiểu được khái niệm hô hấp và ý nghĩa của hô hấp.
- GV yêu cầu HS hoạt động độc lập với SGK, trả lời câu hỏi:
+ Hô hấp là gì? Hô hấp có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống của cây?
+ Những cơ quan nào của cây tham gia hô hấp và trao đổi khí trực tiếp với môi trường ngoài?
+ Cây hô hấp vào thời gian nào?
+ Người ta đã dùng biện pháp nào để giúp rễ và hạt mới gieo hô hấp?
- GV gọi 2 HS tra lời 4 câu hỏi SGK, HS khác nổ sung.
- GV chốt lại kiến thức và chú ý nếu HS trả lời: ban đêm cây mới hô hấp thì GV giải thích.
- GV yêu cầu HS trả lời mục s SGK trang 79.
- GV giải thích các biện pháp kĩ thuật cho cả lớp nghe cho HS rút ra k ... bỏng có các chồi và giới thiệu: hiện tượng này gọi là sinh sản sinh dưỡng tự nhên. Vậy sinh sản sinh dưỡng là gì? ở những cây khác có như vậy không?
Hoạt động 1: Tìm hiểu khả năng tạo thành cây mới từ rễ, 
thân, lá ở một số cây có hoa
Mục tiêu: HS thấy được cơ quan sinh dưỡng của một số cây có khả năng mọc chồi, tạo thành cây mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung bài học
- GV yêu cầu HS quan sát hình 26.1 đến 26.4, yêu cầu HS bỏ vật mẫu đã mang đi, đặt lên bàn quan sát.
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm: thực hiện yêu cầu mục s SGK trang 87.
- GV cho HS các nhóm trao đổi kết quả.
- Yêu cầu HS hoàn thành bảng trong vở bài tập.
- GV chữa bài bằng cách gọi HS lên tự điền vào từng mục ở bảng GV đã chuẩn bị sẵn.
- GV theo dõi bảng, công bố kết quả đúng.
- HS quan sát tranh, mẫu.
- Hoạt động nhóm thống nhất ý kiến trả lời.
- Trao đổi phiếu.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Cá nhân nhớ lại kiến thức về các loại rễ thân biến dạng, kết hợp với câu trả lời của nhóm, hoàn thành bảng ở vở bài tập.
- Một số HS lên bảng điền vào từng mục, HS khác bổ sung nếu cần.
Kết luận:
- Một số cây trong điều kiện đất ẩm có khả năng tạo được cây mới từ cơ quan sinh dưỡng.
Hoạt động 2: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên của cây
Mục tiêu: HS hiểu được khái niệm sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.
- Yêu cầu HS hoạt động độc lập, thực hiện yêu cầu ở mục s trang 88.
- Yêu cầu 1 vài HS đứng lên đọc kết quả.
- Sau khi chữa bài, GV cho HS hình thành khái niệm sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.
+ Tìm trong thực tế những cây nào có khả năng sinh sản sinh dưỡng tự nhiên? 
+ Tại sao trong thực tế tiêu diệt cỏ dại rất khó (nhất là cỏ gấu) Vậy cần có biện pháp gì? và dựa trên cơ sở khoa học nào để diệt hết cỏ dại?
- HS xem lại bảng ở vở bài tập hoàn thành yêu cầu mục s SGK trang 88.
- Một vài HS đọc kết quả, HS khác theo dõi, bổ sung.
+ Cỏ tranh, cỏ gấu, hoa đá, khoai lang...
+ Nhặt bỏ toàn phần thân, rễ.
Kết luận:
- Khả năng tạo thành cây mới từ các cơ quan sinh dưỡng gọi là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.
4. Củng cố
- GV củng cố nội dung bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung sự sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.
- GV đánh giá giờ học.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị theo nhóm: ngâm đoạn rau muống ở vườn nhà cho mọc rễ.
- Đọc trước bài: Sinh sản sinh dưỡng do người.
Tuần 16 Tiết 31
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Bài 27: Sinh sản sinh dưỡng do người
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh hiểu được thế nào là giâm cành, chiết cành, ghép cây, nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
- Biết được những ưu việt của hình thức nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, ham mê tìm hiểu thông tin khoa học.
II. Đồ dùng dạy và học
- GV: Tranh phóng to hình 27.1 đến 27.4.
	Mẫu vật: Cành sắn, cành dâu, ngọn mía, rau muống đã mọc rễ.
- HS: Cành rau muống cắm trong bát đất.
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ
- Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là gì? Cho ví dụ?
3. Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu giâm cành
Mục tiêu: HS biết được giâm cành là tách 1 đoạn thân, cành cây mẹ cắm xuống đất để cành đó mọc thành cây con.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung bài học
- GV yêu cầu HS hoạt động độc lập, quan sát hình 27.1 và mẫu đã mang đi, trả lời các câu hỏi SGK.
