Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Trường THCS Cầu Khởi

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Trường THCS Cầu Khởi

I. Mục tiêu :

 Giúp học sinh :

 1. Kiến thức :

 - Nắm được nội dung ý nghĩa của truyện “Bánh chưng bánh giầy”: Nhân vật , sự kiện , cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết . Nắm được cốt li lịch sử thời kỳ dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm thuộc nhóm truyền thuyết thời kỳ Hùng Vương

 - Cách giải thích của người Việt cổ về phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông – một nét đẹp văn hóa của người Việt

 2. Kỹ năng :

 - Rèn kỹ năng đọc và kể diễn cảm câu chuyện . Biết tự ghi nội dung bài học theo hướng dẫn của giáo viên.

 - Biết tìm những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo của truyện. Nhận ra được những sự việc chính của truyện

 3. Thái độ :

 Giaó dục ý thức đề cao người lao động, đề cao hạt gạo và việc thờ cúng tổ tiên .

II. Chuẩn bị :

- Giaó viên: Tranh

- Học sinh : Bài soạn ,sách vở

III. Phương pháp dạy học :

- Phương pháp trực quan

- Phương pháp đọc diễn cảm

- Phương pháp đàm thoại ,gợi mở

- Phương pháp thảo luận nhóm

IV. Tiến trình lên lớp :

 1/ Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số

 2/ Kiểm tra bài cũ :

 

