Giáo án bồi dưỡng môn Ngữ văn lớp 6 - Năm học 2012-2013 - Hay

Giáo án bồi dưỡng môn Ngữ văn lớp 6 - Năm học 2012-2013 - Hay

I. Mục tiêu cần đạt:

- Tiếp tục khắc sâu kiến thức về thể loại Truyền thuyết, Cổ tích qua các văn bản truyền thuyết, cổ tích đã học.

- Rèn luyện kĩ năng xác định các ngôi kể .

- Làm các bài tập: viết đoạn văn, nêu cảm nghĩ về nhân vật

- Tập kể nhập vai, tóm tắt, kể bằng lời văn của mình.

II. Tiến trình :

 

doc 96 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 793Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bồi dưỡng môn Ngữ văn lớp 6 - Năm học 2012-2013 - Hay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S : 6/ 9 /2011
G : 12 /9 /2011 Tuần 5 
 Truyền thuyết- cổ tích.
I- Mục tiêu cần đạt:
- Khắc sâu kiến thức về thể loại Truyền thuyết, Cổ tích qua các văn bản truyền thuyết, cổ tích đã học.
- Làm các bài tập: Trắc nghiệm, chứng minh, phân tích làm nổi bật đặc điểm của thể loại, các bài tập so sánh, viết đoạn văn, nêu cảm nghĩ về nhân vật
- Tập kể nhập vai, tóm tắt, kể bằng lời văn của mình.
thuyết đã học.
III- Các bước lên lớp.
1. ổn định tổ chức.
2. Bài mới.
Hoạt động của Thầy - trò
Nội dung
H.Phân biệt Truyền thuyết và Cổ tích?
Giống nhau?
H. Lấy ví dụ trong truyện Sọ Dừa?
H. Lấy ví dụ trong truyện Thạch Sanh?
H. Lấy ví dụ trong truyện Con Rồng cháu Tiên?
H. Lấy ví dụ trong truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh?
H. Lấy ví dụ trong truyện Bánh chưng bánh giầy ?
H. Lấy ví dụ trong truyện Thánh Gióng?
H. Lấy ví dụ trong truyện Sự tích Hồ Gươm?
H. Khác nhau?
Truyện cổ tích?
H. Lấy ví dụ trong quan hệ anh em ,chị em trong gia đình?
H. Lấy ví dụ trong quan hệ kẻ đi ở với chủ? 
H. Lấy ví dụ trong quan hệ kết nghĩa ?
H. Nội dung của các truyện?
H. Trong câu chuyện có các nhân vật? 
H.Những nhân vật đại diện cho chính nghĩa họ có những phẩm chất như thế nào?
H.Những nhân vật phản diện họ có những phẩm chất như thế nào?
H.Truyện truyền thuyết kể về nội dung gì?Ví dụ?
...Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với sự kiện và nhân vật lịch sử.
H. Truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh; Thánh Gióng có bóng dáng lịch sử nào?
H. Truyện bánh chưng bánh giầy có bóng dáng lịch sử nào?
H. Truyện Sự tích Hồ Gươm có bóng dáng lịch sử nào?
H.Cách đánh giá của nhân dân ta đối với nhân vật, sự kiện lịch sử?
...Tôn vinh ...Ca ngợi ...
H.Chứng minh truyện “ Thánh Gióng” “ Sự tích Hồ Gươm” mang đầy đủ những đặc điểm của truyện truyền thuyết?
H. Lấy ví dụ một truyện cổ tích để chứng minh truyện cổ tích nêu cao chân lý cái thiện thắng cái ác, cái tốt thắng cái xấu, chính nghĩa thắng gian tà?
1. Bài tập 1:
 Phân biệt Truyền thuyết và Cổ tích:
* Giống nhau:
- Đều là truyện kể dân gian do nhân dân sáng tạo ra 
- Đều có các yếu tố tưởng tượng, kì ảo.
VD: 
 + Sọ Dừa: Sự ra đời của Sọ Dừa....cô út chui vào bụng cá vẫn sống...con gà gáy tiếng người...
 + Thạch Sanh: Sự ra đời lớn lên của Thạch Sanh: Ngọc Hoàng cho Thái tử xuống đầu thai làm con, được thần dạy phép thần thông...cây đàn thần, niêu cơm thần...
