Giáo án Công nghệ 6 - Tuần 22 - Năm học 2010-2011 - Ntơr Ha Dũng

Giáo án Công nghệ 6 - Tuần 22 - Năm học 2010-2011 - Ntơr Ha Dũng

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 _ Giúp HS hiểu được thế nào là vệ sinh an toàn thực phẩm.

 2. Kỹ năng:

 _ Cách bảo đảm an toàn thực phẩm ở gia đình., cách lựa chọn thực phẩm phù hợp để bảo đảm vệ sinh an tòan thực phẩm

 3. Thái độ:

 _ Ý thức về vệ sinh an tòan thực phẩm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, phòng chống ngộ độc thức ăn.

II.CHUẨN BỊ

 + Giáo viên: Hình vẽ phóng to (3.16)

 + Học sinh: Vở, viết, SGK

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số lớp

2. Bài cũ:

a/ Anh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn?

b/ Thế nào là nhiễm trùng thực phẩm?

c/ Các biện pháp phòng và tránh nhiễm trùng thực phẩm tại nhà?

3. Đặt vấn đề:

 _ Ở tiết trước chúng ta đã tìm hiểu xong phần I. “VỆ SINH THỰC PHẨM”, hôm nay thầy và các em cùng tìm hiểu phần tiếp theo

 

