Giáo án lớp 6 môn Địa lý - Đăk Nông - Thiên nhiên và con người ( 2 tiết)

Giáo án lớp 6 môn Địa lý - Đăk Nông - Thiên nhiên và con người ( 2 tiết)

Học xong tiết học này, học sinh biết được:

- Các nét chính về điều kiện tự nhiên của tỉnh Đăk Nông (vị trí địa lí, khí hậu và các điều kiện thuận lợi khác như tài nguyên thiên nhiên, đã được thiên nhiên ban tặng).

- Nắm được việc hình thành cộng đồng dân cư ở Đăk Nông, bản sắc riêng của từng dân tộc đang sinh sống cũng như bản sắc cộng đồng chung của người dân Đăk Nông.

- Nắm được các tiềm năng chính để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, của Đăk Nông.

- Giáo dục cho học sinh tình yêu đất nước nói chung và tình yêu quê hương Đăk Nông nói riêng.

 

doc 6 trang Người đăng levilevi Lượt xem 2837Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn Địa lý - Đăk Nông - Thiên nhiên và con người ( 2 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐĂK NÔNG - THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI.
( 2 tiết).
I. Mục tiêu.
Học xong tiết học này, học sinh biết được:
- Các nét chính về điều kiện tự nhiên của tỉnh Đăk Nông (vị trí địa lí, khí hậu và các điều kiện thuận lợi khác như tài nguyên thiên nhiên,  đã được thiên nhiên ban tặng).
- Nắm được việc hình thành cộng đồng dân cư ở Đăk Nông, bản sắc riêng của từng dân tộc đang sinh sống cũng như bản sắc cộng đồng chung của người dân Đăk Nông.
- Nắm được các tiềm năng chính để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội,của Đăk Nông.
- Giáo dục cho học sinh tình yêu đất nước nói chung và tình yêu quê hương Đăk Nông nói riêng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Bản đồ hành chính Việt Nam, bản đồ hành chính tỉnh Đăk Nông, bản đồ địa lí tự nhiên tỉnh Đăk Nông, bản đồ về khí hậu tỉnh Đăk Nông (Tải từ Internet).
- Bảng phụ, bảng nhóm phục vụ cho việc dạy và học.
- Sưu tầm hình ảnh về cuộc sống, sinh hoạt của người Việt, MNông, Tày, Nùng, H Mông,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi lần lượt 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu sau:
+ Mô tả từng đại dương theo trình tự: Vị trí địa lý, diện tích và độ sâu trung bình.
+ Nhận xét, đánh giá.
3. Nội dung bài mới.
a. Giới thiệu bài mới:
- Đại đa số các em được sinh ra và lớn lên ở Đăk Nông song em biết những gì về Đăk Nông ? Chẳng hạn về: Vị trí địa lý, các điều kiện tự nhiên, các tiềm năng phát triển kinh tế,Để hiểu rõ về Đăk Nông thân yêu, hôm nay, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài: Đăk Nông - thiên nhiên và con người.
b. Phát triển bài: 
*. Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí địa lý tỉnh Đăk Nông.
- Yêu cầu 1 HS đọc nội dung phần 1.1 Vị trí địa lý (tư liệu trang 1).
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 để trả lời câu hỏi:
+ Hãy nêu vị trí địa lý, diện tích tự nhiên của tỉnh Đăk Nông ?
+ Toàn tỉnh có những huyện, thị nào ?
- GV giảng thêm: Nằm ở phía Tây Nam của Tây Nguyên, có Quốc lộ 14 nối Đắk Nông với Đắk Lăk, có Quốc lộ 28 nối Đắk Nông với Lâm Đồng, Bình Thuận và thành phố Hồ Chí Minh. Trong tương lai, khi dự án khai thác và chế biến bô xít được triển khai thì tuyến đường sắt Đắk Nông-Chơn Thành-Di An ra cảng Thị Vải sẽ được xây dựng, mở ra cơ hội lớn cho Đắk Nông đẩy mạnh khai thác các thế mạnh của tỉnh. Mặt khác, Đắk Nông cùng với các tỉnh Tây Nguyên khác nằm trong vùng được Nhà nước quan tâm thông qua các Quyết định 135, Quyết định 168. Yếu tố này tạo cho Đắk Nông có điều kiện khai thác và vận dụng các chính sách phát triển vào tỉnh.
*. Hoạt động 2: Tìm hiểu về địa hình, khí hậu tỉnh Đăk Nông.
- Cho HS đọc thông tin về địa hình, khí hậu trang 1 trong tư liệu.
- Cho HS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi:
+ Hãy nêu đặc điểm chung về địa hình của Đăk Nông ?
+ Đăk Nông có khí hậu như thế nào?
*. Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp.
- Do có vị trí địa lý tự nhiên thuận lợi, Đăk Nông có những thuận lợi gì trong phát triển kinh tế, văn hóa, 
- Dặn về nhà học bài, chuẩn bị tiếp nội dung về Tài nguyên thiên nhiên, Tài nguyên du lịch của Đăk Nông.