Truyện Truyền thuyết: 
 + Con Rồng cháu Tiên: Nguồn gốc của Lạc Long Quân, Âu Cơ, sinh 100 con, con lớn, chia con...
 + Sơn Tinh Thuỷ Tinh: Tài của hai thần...
 + Bánh chưng bánh giầy: Lamng Liêu được thần mách cho làm bánh để lễ Tiên Vương.
 + Thánh Gióng: Sự ra đời và lớn lên của Thánh Gióng, Gióng bay về trời
 + Sự tích Hồ Gươm: Đức Long Quan cho nghĩa quân Lam Sơn mượn thanh gươm thần... ( Lê Thận được lưỡi gươm dưới nước, Lê Lợi được chuôi gươm trong rừng, khi trâ lưỡi gươm vào vừa như in. Khi có gươm thần quân ta chiến thắng giặc Minh oanh liệt. Khi đất nước thanh bình không còn bóng quân giặc, Đức Long quân sai rùa vàng đòi lại gươm báu...
* Khác nhau: 
- Truyện cổ tích: Thường gắn với đời sống xã hội thể hiện ước mơ của nhân dân ta. Đó là sự chiến thắng cuối cùng của công lý, chính nghĩa ( cái thiện thắng cái ác, cái tốt thắng cái xấu, chính nghĩa thắng gian tà....)
Ví dụ: 
 + Quan hệ anh em ,chị em trong gia đình: Tấm Cám; Cây khế
 Quan hệ kẻ đi ở với chủ: Cây tre trăm đốt; Sọ Dừa...
 + Quan hệ kết nghĩa: Thạch Sanh...
-> Các truyện cổ tích đều thể hiện niềm tin, ước mơ của nhân dân ta. Trong câu chuyện đều có các nhân vật đối lập nhau. Một bên là những nhân vật đại diện cho chính nghĩa, mang đặc điểm phẩm chất tốt đẹp: Thật thà, chất phác, ngay thẳng, thương yêu, giúp đỡ người khác, có lòng nhân hậu, thuỷ chung, có niềm tin vô tư, trong sáng...Một bên là những nhân vật phản diện, phi nghĩa mang tính cách xấu xa, đê tiện, tham lam, độc ác, lừa lọc, xảo trá, thâm hiểm. Bên ác luôn luôn tìm cách hãm hại bên thiện. Bên thiện luôn luôn đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu. Cuộc đấu tranh gay go phức tạp song ở vào những tình thế nguy cấp cần thiết họ luôn luôn được các lực lượng siêu nhiên như 
bụt thần tiên giúp đỡ. Cuối cùng thiện chiến thắng được hưởng cuộc sống hạnh phúc, kẻ xấu bị trừng trị...
- Truyện truyền thuyết: Kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ. Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với sự kiện và nhân vật lịch sử.
Ví dụ: Nhân vật lịch sử: 
 + Sự kiện vua Hùng và nước Văn Lang 
 ( Bánh chưng bánh giầy; Sơn Tinh Thuỷ Tinh; Con Rồng cháu Tiên; Thánh Gióng...)
 + Sự kiện vua Hùng lập nước Văn Lang chống thiên tai đánh giặc ngoại xâm (Sơn Tinh Thuỷ Tinh; Thánh Gióng...)
 + Sự kiện vua Hùng xây dựng phong tục tập quán: Bánh chưng bánh giầy...
 +Lê lợi chống quân xâm lược Minh
 +An Dương Vương chống quân xâm lược Triêu. Đà...
* Thể hiện cách đánh giá của nhân dân ta đối với nhân vật, sự kiện lịch sử.
- Đối với nhân vật lịch sử: Tôn vinh các vua Hùng trong sự nghiệp lập nước, sự nghiệp xây dựng đất nước, đánh đuổi giặc ngoại xâm ( Con Rồng cháu Tiên; Thánh Gióng; Sự tích Hồ Gươm...)
- Ca ngợi công lao của các vị anh hùng lịch sử Thánh Gióng đánh giặc Ân; Lê Lợi đánh giặc Minh...
- Ca ngợi công lao của cộng đồng Việt cổ trong việc chống thiên tai : Sơn Tinh Thuỷ Tinh.
- Giữ gìn phong tục tập quán tốt đẹp của đất nước Văn Lang.