- GV giới thiệu mắt của cành sắn, lưu ý cành giâm phải là cành bánh tẻ.
- GV cho HS cả lớp trao đổi kết quả với nhau.
- Lưu ý: câu hỏi 3 nếu HS không trả lời được thì GV phải giải thích: cành của những cây này có khả năng ra rễ phụ rất nhanh. HS rút ra kết luận.
+ Những loại cây nào thường áp dụng biện pháp này?
- HS hoạt động độc lập, quan sát hình 27.1 và mẫu đã mang đi, trả lời các câu hỏi SGK.
- Yêu cầu nêu được:
+ Cành sắn hút ẩm mọc rễ.
+ Cắm cành xuống đất ẩm, ra rễ, mọc thành cây con.
- Đại diện 1 HS trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận:
- Giâm cành là cắt 1 đoạn thân hay cành của cây mẹ cắm xuống đất ẩm cho ra rễ, sau đó cành sẽ phát triển thành cây mới.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chiết cành
Mục tiêu: HS biết cách chiết cành và phân biệt được cây có thể chiết cành.
- GV cho HS hoạt động cá nhân, quan sát hình 27.2 SGK và trả lời câu hỏi mục s.
- GV nghe và nhận xét phần trao đổi của lớp nhưng GV phải giải thích thêm về kĩ thuật chiết cành cắt 1 đoạn vỏ gồm cả mạch rây để trả lời câu hỏi 2.
- GV lưu ý nếu HS không trả lời được câu hỏi 3 thì GV phải giải thích: cây này chậm ra rễ nên phải chiết cành.
+ Người ta chiết cành với loại cây nào?
- HS quan sát hình 27.2, chú ý các bước tiến hành chiết, kết quả HS trả lời câu hỏi mục s trang 90.
- HS vận dụng kiến thức bài vận chuyển các chất trong thân để trả lời câu hỏi 2.
- HS cả lớp trao đổi với nahu về đáp án của mình để tìm ra câu trả lời đúng.
- HS tiếp thu kiến thức.
Kết luận:
- Chiết cành là làm cho cành ra rễ trên cây sau đó đem trồng thành cây mới.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về ghép cây
Mục tiêu: HS biết các bước ghép mắt ở cây.
- GV cho HS nghiên cứu SGK thực hiện yêu cầu mục Ê SGK trang 90 và trả lời câu hỏi:
+ Em hiểu thế nào là ghép cây? có mấy cách ghép cây? 
- HS đọc mục Ê SGK trang 90, quan sát hình 27.3 và trả lời câu hỏi trang 90.
- Đại diện 1 HS trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận:
- Ghép cây là dùng mắt chồi của một cây gắn vào cây khác cho tiếp tục phát triển.
Hoạt động 4: Nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
- GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câuhỏi:
+ Nhân giống vô tính là gì?
+ Em hãy cho biết thành tựu nhân giống vô tính mà em biết qua các phương tiện thông tin?
- GV lưu ý: giới thiệu thêm
VD: + Nhân giống hoa phong lan cho hàng trăm cây mới.
+ Nhân giống khoai tây: từ 1 củ cho 2000 triệu mầm giống đủ trồng trên 40 ha.
- HS đọc mục Ê SGK trang 90 kết hợp quan sát hình 27.4 SGK trả lời câu hỏi.
- Một số HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe GV giới thiệu.
Kết luận:
- Nhân giống vô tính là phương pháp tạo nhiều cây mới từ một mô.
4. Củng cố
- GV củng cố nội dung bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung sự sinh sản sinh dưỡng do người.
- GV đánh giá giờ học.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”?
- Làm bài tập SGK 92 ở nhà, báo cáo kết quả sau 3 tuần.
- Chuẩn bị: hoa bưởi, hoa râm bụt, hoa loa kèn.
Tiết 32
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Chương VI- Hoa và sinh sản hữu tính
Bài 28: Cấu tạo và chức năng của hoa
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh phân biệt được các bộ phận chính của hoa, các đặc điểm cấu tạo và chức năng của từng bộ phận.
- Giải thích được vì sao nhị và nhuỵ là những bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, tách bộ phận của thực vật.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật, hoa.
II. Đồ dùng dạy và học
- GV: Tranh phóng to hình 28.1 đến 27.3.
	Mẫu vật: Râm bụt, hoa bưởi, hoa loa kèn, hoa cúc, hoa hồng. Kính lúp.
- HS: Một số loại hoa đã dặn.
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ
- Cách nhân giống nào nhanh nhất và tiết kiệm cây giống nhất? vì sao?
