Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 16, Bài 1: Nửa mặt phẳng - Năm học 2010-2011 - Trần Ngọc Tuyền

Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 16, Bài 1: Nửa mặt phẳng - Năm học 2010-2011 - Trần Ngọc Tuyền

 I/. Mục Tiêu:

 * Kiến thức:

 HS hiểu về mặt phẳng, KN nửa mp bờ a, cách gọi trên mặt phẳng, tia nằm giữa hai tia khác.

 * Kỉ năng:

 - Biết vẽ, nhận biết tia nằm giữa hai tia khác

 - Nhận biết nửa mặt phẳng.

 * Thái độ:

 Rèn cách vẻ hình, nhận biết đúng.

II/ Kết quả mong đợi :

 Học sinh biết vẽ hình theo đúng yêu cầu đề bài, bước đầu tập suy luận.

 III/ Phương tiện đánh giá:

 Phiếu học tập ,bảng phụ ghi các bài tập.

 IV/ Tài liệu, thiết bị cần thiết:

 GV: Phấn màu, thước thẳng, bảng phụ vẽ hình, a,b, c SGK

 HS: SGK, thước thẳng, bút tô màu xanh, đỏ.

V/ Các hoạt động học tập:

 1/. Ổn định

 2/. KTBC: 5’

- Hãy vẽ đường thẳng a. đường thẳng a có bị giới hạn về 2 phía không? Đường thẳng a vừa vẽ đã chia một bảng thành mấy phần?

