Giáo án Công nghệ 7 - Tuần 23-24

Giáo án Công nghệ 7 - Tuần 23-24

I. Mục tiêu :

- Hs hiểu được sự tiêu hoá và hấp thu thức ăn của vật nuôi, đồng thời giúp hs hiểu rõ hơn vai trò chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi.

II. Phương tiện dạy học :

 - GV : Nghiên cứu Sgk và tài liệu có liên quan.

 - HS : + Đọc tìm hiểu nội dung bài 38 Sgk/102.

 + Quan sát bảng 5 + 6 để làm bài tập.

III. Hoạt động dạy học :

 1/. Kiểm tra bài cũ :

- Hãy cho biết nguồn gốc của thức ăn vật nuôi?

- Thức ăn vật nuôi có những thành phần dinh dưỡng nào?

2/. Bài mới : Ở lớp 6 các em đã học về nguồn gốc và chức năng dinh dưỡng của từng chất dinh dưỡng đối với người. Hôm nay các em vận dụng những kiến thức đã học về dinh dưỡng ở người để hiểu về dinh dưỡng vật nuôi. Vì dinh dưỡng người và vật nuôi đều theo nguyên lý chung của đinh dưỡng động vật.

 

doc 9 trang Người đăng vanady Lượt xem 1311Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 - Tuần 23-24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23 : 
Tiết 45 : 	 Bài 38 : VAI TRÒ CỦA THỨC ĂN ĐỐI VỚI VẬT NUÔI
I. Mục tiêu :
Hs hiểu được sự tiêu hoá và hấp thu thức ăn của vật nuôi, đồng thời giúp hs hiểu rõ hơn vai trò chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi.
II. Phương tiện dạy học :
	- GV : Nghiên cứu Sgk và tài liệu có liên quan.
	- HS : + Đọc tìm hiểu nội dung bài 38 Sgk/102.
	 + Quan sát bảng 5 + 6 để làm bài tập.
III. Hoạt động dạy học :
	1/. Kiểm tra bài cũ :
Hãy cho biết nguồn gốc của thức ăn vật nuôi?
Thức ăn vật nuôi có những thành phần dinh dưỡng nào?
2/. Bài mới : Ở lớp 6 các em đã học về nguồn gốc và chức năng dinh dưỡng của từng chất dinh dưỡng đối với người. Hôm nay các em vận dụng những kiến thức đã học về dinh dưỡng ở người để hiểu về dinh dưỡng vật nuôi. Vì dinh dưỡng người và vật nuôi đều theo nguyên lý chung của đinh dưỡng động vật.
Hoạt động 1 : Thức ăn được tiêu hoá và hấp thụ như thế nào?
Chia nhóm, treo bảng tóm tắt về sự tiêu hoá và hấp thu thức ăn.
- GV HDhs gợi mở thảo luận.
- GV hỏi từng thành phần dinh dưỡng của thức ăn sau khi tiêu hoá được cơ thể hấp thu ở dạng nào?
- Yêu cầu hs làm bài tập điền từ vào vở và uốn nắn sửa chữa.
- Hs ngồi theo nhóm quan sát, đọc kỹ bảng tóm tắt.
- Hs thảo luận nhóm.
- Từng nhóm trả lời câu hỏi, mỗi nhóm 1 ý.
- Hs ghi bài tập vào vở.
=> Kết luận.
	Hs kẻ bảng 5 vào tập.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối
với vật nuôi.
- Cho hs đọc thông tin, quan sát bảng đặt câu hỏi.
 + Hãy cho biết gluxit, lipit, vitamin, chất khoáng, nước có vai trò gì đối với cơ thể vật nuôi?
* GV bổ sung: các chất dinh dưỡng trong thức ăn chính là tạo ra các dạng sản phẩm khác nhau như thịt, sữa, trứng, sức kéo.
- Cho hs quan sát bảng làm bài tập.
- Hs quan sát bảng, nhớ lại kiến thức hoàn thiện đáp án.
 + Tăng kích thướ, chiều cao, cân nặng, tạo tế bào chết, tạo năng lượng làm việc, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Hs đọc nội dung điền từ.
	Vai trò các chất dinh dưỡng trong thức ăn sau khi tiêu hoá có 2 chức năng chính :