+ Đối với các sự kiện lịch sử: Sự kiện dựng nước, giữ nước, xây dựng phong tục tập quán tốt đẹp dưới thời các vua Hùng...Sự nghiệp đánh đuổi giặc: Giặc Ân, giặc Minh, chống quân xâm lược Triệu Đà...
2. Bài tập 2:
 Truyện “ Thánh Gióng” “ Sự tích Hồ Gươm” mang đầy đủ những đặc điểm của truyện truyền thuyết:
- Học sinh lấy dẫn chứng trong hai truyện để làm nổi bật đặc điểm của truyện truyền thuyết:
 + Truyện kể dân gian do nhân dân sáng tạo ra kể về sự kiện, nhân vật lịch sử thời qua khứ
 + Có các yếu tố tưởng tượng, kì ảo, hoang đường.
 + Thể hiện cách đánh giá của nhân dân ta đối với nhân vật, sự kiện lịch sử.
3. Bài tập 3:
 Truyện cổ tích nêu cao chân lý cái thiện thắng cái ác, cái tốt thắng cái xấu, chính nghĩa thắng gian tà. Em hãy lấy dẫn chứng trong truyện Thạch Sanh để khẳng định điều đó?
 VD: Truyện Thạch Sanh : Nhân vật Thạch Sanh đại diện cho chính nghĩa có phẩm chất bao dung, độ lượng, nhân đạo, yêu hoà bình...đã được hưởng hạnh phúc ( lấy công chúa, nối ngôi vua) Còn mẹ con Lý Thông đại diện cho phi nghĩa có bản chất tình cảm xấu xa, thâm hiểm, độc ác, lừa lọc...bị trừng phạt biến thành con bọ hung.
 4. Củng cố: Giáo viên nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của buổi dạy.
 5. Hướng dẫn học sinh học bài: 
- Làm các bài tập: Trắc nghiệm, chứng minh, phân tích làm nổi bật đặc điểm của thể loại, các bài tập so sánh, viết đoạn văn, nêu cảm nghĩ về nhân vậG : 16/10/2009
Tuần 9 
Truyền thuyết – cổ tích
I. Mục tiêu cần đạt:
- Tiếp tục khắc sâu kiến thức về thể loại Truyền thuyết, Cổ tích qua các văn bản truyền thuyết, cổ tích đã học.
- Rèn luyện kĩ năng xác định các ngôi kể .
- Làm các bài tập: viết đoạn văn, nêu cảm nghĩ về nhân vật
- Tập kể nhập vai, tóm tắt, kể bằng lời văn của mình.
II. Tiến trình :
Hoạt động của Thày - trò
Nội dung
H.Viết đoạn văn phân tích ý nghĩa của hình tượng cây bút thần?
- Sự ban thưởng xứng đáng của thần linh...
...có sự giúp đỡ để thực hiện ước mơ.
H.Viết đoạn văn chủ đề : ý nghĩa của câu chuyện Cây bút thần?
...thể hiện quan niêm của nhân dân về công lý xã hội. 
...quan niệm của nhân dân về tài năng nghệ thuật
...thể hiện ước mơ về những khả năng kì diệu của con người.
H.Viết đoạn văn nói về việc Mã Lương sử dụng cây bút?
...Mã Lương giúp người dân nghèo có vật dụng 
...Mã Lương không vẽ để thoả mãn lòng tham...
Hành động đó đã thể hiện một thái độ đúng đắn: Đó là sự yêu ghét rất công minh, rất rõ ràng. Tài năng nghệ thuật chỉ phục vụ nhân dân chứ không bán mình ô nhục cho giai cấp thống trị, tham lam, hợm hĩnh và độc ác. 
H.Viết đoạn văn phân tích sự phát triển tình huống trong truyện “ Chiếc bút thần”?
...tình huống thử thách, từ thấp đến cao...phẩm chất nhân vật Mã Lương ngày càng bộc lộ rõ hơn
...Mã Lương như một người được trao sứ mệnh vung bút thần lên để trừng trị kẻ ác
Tập viết chính tả đoạn văn “ Người ta kể lại rằng... dày đặc các hình vẽ”
H.Lập danh sách các danh từ chỉ đơn vị sách các danh từ chỉ sự vật trong đoạn văn?
H.Truyện “Cây bút thần” kể theo ngôi thứ mấy?