- HS hát bài: Quê hương tươi đẹp.
- 2 HS thực hiện.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe.
- Tỉnh Đắk Nông nằm ở phía Tây Nam vùng Tây Nguyên, phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp Cămpuchia với 130 km đường biên giới. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 6.514,38 km2. 
- Toàn tỉnh có 8 huyện, thị xã gồm các huyện: Chư Jút, Đắk Mil, Krông Nô, Đắk Song, Đắk R'Lấp và Đắk GLong và thị xã Gia Nghĩa. Trung tâm tỉnh lỵ là Gia Nghĩa.
- Lắng nghe.
- Địa hình của tỉnh Đắk Nông đa dạng và phong phú, có sự xen kẽ giữa các địa hình thung lũng, cao nguyên và núi cao. Địa hình có hướng cao dần từ Đông sang Tây. 
+ Địa hình thung lũng là vùng đất thấp phân bố dọc sông Krông Nô, Sêrêpôk, thuộc khu vực các huyện Chư Jút, Krông Nô. Điạ hình tương đối bằng phẳng, có độ dốc từ 0-30, thích hợp với phát triển cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi gia súc, gia cầm. 
+ Địa hình cao nguyên chủ yếu ở Đắk Glong, thị xã Gia Nghĩa, Đắk Mil, Đắk Song, độ cao trung bình trên 800 m, độ dốc trên 150. Đây là khu vực có đất bazan là chủ yếu, rất thích hợp với phát triển cây công nghiệp lâu năm, lâm nghiệp và chăn nuôi đại gia súc.
+ Địa hình núi phân bố trên địa bàn huyện Đắk R'Lấp. Đây là khu vực địa hình chia cắt mạnh và có độ dốc lớn. Đất bazan chiếm phần lớn diện tích, thích hợp với phát triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, điều, tiêu. 
- Khí hậu tỉnh Đắk Nông vừa mang tính chất khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng. Khí hậu có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến hết tháng 10, tập trung 90% lượng mưa hàng năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể.
+ Nhiệt độ trung bình năm 22-230 C, nhiệt độ cao nhất 350 C, tháng nóng nhất là tháng 4. Nhiệt độ thấp nhất 140 C, tháng lạnh nhất vào tháng 12. Có những năm nhiệt độ bất thường nắng nóng, dễ gây cháy rừng, khô hạn thiếu nước ảnh hướng tới sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân. 
+ Lượng mưa trung bình năm từ 2200-2400 mm, lượng mưa cao nhất 3000mm. Tháng mưa nhiều nhất vào tháng 8, 9; mưa ít nhất vào tháng 1, 2. Độ ẩm không khí trung bình 84%. Độ bốc hơi mùa khô 14,6-15,7 mm/ngày, mùa mưa 1,5-1,7 mm/ngày.
+ Hướng gió thịnh hành mùa mưa là Tây Nam, hướng gió thịnh hành mùa khô là Đông bắc, tốc độ gió bình quân 2,4 -5,4 m/s , hầu như không có bão nên không gây ảnh hưởng đối với các cây trồng dễ gãy, đổ như cà phê, cao su, tiêu v.v.
- HS phát biểu ý kiến, em khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe và thực hiện.
Tiết 2
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy nêu vị trí địa lý, diện tích tự nhiên của tỉnh Đăk Nông ?
- Do có vị trí địa lý tự nhiên thuận lợi, Đăk Nông có những thuạn lợi gì trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, ?
- Hát.
- 2 HS lần lượt lên bảng trả lời câu hỏi.
- HS khác nhạn xét, bổ sung. 
3. Nội dung bài mới:
*. Hoạt dộng 1: Tìm hiểu về các nguồn tài nguyên ở Đăk Nông.
Sau khi cung cấp thông tin cho HS:
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 để trả lời các câu hỏi sau:
+ Hãy nêu những hiểu biết của mình về tài nguyên thiên nhiên của Đăk Nông ?
+ Để bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên có ở Đăk Nông, theo em chúng ta cần làm gì ?
*. Hoạt dộng 2: Tìm hiểu về dân cư và con người của tỉnh Đăk Nông.
Sau khi cung cấp thông tin cho HS:
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 để trình bày các nội dung sau:
+ Ở Đăk Nông có những dân tộc nào sinh sống ? Cộng đồng cư dân Đăk Nông chung sống như thế nào?
+ Hãy nêu những hiểu biết về trang phục, lễ hội của một số dân tộc của tỉnh Đăk Nông ?
*. Hoạt động 3: Hoạt động tiếp nối.
- Hãy nêu cảm nhận của em về quê hương Đăk Nông ?
- Dặn dò: Học bài và xem trước bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- Đăk Nông có nhiều nguồn tài nguyên quý giá như: Tài nguyên nước (làm thủy điện, tưới tiêu và phục vụ đời sống nhân dân,..); tài nguyên đất (đất đỏ bazan rất tốt cho trồng cây công, lâm nghiệp,..); tài nguyên khoáng sản như: Bô xít, vàng, đá quý,