3. Bài mới
GV cho HS quan sát một số loại hoa và hỏi: Hoa thuộc loại cơ quan nào? cấu tạo phù hợp với chức năng như thế nào?
Hoạt động 1: Tìm hiểu các bộ phận của hoa
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò 
Nội dung bài học
- GV cho HS quan sát hoa thật và xác định các bộ phận của hoa.
- GV yêu cầu HS đối chiếu hình 28.1 SGK trang 94, ghi nhớ kiến thức.
- GV cho HS tách hoa để quan sát các đặc điểm về số lượng, màu sắc, nhị, nhuỵ...
- GV đi từng nhóm quan sát các thao tác của HS giúp đỡ nhóm nào còn yếu, lúng túng hay làm chưa đúng, nhắc nhở các nhóm xếp các bộ phận đã tách trên giấy cho gọn gàng và sạch sẽ.
- GV có thể cho HS tìm đĩa mật (nếu có).
- GV cho HS trao đổi kết quả các nhóm chủ yếu là bộ phận nhị và nhuỵ.
- GV chốt lại kiến thức bằng cách treo tranh giới thiệu hoa, cấu tạo nhị, nhuỵ.
- GV gọi 2 HS lên bàn tách hoa loa kèn và hoa râm bụt còn các nhóm cũng tách 2 loại hoa này. Sau đó 2 HS trình bày các bộ phận của hoa loa kèn và hoa râm bụt, HS khác theo dõi, nhận xét.
- HS trong nhóm quan sát hoa bưởi nở, kết hợp với hiểu biết về hoa, xác định các bộ phận của hoa.
- Một vài HS cầm hoa của nhóm mình trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS trong nhóm tách hoa đặt lên giấy: đếm số cánh hoa, xác định màu sắc.
+ Quan sát nhị: đếm số nhị, tách riêng 1 nhị dùng dao cắt ngang bao phấn, dầm nhẹ bao phấn, dùng kính lúp quan sát hạt phấn.
+ Quan sát nhuỵ; tách riêng nhuỵ dùng dao cắt ngang bầu kết hợp hình 28.3 SGK trang 94 xem: nhuỵ gồm những phần nào? noãn nằm ở đâu?
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận:
- Hoa gồm các bộ phận: đài tràng, nhị, nhuỵ.
+ Nhị gồm: chỉ nhị và bao phấn (chứa hạt phấn).
+ Nhuỵ gồm: đầu, vòi, bầu nhuỵ, noãn trong bầu nhuỵ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chức năng các bộ phận của hoa
Mục tiêu: HS xác định được chức năng của từng bộ phận của hoa: đài, tràng, nhị, nhuỵ.
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, nghiên cứu SGK và trả lời 2 câu hỏi SGK trang 95.
- GV gợi ý: tìm tế bào sinh dục đực và cái nằm ở đâu? chúng thuộc bộ phận nào của hoa? có còn bộ phận nào của hoa chứa tế bào sinh dục nữa không?
- GV cho HS trong lớp trao đổi kết quả với nhau.
- GV chốt lại kiến thức như SGV trang 114.
- GV giới thiệu thêm về hoa hồng và hoa cúc cho cả lớp quan sát.
- HS đọc mục Ê SGK trang 95 quan sát lại bông hoa và trả lời 2 câu hỏi SGK trang 95.
- Yêu cầu xác định được:
+ Tế bào sinh dục đực trong hạt phấn của nhị.
+ Tế bào sinh dục cái trong noãn của nhuỵ.
+ Đài, tràng có tác dụng bảo vệ bộ phận bên trong.
- HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
Kết luận:
- Đài tràng có tác dụng bảo vệ bộ phận bên trong.
- Nhị, nhuỵ có chức năng sinh sản, duy trì nòi giống.
- Nhị: có nhiều hạt phấn mang tế bào bào sinh dục đực.
- Nhuỵ: có bầu chứa lá noãn mang tế bào sinh dục cái.
4. Củng cố
- GV củng cố nội dung bài.
GV cho HS ghép hoa và ghép nhị, nhuỵ.
a. Ghép hoa: 
	- Gọi HS lên chọn các bộ phận của hoa rồi gắn vào tấm bìa ghép thành một bông hoa hoàn chỉnh gồm cuống, đài, tràng, bầu, nhị, nhuỵ.
b. Ghép nhị, nhuỵ
	- GV treo tranh câm nhị nhuỵ như hình 28.2 và 28.3.
	- Yêu cầu HS chọn các mẩu giấy có chữ để gắn vào cho phù hợp.
	GV nhận xét, đánh giá điểm.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Làm bài tập SGK 95.
- Chuẩn bị: Hoa bí, mướp, hoa râm bụt, hoa loa kèn, hoa huệ, tranh ảnh các loại hoa khác nhau.

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh 6 tuan 13-16.doc