Giáo án phụ đạo học sinh yếu, kém môn Toán Lớp 6 - Năm học 2013-2014 - Đinh Tiến Khuê

Giáo án phụ đạo học sinh yếu, kém môn Toán Lớp 6 - Năm học 2013-2014 - Đinh Tiến Khuê

I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:

 -Kiến thức: Nắm vững và khắc sâu các kiến thức về tập hợp

 -Kỹ năng: Rèn kỹ năng giải thành thạo các dạng bài tập về tập hợp, xử dụng thành thạo MTBT

 -Thái độ: Rèn tính chính xác khi tính toán, ý thức tự giác học tập

II/ Chuẩn bị:

 GV: Thước, phấn màu, MTBT

 HS: Ôn lại các khãi niệm về tập hợp, MTBT

III/ Tiến trình bài dạy:

1. Ổn đinh:

2. Kiểm tra:

3. Nội dung ôn tập:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

+HĐ1: KTBC: Liệt kê các phần tử của tập hợp

Kết quả:

 

+HĐ2: Sửa bài tập A/ Sửa bài tập:

Các tập hợp con của tập hợp là:

+HĐ3: Luyện tập

BT1:

-Tập hợp chứa các số tự nhiên liên tiếp từ a đễn b có: b-a+1 phần tử

-Tập hợp chứa các số tự nhiên chẵn hoặc lẽ liên tiếp từ m đến n có (n-m):2+1 phần tử

BT2;3:

-Cho hs tự giải

-Gọi lần lượt hs lên bảng giải

-Yêu cầu hs nhận xét

BT4:

-Mỗi tập hợp A và B có những phần tử nào?

-Các tập hợp A và B quan hệ thế nào với N? B/ Luyện tập:

1/ Tính số phần tử của các tập hợp sau:

a/ có 99-3+1 = 97 phần tử

b/ có (100-2):2+1 = 50 phần tử

c/ có (103-3):2+1 = 51 phần tử

2/ Liệt kê các phần tử của các tập hợp;

a/ liệt kê là:

b/ liệt kê là:

c/ liệt kê là:

3/ Mỗi tập hợp sau có bao nhiêu phần tử:

a/ có 1 phần tử

b/ có 1 phần tử

c/

d/

4/ a/ Viết tập hợp A các số chẵn không vượt quá 10

b/ Viết tập hợp B các số lẽ nhỏ hơn hoặc bằng 11

c/ Dùng kí hiệu để thể hiện quan hệ giữa hai tập tập hợp A và B với tập hợp N

A N và B N

 

 

