Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 9: Khi nào thì AM + MB = AB? - Năm học 2009-2010 - Phạm Ngọc Thúy Liễu

Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 9: Khi nào thì AM + MB = AB? - Năm học 2009-2010 - Phạm Ngọc Thúy Liễu

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: - HS giải thích được " Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB" ; HS nhận biết một và dụng cụ đo khoảng cách.

2. Kĩ năng: - HS sử dụng nhận xét trên để tính độ dài các đoạn thẳng.

3. Thái độ: - HS rèn tính cẩn thận, chính xác khi tính độ dài đoạn thẳng

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

 - GV: Thước thẳng, bảng phụ, phấn mầu.

- HS: Thước thẳng, bảng nhóm, bút viết bảng.

III. PHƯƠNG PHÁP.

 Vấn đáp gợi mở, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động hợp tác trong nhóm.

IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC

1. Khởi động:

- Mục tiêu: HS củng cố kiến thức về đoạn thẳng, so sánh sự khác nhau giữa đoạn thẳng , đường thẳng và tia; bước đầu nhận biết độ dài đoạn thẳng.

- Thời gian: 10 phút.

- Cách tiến hành:

 + Kiểm tra bài cũ: Gọi HS làm bài tập 43 ( SGK- T. 119)

 HS lên bảng làm bài.

 + Đặt vấn đề: ? Vẽ đoạn thẳng AB lấy điểm M thuộc AB; Đo các đoạn thẳng AB, BM, AB. Em có nhận xét gì về tổng độ dài AM và MB so với độ dài đoạn thẳng AB (HS trả lời).

 GV: để chứng tỏ nhận xét của bạn đúng hay sai ta tìm hiểu trong bài.

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng

HĐ 1: Tìm hiểu khi nào tổng độ dài hai đoạn thẳng AM và MB

bằng độ dài đoạn thẳng AB?

- Mục tiêu: HS giải thích được "Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB" . HS sử dụng nhận xét trên để tính độ dài các đoạn thẳng.

- Thời gian: 20 phút.

- Đồ dùng dạy học: Thước thẳng, bảng phụ, bảng nhóm, bút viết bảng.

- Cách tiến hành:

- GV: Treo bảng phụ hình 48

HS : Nêu yêu cầu của ?1

Yêu cầu HS HĐ nhóm thực hiện yêu cầu ?1 trong 5 phút theo kĩ thuật các mảnh ghép.

Vòng 1: N 1,3,5: Đo và so sánh hình a

 N 2, 4, 6: Hình b

Vòng 2: Các nhóm mới thảo luận 2 hình rút ra nhận xét

HS HĐ nhóm thực hiện: Đo, tính tổng độ dài AM và MB

So sánh tổng độ dài AM + MB với độ dài đoạn thẳng AB

HS nhận xét

- GV hướng dẫn HS thực hiện ví dụ ( SGK - T. 120)

+ HS chú y' theo dõi hướng dẫn, ghi vở.

- GV: yêu cầu 1 HS lên bảng vẽ hình bài 46

HS dưới lớp tính.

1HS lên bảng trình bày cách giải

HS nhận xét

GV chữa bài

1 . Khi nào thì tổng độ dài 2 đoạn thẳng AM và MB bằng độ dài đoạn thẳng AB?

So sánh độ dài của đoạn thẳng AM + MB ở hình a và b là không đổi

Nhận xét : Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB . Ngược lại nếu AM + MB = AB thì M nằm giữa 2 điểm A và B .

Ví Dụ : Cho M là 1 điểm nằm giữa A và B biết AM = 3cm

AB = 8cm . Tính độ dài MB .

Tính MB .

Giải : Vì M nằm giữa 2 điểm A và B nên ta có AM + MB = AB

thay số vào ta có 3 + MB = 8

 MB = 8 – 3 = 5 cm

 Vậy MB = 5 cm

Bài 46 (T .121)

Tính độ dài đoạn thẳng IK

Vì N nằm giữa IK nên ta có

 IN + IK = IK

thay số 3 + 6 = 9 cm

Vậy IK = 9 cm

 

