Giáo án Địa lý Lớp 6 - Tiết 20, Bài 16: Thực hành Đọc bản đồ (hoặc lược đồ) địa hình tỉ lệ lớn - Năm học 2009-2010 - Võ Thanh Khiết

Giáo án Địa lý Lớp 6 - Tiết 20, Bài 16: Thực hành Đọc bản đồ (hoặc lược đồ) địa hình tỉ lệ lớn - Năm học 2009-2010 - Võ Thanh Khiết

A.Mục tiêu :

1. Kiến thức:

- Biết được khái niệm đường đồng mức.

- Hiểu được vai trò của đường đồng mức trong việc xác định đặc điểm địa hình.

2. Kĩ năng:

- Bước đầu đọc được đặc điểm địa hình qua đường đồng mức.

- Đo tính được khoảng cách, hướng của địa hình.

3. Thái độ:

B. Phương pháp:

- Đàm thoại vấn đáp

- Thảo luận nhóm.

C. Chuẩn bị:

1. Giáo viên :

- Hình 44 phóng to.

- Tranh ảnh về địa hình

2.Học sinh: Soạn bài

D. Tiến trình lên lớp :

I . Ổn định :

II. Bài cũ: ( 5p)

Khoáng sản là gì? Nêu một số loại khoáng sản và công dụng của nó.

III. Bài mới:

1.Đặt vấn đề :

2. Triển khai bài:

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 590Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý Lớp 6 - Tiết 20, Bài 16: Thực hành Đọc bản đồ (hoặc lược đồ) địa hình tỉ lệ lớn - Năm học 2009-2010 - Võ Thanh Khiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 20. Bài 16. Thực hành: ĐỌC BẢN ĐỒ (HOẶC LƯỢC ĐỒ) ĐỊA HÌNH TỈ LỆ LỚN
	NS: 16/01/2010	ND: 18/01/2010
A.Mục tiêu : 
1. Kiến thức: 
- Biết được khái niệm đường đồng mức.
- Hiểu được vai trò của đường đồng mức trong việc xác định đặc điểm địa hình.
2. Kĩ năng:
- Bước đầu đọc được đặc điểm địa hình qua đường đồng mức.
- Đo tính được khoảng cách, hướng của địa hình.
3. Thái độ:
B. Phương pháp:
- Đàm thoại vấn đáp
- Thảo luận nhóm.
C. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên :
- Hình 44 phóng to.
- Tranh ảnh về địa hình
2.Học sinh: Soạn bài
D. Tiến trình lên lớp :
I . Ổn định :
II. Bài cũ: ( 5p)
Khoáng sản là gì? Nêu một số loại khoáng sản và công dụng của nó.
III. Bài mới:
1.Đặt vấn đề : 
2. Triển khai bài:
Hoạt động của GV và HS
TG
Kiến thức cơ bản
* Hoạt động 1: 
Bước 1:
GV: Giới thiệu về nội dung của các hình trong SGK. Chia học sinh thành hai nhóm. Yêu cầu: HS: Các nhóm trả lời các câu hỏí SGK
HS: Thảo luận nhóm. Đại diện nhóm đọc kết quả thảo luận. Nhóm khác bổ xung ý Kiến.
Bước 2: 
 - Thảo luận nhóm. Đại diện nhóm đọc kết quả thảo luận. Nhóm khác bổ xung ý Kiến. 
 - GV: Chuẩn xác kiến thức.
Chuyển ý : dựa vào các đường đồng mức người ta có thể biết được địa hình như thế nào. vậy cách xác định cụ thể ra sao chúng ta chuyển sang phần 2 sau đây.
* Hoạt động 2: 
Bước 1:
GV: Duy trì các nhóm yêu cầu các nhóm tiếp tục làm thảo luận xác định khoảng cách của các điẻm và xác định phương hướng của các điểm. Và ghi kết quả vào phiếu học tập.
10
26
1. Đường đồng mức và tác dụng của đường đồng mức. 
- Đường đồng mức là đường nối liền các điểm có cùng độ cao. 
- Dựa vào các đường đồng mức ta có thể biết độ cao tuyệt đối của các điểm trên bẳ đồ và đặc điểm hình dạng của địa hình. 
+ Các đường đồng mức càng gần nhau địa hình càng dốc. 
+ Các đường đồng mức càng xa nhau địa hình càng thoải.
2. Xác định đặc điểm địa hình.
CÂU HỎI
ĐÁP ÁN
Hướng từ đỉnh núi A1 đến đỉnh núi A2 ?
Tây-Đông
Hai đường đồng mức chênh nhau ?
100 m
Độ cao của các đỉnh núi A1 ,A2 và các điểm B1,B2,B3 ?
A1=900; A2 > 800m; B1=500m;B2=650m;B3 >500m
Khoảng cách từ đỉnh A1 đến đỉnh A2 ?
Khoảng 7500 m
Sườn dốc hơn là sườn ?
Tây
Bước 2: 
 - Đại diện nhóm lên bảng điền kết quả vào bảng phụ do GV kẻ sẵn. Nhóm khác nhận xét kết quả. 
 - GV: Chuẩn xác kiến thức.
IV.Cũng cố : ( 2p)
- GV hệ thống lại kiến thức bài giảng.
- GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK.
 Như vậy để xác đinh địa hình trên bản đồ cũng như đặc điểm địa hình trên bản đồ người ta dựa vào các đường đồng mức. Khi khoảng cách giữa hai đường đòng mức càng gần nhau thì địa hình càng dốc và ngược lại.
V. Dặn dò( 2p)
- Học bài cũ 
- Soạn bài Lớp vỏ khí

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 20-DIA 6.doc