Tạo ra năng lượng cho cơ thể như kéo, cưỡi và các hoạt động khác của cơ thể.
Cung cấp chất dinh dưỡng để vật nuôi tạo ra các sản phẩm chăn nuôi như thịt, trứng, sữa, lông, sừng, ...
3/. Kiểm tra đánh giá :
Cho hs đọc phàn ghi nhớ.
Thức ăn được cơ thể vật nuôi tiêu hoá ntn?
Vai trò của thức ăn đối với cơ thể vật nuôi?
4/. Dặn dò : 
Học bài, trả lời 2 câu hỏi cuối bài.
Xem trước nọi dung bài 39.
Tiết 46 :
	Bài 39: CHẾ BIẾN VÀ DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO VẬT NUÔI
I. Mục tiêu :
Biết được mục đích của việc chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi.
Biết được các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi.
II. Phương tiện dạy học :
	- GV : Nghiên cứu Sgk và tài liệu có liên quan, H66, 67 Sgk/105-106.
	- HS : Nghiên cứu trước nội dung bài.
III. Hoạt động dạy học :
	1/. Kiểm tra bài cũ :
Thức ăn được cơ thể vật nuôi tiêu hoá ntn?
Vai trò của thức ăn đối với cơ thể vật nuôi?
2/. Bài mới : Giống và điều kiện chăm sóc là 2 yếu tố quyết định năng suất vật nuôi. Do đó việc quan trọng trong nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi là chế biến dự trữ thức ăn để vật nuôi đủ thức ăn về sản lượng và chất lượng trong thời gian chăn nuôi. Vậy mục đích và phương pháp chế biến như thế nào cho vạt nuôi? Đó là trọng tâm bài học hôm nay.
Hoạt động 1 : Tìm hiểu mục đích chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi.
1) Chế biến thức ăn :
- Yêu cầu hs đọc mục 1 Sgk/104.
 + Nuôi lợn thức ăn được nấu chín nhằm mục đích gì?
 + Nuôi gà thức ăn thường thái nhỏ?
 + Bỏ sung đậu tương vào thức ăn cho vật nuôi cần rang chín, xay nghiền nhỏ mới cho ăn nhằm mục đích gì?
=> Vậy chế biến thức ăn nhằm mục đích gì?
- Hs đọc nội dung, trả lời.
 + Diệt các loại mầm bệnh.
 + Phù hợp với mỏ gà vịt.
 + Có mùi thơm, phá huỷ chất độc trong đậu tương.
=> Hs rút ra kết luận.
Ngon miệng dễ tiêu hoá.
Loại bỏ chất độc và vi trùng gây bệnh.
Tăng giá trị dinh dưỡng.
2) Dự trữ thức ăn :
- Yêu cầu hs đọc mục 2 Sgk/104.
 + Để vật nuôi có đủ thức ăn quanh năm người chăn nuôi phải làm gì?
 + Mùa gặt dự trữ rơm rạ?
 + Để có thóc, ngô, khoai, sắn cho vật nuôi ăn quanh năm cần làm gì?
- Hs Đọc Nội Dung Mục 2 Sgk/104.
 + Tích Luỹ, Dự Trữ Thức Aên.
 + Cho Trâu Bò Aên.
 + Khoai, sắn: Thái Nhỏ, Cất.
 + Ngô, thóc: phơi khô, cất.
	Để thức ăn không bọi hỏng trong thời gian tương đối lâu và luôn có đủ thức ăn cho vật nuôi, người chăn nuôi phải dự trữ thức ăn.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn.
1) các phương pháp chế biến thức ăn :
- Cho hs đọc nội dung mục II và quan sát H66 Sgk/105.
 GV: có nhiều phương pháp chế biến thức ăn khác nhau nhưng khái quát lại thì đều ứng dụng các kiến thức về vật lý, hoá học, vi sinh vật để chế biến.
- Cho hs làm bài tập điền từ.
 + Phương pháp vật lý.
 + Phương pháp hoá học.
 + Phương pháp vi sinh vật.
- Hs đọc nội dung và quan sát H66 Sgk/105.
- Hs hoàn thành bài tập điền từ.
 + H 1, 2, 3
 + H 6, 7
 + H 5
	Có 3 phương pháp :
Phương pháp vật lý : nghiền nhỏ, cắt thái, xử lí nhiệt.