Tác dụng của cách kể ấy?
H. Vì sao tong các truyện truyền thuyết, cổ ích người ta thường kể theo ngôi thứ ba?
Học sinh tập viết – Học sinh đọc bài 
 Nhận xét bổ sung
Đổi chéo bài soát chính tả
H.Dùng ngôi kể thứ nhất kể về cảm xúc của em khi nhận được quà của người thân?
Học sinh tập viết – Học sinh đọc bài 
 Nhận xét bổ sung
* Bài tập 1:
 Viết đoạn văn phân tích ý nghĩa của hình tượng cây bút thần?
 VD: Truyện “ Cây bút thần” được xây dựng theo trí tưởng tượng rất phong phú và độc đáo của nhân dân . Truyện có rất nhiều chi tiết lý thú và gợi cảm. Nhưng lý thú và gợi cảm nhất là chi tiết viết về cây bút thần. Cây bút là sự ban thưởng xứng đáng của thần linh cho một chú bế thông minh, tự mình chăm chỉ trau dồi tài năng nghệ thuật và thực sự là một thiên tài bởi tâm hồn nghệ sĩ: Yêu cuộc sống thiết tha, không bi quan chán nản bởi nghèo đói và thân phận mồ côi...Sự ban thưởng này không phải là không có điều kiện: Mã Lương thuộc về phe Thiện cần có sự giúp đỡ để thực hiện ước mơ.
*. Bài tập 2:
Viết đoạn văn chủ đề : ý nghĩa của câu chuyện Cây bút thần.
VD: Câu chuyện cổ tích Cây bút thần có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Nó thể hiện quan niêm của nhân dân về công lý xã hội. Những người lao động nghèo khổ và bị áp bức luôn yêu thương nhau và nhờ vậy mà san sẻ được gánh nặng nghèo đói. Mã Lương đã vẽ cho người nghèo những vật dùng cần thiết trong cuộc sống, giúp họ có công cụ sản xuất ra của cải vật chất. Còn những kẻ thống trị, cường quyền như tên địa chủ và tên vua tham lam , độc ác nhất định bị tiêu diệt. Bên cạnh đó, câu chuyện còn thể hiện quan niệm của nhân dân về tài năng nghệ thuật. Nghệ thuật phải được nuôi dưỡng từ thực tế. Nghệ thuật phải có ích với nhân dân. Nghệ thuật phải chiến đấu tiêu diệt cái ác. Tài năng nghệ thuật của Mã Lương đã thể hiện ước mơ về những khả năng kì diệu của con người.
* Bài tập 3:
Viết đoạn văn nói về việc Mã Lươsử dụng cây bút
VD:
 Có bút thần trong tay, Mã Lương vẽ cho những người nghèo khổ. Nhà nào không có đèn, em vẽ cho đèn. Nhà nào không có cày, em vẽ cho cày. Nhà nào không có cuốc,em vẽ cho cuốc... Mã Lương giúp người dân nghèo có vật dụng để sản xuất và sinh hoạt. Em đã thể hiện tấm lòng nhân hậu, giúp đỡ h ... g tâm; Xem lại bài tập, hoàn thành bài tập vào vở.
-----------------------------------------
Soạn: 20.4.2012
Giảng: 24.4.2012
Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ
A. Mục tiêu cần đạt
- Tiếp tục khắc sâu, mở rộng kiến thức về hai thành phần chính của câu.
- Rèn kĩ năng phát hiện các loại lỗi viết câu thiếu cả hai thành phần chính, nắm chắc hơn các lỗi sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu. 
- HS ý thức viết câu đủ TP, đúng về cấu trúc và ngữ nghĩa. 
B. Nội dung 
Hoạt động của Thày - Trò
Nội dung
Tiết1
H.Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ?
- Thành phần chính của câu là những thành phần bắt buộc phải có mặt ...
- Thành phần không bắt buộc ...
H.Chủ ngữ?
Chủ ngữ thường trả lời cho câu hỏi Ai? Con gì? Cái gì?
H.Vị ngữ?
Làm gì? Làm sao? Như thế nào? Hoặc Là gì?
Tiết 2
H.Câu thiếu thành phần chủ ngữ thường được chữa bằng cách nào?
H.Câu sau thiếu thành phần nào?
H.Câu Câu truyện bố tôi mới kể hôm qua thiếu thành phần chính nào?