doc 299 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 634Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Trường THCS Cầu Khởi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CON RỒNG CHÁU TIÊN
( Đọc thêm )
Tiết 1 
Ngày dạy: ././..
I. Mục tiêu : 
 Giúp học sinh: đđ
 1. Kiến thức : 
 - Nắm được khái niệm thể loại truyền thuyết .
 - Hiểu được quan niệm của người Việt cổ về nịi giống dân tộc qua truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên 
 - Hiểu được những nét chính về nghệ thuật của truyện 
 2. Kĩ năng : 
 - Đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết 
 - Nhận ra những sự việc chính của truyện 
 - Nhận ra một số chi tiết tưởng tượng kì ào tiêu biểu trong truyện 
 3. Thái độ :
 - Giáo dục các em lòng tự hào về nguồn gốc cao quí của dân tộc và tinh thần đoàn kết dân tộc.
II. Chuẩn bị : 
- Giáo viên: Tranh Lạc Long Quân và Âu Cơ.
- Học sinh: Bài soạn ,sách vở 
III. Phương pháp dạy học : 
- Phương pháp đàm thoại, gợi mở. 
- Phương pháp đọc diễn cảm . 
- Phương pháp trực quan.
IV. Tiến trình lên lớp :
 1/ Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số.
 2/ Kiểm tra bài cu õ: 
 - Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
 - Hướng dẫn các em cách soạn bài, làm quen với việc học tập môn Ngữ văn ở trường Trung học cơ sở. 
 3/ Bài mới : 
 * Giới thiệu bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích
 - Hướng dẫn đọc: Khi đọc văn bản cần đọc với giọng to, rõ, thể hiện lòng tự hào về nguồn gốc cao quí của dân tộc, cần phân biệt lời kể với lời đối thoại của nhân vật.
 - Giáo viên đọc mẫu một đoạn .
 - Học sinh luyện đọc tiếp theo.
 - Nhận xét, uốn nắn cách đọc của bạn.
 - Học sinh đọc phần chú thích dấu sao (*) 
? Thế nào là truyền thuyết? 
 Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật, sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ; thường có yếu tố tưởng tượngkỳ ảo. Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân ta đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
 Con Rồng cháu Tiên thuộc nhĩm các tác phẩm truyền thuyết vào thời đại Hùng Vương giai đoạn đầu 
 - Hướng dẫn học sinh giải nghĩa một số từ Thần nông, tập quán, Phong Châu.
 Hoạt động 2 : Hướng dẫn đọc và tìm hiểu văn bản. 
? Văn bản được liên kết bởi ba đoạn. Hãy xác định vị trí của ba đoạn ? 
 Bố cục : Ba đoạn 
 - Đoạn 1 : Từ đầu  Long Trang ( Hình tượng của Lạc Long Quân và Aâu Cơ) 
 - Đoạn 2 : Ít lâu sau chia tay nhau lên đường (Việc sinh con và chia con của Lạc Long Quân và Âu Cơ ) 
 - Đoạn 3: Phần còn lại ( Giải thích nguồn gốc cao quí của dân tộc Việt Nam ) 
 ? Nhân vật chính trong truyện là ai ? 
 - Nhân vật chính trong truyện là Lạc Long Quân và Aâu Cơ .
 ? Trong trí tưởng tượng của người xưa Lạc Long Quân hiện lên qua những chi tiết nào ?
 - Lạc Long Quân thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ ,thần mình rồng , thường ở dưới nước ,sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. 
 ? Thần đã làm gì để đem lại cuộc sống bình yên cho mngười dân ? 
 - Thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh. Thần còn dạy dân cách trồng trọt chăn nuôi và cách ăn ở.
 ? Từ các chi tiết trên ,em có nhận xét gì về nhân vật này?
 ? Âu Cơ hiện lên với những đặc điểm đáng quí nào? 
 Con Thần Nông ,xinh đẹp tuyệt trần, yêu thiên nhiên cây cỏ .
 ? Aâu Cơ mang vẻ đẹp của ai?
 ? Việc kết duyên của Lạc Long Quân và Aâu Cơ có kỳ lạ không? Vì sao? 
 - Việc kết duyên của hai người thật kỳ lạ. Vì cả hai đều là thần linh , lại sống ở hai miền khác nhau, có tính tình và tập quán cũng khác nhau. 
 ? Việc sinh con của Aâu Cơ có điều gì kỳ lạ? 
 - Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng,nở ra trăm người con hồng hào, khỏe mạnh, đàn con không cần bú mớm vẫn lớn nhanh như thổi.
 ? Từ chi tiết này, em hiểu nghĩa của từ 
“ đồng bào”mà Bác Hồ dùng để gọi nhân dân ta là gì ? 
 - “Đồng bào” là cùng chung một bào thai. Mọi người dân trên đất nước Việt Nam đều ra đời chung một bào thai của mẹ Âu Cơ ,đều có chung nguồn gốc , chung một gia đình , đều là anh em một nhà.
 ? Vậy ý nghĩa của việc kết duyên và sinh con của Lạc Long Quân và Âu Cơ là gì ? 
? Vì sao Lạc Long Quân và Âu Cơ phải chia con ? 
 - Vì hai người sống ở hai miền khác nhau, tính tình ,tập quán cũng khác nhau không thể ăn ở một nơi lâu dài được.
? Họ chia con như thế nào ? 
 - Năm mươi con theo mẹ lên núi ,năm mươi con theo cha xuống biển.
? Vì sao họ lại chia con thành hai hướng như thế 
 - Vì núi là quê mẹ ,biển là quê cha .Các con ở hai bên nội ,ngoại như thế là cân bằng.
? Việc chia con của họ có ý nghĩa như thế nào?
 - Việc chia con của họ cho thấy nhân dân ta từ miền ngược đến miền xuôi đều là anh em một nhà . Vì vậy phải biết đoàn kết ,thống nhất dân tộc.
? Truyện kể rằng các con của Lạc Long Quân và Aâu Cơ nối nhau làm vua ở đất Phong Châu. Đặt tên nước là Văn Lang, lấy hiệu là Hùng Vương không hề thay đổi. Theo em, sự việc đó có ý nghĩa gì? 
 - Dân tộc ta có nguồn gốc từ lâu đời, trải qua các triều đại Hùng Vươung Phong Châu là đất tổ. Dân tộc ta có truyền thống đoàn kết, thống nhất và bền vững. 
 Chốt ý: 
 - Nội dung : câu chuyện giải thích, ngợi ca nguồn gốc cao quý của dân tộc qua các chi tiết kể về sự xuất thân và hình dáng đặc biệt của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Sự sinh nở đặc biệt và quan niệm người Việt cĩ chung một nguồn gốc tổ tiên 
 Ngợi ca cơng lao của Lạc Long Quân và Âu Cơ : mở mang bờ cỏi ( lên rừng xuống biển )giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt chăn nuơi, phong tục nghi lễ 
 - Nghệ thuật : 
 Sử dụng các yếu tố tưởng tượng kỳ ảo về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ, về việc sinh nở của Âu Cơ 
 Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng vấp thần linh 
 - Học sinh đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập
 - Học sinh kể diễn cảm truyện “Con Rồng cháu Tiên” 
 - Lớp nhận xét, bổ sung 
 - Giáo viên nhận xét, tuyên dương những em kể hay, động viên khuyến khích những em kể chưa hay 
 I. Đọc và tìm hiểu chú thích :
 1/ Đọc : 
2/ Chú thích : 
 a. Khái niệm truyền thuyết: SGK 
 b. Giải nghĩa từ : SGK / 7,8
 II. Đọc và tìm hiểu văn bản: 
 1/ Hình tượng của Lạc Long Quân và Âu Cơ:
Lạc Long Quân :
 - Thuộc nòi ròng 
 - Sức khỏe vô địch 
 - Có nhiều phép lạ 
 ® Mang vẽ đẹp cao quí của bậc anh hùng . 
 b. Âu Cơ :
 - Xinh đẹp tuyệt trần 
 - Yêu thiên nhiên cây cỏ 
 ® Mang vẽ đẹp của một nữ thần.
 2/ Việc kết duyên và sinh con của Lạc Long Quân và Âu Cơ :
 - Giải thích nguồn gốc cao quí của dân tộc.
 - Thể hiện lòng tự hào dân tộc.
 - Giaó dục tinh thần đoàn kết dân tộc
 3/ Việc chia con của Lạc Long Quân và Âu Cơ : 
 - Năm mươi con theo mẹ lên núi, năm mươi con theo cha xuống biển.
 ® Thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất dân tộc.
 4. Ý nghĩa truyện :
 Truyện kể về nguồn gốc dân tộc ta là con Rồng cháu Tiên. Qua đĩ ngợi ca nguồn gốc cao quý của dân tộc và thể hiện ý nguyện đồn kết gắn bĩ của dân tộc ta 
 * Ghi nhớ: SGK/8
III. Luyện tập :
 Kể diễn cảm truyện “Con Rồng cháu Tiên”
4/ Củng cố và luyện tập: 
 - Câu chuyện “ Con Rồng cháu Tiên” nhằm giải thích điều gì? 
 - Qua câu chuyện ,người xưa muốn gửi gắm điều gì?
 - Ý nghĩa nổi bật nhất của hình tượng “cái bọc trăm trứng” là gì ? 
 A. Giaỉ thích sự ra đời của các dân tộc Việt Nam .