Phương pháp hoá học : đường hoá tinh bột, kiềm hoá rơm rạ.
Phương pháp vi sinh vật : ủ men hỗn hợp.
2) Một số phương pháp dự trữ thức ăn
- Yêu cầu hs đọc mục 2 Sgk/106.
 + Có mấy phương pháp dự trữ thức ăn?
 + Cho hs điền từ.
- Hs đọc mục 2 Sgk, quan sát H67
 + Có 2 phương pháp (làm khô, ủ xanh).
 + Hs làm bài tập điền từ.
	Có 2 phương pháp :
Làm khô : rơm, cỏ, thóc, ngô.
Ủ xanh : sắn, khoai lang, thức ăn xanh.
3/. Kiểm tra đánh giá :
Hs đọc phần ghi nhớ.
Tại sao phải chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi?
Kể tên một số phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi?
Phương pháp nào thường dùng để dự trữ thức ăn vật nuôi?
4/. Dặn dò :
Học bài kỹ, hoàn thành bài tập điền từ.
Xem trước nọi dung bài 40.
Trả lời 3 câu hỏi cuối bài.
Tuần 24 :
Tiết 47 :	Bài 40 : SẢN XUẤT THỨC ĂN VÂTỴ NUÔI
I. Mục tiêu :
Biết được các loại thức ăn của vật nuôi.
Biết được 1 số phương pháp sản xuất các loại thức ăn giàu P-G thô xanh cho vật nuôi.
II. Phương tiện dạy học :
	- GV : + Nghiên cứu Sgk và các tài liệu có liên quan.
	 + Phóng to H68.
	- HS : + Đọc trước nọi dung bài.
	 + Trả lời 2 câu hỏi Sgk/109.
III. Hoạt động dạy học :
	1/. Kiểm tra bài cũ :
Tại sao phải chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi?
Kể tên một số phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi?
Phương pháp nào thường dùng để dự trữ thức ăn vật nuôi?
2/. Bài mới : Chúng ta đã nghiên cứu chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi. Nhưng muốn có thức ăn để chế biến và dự trữ thì việc quan trọng là phải biết các phương pháp sản xuất thức ăn, sản xuất ra nhiều thức ăn với chất lượng tốt đó là yêu cầu cấp bách để phát triển chăn nuôi, đó là trọng tâm kiến thức bài học hôm nay.
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về phân loại thức ăn.
- GV đặt vấn đề: Có nhiều phương pháp phân loại thức ăn khác nhau. Dựa vào Sgk các em hãy phân loại và điền vào vở các loại thức ăn sau đây thuộc loại thức ăn?
 + Kể tên gia súc gia cầm mà em biết, cho biết thức ăn của chúng.
+ Trong thức ăn hỗn hợp lợn, gà cho thêm thức ăn bột cá, bột tôm để cung cấp chất dinh dưỡng có tên là gì?
 + Thức ăn lợn gà chế biến từ ngô, gạo có tên là gì?
 + Thức ăn cỏ thân cây, rơm rạ có tên là gì?
 => + THức ăn có nhiều chất bột gọi là thức ăn?
 + Thức ăn nhiều chất xơ gọi là thức ăn gì?
- Hs dựa vào Sgk và thảo luận nhóm hoàn thành bảng phân loại thức ăn vào tập.
 + Trâu bò: rơm, rạ, cỏ.
 + Lợn: cám, bột ngô, bột cá, thức ăn hỗn hợp.
 + Gà: thóc, gạo, bột cá thức ăn hỗn hợp.
 + Prôtêin.
 + Gluxit.
 + Chất xơ.
 + Thức ăn tinh bột.
 + Thức ăn thô.
	Căn cứ vào thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn người chăn nuôi chia thức ăn vật nuôi thành 3 loại : thức ăn giàu P, G, L và thức ăn giàu xơ hay thức ăn giàu thô.
Hoạt động 2 : Giới thiệu một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu Prôtêin.
- Cho hs quan sát H68 và mô tả 1 số phương pháp sản xuất thức ăn giàu Prôtêin.
 + Làm thế nào có nhiều tôm cá phục vụ đời sống con người?