doc 20 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 522Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phụ đạo học sinh yếu, kém môn Toán Lớp 6 - Năm học 2013-2014 - Đinh Tiến Khuê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 18/9/2013
Ngày dạy: 24/9/2013
Buổi 1: CÁC BÀI TOÁN VỀ TẬP HỢP
Tiết 1 : TẬP HỢP. PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP. TẬP HỢP CON
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
	-Kiến thức: Nắm vững và khắc sâu các kiến thức về tập hợp
	-Kỹ năng: Rèn kỹ năng giải thành thạo các dạng bài tập về tập hợp, xử dụng thành thạo MTBT
	-Thái độ: Rèn tính chính xác khi tính toán, ý thức tự giác học tập
II/ Chuẩn bị:
	GV: Thước, phấn màu, MTBT
	HS: Ôn lại các khãi niệm về tập hợp, MTBT
III/ Tiến trình bài dạy: 
Ổn đinh: 
Kiểm tra:
Nội dung ôn tập:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
+HĐ1: KTBC: Liệt kê các phần tử của tập hợp 
Kết quả: 
+HĐ2: Sửa bài tập
A/ Sửa bài tập:
Các tập hợp con của tập hợp là: 
+HĐ3: Luyện tập
BT1:
-Tập hợp chứa các số tự nhiên liên tiếp từ a đễn b có: b-a+1 phần tử
-Tập hợp chứa các số tự nhiên chẵn hoặc lẽ liên tiếp từ m đến n có (n-m):2+1 phần tử
BT2;3: 
-Cho hs tự giải
-Gọi lần lượt hs lên bảng giải
-Yêu cầu hs nhận xét
BT4:
-Mỗi tập hợp A và B có những phần tử nào?
-Các tập hợp A và B quan hệ thế nào với N?
B/ Luyện tập:
1/ Tính số phần tử của các tập hợp sau:
a/ có 99-3+1 = 97 phần tử
b/ có (100-2):2+1 = 50 phần tử
c/ có (103-3):2+1 = 51 phần tử
2/ Liệt kê các phần tử của các tập hợp;
a/ liệt kê là: 
b/ liệt kê là: 
c/ liệt kê là:
3/ Mỗi tập hợp sau có bao nhiêu phần tử:
a/ có 1 phần tử
b/ có 1 phần tử
c/ 
d/ 
4/ a/ Viết tập hợp A các số chẵn không vượt quá 10
b/ Viết tập hợp B các số lẽ nhỏ hơn hoặc bằng 11
c/ Dùng kí hiệu để thể hiện quan hệ giữa hai tập tập hợp A và B với tập hợp N
A N và B N
Tiết 2 : ÔN TẬP VỀ PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP, TẬP HỢP CON,
PHÉP CỘNG VÀ PHÉP NHÂN TRONG N
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
 -Kiến thức: Hệ thống lại các kiến thức về phần tử của tập hợp, tập hợp con, tập hợp N
 -Kỹ năng: Rèn kỹ năng giải thành thạo các dạng bài tập về phần tử của tập hợp, tập hợp con
 -Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác khi tính toán, ý thức tự giác học tập
II/ Chuẩn bị:
	GV: Thước, phấn màu, MTBT
	HS: Ôn lại các kiến thức về phần tử của tập hợp, tập hợp con, MTBT
III/ Tiến trình bài dạy: 
Ổn đinh: 
Kiểm tra:
Nội dung ôn tập:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
+HĐ1: KTBC: Tìm số phần tử của tập hợp
Kết quả: 
Có (89-3):2 + 1 = 44 phần tử
+HĐ2: Ôn kiến thức cơ bản
-A là tập hợp con của B khi nào?
-Kết quả của phép cộng, phép nhân hai số tự nhiên gọi là gì?
-Cho hs xem lại các tính chất của phép cộng và phép nhân đã ôn ở tiết 1 (sgk/15;15)
-Lưu ý hs: Tính chất phân phối có thể mở rộng đ/v phép trừ
A/ Kiến thức cơ bản: Các công thức cần ghi nhớ
1/ Tập hợp con:
A B nếu mọi phần tử của A đều thuộc B
2/ Phép cộng và phép nhân: 
a + b = c a . b = c
sh sh t ts ts t
3/ Tính chất của phép cộng và phép nhân: sgk/15,16