 B. Ca ngợi sự hình thành nhà nước Văn Lang .
 C. Tình yêu đất nước và lòng tự hào dân tộc. 
 D. Mọi người, mọi dân tộc Việt Nam phải thương yêu nhau như anh em một nhà 
5/ Hướng dẫn tự học ở nha ø: 
 - Học thuộc bài.
 - Luyện đọc lại văn bản nhớ một số chi tiết, sự việc chính của truyện, tập kể lại câu chuyện.
 - Đọc phần đọc thêm ở nhà .
 - Tìm đọc những câu chuyện cĩ nội dung giải thích nguồn gốc người Việt 
 - Chuẩn bị bài : Bánh chưng bánh giầy
 + Luyện đọc văn bản và phần chú thích.
 + Soạn phần đọc hiểu văn bản.
V. Rút kinh nghiệm :
..
BÁNH CHƯNG BÁNH GIẦY
( Hướng dẫn đọc thêm )
Tiết 2 
Ngày dạy : ././..
I. Mục tiêu :
 Giúp học sinh :
 1. Kiến thức : 
 - Nắm được nội dung ý nghĩa của truyện “Bánh chưng bánh giầy”: Nhân vật , sự kiện , cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết . Nắm được cốt lõi lịch sử thời kỳ dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm thuộc nhĩm truyền thuyết thời kỳ Hùng Vương 
 - Cách giải thích của người Việt cổ về phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nơng – một nét đẹp văn hĩa của người Việt 
 2. Kỹ năng : 
 - Rèn kỹ năng đọc và kể diễn cảm câu chuyện . Biết tự ghi nội dung bài học theo hướng dẫn của giáo viên. 
 - Biết tìm những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo của truyện. Nhận ra được những sự việc chính của truyện 
 3. Thái độ :
 Giaó dục ý thức đề cao người lao động, đề cao hạt gạo và việc thờ cúng tổ tiên .
II. Chuẩn bị : 
- Giaó viên: Tranh 
- Học sinh : Bài soạn ,sách vở 
III. Phương pháp dạy học : 
- Phương pháp trực quan 
- Phương pháp đọc diễn cảm 
- Phương pháp đàm thoại ,gợi mở 
- Phương pháp thảo luận nhóm 
IV. Tiến trình lên lớp : 
 1/ Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số 
 2/ Kiểm tra bài cũ : 
? Lạc Long Quân và Âu Cơ có những nét cao quí nào ? Điều đó có ý nghĩa gì ? ( 6 đ ) Kiểm tra bài soạn ( 4 đ )
? Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên có ý nghĩa gì ? ( 6 đ ) Kiểm tra bài soạn ( 4 đ )
 - Lạc Long Quân thuộc nòi rồng ,con trai thần Long Nữ, có sức khỏe vô địch và có nhiều phép lạ. 
 Âu Cơ là con thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần yêu thiên nhiên cây cỏ. 
 Qua hình tượng của Lạc Long Quân và Âu Cơ, nhân dân ta muốn thể hiện lòng tự hào về nguồn gốc cao quí của dân tộc mình.
 - Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên có ý nghĩa : Giaỉ thích nguồn gốc thiên liêng cao quí của dân tộc. Qua đó thể hiện lòng tự hào và giáo dục tinh thần đoàn kết dân tộc.
 3/ Bài mới :
 * Giới thiệu bài : Tiết học này các em sẽ ... S
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1 : Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích 
 - Hướng dẫn đọc : Giọng tự nhiên , to rõ , tự hào 
 - Giáo viên đọc mẫu 
 - Học sinh luyện đọc 
 - Nhận xét , sửa chữa 
 - Học sinh đọc phần chú thích SGK/31,32 
 Hoạt động 2 : Đọc và tìm hiểu văn bản 
 - Học sinh đọc thầm lại văn bản 
 ? Văn bản có thể chia làm mấy đoạn ? Nêu nội dung của từng phần ?
 - Bố cục : ba đoạn 
 + Đoạn 1 : Từ đầu  nhân dân ( Giới thiệu hoàn cảnh gia đình ông Tòng )
 + Đoạn 2 : Tiếp theo  ngày xưa ( Kể lại diễn biến trận đánh của ông Tòng )
 + Đoạn 3 : Phần còn lại ( Giaỉ thích tên gọi Bàu Cỏ Đỏ )
 - Học sinh đọc lại đoạn 1 
 ? Hãy tìm những chi tiết kể về gia đình nhà ông Tòng ?
 - Ông Tòng là con của ông cả Đặng Văn Trước 
 - Ông nối nghiệp cha chăm lo giữ gìn ự bình yên cho nhân dân 
 - Ông giữ chức chánh lãnh binh trấn thủ biên giới 
 ? Từ các chi tiết trên , em có nhận xét gì về gia đình ông Đặng Văn Tòng ?
 ? Hãy tìm những chi tiết kể về trận đánh của ông Tòng ? 
 - Ông bày thế trận , ngụy trang cây cối trên bàu , phục quân xung quanh 