- HS nêu, chẳng hạn: Khai thác hợp lý, trồng và bảo vệ rừng, không săn bắt bừa bãi thú rừng,
- Cư dân trên địa bàn sinh sống chủ yếu là đồng bào dân tộc M’Nông và một số đồng bào người S’Tiêng, Mạ. Từ lâu, dân tộc M’Nông được phân chia theo từng nhóm địa phương và mỗi nhóm mang sắc thái văn hoá riêng: M’Nông Gar, M’Nông Chil, M’Nông Biệt, M’Nông Preh, M’Nông R’lam, M’Nông Noong... Bên cạnh đó còn có M’Nông Tibiri ở bắc đường 14 thuộc huyện Cư Jút, đến nay vẫn ở nhà sàn, nếp sống văn hoá gần giống với người Êđê. Ngoài ra, còn có một số dân tộc thiểu số các tỉnh phía bắc chuyển vào làm ăn sinh sống ở Đắk Nông. Tính đến nay có khoảng 31 dân tộc chung sống ở Đăk Nông. Đây thực sự là một hình ảnh thu nhỏ của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Tất cả mọi người không phân biệt dân tộc, nghề nghiệp, tín ngưỡng đã và đang đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau để phát triển sản xuất và công tác vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
+ HS nêu theo sự hiểu biết của mình như: Trong quá trình lịch sử và cuộc sống lao động hằng ngày của đồng bào dân tộc M’Nông, họ đã sáng tạo ra được một số loại nhạc cụ độc đáo, tuy còn rất thô sơ nhưng phong phú về số lượng và chủng loại: Bộ gõ có đàn chiêng (cồng), trống (Ding Gơr), đàn môi (guốc)... Ca hát dân gian rất phong phú và đa dạng, hình thức truyền miệng được coi là phương tiện chủ yếu của đồng bào dùng để chuyển tải văn hoá từ vùng này sang vùng khác, từ đời này sang đời khác. Có nhiều cách trong việc chuyển tải văn học dân gian bằng nhiều hình thức kể chuyện, văn vần, hay hát đối đáp nam - nữ. Ngoài ra, trong đồng bào dân tộc M’Nông còn lưu giữ một số hình thức dân ca như: ru con (chiêng con), hát đố (tăm hôr), hát khóc (M’im bôk, M’im khít), hát kể gia phả (Nkok yao)...
+ Người M’Nông cũng có cả một hệ thống nghi lễ phong phú, tất cả đều phục vụ cho đời sống sinh hoạt hằng ngày. Họ không có một ngày lễ nào chính thức, chỉ đón lễ bằng các ngày hội vui mùa gặt, lễ trừ sâu bọ, lễ cúng lúa sắp trổ đòng. Trong nhóm nghi lễ đó có cả nghi lễ gia đình, như lễ làm nhà mới, lễ cho người sắp đi xa hay ở đâu về... Cộng đồng người M’Nông còn lưu giữ một kho tàng luật tục dưới hình thức văn vần, truyền miệng. Nội dung của luật tục hầu hết đề cập đến các mối quan hệ xã hội như: hôn nhân gia đình, phong tục tín ngưỡng... Luật tục cũng quy định rõ những việc được làm và những việc không được làm, nếu một khi vi phạm sẽ bị xử phạt theo luật tục của buôn, bon. Xã hội truyền thống được vận hành theo một quy luật và cũng từ luật tục này mà dân tộc M’Nông còn tồn tại dai dẳng các tập tục lạc hậu, ví dụ như lấy nhau cùng huyết thống, mê tín dị đoan...
+ Trong trang phục hàng ngày, nghệ thuật tạo hình được thể hiện rất sinh động. Hoa văn trên nền vải của người dân tộc M’Nông chủ yếu tạo hình theo một mô típ truyền thống được cách điệu bằng nhiều hình thức khác nhau. Đàn ông, đàn bà M’Nông đều đóng khố, rộng chừng 20 phân và dài trên 1 thước, đàn bà ở những vùng như thị xã Gia Nghĩa, dọc theo quốc lộ 14 họ còn biết quấn Yêng, lấy khăn che ngực. Trong những dịp lễ tết, đàn ông còn mặc thêm một cái áo ngắn không cổ, hở bụng và đàn bà thường quấn yêng màu tím đỏ. Cộng thêm vào đó là những trang sức đi cùng trang phục rất đa dạng. Họ thường đeo những vòng đồng, đeo chồng chất ở cổ tay, cổ chân, càng đeo nhiều bao nhiêu càng thể hiện sự giàu sang đến đó. Đặc biệt người M’Nông còn có tập tục là đến tuổi trưởng thành họ cà răng, căng tai cho to để đeo những miếng ngà voi hay miếng gỗ quý.
+ Đó là những nét đặc trưng của người đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, ngoài những nét riêng mang đậm sắc thái của mình, các dân tộc thiểu số Đắk Nông còn mang những nét chung của văn hoá người Việt Nam.
- HS nêu cảm nhận, chẳng hạn: Đăk Nông giàu , đẹp, có truyền thống yêu nước, có nhiều lễ hội và bản sắc dân tộc độc đáo, ...

Tài liệu đính kèm:

  • docGIÁO ÁN ĐỊA LÝ ĐIA PHUONG ĐĂK NÔNG.doc