( Đã ôn ở tiết 1 )
*Mở rộng: a.(b-c) = ab – ac (Với a,b,c N và b c)
+HĐ3: Luyện tập
BT1:
-Lấy 1 phần tử của A ghép với 1 phần tử của B
-Cho cả lớp cùng giải, gọi 1 hs lên bảng giải
BT2:
-Dựa theo đn tập hợp con để giải
BT3:
-Cho hs tự giải
-Hướng dẫn câu g: Tông r có bao nhiêu số hạng, chia thành nhóm mỗi nhóm 2 số hạng thì có tất cả bao nhiêu nhóm? Vậy kết quả là bao nhiêu?
BT4:
-Nếu nhân cả số bị chia và số chia với cùng một số khác 0 thì thương có hay đổi không?
-VD: 95:5 = (95.2).(5.2) = 190:10 = 1
B/ Bài tập:
1/ Cho A = và B = 
Hãy viết tất cả các tập hợp gồm hai phần tử trong đó có 1 phần tử thuộc A, 1 phần tử thuộc B
Giải: 
2/ Cho M = và N = . Hãy viết tất cả các tập hợp vừa là con của M, vừa là con của N
Giải: 
3/ Tính nhanh:
a/ 327+515+673 = (327+673)+515
 = 1000+515 = 1515
b/ 146+121+54+379 (hs tự giải)
c/ 25.9.2.4.5 = (25.4).(2.5).9 = 100.10.9 = 9000
d/ 4.36-4.26 = 4.(36-26) = 4.10 = 40
e/ 42.19+42.81 = 42.(19+81) = 42.100 = 42000
g/ 1+2+3+4++47+48+49+50 = 51.25 = 1275
4/ Tính nhẩm bằng cách nhân cả số bị chia và số chia với cùng một số khác 0:
a/ 3000:125 = (3000.8):(125.8) = 24000:1000 = 24
b/ 550:50 = (550.2):(50.2) = 1100:100 = 11
Tiết 3: LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
	-Kiến thức: Khắc sâu kiến thức về phần tử của tập hợp, tập hợp con
	-Kỹ năng: Rèn kỹ năng giải thành thạo các dạng bài tập về phần tử của tập hợp, tập hợp con
	-Thái độ: Rèn tính chính xác khi xử dụng kí hiệu
II/ Chuẩn bị:
	GV: Thước, phấn màu, MTBT
	HS: Ôn lại các khái niệm về phần tử của tập hợp, tập hợp con, MTBT
III/ Tiến trình bài dạy: 
Ổn đinh: 
Kiểm tra:
Nội dung ôn tập:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
+HĐ1: KTBC: Tìm số phần tử của tập hợp
Kết quả: 
Có (46-2):4+1 = 12 phần tử 
+HĐ2: Sửa bài tập
A/ Sửa bài tập:
Cho G = và H = . Các tập hợp cần tìm là:
+HĐ3: Luyện tập
-Cho hs tự giải 
-Gọi lần lượt hs lên bảng giải
-Yêu cầu hs nhận xét
*Hướng dẫn BT1 câu c:
-Xử dụng kí hiệu để thể hiện quan hệ giữa các tập hợp theo yêu cầu của BT
-Vẽ sơ đồ Ven: VD: C B
 B
 .10 C .17
 .13
 .31
 .41 .61
B/ Luyện tập:
1/ Cho A = 
a/ A có bao nhiêu phần tử
b/ Viết tất cả các tập hợp con của A
c/ Tập hợp B chứa tất cả các tập hợp con của A có bao nhiêu phần tử
Giải: 
a/ A có 3 phần tử
b/ 
c/ B có 8 phần tử
2/ Cho A = 
a/ Viết tập B gồm các phần tử của tập hợp B có chứa chữ số 1
b/ Viết tập C gồm các phần tử của tập hợp A có chứa chữ số 3
c/ Biếu diễn quan hệ giữa các tập hợp A và B, B và C, C và A bằng kí hiệu và bằng sơ đồ Ven
Giải: 
a/ B = 
b/ C = 
c/ B A ; C B; C A
3/ Cho M = và N = . Hãy viết tập hợp H có 3 phần tử sao cho H M và H N
Giải: 
H = 
+HĐ4: HDVN
-Xem lại các dạng bài tập đã giải
-Giải BT: Tập hợp có bao nhiêu phần tử? Giải thích vì sao?
-Xem lại các tính chất của phép cộng và phép nhân trong N 
RÚT KINH NGHIỆM:.
 Duyệt ngày: / / 2013
Ngày soạn : 20/10/2013
Ngày dạy: 25/10/2013
Buổi 2: CÁC PHÉP TOÁN TRÊN TẬP HỢP SỐ TỰ NHIÊN
 Tiết 1 : CÁC PHÉP TÍNH TRÊN TẬP HỢP SỐ TỰ NHIÊN
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
	-Kiến thức: Khắc sâu kiến thức về phép cộng và phép nhân trong tập hơp N