doc 4 trang Người đăng vanady Lượt xem 1261Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ 6 - Tuần 22 - Năm học 2010-2011 - Ntơr Ha Dũng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 22 Ngày soạn: 08/01/2011
Tiết : 41 Ngày dạy: 10/01/2011
BÀI 16:
VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM (TT)
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: 
 _ Giúp HS hiểu được thế nào là vệ sinh an toàn thực phẩm.
 2. Kỹ năng: 
 _ Cách bảo đảm an toàn thực phẩm ở gia đình., cách lựa chọn thực phẩm phù hợp để bảo đảm vệ sinh an tòan thực phẩm
 3. Thái độ:
 _ Ý thức về vệ sinh an tòan thực phẩm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, phòng chống ngộ độc thức ăn.
II.CHUẨN BỊ
 + Giáo viên: Hình vẽ phóng to (3.16) 
 + Học sinh: Vở, viết, SGK 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số lớp
2. Bài cũ: 
a/ Anh hưởng của nhiệt độ đối với vi khuẩn?
b/ Thế nào là nhiễm trùng thực phẩm?
c/ Các biện pháp phòng và tránh nhiễm trùng thực phẩm tại nhà?
3. Đặt vấn đề:
 _ Ở tiết trước chúng ta đã tìm hiểu xong phần I. “VỆ SINH THỰC PHẨM”, hôm nay thầy và các em cùng tìm hiểu phần tiếp theo
4.Tiến trình:
HỌAT ĐỘNG CỦA THẦY
HỌAT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động 1: Tìm hiểu biện pháp An toàn thực phẩm
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm:
Em thường mua sắm những thực phẩm gì? 
Kể tên?
- Dựa vào hình 3.16 HS tự phân loại thực phẩm và nêu các biện pháp an toàn thực phẩm. 
+ Trong gia đình, thực phẩm
được chế biến tại đâu?
+ Cho biết nguồn phát sinh nhiễm độc thực phẩm?
+ Vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn bằng con đường nào? 
+ Cách an toàn khi chế biến và bảo quản ?
+ GV gọi từng nhóm trả lời, GV bổ sung chi tiết.
+ HS ghi vào vở
_ HS thảo luận theo nhóm
_ HS kể ra
Bảo quản:
- Thực phẩm đã chế biến: Đậy kỹ, cất vào tủ lạnh 
- Thực phẩm đóng hộp: Không dùng những hộp bị gỉ 
- Thực phẩm khô: Giữ nơi khô ráo, thoáng mát.
_ Đai diện các nhóm trả lời
_ HS ghi bài
Hoạt động 2:Tìm hiểu Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm
_ GV cho học sinh đọc mục 1 SGK – nguyên nhân ngộ độc thức ăn và nhận xét từng nguyên nhân.
- Mỗi nguyên nhân lấy ví dụ cụ thể.
- GV gọi HS nêu các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng và ngộ độc thức ăn dựa vào gợi ý mục 2 SGK.
- GV bổ sung chi tiết phù hợp
- GV kết luận và cho hs ghi bài
_ Học sinh đọc mục 1 SGK
_ Nhiễm VSV, độc tố VSV(thịt ôi, cá ươn)
_ Thức ăn có sẵn chất độc(nấm độc)
_ Nhiễm chất độc hóa học( thuốc bảo vệ TV)
_ HS nêu một số biện pháp
_ HS lắng nghe
- HS ghi vào vở. 
HoẠT đông 3: Vận dụng và cũng cố
- Cho HS đọc phần “ghi nhớ”.
- Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm tại nhà ?
- GV cho HS đọc phần “ Có thể em chưa biết”
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà
Nhận xét: Tinh thần học tập của cả lớp, cho điểm vào sổ đầu bàì
 Dặn dò: Học bài và chuẩn bị bài 17.
5. GHI BẢNG
 II. AN TOÀN THựC PHẨM:
1. An toàn thực phẩm khi mua sắm:
 - Thực phẩm tươi sống: Phải mua loại tươi hoặc bảo quản ướp lạnh. 
 - Thực phẩm đóng hộp: Chú ý đến hạn sử dụng.
2. An toàn thực phẩm khi chế biến và bảo quản:
 - Phải rửa sạch thực phẩm và các dụng cụ chế biến thực phẩm
 - Phải nấu chín thực phẩm
* Bảo quản:
 - Thực phẩm đã chế biến: Đậy kỹ, cất vào tủ lạnh 
 - Thực phẩm đóng hộp: Không dùng những hộp bị gỉ 
 - Thực phẩm khô: Giữ nơi khô ráo, thoáng mát.
III. BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH NHIỄM TRÙNG NHIỄM ĐỘC THỰC PHẨM
1. Nguyên nhân ngộ độc thức ăn:
 - Nhiễm VSV, độc tố VSV.
 - Thức ăn bị biến chất.
 - Thức ăn có sẵn chất độc.
 - Nhiễm chất độc hóa học.
2. Các biện pháp phòng tránh ngộ độc thức ăn:
 - Chọn thực phẩm tươi.
 - Sử dụng nước sạch, vệ sinh dụng cụ
 - Làm chín thực phẩm.
 - Rửa sạch dụng cụ khi ăn uống.
 - Cất giữ an toàn, Bảo quản chu đáo.
 - Rửa kỹ rau, quả khi ăn sống
 - Không dùng những đồ hộp quá hạn sử dụng.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần: 22 Ngày soạn: 08/01/2011
Tiết: 42 Ngày dạy: 11/01/2011
BÀI 17: BẢO QUẢN CHẤT DINH DƯỠNG
TRONG CHẾ BIẾN MÓN ĂN
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
 - Giúp HS nắm được sự cần thiết phải bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn.
 - Biết cách bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến.
 2. Kỹ năng: 
 - Giúp các em biết cách bảo quản chất dinh dưỡng tại nhà.
 3. Thái độ: 
 - Có thái độ say mê tiết học
II. CHUẨN BỊ:
 + Giáo viên: Các hình vẽ phóng to (3.17), (3.18), (3.19) 
 + Học sinh: Vở, viết, SGK 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
 1. Ổn định: Sĩ số lớp
 2. Bài cũ: 
 a. Cách an toàn thực phẩm khi mua sắm, chế biến, bảo quản thức ăn?
 b. Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm tại nhà ?
3. Đặt vấn đề:
 _ Trong quá trình chế biến thực phẩm các chất dinh dưỡng dễ bị mất đi. Muốn bảo quản chất dinh dưỡng ta cùng tìm hiểu cách bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn bài 17 “BẢO QUẢN CHẤT DINH DƯỠNG TRONG CHẾ BIẾN MÓN ĂN”
4. Tiến trình:
HỌAT ĐỘNG CỦA THẦY
HỌAT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động 1:Tìm hiểu cách bảo quản thịt cá trong khi chế biến
- GV cho HS quan sát hình (3.17) tìm hiểu các chất dinh dưỡng có trong thịt, cá?
- Vì sao không ngâm thịt cá khi cắt, thái
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm “Bảo quản thịt cá”.
GV kết luận cho HS ghi vào vở.
_ HS quan sát trả lời
_ Vì chất khoáng, sinh tố dễ bị mất đi.
_ HS thảo luận
_HS ghi vào vở.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách bảo quản rau, củ ,qua,đậu hạt tươi trong khi chế biến
- GV cho học sinh quan sát hình (3.18) kể tên các loại rau, củ thường dùng ?
- Rau củ trước khi chế biến qua những thao tác gì ?
+ Cách rửa, gọt, cắt, thái có ảnh hưởng gì đến giá trị dinh dưỡng ?
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm cách “bảo quản” rau, củ, quả.
- GV kết luận và cho HS ghi vào vở.
Học sinh quan sát hình (3.18) kể tên các loại rau, củ
- Rửa sạch, cắt, thái.
- HS suy nghỉ trả lời
_ HS thảo luận
_ HS ghi bài
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách bảo quản củ ,qua,đậu hạt khô, gạo
_ GV cho HS xem hình (3.19)
_ Gọi HS nêu tên các loại đậu hạt ngũ cốc thường dùng ?
 _ GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm cách “bảo quản” đậu, hạt khô, gạo.
_ GV kết luận cho hs ghi bài 
- HS xem hình (3.19)
- HS nêu tên
- Đậu, hạt khô: Cất nơi khô ráo, thoáng mát, tránh sâu mọt
- Gạo không vo quá kỹ sẽ bị mất sinh tố B
- HS ghi vào vở
Hoạt động 4: Vận dụng và cũng cố
_ Cho HS đọc phần “ghi nhớ”.
_ Trả lời các câu hỏi trong sgk
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
Nhận xét : Tinh thần học tập của cả lớp , cho điểm vào sổ đầu bài
Dặn dò: Học bài và chuẩn bị phần tiếp theo.
5. GHI BẢNG
I. BẢO QUẢN CHẤT DINH DƯỠNG KHI CHUẨN BỊ CHẾ BIẾN
1. Thịt, cá:
 - Không ngâm rửa thịt, cá sau khi cắt thái vì chất khoáng, sinh tố dễ bị mất đi.
 - Không để ruồi, bọ bâu vào 
 - Giữ thịt, cá ở nhiệt độ thích hợp.
2. Rau, củ , quả ,đậu hạt tươi:
 - Rửa sạch, cắt, thái.
 - Không để khô héo
 - Rau , củ, quả, ăn sống phải gọt vỏ trước khi ăn. 
3. Đậu, hạt khô, gạo
 - Đậu, hạt khô: Cất nơi khô ráo, thoáng mát, tránh sâu mọt
 - Gạo không vo quá kỹ sẽ bị mất sinh tố B.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docDungCN 6tuan 22.doc