H.Câu“Từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần”mắc lỗi gì?
H.Câu “Cứ mỗi dịp thu về” thiếu thành phần nào?
H.Câu “ Kỳ nnghỉ hè năm nay, sẽ đi thăm quan công viên nước Hồ Tây” mắc lỗi sai gì?
H.Câu “Vừa đi học về, mẹ đã bảo Thuý sang đón em” mắc lỗi gì?
H.Câu nào dưới đây mắc lỗi về cấu tạo ngữ pháp?
Tiết 3- 4
H.Điền những chủ ngữ thích hợp vào chỗ trống
H.Điền chủ ngữ thích hợp và ô trống?
H.Điền vị ngữ thích hợp vào ô trống?
H.Hãy chuyển mỗi câu ghép dưới đây thành hai câu đơn?
a.Hổ đực mừng rỡ đùa với hổ con. Hổ cái nằm phục xuống, dáng mệt mỏi lắm.
b.Mấy hôm nọ, trời mưa lớn. Trên những bờ ao quang bãi trước mặt, nước dâng trắng mêng mông.
H.Lấy một ví dụ về câu thiếu chủ ngữ và sửa lại cho đúng.
H.Hãy lấy hai ví dụ, trong đó một ví dụ mắc lỗi sai thiếu vị ngữ và chữa lại cho đúng. 
A. Kiến thức trọng tâm
1. Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ:
 Thành phần chính của câu là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt một ý trọn ven. Thành phần không bắt buộc có mặt được gọi là thành phần phụ.
- Thành phần chính của câu gồm chủ ngữ và vị ngữ.
2.Chủ ngữ: Chủ ngữ nêu lên sự vật, hiện tượng có hành động, đặc điểm, trạng thái...được miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời cho câu hỏi Ai? Con gì? Cái gì?
- Chủ ngữ thường là danh từ, đại từ, hoặc cụm danh từ. Trong những trường hợp nhất định, động từ, tinhd từ hoặc cum động từ, tính từ cũng có thể làm chủ ngữ.
- Câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ.
3. Vị ngữ: Vị ngữ có kả năng kết hợp với các phó từ chỉ thời gian và trả lời cho các câu hỏi Làm gì? Làm sao? Như thế nào? Hoặc Là gì?
- Vị ngữ thường là động từ hoặc cụm động từ, tính từ, hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ.
 - Câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ.
 B. Bài tập
 I. Trắc nghiệm
 Chọn đáp án đúng (Khoanh tròn vào chữ cái ở đầu đáp án)
1. Câu thiếu thành phần chủ ngữ thường được chữa bằng cách nào?
A. Thêm chủ ngữ vào câu
B. Biến thành phần trạng ngữ thành chủ ngữ
C. Biến vị ngữ thành một cụm chủ vị
D. Cả A,B và C
2. Câu sau thiếu thành phần nào?
“Qua truyện Dế mèn phiêu lưi kí cho thấy Dế Mèn rất kiêu ngạo”.
A. Chủ ngữ B. Trạng ngữ
C. Vị ngữ D. Bổ ngữ
3. Câu Câu truyện bố tôi mới kể hôm qua thiếu thành phần chính nào?
A. Thiếu chủ ngữ B. Thiếu vị ngữ
C. Thiếu trạng ngữ D. Thiếu bổ ngữ
4. Câu“Từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần”mắc lỗi gì?
A. Thiếu chủ ngữ B. Thiếu vị ngữ
C. Thiếu trạng ngữ D. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ
5. Câu “Cứ mỗi dịp thu về” thiếu thành phần nào?
A.Chủ ngữ B. Vị ngữ
C. Chủ ngữ và vị ngữ D. Bổ ngữ
6. Câu “ Kỳ nnghỉ hè năm nay, sẽ đi thăm quan công viên nước Hồ Tây” mắc lỗi sai gì?
A. Thiếu vị ngữ B. Thiếu chủ ngữ
C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ D. Thiếu trạng ngữ
7. Câu “Vừa đi học về, mẹ đã bảo Thuý sang đón em” mắc lỗi gì?
A. Lỗi về cấu tạo ngữ pháp B. Lỗi về dấu câu
C. Lỗi về quan hệ nghĩa D. Lỗi về phong cách
8. Câu nào dưới đây mắc lỗi về cấu tạo ngữ pháp?
A. Cây cầu đưa những chiếc xe vận tải nặng nề vượt qua sông.
B. Cây cầu đưa những chiếc xe vận tải nặng nề vượt qua sông, còi xe rộn vang cả dòng sông yên tĩnh.
C. Cây cầu nối liền hai bờ sông.
D. Xe vận tải với cây cầu rộn vang.
9. Điền những chủ ngữ thích hợp vào chỗ trống
1..........hót líu lo.