	-Kỹ năng: Rèn kỹ năng giải thành thạo các dạng bài tập về phép cộng và phép nhân trong N
	-Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác khi tính toán, tìm tòi nhiều cách giải toán
II/ Chuẩn bị:
	GV: Thước, phấn màu, MTBT
	HS: Ôn lại các tính chất về phép cộng và phép nhân trong N, MTBT
III/ Tiến trình bài dạy: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
+HĐ1: KTBC:
Tính nhanh: 345.36 + 345.64 
Kết quả: 
34500
+HĐ2: Sửa bài tập
-Gọi 1 hs sửa và giải thích
A/ Sửa bài tập:
Tập hợp không có phần tử nào
+HĐ3: Luyện tập
-Cho hs tự giải BT1
-Gọi lần lượt hs lên bảng giải 
-Yêu cầu hs nhận xét
Hướng dẫn BT 2:
-Xử dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng
-Cho hs tự giải BT3
-Gọi lần lượt hs lên bảng giải 
-Yêu cầu hs nhận xét
Hướng dẫn BT4:
-Kí hiệu n! đọc là n giai thừa
-Tính: n! = 1.2.3.4.  . n
-VD: 7! = 1.2.3.4.5.6.7 = 5040
B/ Luyện tập:
1/ Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp để tính:
a/ 993+48 = 993+(7+41) = (993+7)+41 = 1041
b/ (524+12)+86 =(524+86)+12 = 600+12 = 612
c/ 427+354+373+246 = (427+373)+(354+246)
 = 800+600 = 1400
d/ 52.5 = (26.2).5 = 26.(2.5) = 26.10 = 260
e/ 53.7+17.7+7.30 = 7.(53+17+30) = 7.100 = 700
2/ Cho a+b = 5, tính:
a/ 5a+5b = 5.(a+b) = 5.5 = 25
b/ 13a+5b+13b+5a = 18a+18b = 18.(a+b) = 18.5 = 80
3/ Điền số vào ô trông sao cho tổng các số ở mỗi dòng, mỗi cột, mỗi đường chéo đều bằng 27:
13
4
12
4/ Tính:
a/ 6! = 1.2.3.4.5.6 = 720
b/ 5!-3! = 1.2.3.4.5-1.2.3 = 120-6 = 114
c/ 2!+4! = 1.2+1.2.3.4 = 2+24 = 26
5/ Tìm x, biết:
a/ 15.(x-7) = 0 b/ 16.(x-8) = 16
 x-7 = 0 x-8 = 1
 x = 7 x = 9
Tiết 2 
ÔN TẬP VỀ PHÉP TRỪ VÀ PHÉP CHIA TRONG N 
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
	-Kiến thức: Khắc sâu kiến thức về phép trừ và phép chia trong N
	-Kỹ năng: Rèn kỹ năng giải thành thạo các dạng bài tập về phép trừ và phép chia trong N
	-Thái độ: Rèn tính chính xác khi tính toán, tìm tòi nhiều cách giải toán
II/ Chuẩn bị:
	GV: Thước, phấn màu, MTBT
	HS: Ôn lại các tính chất về phép trừ và phép chia trong N, MTBT
III/ Tiến trình bài dạy: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
+HĐ1: KTBC:
Tính nhanh: 2.7.125.5.8.6
Kết quả: 
420000
+HĐ1: Ôn kiến thức cơ bản:
-Yêu cầu hs nhắc lại đn phép trừ và phép chia
-Điều kiện để có hiệu a-b là gì?
-Điều kiện của phép chia a:b là gì?
-Khi nào ta có phép chia hết? Chia có dư?
A/ Kiến thức cơ bản:
1/ Phép trừ: Cho a;b N, nếu có xN/b+x = a thì ta cóphép trừ a-b = x. Điều kiện để có a-b là ab
2/ Phép chia: Cho a;b N,b, nếu có xN/b.x = a thì ta có phép chia hết a:b = x
*TQ: Cho a;b N,b, bao giờ cũng tìm được hai số q,r duy nhất/ a = b.q + r ( 0)
-Nếu r = 0 ta có phép chia hết
-Nếu r0 ta có phép chia có dư
+HĐ3: Giải bài tập
-Cho cả lớp giải
-Gọi lần lượt hs lên bảng giải
*Hướng dẫn BT3:
Câu a: 
-Muốn tìm x ta cần tìm gì trước?
-Từ 9x = 18, tìm x
Câu b:
- Muốn tìm x ta cần tìm gì trước?
-Từ x-3 = 4, tìm x
*Hướng dẫn BT4:
Câu a: 
-Từ 4x< 9 cho ta x< ?
-Nếu x<2,5 thì ta chọn x bao nhiêu?
Câu b: Giải như câu a
A/ Bài tập:
1/ Tính nhanh:
a/ 523-177-23 = 523-(177+23) = 523-200 = 323