 - Giặc kiêu căng hung hãn kéo sang , ông dẫn quân đi đánh , giã thua dụ giặc vào trận mai phục 
 - Bọn giặc lọt cả vào trận địa . Quân mai phục đổ ra đánh . Giặc chết vô số , máu nhuộm đỏ cả bàu 
 ? Từ đó hãy nhận xét về nhân vật này ?
 ? Hãy nêu ý nghĩa của văn bản ? 
 - Thảo luận nhóm 
 Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích 
 - Hướng dẫn đọc : Giọng to , rõ , tự nhiên , cần thay đổi giọng cho phù hợp với tính cách của từng nhân vật 
 - Giáo viên đọc mẫu 
 - Học sinh luyện đọc 
 - Nhận xét , sửa chữa 
 - Học sinh đọc phần chú thích trong sách văn thơ Tây Ninh 
 - Giáo viên khái quát về tác phẩm : Đây là mật câu chuyện được lưu truyền ở Tây Ninh . Do cụ Bùi Thị Ưu ở khu phố 1 thị trấn Hòa Thành kể lại , cô Bùi Như Thảo sưu tầm và ghi chép lại 
 - Hướng dẫn giải nghĩa từ : 
 + bủn xỉn : rất hà tiện , hà tiện đến mức keo kiệt 
 + Gia tài : của cải , tài sản do cha mẹ để lại 
 + Đầu tắt mặt tối : làm việc vất vã cực nhọc , không được nghỉ ngơi 
 Hoạt động 4 : Hướng dẫn đọc và tìm hiểu văn bản 
 ? Người em được giới thiệu là người như thế nào ? 
 - Thật thà , hiền lành 
 ? Khi người anh giành hết gia tài về phần mình , người em có thái độ như thế nào ?
 - Không hề kêu ca phàn nàn 
 ? Hai vợ chồng người em sống như thế nào ? 
 - Họ làm lụng quanh năm mà vẫn nghèo đói 
 ? Người em nằm mơ thấy điều gì ? 
 - Ông bụt mách bảo : Con hãy chăm chỉ đào mảnh đất của mình sẽ có kho báu 
 ? Tại sao ông bụt lại mách bảo như thế ? 
 - Vì ông bụt muốn họ tìm được kho báu bằng chính sức lao động của mình 
 ? Khi có được chiếc cối xay ra vàng , người em đã làm gì ? 
 - Đem chia vàng bạc cho những người nghèo 
 ? Từ đó , em có nhận xét gì về người em ?
 ? Hãy tìm chi tiết nêu lên tính cách và hành động của người anh ? 
 - Tham lam , chiếm hết của cải cha mẹ để lại 
 - Không cho em mượn gạo còn chửi mắng em thậm tệ 
 ? Thái độ của người anh như thế nào khi người em sangmời dự đám giỗ cha ? 
 - Đòi em phải lọt thảm nhung từ nhà người em đến nhà mình mới chịu sang 
 ? Khi người em có cối xay ra vàng , người anh đã làm gì và có ý định ra sao ? 
 - Mượn cối , mua một chiếc ghe thật to với ý đồ xay đầy ghe vàng rồi vứt cối xuống biển , không trả lại cho người em 
 ? Người anh có thực hiện được ý đồ của mình không ? 
 _ Người anh đã không thực hiện đước ý đồ đen tối của mình . Hắn không xay ra vàng mà ra toàn là muối , muối tuôn ra ào ạt đầy cả ghe và dìm chết người anh 
 ? Từ đó em có nhận xét gì về người anh ? 
 ? Hãy nêu ý nghĩa truyện ? 
A. Văn bản : Bàu Cỏ Đỏ 
 I. Đọc và tìm hiểu chú thích :
 1. Đọc :
 2. Chú thích : 
II. Đọc và tìm hiểu văn bản : 
 1. Hoàn cảnh gia đình nhà ông Tòng :
 - Có truyền thống yêu nước 
 2. Trận đánh của ông Tòng : 
 - Ông là người dùng binh thần diệu , thông minh mưu lược 
 3. Ý nghĩa văn bản : 
 - Giaỉ thích tên gọi Bàu Cỏ Đỏ – một địa danh của quê hương Trãng Bàng 
 - Ca ngợi mchiến công dựng nước và giữ nước của nhân dân Tây Ninh 
 - Gửi gắm lòng biết ơn của nhân dân đối với vị anh hùng dân tộc Đặng Văn Tòng 
 B. Văn bản : Vì sao nước biển mặn 
 I. Đọc và tìm hiểu chú thích :
 1. Đọc :
 2. Chú thích : 
 - Tác phẩm : Được lưu truyền ở Tây Ninh 
 - Giaỉ nghĩa từ : 
 II. Đọc và tìm hiểu văn bản : 
 1. Nhân vật người em : 
 Hiền lành , thật thà , tốt bụng 
 2. Nhân vật người anh : 
 Tham lam , độc ác , bất nhân 
 3. Ý nghĩa truyện : 
 - Giaỉ thích hiện tượng nước biển mặn 
 - Nêu ra bài học về cách làm người , tình anh em 
 4. Củng cố và luyện tập : 
 - Nhân vật người em là người như thế nào ? 
 - Hãy nêu ý nghĩa truyện ?
 5. Hướng dẫn tự học ở nhà : 
 - Xem lại bài , tập kể lại câu chuyện 