2. ........rất đẹp.
3. ........ cười đùa vui vẻ.
4. ........bắt đầu học tiếng Việt
10. Điền chủ ngữ thích hợp và ô trống
a. Mỗi khi hè về..... được về quê thăm ông bà.
b. Trên những ruộng lúa chín...... miệt mài làm việc.
c. Hôm nay..........rất vui.
d. Vì trời mưa.......... được nghỉ học.
11. Điền vị ngữ thích hợp vào ô trống
a. Sau khi học bầi xong, Lan..............
b. Khí Dế Choắt chết, Dế Mèn...........
c. Buổi sáng, chúng tôi.......................
d. Chủ nhật tuần này, cả lớp tôi........
II. Tự luận
1. Hãy chuyển mỗi câu ghép dưới đây thành hai câu đơn
a) Hổ đực mừng rỡ đùa với hổ con, còn hổ cái thì nằm phục xuống, dáng mệt mỏi lắm.
(Vũ Trinh)
b) Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những bờ ao quang bãi trước mặt, nước dâng trắng mêng mông.
(Tô Hoài)
2. Lấy một ví dụ về câu thiếu chủ ngữ và sửa lại cho đúng.
Vd: Nằm phục xuống, dáng mệt mỏi lắm.
5. Hãy lấy hai ví dụ, trong đó một ví dụ mắc lỗi sai thiếu vị ngữ và chữa lại cho đúng. 
* Củng cố
Giáo viên nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của buổi dạy.
* Hướng dẫn học sinh học bài - Học thuộc kiến thức trọng tâm; Xem lại bài tập, hoàn thành bài tập vào vở.
S : 25- 4 – 09 Tuần 34
 G: 27 - 29 /4/09 
Luyện tập tiếng việt
A. Mục tiêu cần đạt
- Tiếp tục khắc sâu, mở rộng kiến thức về Tiếng Việt đã học.
- Rèn kĩ năng vận dụng, thực hành đúng khi nói, viết.
B. Nội dung 
Hoạt động của Thày - Trò
Nội dung
Tiết1
H. Đoạn văn trên có mấy số từ?
D. Bốn
H. Đoạn văn trên có mấy chỉ từ?
A. Một 
 H. Câu “Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai cái lưỡi liềm máy làm việc” có những phó từ nào? 
D. Cũng
H. Đoạn văn trên có mấy câu trần thuật đơn?
D. Năm câu
Tiết2
H. Câu “Tôi lấy làm hãnh diện với bà con về bộ râu ấy lắm” có vị ngữ cấu tạo bởi....
A. Một cụm động từ
H. Câu nào sau đây sử dụng biện phấp tu từ so sánh?
C. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai
 ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm
 việc.
H. Chủ ngữ của câu “Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng” là cụm từ gì?
B. Cụm danh từ
Yêu cầu:
- Viết đúng chủ đề, nội dung phong phú.
- Đủ số câu, diễn đạt rõ ràng.
- Dùng phép tu từ đúng, có giá trị biểu cảm.
- Gạch chân câu trần thuật đơn.
Tiết 3-4
H. Đoạn văn có mấy câu trần thuật đơn ?
C. Bốn câu 
H. Câu “ Tre hi sinh để bảo vệ con người” có vị ngữ là cụm từ gì?
A. Một cụm động từ 
H. Câu “Tre xung phong vào xe tăng, đại bác” sử dụng phép tu từ nào?
 B. Nhân hoá
H. Câu “Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù” có chủ ngữ cấu tạo bởi...
C. Hai cụm danh từ 
H. Câu thơ thuộc kiểu hoán dụ nào?
B. Lấy dấu hiệu của hiện tượng để chỉ hiện tượng
H. Câu “Qua truyện Sự tích bánh chưng, bánh dầy cho thấy Lang Liêu là con người rất hiếu thảo” mắc lỗi gì?
A. Thiếu chủ ngữ 
Yêu cầu:
- Viết đủ số câu, nội dung phong phú, diễn đạt rõ ràng.
