Giáo án Công nghệ 7 - Tuần 7-8

Giáo án Công nghệ 7 - Tuần 7-8

I. Mục tiêu :

- Hiểu được những nguyên tắc và biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại.

- Biết vận dụng những hiểu biết đã học vào công việc phòng trừ sâu bệnh hại.

II. Phương tiện dạy học :

 - GV : Sử dụng H21.22.23 Sgk và các loại tranh ảnh có liên quan.

 - HS : + Sưu tầm 1 số tranh ảnh về phòng trừ sâu bệnh.

 + Nguyên cứu trước nội dung bài.

III. Tiến hành hoạt động :

 1/. Kiểm tra bài cũ ;

- Nêu tác hại của sâu bệnh.

- Thế nào là biến thái của côn trùng?

- Thế nào là bệnh cây?

- Nêu những dấu hiệu thường gặp ở những cây bị sâu hại.

2/. Bài mới : Hàng năm ở nước ta sâu bệnh là thiệt hại 10 - 12% sản lượng thu hoạch nông sản, nhiều nơi sản lượng thu hoạch rất ít hoặc mất trắng. Do vậy việc phòng trừ sâu bệnh phải tiến hành thường xuyên kịp thời. Bài học này sẽ giúp chúng ta nắm được các biện pháp phòng trừ sâu bệnh.

 