 - Tìm thêm những bài văn , thơ viết về quê hương Tây Ninh 
 - Chuẩn bị tiết sau : Trả bài thi học kỳ I
 V. Rút kinh nghiệm :
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 71 : HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN : THI KỂ CHUYỆN
 Ngày dạy : ././..
 I. Mục tiêu :
 Giúp học sinh :
Nắm được cách kể diễn cảm một câu chuyện : Lời kể phải rõ ràng , mạch lạc , biết ngừng nghĩ đúng chỗ , biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với tính cách của từng nhân vật 
Kể lại được câu chuyện mình thích thật diễn cảm . Rèn cho các em tính mạnh dạn 
Bồi dưỡng tình cảm yêu quê hương đất nước , lòng nhân ái qua những câu chuyện dân gian đã học 
 II. Chuẩn bị : 
 - Giáo viên : Giáo án 
 - Học sinh : Bài soạn , sách vở , tập kể câu chuyện yêu thích 
 III. Phương pháp dạy học : 
 - Phương pháp đàm thoại gợi mở 
 - Phương pháp thảo luận nhóm 
 - Phương pháp kể diễn cảm 
 IV. Tiến trình lên lớp : 
 1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số 
 2. Bài cũ : 
 Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh 
 3. Bài mới : 
 Giới thiệu bài 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
Hoạt động 1 : Giới thiệu truyện dân gian 
 ? Trong chương trình Ngữ văn 6 , các em đã học những thể loại truyện dân gian nào ? ( phiếu học tập )
- Các thể loại truyện dân gian đã học : truyền thuyết , cổ tích , ngụ ngôn , truyện cười 
? Hãy kể tên các truyện dân gian đã học theo từng thể loại ? ( phiếu học tập ) – Bảøng phụ
 - Truyền thuyết : Con Rồng cháu Tiên , Bánh chưng bánh giầy , Thánh Gióng , Sơn Tinh Thủy Tinh , Sự tích hồ Gươm 
 - Truyện cổ tích : Thạch Sanh , Em bé thông minh , Cây bút thần , Ông lão đánh cá và con cáø vàng 
 - Truyện ngụ ngôn : Ếch ngồi đáy giếng , Thầy bói xem voi , Chân , Tay , Tai , Mắt Miệng 
 - Truyện cười : Treo biển , Lợn cưới , áo mới 
 - Học sinh lần lượt giới thiệu những câu chuyện dân gian mà các em đã sưu tầm 
 ? Những câu chuyện đó thuộc thể loại gì ? 
 - Truyền thuyết , cổ tích , ngụ ngôn , truyện cười 
 ? Em thích nhất là câu chuyện nào ? Vì sao ? 
 - Học sinh tự nêu 
 Hoạt động 2 : Thi kể chuyện 
- Giáo viên nêu yêu cầu khi kể chuyện :
 + Kể chứ không đọc 
 + Phát âm đúng khi kể 
 + Lời kể phải rõ ràng , rành mạch , biết ngừng nghỉ đúng chỗ , kể diễn cảm , có ngữ điệu 
 + Tư thế phải đàng hoàng , tự tin , mắt nhìn thẳng . Lời kể đủ nghe , không lí nhí , không gào to khi không cần thiết 
 + Biết nói lời mở đầu và kết thúc 
 + Kể xong câu chuyện nào phải nêu được ý nghĩa truyện đó 
 + Người kể chuyện hay phải là người biết làm chủ câu chuyện thể hiện ở chỗ thuộc truyện , hiểu truyện , biết kể chuyện , không kể thiếu , kể thừa , gây ấn tượng tốt đẹp cho người nghe 
 - Hoạt động nhóm : Học sinh lần lượt kể câu chuyện thích nhất 
 - Đại diện nhóm lên kể câu chuyện đã chọn 
 - Các nhóm nhận xét , bổ sung những ý cần thiết 
 - Giáo viên nhận xét , đánh giá 
I. Giới thiệu truyện dân gian :
 II. Thi kể chuyện : 
 4. Củng cố và luyện tập : 
 - Giáo viên nhận xét , đánh giá chung tiết học . Tuyên dương những em kể hay 
 5. Hướng dẫn tự học ở nhà : 
 - Tập kể lại những câu chuyện đã học 
 - Chuẩn bị tiết sau : Chương trình Ngữ văn địa phương 
 + Tìm đọc bài : Bàu Cỏ Đỏ và Vì sao nước biển mặn 
 + Soạn phần đọc hiểu văn bản 
 V. Rút kinh nghiệm :
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 72 : TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I
Ngày dạy : ././.. 
I. Mục tiêu : 
 Giúp học sinh : 
Nhận biết được những ưu , khuyết điểm chính của bài làm 
Chữa được những lỗi phổ biến của bài làm . Rèn kỹ năng làm bài văn tự sự 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao 6.doc