Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 11: Nhật Bản - Nguyễn Văn Vui - Năm học 2012-2013

Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 11: Nhật Bản - Nguyễn Văn Vui - Năm học 2012-2013

?Nền kinh tế Nhật phát triển bắt đầu vào thời gian nào ? Tại sao?

- 6/1950.

- Năm 60 thế kỷ XX.

? Cụ thể nền kinh tế phát triển thế nào.

- GV: giới thiệu hình 18, 19, 20.

- 1968: đạt 183 tỷ USD

- Công nghiệp tăng trưởng 15%.

- Nông nghiệp: cung cấp 80% nhu cầu lương thực.

? Em có nhận xét gì về nền kinh tế và sự phát triển KHKT của Nhật Bản.

 

doc 4 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 874Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử 9 - Tiết 11: Nhật Bản - Nguyễn Văn Vui - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/10/2012
Tuần : 11, tiết PPCT: 11 
 Nhật Bản
I/ Mục tiêu bài học.
 1. Kiến thức: 
- Biết được tình hình và những cải cách dân chủ của Nhật sau chiến tranh thế giới thứ hai.
- Sự phát triển của kinh tế Nhật và nguyên nhân của sự phát triển đó.
- Nắm được chính sách đối nội và đối ngoại của Nhật sau chiến tranh thế giới hai.
 2. Kỹ năng: 
Giúp học sinh rèn luyện phương pháp tư duy, phân tích so sánh liên hệ.
 3. Thái độ: 
- Thái độ cầu thị với những tiến bộ của Nhật Bản sau những tổn thất sau chiến tranh thế giới thứ hai.
- Có ý thức học tập để xây dựng đất nước sau này.
II/ Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: Tài liệu tham khảo - máy chiếu.
 2. Học sinh: Tìm hiểu Nhật bản.
 III/ Tiến trình tổ chức dạy và học
 1. Ổn định tổ chức: (1')
 2. Kiểm tra bài cũ: (5')
 ? Nêu sự phát triển kinh tế của Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
 3 Bài mới: (37')
 Hoạt động của thầy và trò
 Kiến thức cần đạt
- GV: dùng bản đồ giới thiệu vị trí Nhật bản.
- H/s quan sát.
? Nêu hiểu biết của em về Nhật bản.
- Nằm trong vành đai lửa, tài nguyên thiên nhiên khan hiếm, thường xuyên phải hứng chịu động đất
? Trong chiến tranh thế giới thứ hai Nhật ở phe nào.
- Phe Phát xít: Đức, I-ta-li-a, Nhật.
? Sau chiến tranh tình hình Nhật ra sao.
- 13 triệu người thất nghiệp. Lạm phát kéo dài 1945 - 1949.
- Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật tàn phá nặng nề đất nước.
 ? Nhật đã làm gì để giải quyết khó khăn.
- Cải cách.
? Nội dung của cuộc cải cách.
? Em có nhận xét gì về cải cách của Nhật bản.
- Những cải cách toàn diện cả về kinh tế, chính trị và xã hội
? Cải cách đó có ý nghĩa như thế nào.
?Nền kinh tế Nhật phát triển bắt đầu vào thời gian nào ? Tại sao?
- 6/1950.
- Năm 60 thế kỷ XX.
? Cụ thể nền kinh tế phát triển thế nào.
- GV: giới thiệu hình 18, 19, 20.
- 1968: đạt 183 tỷ USD
- Công nghiệp tăng trưởng 15%.
- Nông nghiệp: cung cấp 80% nhu cầu lương thực.
? Em có nhận xét gì về nền kinh tế và sự phát triển KHKT của Nhật Bản.
? Nguyên nhân nào khiến nền kinh tế Nhật phát triển nhanh.
- H/s thảo luận (3 phút).
- Không phải chi tiền cho việc bảo đảm quốc phòng an ninh (Mỹ bảo hộ).
- ứng dụng những thành tựu tiến bộ KHKT , cử sinh viên ưu tú ra nước ngoài học tập
- Bộ Công nghiệp và Thương Mại Nhật Bản đóng một vai trò vô cùng quan trọng “ Trái tim sự thành công của nước Nhật” ... 
? Từ đó em rút ra bài học gì cho bản thân?
? Mặc dù phát triển nhanh chóng nhưng nền kinh tế Nhật gặp hạn chế gì.