b/ 519-(419-91) = (519-419)+91 = 100+91 = 191
c/ (714+328)-128 = 714+(328-128) = 714+200 = 914
d/ 312.28-18.312 = 312.(28-28) = 312.10 = 3120
2/ Tính nhanh:
a/ 675:25 = (600+75):25 = 600:25+75:25 = 24+3=27
b/ 835:5 = (800+35):5 = 800:5+35:5=160+7 = 167
3/ Tìm x, biết:
a/ 9x + 2 = 20 b/ (x-3) + 5 = 9
 9x = 18 x-3 = 4
 x = 3 x = 7
4/ a/ Tìm số tự nhiên x lớn nhất sao cho: 4x< 9
4x< 9 x<9:4 = 2,5 – Vậy x = 2
 b/ Tìm số tự nhiên x bé nhất sao cho: 6x> 13
6x> 13 x>13:6 = 6,5 – Vậy x = 7
 Tiết 3 : ÔN TẬP CÁC DẠNG TOÁN TÍNH NHANH
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh
	-Kiến thức: Nắm vững các tính chất của phép cộng và nhân trong N.
	-Kỹ năng: Giải thành thạo các dạng toán tính nhanh.
	-Thái độ: Có ý thức tự giác học tập, tìm nhiều cách giải bài tập hay
II/ Chuẩn bị:
	-GV: Thước, MTBT
	-HS: Ôn lại các tính chất của phép cộng và nhân trong N.
III/ Tiến trình bài dạy:
Ổn đinh: 
Kiểm tra:
Nội dung ôn tập:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
+HĐ1: KTBC
-Nhắc lại các tính chất của phép cộng và nhân trong N.
+HĐ2: Ôn kiến thức cơ bản
-Yêu cầu hs nhắc lại công thức minh họa cho các tính chất
-Mỗi tính chất được phát biểu như thế nào?
-Tính chất nào thể hiện mối liên hệ giữa phép cộng và phép nhân?
A/ Kiến thức cơ bản: Với a, b, c N, phép cộng và phép nhân có các t/c sau:
1/ Giao hoán: a+b = b+a , a.b = b.a
2/ Kết hợp: (a+b)+c = a+(b+c) 
 (a.b).c = a.(b.c) 
3/ Cộng với 0: a+0 = 0+a = a 
4/ Nhân với 1: a.1 = 1.a = a
5/ Phân phối của pháp nhân đ/v phép cộng:
 a.(b+c) = a.b + a.c
+HĐ3: Giải bài tập 
BT1:
-Cho hs giải
-Gọi lần lượt hs lên bảng giải
-Gọi hs nhận xét
 ... uát là gì?
-Số aa chia hết cho 2 vậy a là những chữ số nào?
-Số aa chia 5 dư 4 vậy chữ số tận cùng là chữ số nào?
-Kết luận : Vậy số cần tìm là số nào?
C/ Luyện tập:
1/ Trong các số: 315; 251; 790; 456:
a/ Số chia hết cho 2 là: 790; 456
b/ Số chia hết cho 5 là: 315; 790
c/ Số chia hết cho cả 2 và 5 là: 790
2/ Tổng, hiệu sau có chia hết cho 2, cho5 không?
a/ 1.2.3.4.5 + 52M2 nhưng M 5
b/ 1.2.3.4.5 – 75 M 2 nhưng M5
3/ Điền chữ số vào dấu * để 45* :
a/ Chia hết cho 2 ( * = 0 hoặc 2;4;6;8)
b/ Chia hết cho 5 ( * = 0 hoặc 5)
c/ Chia hết cho cả 2 và 5 ( * = 0 )
4/ Dùng 3 chữ số 8;0;5 để ghép thành số tự nhiên có 3 chữ số khác nhau và thõa mãn đk:
a/ Chia hết cho 2 ( 580; 508; 850)
b/ Chi hết cho 5 ( 580; 850, 805)
5/ Tìm số tự nhiên có hai chữ số giống nhau, biết rằng số đó chia hết cho 2 và khi chi 5 dư 4
Giải:
Gọi số cần tìm là aa (a0)
Vì aa chia hết cho 2 và a0 nên a 
Vì aa chia 5 dư 4 nên a = 4
Vậy số cần tìm là 44
Tiết 3: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3, CHO 9
I/ Mục tiêu:Giúp học sinh:
	-Kiến thức: Khắc sâu các dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9
	-Kỹ năng: Vận dụng thành thạo các dấu hiệu vào bài tập
	-Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính các khi vận dụng các dấu hiệu
II/ Chuẩn bị:
	-GV: Thước, phấn màu, MTBT
	-HS: Ôn lại các dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9, MTBT
III/ Tiến trình bài dạy: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