doc 9 trang Người đăng vanady Lượt xem 1500Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 - Tuần 7-8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 :
Tiết 13 :	Bài 13 : PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI
I. Mục tiêu :
Hiểu được những nguyên tắc và biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại.
Biết vận dụng những hiểu biết đã học vào công việc phòng trừ sâu bệnh hại.
II. Phương tiện dạy học :
	- GV : Sử dụng H21.22.23 Sgk và các loại tranh ảnh có liên quan.
	- HS : + Sưu tầm 1 số tranh ảnh về phòng trừ sâu bệnh.
	 + Nguyên cứu trước nội dung bài.
III. Tiến hành hoạt động :
	1/. Kiểm tra bài cũ ;
Nêu tác hại của sâu bệnh.
Thế nào là biến thái của côn trùng?
Thế nào là bệnh cây?
Nêu những dấu hiệu thường gặp ở những cây bị sâu hại.
2/. Bài mới : Hàng năm ở nước ta sâu bệnh là thiệt hại 10 - 12% sản lượng thu hoạch nông sản, nhiều nơi sản lượng thu hoạch rất ít hoặc mất trắng. Do vậy việc phòng trừ sâu bệnh phải tiến hành thường xuyên kịp thời. Bài học này sẽ giúp chúng ta nắm được các biện pháp phòng trừ sâu bệnh.
Hoạt động 1 : Tìm hiểu nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh.
Mục tiêu : Biết được các nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh.
- Yêu cầu hs đọc các nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh.
- GV phân tích ý nghĩa từng nguyên tắc.
- Nêu câu hỏi.
 + Tại sao lấy nguyên tắc phòng là chính để phòng trừ sâu bệnh hại?
 + Ở địa phương em đã áp dụng các biện pháp gì để tăng cường sức chống chịu của cây đối với sâu bệnh?
- Hs hoạt động cá nhân, nguyên cứu các nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh, nêu ví dụ.
- Trả lời câu hỏi GV.
 + Ít tốn công, cây sinh trưởng tốt, năng suất cao.
 + Bón nhiều phân hữu cơ, làm cỏ, vun xới, trồng giống cây chống sâu bệnh, luân canh.
 Phòng trừ sâu bệnh hại phải bảo đảm nguyên tắc phòng là chính, trừ sớm, trừ kịp thời, nhanh chóng và triệt để, sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng	 trừ.
Hoạt động 2 : Giới thiệu các biện pháp phòng trừ sâu bệnh.
Mục tiêu : Biết được 5 biện pháp phòng trừ và ưu điểm, khuyết điểm.
1. Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh hại.
- Cho hs làm bài tập.
- Đại diện 2 nhóm đọc bảng.
- Treo bảng phụ có đáp án.
- Từ bài tập hs nêu được ưu, khuyết điểm của biện pháp này.
- Các nhóm hoàn thành bảng bài tạp.
- Đại diện đọc bảng + bổ sung.
- Hs tự đánh giá hoàn chỉnh bài tập của mình.
 + Ưu ; dễ thực hiện, có hiệu quả lâu dài.
 + Khuyết ; hiệu quả thấp khi sâu phát triển mạnh.
Ưu điểm : dễ thực hiện, hiệu quả lâu dài.
Khuyết điểm : Hiệu quả thấp khi sâu phát triển mạnh.
2. Biện pháp thủ công :
- Cho hs đọc và quan sát tranh Sgk.
- Nêu thêm vài biện pháp bã chua, ngọt, dùng vợt, ...
- Hs giải thích được các biện pháp thủ công và rút ra ưu, khuyết điểm của biện pháp này.
- Có thể chi ví dụ 1 số biện pháp thủ công khác.
Ưu điểm : đơn giản dễ thực hiện, có hiệu quả khi sâu mới phát sinh.
Khuyết điểm : hiệu quả thấp khi sâu phát triển nhiều tốn công.
3. Biện pháp hoá học :
- Quan sát H23 cho biết thuốc hoá học được sử dụng trừ sâu bằng những cách nào?
 + H23.a; H23.b
 + H23.c
- Khi tiếp xúc với thuốc hoá học phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về an toàn lao động ntn?
- HDhs quan sát Sgk và trả lời câu hỏi.
 + Ưu điểm?
 + Khuyết điểm?
- GV nêu 1 vài trường hợp ngộ độc, môi trường đất, nước ô nhiễm do dùng nhiều thuốc hoá học trừ sâu.
- Hs quan sát H23, thảo luận nhóm trả lời.
 + Phun thuốc; rắc thuốc vào đất.
 + Trộn thuốc vào hạt giống.
- Đeo khẩu trang, đeo găng tay, đi giày, đeo kính, mặc quần áo dài, đội mũ.
 + Ưu : có hiệu quả cao, ít tốn công.
 + Khuyết : gây ngộ độc cho người và gia súc, ô nhiễm môi trường.
Ưu điểm : hiệu quả cao, ít tốn công.
Khuyết điểm : gây ngộ độc cho người và gia súc, ô nhiễm môi trường
4. Biện pháp sinh học : Phương pháp giảng giải
- Cho hs đọc Sgk, nêu ưu nhược điểm của biện pháp này.