 + Giun đất là ĐVKXS, thịt giun đất giàu P mà gà vịt ưa thích. Vậy làm thế nào nuôi giun đất?
 + Tại sao cây họ đậu giàu P?
=> Kết luận.
- Hs quan sát H68 Sgk, thảo luận nhóm hoàn thành bài tập.
 + Chăn nuôi và khai thác thuỷ sản.
 + Tận dụng phân rác của vật nuôi như trâu bò, lợn, gà để nuôi giun.
 + Vì có nốt rễ mang vi khuẩn cộg sinh cố định nitơ trong không khí để tạo thành P
	Luân canh tăng vụ nhiều loại cây trồng, nuôi và khai thác hải thuỷ sản ... để sản xuất ra nhiều loại thức ăn giàu P, G và thức ăn thô xanh sẽ góp phần phát triển chăn nuôi vững chắc.
Hoạt động 3 : Một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu Gluxit và thức ăn 
	thô xanh.
- Yêu cầu hs đọc mục 3 Sgk, gọi vài hs đứng lên đọc và làm bài tập.
 + Kể tên những thức ăn giàu G?
 + Làm thế nào có nhiều ngô, khoai, lúa, sắn?
 + Kể tên những thức ăn thô xanh mà em biết?
 + Làm thế nào có nhiều thức ăn thô xanh?
- GV giới thiệu mô hình VAC.
- Hs đọc Sgk, thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trả lời.
 + Ngô, lúa, khoai, sắn.
 + Tăng vụ, tăng diện tích đất trồng.
 + Rau, cỏ, khoai lang.
 + Tận dụng đất để trồng và tận dụng sản phẩm trồng trọt để chăn nuôi.
Luân canh, giới vụ để sản xuất ra nhiều lúa, ngô, khoai, sắn.
Tận dụng các sản phẩm phụ trong trồng trọt như rơm, rạ, thân cây ngô, lạc, đỗ.
Thức ăn giàu Gluxit : a
Thức ăn giàu thô xanh : b, c
3/. Kiểm tra đánh giá : 
Đọc phần ghi nhớ, phân biệt thức ăn giàu G, thô xanh.
Kể tên một số sản phẩm thức ăn giàu P, G, [r địa phương.
4/. Dặn dò :
Học bài.
Xem trước nội dung bài thực hành.
Tiết 48 :
	Bài 41 :	THỰC HÀNH
CHÊ BIẾN THỨC ĂN HỌ ĐẬU BẰNG NHIỆT
I. Mục tiêu :
Hs biết được phương pháp chế biến thức ăn họ đậu bằng nhiệt, thực hiện đúng thao tác trong quy trình thực hành.
Có ý thức lao động cẩn thận, chính xác, bảo đảm an toàn.
II. Phương tiện dạy học :
	- GV : Sgk, làm trước -> Hdhs.
	- HS : Bếp ga mini, hạt đậu tương, chậu, rỗ, dụng cụ đảo, khuấy, ...
III. Hoạt động dạy học :
	1/. Kiểm tra bài cũ :
Em hãy phân biệt thức ăn giàu P, G, thô xanh.
Hãy kể một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu P, G ở địa phương.
2/. Bài mới :
GV nêu nội quy và an toàn lao động khi thực hành.
Phân chia tổ nhóm.
Hoạt động 1 : Tổ chức và giới thiệu bài thực hành.
- Kiểm tra vạt liệu dụng cụ hs
- Chia 8 nhóm.
- Giới thiệu mục tiêu bài thực hành.
- Hs để dụng cụ lên bàn.
- Hoạt động theo nhóm.
- Hs tiếp thu, chuẩn bị tiến hành.
Hoạt động 2 : Thực hiện quy trình thực hành.
- GV phân công nhóm.
- HD từng bước theo Sgk, uốn nắn các thao tác của hs.
- Tuyên dương nhóm đạt kết quả tốt.
- Nhóm 1, 2 rang.
- Nhóm 3, 4 làm sạch chậu.
- Nhóm 5, 6 nghiền nhỏ, sau đó trộn hỗn hợp.
- Các nhóm vệ sinh, gọn gàng.
	Cho hs hoàn thành bảng Sgk/111.
	3/. Kiểm tra đánh giá :
Nêu lại các bước rang đậu tương.
Báo cáo kết qủ của nhóm làm được.
4/. Dặn dò : 
Xem trước nọi dung bài 42 thực hành.
Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu như Sgk.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 23-24.doc