+HĐ1: KTBC: Viết ba số tự nhiên, mỗi số có ba chữ số và chia hết cho cả 2 và 5
Kết quả: 
VD: 320; 750; 890
+HĐ2: Sửa bài tập
-Gọi 1 hs lên bảng sửa
-Yêu cầu hs nhận xét
A/ Sửa bài tâp:
a/ Không có chữ số nào thõa mãn
b/ Các chữ số từ 1 đến 9 đều được
+HĐ3: Ôn kiến thức cơ bản
- Yêu cầu hs nhắc lại các dấu hiệu
B/ Kiến thức cơ bản:
1/ Các dấu hiệu: sgk/40;41
+HĐ4: Luyện tập
BT1:
-Cho hs tự giải
-Gọi 1 hs nêu kết quả
Hướng dẫn BT2:
Câu a: 
-Để 4a3M3 thì a nhận những giá trị nào?
Câu b, câu c hướng dẫn tương tự
 BT3:
-Cho hs tự giải
-Gọi 2 hs lên bảng giải
Hướng dẫn BT4:
-Tổng các chữ số của hiệu và tổng đã cho lần lượt là bao nhiêu?
-Kết luận gì cho mỗi câu?
Hướng dẫn BT5:
-Để 87abM9 thì a + b = ?
-Đã biết a – b = 4 vậy có xảy ra trường hợp a + b = 3 không? Vì sao? Ta tìm a và b ntn? (Tìm một số khi biết tổng và hiệu của nó)
C/ Luyện tập:
1/ Trong các số: 1458; 4950; 1353
a/ Số chia hết cho 3 mà không chia hết cho 9 là:1353
b/ Số chi hết cho cả 2;3;5;9 là: 4950
2/ Tìm a và b sao cho:
a/ 4a3M3: a 
b/ 6a3M9: a
c/ a54bMcả 2;3;5;9: a = 9 và b = 0
3/ Dùng 3 trong 4 chữ số 7;6;2;0 ghépthành các số tự nhiên có ba chữ số khác nhau sao cho số đó:
a/ Chia hết cho 9: 720; 702; 270; 207
b/ Chia hết cho 3 mà không chia hết cho 9: 762; 726; 672; 627; 276; 267
4/ Tổng hiệu sau có chia hết cho 3, cho 9 không?
a/ 109 – 1 = 999999999M3 và 9
b/ 1015 + 2M3 nhưng không chia hết cho 9 
5/ Tìm a và b sao cho a – b = 4 và 87abM9
Để 87abM9 thì a + b = 12 hoặc a + b = 3
Vì a – b = 4 nên không thể xảy ra trường hợp a + b = 3. Vậy a = 8; b = 4
-Cho cả lớp tự giải
-Gọi 1 hs lên bảng giải
-Lớp nhận xét
-Số cần tìm ở mỗi câu là số nào?
-Gọi 2 hs nêu kết quả
-Lớp nhận xét
-Tập hợp cần viết có những phần tử nào?
-Gọi 1 hs lên bảng viết
-Lớp nhận xét
6/ Trong các số: 3690; 822; 567
a/ Số chia hết cho 2;3;5;9 là: 3690
b/ Số không chia hết cho 3 và 9 là: 822
c/ Số chia hết cho 9 là: 3690;567
d/ Số chia hết cho 9 mà không chia hết cho 3: không có
7/ Viết số tự nhiên nhỏ nhất có 6 chữ số sao cho số đó:
a/ Chia hết cho 3: 100002
b/ Chia hết cho 9: 100008
8/ Viết tập hợp các số tự nhiên n chia hết cho 9 và 102 < n < 145
+HĐ4: HDVN
-Xem lại các dạng BT đã giải
-Giải BT: Viết tập hợp các số tự nhiên n chia hết cho 3 và 5 sao cho 20 < n < 100
RÚT KINH NGHIỆM:.
 Duyệt ngày: / / 2013
Ngày soạn: 19/01/2014
Ngày dạy: 17/01/2014 
Buổi 5: ÔN TẬP HÌNH HỌC CHƯƠNG I
Tiết 1: ÔN KHÁI NIỆM ĐIỂM - ĐƯỜNG THẲNG - BA ĐIỂM HẲNG HÀNG
I/ Mục tiêu:Giúp học sinh:
	-Kiến thức: Khắc sâu các kiến thức về điểm, đường thẳng, ba điểm thẳng hàng
	-Kỹ năng: Giải thành thạo các dạng bài tập về điểm, đường thẳng, ba điểm thẳng hàng
	-Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác khi vẽ hình, tìm nhiều cách giải bài tập hay cho một bài tập
II/ Chuẩn bị:
	-GV: Thước, phấn màu, com pa
	-HS: Ôn lại các kiến thức về điểm, đường thẳng, ba điểm thẳng hàng 
III/ Tiến trình bài dạy: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
+HĐ1: KTBC
Vẽ điểm M thuộc đường thẳng a và điểm n không thuộc đường thẳng a
Kết quả: 
+HĐ2: Ôn kiến thức cơ bản – Yêu cầu hs:
-Nhắc lại các khái niệm: điểm,đường thẳng, ba điểm thẳng hàng, không thẳng hàng