- Sử dụng ít nhất một phép so sánh hoặc nhân hoá.
 Bài tập
1. Đề1
a) Trắc nghiệm
 Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi (khoanh tròn vào chữ cái ở đầu đáp án được chọn).
“... Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con về bộ râu ấy lắm. Cứ chốc chốc, tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu”. 
 (Bài học đường đời đầu tiên – Tô Hoài)
1. Đoạn văn trên có mấy số từ?
 A. Một B. Hai
 C. Ba D. Bốn
2. Đoạn văn trên có mấy chỉ từ?
 A. Một B. Hai
 C. Ba D. Bốn
3. Câu “Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai cái lưỡi liềm máy làm việc” có những phó từ nào? 
 A. Hai B.Cái
 C. Như D. Cũng
4. Đoạn văn trên có mấy câu trần thuật đơn?
 A. Hai câu B. Ba câu
 C. Bốn câu D. Năm câu
5. Câu “Tôi lấy làm hãnh diện với bà con về bộ râu ấy lắm” có vị ngữ cấu tạo bởi....
 A. Một cụm động từ B. Một cụm danh từ
 C. Một cụm tính từ D. Một động từ
6. Câu nào sau đây sử dụng biện phấp tu từ so sánh?
 A. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng.
 B. Cứ chốc chốc, tôi lại trịnh trọng và khoan
 thai đưa cả hai chân lên vốt râu.
 C. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai
 ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm
 việc.
 D. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con về bộ râu
 ấy lắm.
7. Chủ ngữ của câu “Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng” là cụm từ gì?
 A. Cụm danh từ B. Cụm danh từ
 C. Cụm đại từ D. Cụm động từ
b) Tự luận
 	Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 – 7 câu tả cây cảnh của lớp em vừa tham dự hội thi cây, trong đó có câu dùng một phép tu từ đã học và một câu trần thuật đơn có từ là. Gạch chân và gọi tên phép tu từ ấy.
2. Đề hai
a) Trắc nghiệm
Câu 1. Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi (khoang tròn vào chữ cái ở đầu đáp án được chọn).
 “Buổi đầu, không một tấc đất trong tay, tre là tất cả, tre là vũ khí. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người”.
 (Cây tre Việt Nam – Thép Mới)
1. Đoạn văn có mấy câu trần thuật đơn ?
 A. Hai câu B. Ba câu
 C. Bốn câu D. Năm câu
2. Câu “ Tre hi sinh để bảo vệ con người” có vị ngữ là cụm từ gì?
 A. Một cụm động từ B. Một cụm danh từ
 C. Một cum tính từ D. Một động từ
3. Câu “Tre xung phong vào xe tăng, đại bác” sử dụng phép tu từ nào?
 A. So sánh B. Nhân hoá
 C. ẩn dụ D. Hoán dụ 
4. Câu “Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù” có chủ ngữ cấu tạo bởi...
 A. Hai danh từ B. Hai đại từ
 C. Hai cụm danh từ D. Hai cụm động từ
Câu 2. Câu thơ sau thuộc kiểu hoán dụ nào?
Mồ hôi mà đổ xuống động
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.
 A. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
 B. Lấy dấu hiệu của hiện tượng để chỉ hiện 
 tượng
 C. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
 D. Lấy một bộ phận để gọi toàn thể
Câu 3. Câu “Qua truyện Sự tích bánh chưng, bánh dầy cho thấy Lang Liêu là con người rất hiếu thảo” mắc lỗi gì?
 A. Thiếu chủ ngữ B. Thiếu vị ngữ
 C. Thiếu trạng ngữ D. Thiếu chũ ngữ và vị ngữ
b) Tự luận
 Viết đoạn văn ngắn từ 5 – 7 câu (tự em xác định nội dung), trong đó sử dụng ít nhất một phép so sánh hoặc nhân hoá (gạch dưới phép so sánh hoặc nhân hoá ấy).
* Củng cố
Giáo viên nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của buổi dạy.
* Hướng dẫn học sinh học bài 
 	Xem lại bài tập, hoàn thành bài tập vào vở.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an boi duong ngu van 6.doc