- Cho hs hiểu được khái niệm và ưu nhược điểm của biện pháp này.
- Hs thảo luận nhóm.
- Có thể trả lời không được.
Ưu điểm : an toàn đối với người và động vật, hiệu quả bền vững lâu dài.
Khuyết điểm : hiệu quả chậm, phụ thuộc vào các loại sinh vật để diệt sâu hại tốn kém.
5. Biện pháp kiểm dịch thực vật :
- Cho hs hiểu được khái niệm và tác dụng của biện pháp này.
	Kiểm tra, xử lý sản phẩm nhằm ngăn chặn sự lây lan sâu bệnh hại.
	3/. Kiểm tra đánh giá :
Gọi 2 hs đọc phần ghi nhớ.
GV hệ thống lại bài học, hs nhắc lại.
4/. Dặn dò :
Học bài và trả lời 4 câu hỏi cuối bài.
Đọc mục em chưa biết.
Xem trước nội dung bài 14.
Tiết 14 :
Bài 14 : THỰC HÀNH :
NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI THUỐC VÀ
NHÃN HIỆU CỦA THUỐC TRỪ SÂU BỆNH
I. Mục tiêu :
Biết được 1 số loại thuốc ở dạng bột, bột thấm nước, hạt và sữa.
Đọc được nhãn hiệu của thuốc (tên thuốc, độ độc thuốc).
Có ý thức bảo đảm an toàn khi sử dụng và bảo vệ môi trường.
II. Phương tiện dạy học :
	- GV : + Các mẫu thuốc trf sâu bệnh hại đựng trong lọ nhỏ (chai peni) 
	có nắp đậy kín.
	 + Tranh vẽ nhãn hiệu, độ độc của thuốc.
	- HS : + Sưu tầm 1 số hiệu thuốc trừ sâu bệnh hại.
	 + Phiếu thực hành.
III. Tiến hành hoạt động :
	1/. Kiểm trâ bài cũ :
Hãy nêu tên các biện pháp phòng trừ sâu bệnh.
Khi sử dụng phương pháp hoá học có những ưu điểm gì? Cần bảo đảm yêu cầu gì?
2/. Bài mới : Trong biện pháp hoá học có sử dụng thuốc hoá học và chúng ta đx tìm hiểu ở bài trước. Vậy để nâng cao hiệu quả cảu thuốc, bảo đảm an toàn lao động khi sử dụng, tránh gây ngộ độc cho người, vật nuôi, cây trồng. Hôm nay chúng ta tìm hiểu thêm qua bài thực hành.
Hoạt động 1 : Nhận biết các dạng thuốc trừ sâu bệnh hại.
Mục tiêu : Nhận biết các dạng thuốc, phân biệt độ độc của thuốc.
a) Phân biệt độ độc của thuốc trừ sâu
- HD giải thích các ký hiệu biểu tượng, màu sắc về độ độc của thuốc.
- Cho hs đọc Sgk.
- HDhs quan sát H24 Sgk/35.
- Giải thích.
- Gợi ý hs quan sát nhãn thuốc đã sưu tầm bổ sung vào nhóm độc I, II, II.
- Giới thiệu thuốc MECO 60ND có vạch xanh lá cây khi dùng ít độc hơn được xếp vào nhóm độc II.
b) Cách đọc tên thuốc
- HShs đọc tên thuốc qua vd Sgk/34.
- GV phân tích cách đọc.
 + Tên thuốc.
 + Dạng thuốc.
 + Nhóm độc.
 + Tỉ lệ hoạt chất phụ gia.
 + Công dụng.
 + Địa chỉ sản xuất.
- Gọi vài hs đọc lại.
- Cho hs đọc các nhãn sưu tầm được.
- Hs đọc Sgk, quan sát H1.a Sgk/34
- Các nhóm quan sát kí hiệu biểu tượng màu sắc và độ độc.
- Cử đại diện báo cáo.
- Các nhóm quan sát ghi vào phiếu.
- Hs đọc lại vd
- Nêu vài vd ở các nhãn thuốc đã sưu tầm H24.a.b Sgk/35.
 VD1 : VICARD 95 BHN
 Thuốc trừ sâu chứa 95% Thuốc bột tan
 Vicard chất tác dụng
 VD2 : CARBAN 50 SE (thuốc nhũ dầu)
 Thuốc trừ bệnh chứa 50% chất tác dụng 
- Hs vệ sinh nơi thực hành trả lại mẫu vật.
3/. Kiểm tra đánh giá : 
- Nhận xét nội dung buổi thực hành.
	+ Thái độ.
	+ Trật tự, mẫu vật hs mang vào.
	+ Hoạt động của hs.
4/. Dặn dò :
- Học bài giờ tới kiểm tra 1 tiết ( tiết 15).
Tuần 8 :
	CHƯƠNG II : QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ BẢO VỆ 
	 MÔI TRƯỜNG TRONG TRỒNG TRỌT
Tiết 16 :	Bài 15 : LÀM ĐẤT VÀ BÓN PHÂN LÓT
I. Mục tiêu :
Hiểu được mục đích củ việc làm đất trong sản xuất trồng trọt nói chung và các công việc làm đất cụ thể.
Biết được quy trình và yêu cầu của kĩ thuật làm đất.
Hiểu được mục đích và cách bón phân lót cho cây trồng.
II. Phương tiện dạy học :
GV : Sưu tầm các tranh vẽ về làm đất bằng công cụ thủ công cơ giới.
Hs : Sưu tàm các tranh như Sgk.
III. Tiến hành hoạt động :
	1/. Kiểm tra bài cũ :
	2/. Bài mới : Trong chương I chúng ta nguyên cứu cơ sở của thực tiễn đó là đất trồng, phân bón, giống cây trồng và bảo vệ phân bón. Trong chương II nguyên cứu quá trình sản xuất 1 loại cây trồng. Quá trình đó phải làm việc gì và thực hiện theo trình tự như thế nào? Việc đầu tiên phải làm là làm đất và bón lót.
Hoạt động 1 : Tìm hiểu mục đích cảu việc làm đất.