A/ Kiến thức cơ bản: sgk/ 103;105
+HĐ3: Luyện tập
BT1:
-Cho cả lớp thực hiện giải
-Gọi 1 hs lên bảng
-Gọi lần lượt các hs khác trả lời câu hỏi
BT2: Hình vẽ
-Yêu cầu hs vẽ hình. Gọi 2 hs trả lời
-Vì sao hình b không có điểm nằm giữa
BT3:
-Yêu cầu hs vẽ hình
-Có bao nhiêu bộ ba điểm thẳng hàng?
BT4:
-Cho cả lớp giải
-Gọi 2 hs lên bảng vẽ hình
B/ Luyện tập: 
1/ Dùng các chữ I, K, b, c đặt tên cho các điểm và đường thẳng trong hình vẽ ở trên
a/ Điểm M thuộc những đường thẳng nào?
b/ Đường thẳng a chứa, không chứa những điểm nào?
c/ Đường thẳng b không đi qua những điểm nào?
d/ Điểm nào nằm ngoài đường thẳng c?
e/ Điểm K thuộc, không thuộc đường thẳng nào?
2/ Trong hình a, điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?
Trong hình b, có điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại không? Vì sao?
Giải:a/ B nằm giữa A và C
b/ Không có điểm nằm giữa, vì G, H, K không thẳng hàng
3/ Xem hình và tìm các bộ ba điểm thẳng hàng. Tìm điểm nằm giữa hai điểm còn lại. Tìm hai bộ ba điểm không thẳng hàng
Giải: Có bốn bộ ba điểm thẳng hàng:
A, M, C – A, I, N – B, N, C – B, I, N
Hai bộ ba điểm không thẳng hàng như: A, I, M và
B, A, C
4/ Vẽ hình theo diễn đạt sau:
a/ Điểm a và điểm B cùng thuộc đường thẳng m
b/ Điểm C và điểm D không thuộc đường thẳng n
Tiết 2 : ĐƯỜNG THẲNG ĐI QUA HAI ĐIỂM , TIA, ĐOẠN THẢNG
I/ Mục tiêu:Giúp học sinh:
 -Kiến thức: Khắc sâu các kiến thức về đường thẳng đi qua hai điểm, tia, đoạn thẳng 
 -Kỹ năng: Giải thành thạo các dạng bài tập về đường thẳng đi qua hai điểm, tia, đoạn thẳng
 -Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác khi vẽ tia, đường thẳng, đoạn thẳng
II/ Chuẩn bị:
	-GV: Thước, phấn màu, com pa
	-HS: Ôn lại các kiến thức về đường thẳng đi qua hai điểm, tia, đoạn thẳng
III/ Tiến trình bài dạy: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
+HĐ1: KTBC
-Gọi 1 hs lên bảng
Vẽ 3 điểm M, N, K thẳng hàng và A, B, C không thẳng hàng
+HĐ2: Sửa bài tập
-Gọi 1 hs lên bảng sửa, lớp nhận xét
A/ Sửa bài tập:
B,D thuộc a, C, E không thuộc a
+HĐ3: Ôn kiến thức cơ bản
-Yêu câu hs nhắc lại các kiến thức cơ bản
C/ Kiến thức cơ bản: sgk/108; 111; 115
+HĐ4: Luyện tập
Hướng dẫn BT1:
-Yêu cầu hs vẽ hình.Gọi 1 hs lên bảng vẽ
-Cho cả lớp giải. Gọi 1 hs lên bảng giải
-Lớp nhận xét
BT2:
-Yêu cầu cả lớp giải
-Gọi 3 hs lên bảng vẽ
-Lớp nhận xét
Hướng dẫn BT3:
-Yêu cầu hs vẽ hình và giải
-Gọi 1 hs lên bảng vẽ
-Gọi 3 hs trả lời
-Lớp nhận xét
BT4: 
-Yêu cầu cả lớp vẽ 
-Gọi 1 hs lên bảng vẽ
-Lớp nhận xét
D/ Luyện tập:
1/ Vẽ ba điểm A, B, C thẳng hàng và điểm D không thuộc đường thẳng chứa 3 điểm A, B, C . Vẽ các đường thẳng đi qua các cặp điểm
a/ Vẽ được bao nhiêu đường thẳng?
b/ D là điểm chung của những đường thẳng nào?
Giải:
a/ Vẽ được 4 đường thẳng: DA, DB, DC và AC
b/ D là điểm chung của các đường thẳng DA, DB, DC
2/ Cho 3 đường thẳng a, b, c, Vẽ hình trong các trường hợp sau:
a/ Chúng có 3 giao điểm
b/ Chúng có 1 giao điểm
c/ Chúng không có giao điểm nào
3/ Vẽ hai tia đối nhau Ox và Oy
a/ Lấy A thuộc Ox và B thuộc Oy. Viết tên các tia trùng với tia Ay