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 212Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 16, Bài 1: Nửa mặt phẳng - Năm học 2010-2011 - Trần Ngọc Tuyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 21
Tiết : 16
NS
ND
 CHƯƠNG II: GÓC
 Bài 1. NỬA MẶT PHẲNG 
 –&—
 I/. Mục Tiêu:
 * Kiến thức:
 HS hiểu về mặt phẳng, KN nửa mp bờ a, cách gọi trên mặt phẳng, tia nằm giữa hai tia khác.
 * Kỉ năng:
 - Biết vẽ, nhận biết tia nằm giữa hai tia khác
 - Nhận biết nửa mặt phẳng.
 * Thái độ:
 Rèn cách vẻ hình, nhận biết đúng.
II/ Kết quả mong đợi :
 Học sinh biết vẽ hình theo đúng yêu cầu đề bài, bước đầu tập suy luận.
 III/ Phương tiện đánh giá:
 Phiếu học tập ,bảng phụ ghi các bài tập.
 IV/ Tài liệu, thiết bị cần thiết:
 GV: Phấn màu, thước thẳng, bảng phụ vẽ hình, a,b, c SGK
 HS: SGK, thước thẳng, bút tô màu xanh, đỏ.
V/ Các hoạt động học tập:
 1/. Ổn định
 2/. KTBC: 5’
- Hãy vẽ đường thẳng a. đường thẳng a có bị giới hạn về 2 phía không? Đường thẳng a vừa vẽ đã chia một bảng thành mấy phần?
 3/. Bài dạy:
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Nội dung
- GV chỉ vào 2 phần mặt bảng ở KTBC giới thiệu 2 nửa mặt phẳng bờ a.
- GV giới thiệu: Trang giấy mặt tường là hình ảnh của mặt phẳng.
- GV yêu cầu HS tìm thêm VD về mặt phẳng.
- HS nghe GV giới thiệu
GV hỏi: + Mặt phẳng có bị giới hạn không ?
+ Đường thẳng a đã chia mp thành mấy phần? Mỗi phần gọi là gì?
HS trả lời miệng
+ Mặt phẳng không bị giới hạn về mọi phía
+ Đường thẳng a đã chia mp thành 2 phần, mỗi phần gọi là nửa mặt phẳng bờ a.
- GV: thế nào là nửa mặt phẳng bờ a?
-GV khái quát và ghi lên bảng:
- GV Vẽ hình lên bảng:
- HS phát biểu KN nửa mặt phẳng bờ a SGK
- HS ghi KN vào vở
- HS vẽ hình vào vở
Hình gồm đường thẳng a và một phần mặt phẳng bị chia ra bởi a được gọi là một nửa mặt phẳng bờ a
- GV Hãy tính rõ nửa mặt phẳng bờ a.
- GV yêu cầu hs vẽ đường thẳng xy, chỉ rõ nửa mp bờ xy.
- GV : Thế nào là hai nửa mặt phẳng đối nhau.
- 1HS chỉ nửa mặt phẳng bờ a.
- HS1 Vẽ một đường thẳng xy lên bảng.
- HS khác vẽ vào giấy.
- HS trả lời bằng miệng: Hai nữa mp có chung bờ a gọi hai nữa mp đối nhau.
- GV cho HS thực hiện ? 1
- GV hỏi: Bất kỳ đường thẳng nào nằm trên mp cũng được coi là gì của hai nữa mp đối nhau?
- Làm ? 1
- HS rút ra nhận xét SGK
GV chốt lại và nêu nhận xét lên bảng
GV giới thiệu: Để phân biệt hai nửa mp chung bờ a người ta đặt tên cho nó. GV vẽ hình 2/72 SGK lên bảng:
HS ghi nhận xét vào vở.
HS nghe GV giới thiệu:
- HS quan sát hình vẽ lên bảng.
Bất kỳ đường thẳng nào nằm trên mặt phẳng là bờ chung của 2 nửa mặt phẳng đối nhau.
- GV giới thiệu cách gọi tên nửa mặt phẳng:
+ Nửa mp I là nửa mặt phẳng bờ a chứa điểm M hoặc nửa mp bờ a không chứa điểm p.
- GV yêu cầu HS gọi tên nửa mp còn lại trên hình vẽ.
- HS lắng nghe GV giới thiệu ® nhắc lại cách gọi tên nửa mp (I)
- HS: Nửa mặt phẳng (II) là nửa mp bờ a chứa điểm P hoặc nửa mp bờ a không chứa điểm M (N) hoặc (II) là nửa mp đối của I
- GV bổ sung: Hai điểm M,N nằm cùng phía đ/v đường thẳng a hai điểm M,N (hoặc N,P) nằm khác phía đ/v đường thẳng a.
- GV cho HS thực hiện BT2,4
HS nghe giáo viên giới thiệu
- Làm BT 2; 4/73 SGK
Hoạt động 2 (10’)
- GV gọi 1HS lên bảng vẽ 2 tia chung gốc Ox, Oy, HS khác vẽ vào vở:
- GV: Lấy M Î Ox, N Î Oy (M,N không trùng O), vẽ đoạn thẳng (M,N.)
+ Vẽ tia Oz cắt đoạn thẳng MN tại điểm nằm giữa MN.
GV hỏi: Tia của Oz gọi là tia gì? Vì sao?
 GV yêu cầu HS quan sát hình b, c SGK.
- HS vẽ hai tia chung gốc Ox, Oy :
-
 HS: Tia OZ là tia nằm giữa 2 tia Ox, Oy vì tia Oz cắt đoạn thẳng MN tại điểm nằm giữa M, N
- HS quan sát hình 2,c SGK.
2/. Tia nằm giữa 2 tia:
Tia OZ là tia nằm giữa 2 tia Ox, Oy vì tia Oz cắt đoạn thẳng MN tại điểm nằm giữa M, N
Hoạt động 2: (10’)
- GV yêu cầu HS quan sát hình b,c SGK
- GV tìm Oz có nằm giữa hai tia Ox , Oy không ? vì sao?
- HS quan sát hình 2 c SGK
- HS trả lời miệng ở hình b tia Oz không nằm giữa hai tia Ox và Oy vì tia Oz không cắt đường thẳng MN ở hình C tia Oz nằm giữa hai tia Ox, Oy.
- GV cho HS thực hiện ? 2
- Làm ? 2
 4/. Củng cố: 10’
 - BT 3/73 SGK
 a/. giữa mặt phẳng đối nhau
 b/. Đoạn thẳng AB tại điểm nằm giữa A,B.
 - BT 57/73 SGK
 Tia OM nằm giữa hai tia OA, OB
 - Nhắc lại KN nửa mp bờ a.
 5/. HDVN: 3,
 - Học bài.
 - Làm BT 1/73
 - Vẽ nữa mp đối nhau bờ b đặt tên cho hai nữa mp đó.
 - Vẽ hai tia đối nhau OX, OY. Vẽ 1 tia OZ bất kỳ (¹ Ox, Oy ). 
 -Tại sao tia OZ nằm giữa 2 tia Ox, Oy
 - Xem trước bài góc / 73 SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docHH TIET 16.doc