doc 2 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 192Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 9: Khi nào thì AM + MB = AB? - Năm học 2009-2010 - Phạm Ngọc Thúy Liễu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/10/2009
Ngày giảng: 17/10/2009 
Tiết 9. Khi nào thì AM + MB = AB?
I. mục tiêu.
1. Kiến thức: - HS giải thích được " Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB" ; HS nhận biết một và dụng cụ đo khoảng cách. 
2. Kĩ năng: - HS sử dụng nhận xét trên để tính độ dài các đoạn thẳng. 
3. Thái độ: - HS rèn tính cẩn thận, chính xác khi tính độ dài đoạn thẳng
II. đồ dùng dạy học.
 - GV: Thước thẳng, bảng phụ, phấn mầu.
- hs: Thước thẳng, bảng nhóm, bút viết bảng.
III. Phương pháp.
	 Vấn đáp gợi mở, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động hợp tác trong nhóm.
IV. Tổ chức giờ học
1. Khởi động:
- Mục tiêu: HS củng cố kiến thức về đoạn thẳng, so sánh sự khác nhau giữa đoạn thẳng , đường thẳng và tia; bước đầu nhận biết độ dài đoạn thẳng.
- Thời gian: 10 phút.
- Cách tiến hành: 
	+ Kiểm tra bài cũ: Gọi HS làm bài tập 43 ( SGK- T. 119)
 	HS lên bảng làm bài.
	+ Đặt vấn đề: ? Vẽ đoạn thẳng AB lấy điểm M thuộc AB; Đo các đoạn thẳng AB, BM, AB. Em có nhận xét gì về tổng độ dài AM và MB so với độ dài đoạn thẳng AB (HS trả lời).
	GV: để chứng tỏ nhận xét của bạn đúng hay sai ta tìm hiểu trong bài.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
HĐ 1: Tìm hiểu khi nào tổng độ dài hai đoạn thẳng AM và MB 
bằng độ dài đoạn thẳng AB?
- Mục tiêu: HS giải thích được "Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB" . HS sử dụng nhận xét trên để tính độ dài các đoạn thẳng. 
- Thời gian: 20 phút.
- Đồ dùng dạy học: Thước thẳng, bảng phụ, bảng nhóm, bút viết bảng.
- Cách tiến hành:
- GV: Treo bảng phụ hình 48 
HS : Nêu yêu cầu của ?1 
Yêu cầu HS HĐ nhóm thực hiện yêu cầu ?1 trong 5 phút theo kĩ thuật các mảnh ghép.
Vòng 1: N 1,3,5: Đo và so sánh hình a
 N 2, 4, 6: Hình b
Vòng 2: Các nhóm mới thảo luận 2 hình rút ra nhận xét
HS HĐ nhóm thực hiện: Đo, tính tổng độ dài AM và MB
So sánh tổng độ dài AM + MB với độ dài đoạn thẳng AB 
HS nhận xét 
- GV hướng dẫn HS thực hiện ví dụ ( SGK - T. 120)
+ HS chú y' theo dõi hướng dẫn, ghi vở.
- GV: yêu cầu 1 HS lên bảng vẽ hình bài 46
HS dưới lớp tính.
1HS lên bảng trình bày cách giải
HS nhận xét
GV chữa bài
1 . Khi nào thì tổng độ dài 2 đoạn thẳng AM và MB bằng độ dài đoạn thẳng AB?
So sánh độ dài của đoạn thẳng AM + MB ở hình a và b là không đổi 
Nhận xét : Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB . Ngược lại nếu AM + MB = AB thì M nằm giữa 2 điểm A và B .
Ví Dụ : Cho M là 1 điểm nằm giữa A và B biết AM = 3cm 
AB = 8cm . Tính độ dài MB . 
Tính MB . 
Giải : Vì M nằm giữa 2 điểm A và B nên ta có AM + MB = AB 
thay số vào ta có 3 + MB = 8 
 MB = 8 – 3 = 5 cm 
 Vậy MB = 5 cm 
Bài 46 (T .121) 
Tính độ dài đoạn thẳng IK 
Vì N nằm giữa IK nên ta có 
 IN + IK = IK 
thay số 3 + 6 = 9 cm 
Vậy IK = 9 cm 
Họat động 2: Tìm hiểu một vài dụng cụ đo khoảng cách 
 giữa hai điểm trên mặt đất
- Mục tiêu: HS nhận biết một và dụng cụ đo khoảng cách
- Thời gian: 10 phút
- Đồ dùng dạy học: Thước cuộn.
- Cách tiến hành: 
Gv : yêu cầu HS đọc thông tin SGK
Có những loại thước nào để đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất
H/s quan sát và cho biết các loại thước cuộn trong hình vẽ.
Gv: Hướng dẫn cho H/s sử dụng thước cuộn để đo khoảng cách giữa 2 điểm trên mặt đất?
2. Một vài dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất 
- Ta có các dạng thước cuộn như thước cuộn bằng vải ; thước cuộn bằng kim loại hoặc có thể sử dụng thước chữ A có khoảng cách giữa hai chân là 1 m hoặc 2m. 
Cách đo: (SGK - T. 120)
4. Tổng kết, hướng dẫn bài tập ở nhà: ( 5 phút)
	- HS nêu nhận xét: Khi nào thì AM + MB = AB
- Về nhà làm BT 47, 48, 49, 50 ( SGK- T. 121).

Tài liệu đính kèm:

  • docT9.doc