Mục tiêu : Hiểu được mục đích cảu việc làm đất.
- Sau khi thu hoạch, trước khi trồng cây khác người ta phải làm đất ntn? Làm đất nhằm mục đích gì?
+ Đất phải ntn cây trồng mới sinh trưởng và phát triển tốt?
- GV ví dụ 2 thửa ruộng.
 + Thửa 1: cày bừa
 + Thửa 2: chưa cày
 Em có nhận xét gì về tình hình cỏ dại, tình trạng đất, sâu bệnh tồn tại trên 2 thửa ruộng đó?
- Hs đọc thông tin Sgk, thảo luận trả lời mục đích của làm đất.
 + Làm cho đất tơi xốp, đủ O2 cung cấp cho cây.
 + Tăng khả năng giữ nước + chất dinh dưỡng cung cấp cho cây.
 + Diệt trừ cỏ dại, mầm sâu bệnh hại cây.
=> Kết luận mục đích của việc làm đất.
Làm đất là làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng, diệt cỏ dại và mầm móng sâu bệnh ẩn nấp trong đất, tạo cho cây 
	sinh trưởng phát triển tốt.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu nội dung các công việc cày đất.
Mục tiêu : Hs biết được các công việc cày đất.
1) Cày đất :
- Cho hs thảo luận nhóm trả lời cấu hỏi.
 + Cày đất có tác dụng gì?
 + Công việc làm ntn để đạt yêu cầu.
- GV giải thích: độ sâu còn phụ thuộc vào từng loại đất, loại cây.
VD : Đất cát không cày sâu.
 Đất sét cày sâu.
 Đất trồng cây ăn quả, cây công nghiệp do tầng đất dày nên cày sâu.
- GV HĐh cày bừa trong sản xuất và cho hs xem H25 Sgk/37.
- Gv thông báo về độ ẩm của đất rất quan trọng, thích hợp 600.
2) Bừa và đập đất :
- Gv phát phiếu học tập cho nhóm thảo luận.
 + Thế nào là bừa và đập đất?
 + Bừa, đập đất có tác dụng gi?
 + Loại đất nào cần đập?
3) Lên luống :
 + Tại sao phải lên luống?
 + Tác dụng của lên luống?
- GV thông báo kĩ thuật lên luống cao hay thấp còn tuỳ thuộc vào loại đất, loại cây.
- Cho hs thảo luận việc lên luống được tiến hành theo quy trình nào?
- Hs đọc £ thảo luận -> thống nhất
 + Làm đất tơi xốp, thoáng, vùi lấp cỏ dại.
 + Xáo trộn, lật lớp đất mặt ở độ sâu từ 20 - 30 cm.
- Hs tiếp thu kiến thức.
- hs quan sát H25 và so sánh ưu nhược điểm của việc dùng máy cày trong sản xuất và cày cải tiến do trâu bò.
- Hs quan sát H26, đọc thông tin, trả lời câu hỏi -> thống nhất ý kiến.
 + Trộn đều đất, làm đất nhỏ.
 + Thu gom cỏ dại trong ruộng.
 + Đất thịt, trồng màu.
 + Dễ chăm sóc.
 + Chống ngập úng, tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng phát triển.
- Hs thảo luận thống nhất nội dung như Sgk.
	Gv treo bảng phụ -> hs lên chọn tờ bìa gắn vào thích hợp
Công việc làm đất
Yêu cầu cảu công việc phải đạt
Tác dụng của công việc
1. Cày đất
2. Bừa đất
3. Đập đất
4. Lên luống
- Xáo trộn lớp đất mặt từ 20 - 30cm.
- Trộn đều đất, làm nhỏ đất, san bằng đất.
- Làm đất vỡ ra, nhỏ ra.
- Thẳng, phẳng trên mặt có rãnh thoát nước, hướng luống phù hợp với cây trồng.
- Làm đất tơi xốp, thoáng, vùi lấp cỏ dại.
- Thu gom cỏ dại.
- Tạo điều kiện giữ độ ẩm đất.
- Chống úng, dễ chăm sóc
Hoạt động 3 : Tìm hiểu việc bón lót trong trồng trọt.
Mục tiêu : Biết được các loại phân bón lót và kĩ thuật bón lót.
 + Bón lót nhắm mục đích gì?
 + Yêu cầu hs trình bày quy trình bón lót.
- GV nêu vấn đề :
 + Đất trồng lúa người ta bón lót thế nào?
 + Dùng loại phân gì?
 + Đất trồng rau, màu bón lót thế nào?
 + Dùng loại phân gì?
 + Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con mơía bén rễ, mới mọc.
 + Rải phân lên mặt ruộng, hay theo hàng, theo hốc cây + cày bừa hay lấp đất để vùi phân xuống dưới.
 + Bón vãi trước khi bừa.
 + Phân chuồng.
 + Bón theo hốc, theo hàng.
 + Phân chuồng, trộn phân lân.
Phân bón thường là phân hữu cơ trộ lẫn 1 phần phân lân (phân hoá học).
Quy trình bón lót :
+ Rải phân lên mặt ruộng, hay theo hàng, theo hốc cây.
+ Cày, bừa hay lấp đất để vùi phân xuống dưới.
	3/. Kiểm tra đánh giá :
Cho hs đọc phần ghi nhớ.
Làm đất nhằm mục đích gì? Hãy nêu công việc và tác dụng của làm đất.
Loại phân nào để bón lót?
4/. Dặn dò :
Học bài, trả lời câu hỏi Sgk.
Đọc mục có thể em chưa biết.
Xem trước nội dung bài 16.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 7-8.doc