- Nguyên liệu nhập nước ngoài.
- Cạnh tranh của Mỹ.
? Năm 90 thế kỷ XX, nền kinh tế Nhật phát triển thế nào ? Dẫn chứng cụ thể.
- H/s đọc dòng chữ nhỏ sgk – tr39.
? Yêu cầu đặt ra cho kinh tế Nhật Bản là gì?
? Chính sách đối nội của Nhật thể hiện như thế nào.
- Chuyển từ xã hội chuyên chế sang xã hội dân chủ.
- Vua không còn thực quyền mà nằm trong tay lưỡng viện.
? Chính quyền Nhật Bản do đảng nào lãnh đạo?
? Chính sách đối ngoại thể hiện như thế nào.
? Tại sao Nhật phải lệ thuộc vào Mỹ?
? Cho biết nội dung của hiệp ước này?
HS trình bày nội dung SGK/39
? Chính sách cơ bản của Nhật Bản trong đối ngoại là gì?
- Tiến hành đầu tư và viện trợ cho các nước, đặc biệt là Đông Nam á.
- Vươn lên trở thành cường quốc chính trị xóa đi hình ảnh “ Một gã khổng lồ về kinh tế nhưng lại là một chú lùn về kinh tế”.
I. Tình hình Nhật bản sau chiến tranh.
- Sau chiến tranh Nhật bị tàn phá nặng nề, bao trùm đất nước: Nạn thất nghiệp trầm trọng, thiếu thốn lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng...
- Mỹ vào chiếm Nhật.
- Nhật tiến hành cải cách dân chủ: Ban hành hiến pháp mới (1946), cải cách ruộng đất, thanh lọc phần tử phát xít, ban hành quyền tự do dân chủ (Luật Công đoàn, nam nữ bình đẳng).
=> Nước Nhật chuyển từ chế độ chuyên chế sang chế độ dân chủ, là nhân tố quan trọng giúp Nhật có sự phát triển mạnh mẽ sau này.
II- Nhật bản khôi phục và phát triển kinh tế.
- Nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, "thần kỳ" bắt đầu năm những năm 50 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX: Công nghiệp tăng trưởng 15%, GDP tăng từ 20 tỉ USD (1950) lên 183 tỷ USD (1968) đứng thứ hai thế giới sau Mỹ. 
-> Từ năm 70 thế kỷ XX, Nhật trở thành một trong 3 trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới.
- Nền kinh tế phát triển vì: Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo và có ý chí vươn lên; sự quản lý hiệu quả của các xí nghiệp và công ty, vai trò điều tiết của chính phủ Nhật Bản (Bộ Công nghiệp và Thương Mại Nhật Bản).
- Trong thập kỷ 90, kinh tế Nhật bị suy thoái kéo dài, có năm tăng trưởng âm (1997 âm 0.7%)
- Nền kinh tế Nhật đòi hỏi phải có cải cách theo hướng áp dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ.
III- Chính sách đối nội, đối ngoại của Nhật sau chiến tranh.
* Đối nội:
- Sau chiến tranh, nhờ những cải cách dân chủ, Nhật Bản chuyển từ một xã hội chuyên chế sang xã hội dân chủ.
- Từ 1955 đến 1993, Đảng dân chủ tự do (LDP0 liên tục cầm quyền. Hiện nay chính phủ Nhật Bản là liên minh cầm quyền của nhiều chính đảng.
* Đối ngoại:
- Thi hành chính sách đối ngoại lệ thuộc vào Mỹ. Ký kết Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật (9/1951).
- Thi hành chính sách đối ngoại mềm mỏng về chính trị, tập trung vào phát triển quan hệ kinh tế.
 4/ Củng cố - Dặn dò: (2’)
 ? Tại sao nói vào những năm 60 của TK XX, Nhật đạt được tăng trưởng “Thần kỳ” về kinh tế.
 *Bài tập: Trình bày những nguyên nhân chủ yếu dấn đến sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Nhật bản.
 - Nguyên nhân khách quan.
 - Nguyên nhân chủ quan.
Ngày tháng năm 2012
 * Về nhà:
 - Học thuộc bài, trả lời câu hỏi sgk.
 - Làm bài tập 2 – tr 40.
 - Tìm hiểu về các nước Tây Âu.
IV. Rút kinh nghiệm
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGA su 9tuan 11.doc