b/ Hai tia AB và Oy có trùng nhau không? Vì sao?
c/ Hai tia Ax và By có đối nhau không? Vì sao?
Giải: a/ Các tia trùng với tia Ay là: AO và AB
HS giải câu b, c 
4/ Vẽ 3 điểm R, I, M không thẳng hàng. Vẽ đường thẳng đi qua R và M. Vẽ đoạn thẳng có hai mút là R và I. Vẽ nửa đường thẳng gốc M đi qua I
Giải:
Tiết 3: CỘNG ĐOẠN THẲNG (KHI NÀO AM + MB = AB ?) 
– TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG
I/ Mục tiêu:Giúp học sinh:
	-Kiến thức: Khắc sâu các kiến thức về cộng đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng
	-Kỹ năng: Giải thành thạo các dạng bài tập về cộng đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng	
-Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác tính toán và vẽ trung điểm của đoạn thẳng
II/ Chuẩn bị:
	-GV: Thước, phấn màu, com pa
	-HS: Ôn lại các kiến thức về cộng đoạn thẳng, trung điểm của đoạn thẳng
III/ Tiến trình bài dạy: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
+HĐ1: KTBC
-Gọi 1 hs lên bảng
Cho hai điểm A và B nằm trên đường thẳng xy. Nêu tên các cặp tia đối nhau. 
+HĐ2: Sửa bài tập
-Gọi 1 hs lên bảng sửa, lớp nhận xét
A/ Sửa bài tập:
-HS vẽ hình theo yêu cầu của đề bài
+HĐ3: Ôn kiến thức cơ bản
-Khi nào ta có AM + MB = AB?
-Khi nào ta có M là trung điểm của đoạn thẳng AB?
B/ Kiến thức cơ bản:
1/ Nếu M nằm giữa A, B thì AM + MB = AB
2/ Nếu AM + MB = AB và AM = MB hoặc AM = MB = AB/2 thì M là trung điểm của đoạn thẳng AB 
+HĐ4: Luyện tập
Hướng dẫn BT1:
-Gọi hs lên bảng vẽ hình
-Vì sao PM + MQ = PQ? Vậy PQ = ?
Hướng dẫn BT2:
- Gọi hs lên bảng vẽ hình
-Tổng AM + MB = ?, Vì sao?
-Hiệu AM – MB = ?, Vì sao?
-Suy ra AM = ?, MB = ? Vì sao?
BT3:
-Cho cả lớp giải
-Gọi lần lượt 3 hs nêu kết quả
-Lớp nhận xét
Hướng dẫn BT4:
-Vẽ hình minh họa
-Câu a: So sánh AM + MB với AB, AB + BM với AM, BA + AM với BM rồi kết luận
-Câu b: Suy ra từ kết quả của câu a
C/ Luyện tập:
1/ Cho M thuộc đoạn thẳng PQ. Biết PM = 2 cm, MQ = 3 cm. Tính đoạn PQ
Giải: 
Vì M nằm giữa P và Q nên: PQ = PM + MQ 
 = 2 + 3 = 5 (cm)
2/ Cho đoạn thẳng AB = 11 cm. Điểm M nằm giữa A và B. Biết AM – MB = 5 cm. Tính các đoạn MA, MB
Giải: 
Vì M nằm giữa A và B nên:AM + MB = AB = 11
Theo đề bài thì AM – MB = 5.
Vậy AM = (11+5):2 = 8 (cm), MB = 11 – 8 = 3 (cm)
3/ Cho ba điểm A, B, C thẳng hàng. Hỏi điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại nếu:
a/ AC + CB = AB? (C nằm giữa A và B)
b/ AB + BC = AC? (B nằm giữa A và C)
c/ BA + AC = BC? (A nằm giữa B và C)
4/ Cho 3 điểm A, B, M. Biết AM = 2 cm, MB = 3 cm, AB = 4 cm. Hãy chứng tỏ rằng:
a/ Trong ba điểm A, B, M không có điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại
b/ Ba điểm A, B, M không thẳng hàng
Giải:
a/ Vì AM + MB > AB, AB + BM > AM, BA + AM > BM nên trong ba điểm A, B, M không có điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại
b/ Theo kết quả câu a thì A, B, M không thẳng hàng
+HĐ5: HDVN
 -Xem các bài tập đã giải, ôn kiến thức cơ bản
 -Giải bài tập: Cho đoạn thẳng AB dài 5 cm. Vẽ trung điểm M của đoạn thẳng AB?
RÚT KINH NGHIỆM:.
 Duyệt ngày: / / 2013

Tài liệu đính kèm:

  • docPhu dao HS YK Toan 6Khue.doc