Đề tài Hướng dẫn học sinh học Vật Lý 6 trên lớp và học ở nhà

Đề tài Hướng dẫn học sinh học Vật Lý 6 trên lớp và học ở nhà

Căn cứ vào chương trình Vật Lý cấp THCS có điều chỉnh và giảm tải năm học 2011 – 2012 của ngành GD.

Căn cứ vào chương trình tập huấn thường xuyên theo chu kỳ năm 2011.

Căn cứ vào SGK và SGV bộ môn Vật Lý trong chương trình Vật Lý 6 do Bộ Giáo dục & Đào tạo phát hành, xây dựng trên cơ sở môn Vật Lý, là một môn khoa học tự nhiên có vai trò thực tiễn lớn, có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Những hiểu biết qua chương trình này sẽ giúp các em có hứng thú cao hơn, có nhiều ứng dụng trong cuộc sống, có hứng thú trong học tập, tính toán tốt hơn, chính xác hơn. Điều đó là vô cùng cấp bách và cần thiết.

 

doc 21 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1668Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Hướng dẫn học sinh học Vật Lý 6 trên lớp và học ở nhà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Stt
Nội dung
Trang
1
Lí do chon sáng kiến king nghiệm
2
2
Thời gian thực hiện và triển khai SKKN
3
3
Cơ sở lí luận
4
4
Thực trạng của vấn đề
5
5
Các biện pháp thực hiện
6
6
Biện pháp hướng dẫn học sinh học trên lớp
6
7
Biện pháp hướng dẫn học sinh học ở nhà
13
8
Kết quả
17
9
Những kiến nghị đề xuất
19
10
Tài liệu tham khảo
19
S¸ng kiÕn kinh nghiªm:
“H­íng dÉn häc sinh häc VËt Lý 6
 trªn líp vµ häc ë nhµ”
================
Phần thứ nhất– ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chon sáng kiến kinh nghiệm.
Căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ bộ môn Vật Lý ở trường THCS do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
Căn cứ vào chương trình Vật Lý cấp THCS có điều chỉnh và giảm tải năm học 2011 – 2012 của ngành GD.
Căn cứ vào chương trình tập huấn thường xuyên theo chu kỳ năm 2011.
Căn cứ vào SGK và SGV bộ môn Vật Lý trong chương trình Vật Lý 6 do Bộ Giáo dục & Đào tạo phát hành, xây dựng trên cơ sở môn Vật Lý, là một môn khoa học tự nhiên có vai trò thực tiễn lớn, có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Những hiểu biết qua chương trình này sẽ giúp các em có hứng thú cao hơn, có nhiều ứng dụng trong cuộc sống, có hứng thú trong học tập, tính toán tốt hơn, chính xác hơn. Điều đó là vô cùng cấp bách và cần thiết.
Môn Vật lý ở THCS là chiếc cầu nối quan trọng, một mặt nó phát triển hệ thống hoá các kiến thức mà học sinh được lĩnh hội ở bậc Tiểu học, nó góp phần chuẩn bị cho những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để tiếp tục học lên THPT, trung học chuyên nghiệp, học nghề và các lĩnh vực lao động sản xuất. Vì vậy đòi hỏi những hiểu biết nhất định về kiến thức Vật Lý, vì Vật Lý là cơ sở của ngành kỹ thuật quan trọng trong quá trình nghiên cứu khoa học và chế tạo các thiết bị phục vụ đời sống con người..
Năm học 2011 – 2012, tôi được phân công giảng dạy môn Vật Lý 6, buổi đầu lên lớp tôi thực sự lo ngại khi thấy các em vô cùng bỡ ngỡ lạ lẫm, tiết học trôi đi thật nặng nề tôi hiểu rằng nguyên nhân chính là do các em mới ở bậc Tiểu học lên, tất cả với các em còn rất mới (bạn bè, thầy cô, các môn học).
Đặc biệt với trường THCS Trúc Lâu chúng tôi, với khối lượng học sinh khối 6 là 49 em, trong đó đa số là con em người dân tộc ít người chiếm tỉ lệ 64.7% đời sống của các em học sinh còn nhiều khó khăn, sự nhận thức của các em không đồng đều, các em về điều kiện tiếp xúc với xã hội, cộng đồng còn nhiều hạn chế.
Chính vì lẽ đó bản thân tôi phải hết sức cố gắng học hỏi tìm hiểu một số vấn đề về phương pháp dạy học tích cực của môn Vật Lý 6 sao cho phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, năng lực nhận thức của các em. Có rất nhiều công việc học sinh phải làm trong quá trình học tập vật lý. Nhưng tôi chỉ đi sâu vào hai nội dung chủ yếu đó là 
“Hướng dẫn học sinh học tập vật lý ở trên lớp và hướng dẫn học sinh học tập vật lý ở nhà”.
Trong quá trình thực nghiệm, tôi thấy kết quả sau mỗi tiết học đã có những kết quả rõ rệt, điều này làm tôi hết sức ngạc nhiên phấn khởi. Đây chính là động cơ thôi thúc tôi mạnh dạn đưa ra một số vấn đề cần thực hiện trong phương pháp dạy học ở bộ môn này đối với các em học sinh lớp 6 mà cần phải được tiến hành. 
Do điều kiện công tác và thời gian có hạn nên sáng kiến kinh nghiệm này tôi chỉ minh họa được một thí dụ, đó là nội dung bài "Thực hành xác định khối lượng riêng của sỏi”. áp dụng việc giảng dạy trên lớp sau khi nghiên cứu các tài liệu có liên quan.
2. Thời gian thực hiện và triển khai sáng kiến kinh nghiệm.
 Sáng kiến kinh nghiệm thực hiện trong học kì I năm học 2011 – 2012.
 Đầu tháng 10/2011 tôi bắt đầu báo cáo với tổ chuyên môn về đề tài chọn viết và nghiên cứu, thực nghiệm từ giữa tháng 10/2011 đến đầu tháng 12/2012, cuối tháng 12/2012 tôi hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm.
 Đề tài thực hiện trong các giờ học có thí nghiệm thực hành, đặc biệt là nội dung bài "Thực hành xác định khối lượng riêng của sỏi” . Đánh giá hiệu quả của đề tài thông qua tỷ lệ học sinh hiểu bài và kết quả các báo cáo thực hành của các em học sinh, kết quả của bài kiểm tra. 
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận.
 LÝ THUYẾT 
 Để giải quyết được tốt hoạt động dạy và học cho học sinh đạt kết quả trước tiên trong quá trìng soạn giảng người giáo viên cần xác địng rõ mục tiêu của hệ thống chương trình trong SGK Vật lý 6.
* Mục tiêu kiến thức.
 - Học sinh phải có kiến thức về các hiện tượng về các quá trình vật lý quan trọng nhất thường gặp trong cuộc sống hàng ngày, trong tự nhiên và trong trong kỹ thuật thuộc các lĩnh vực cơ , nhiệt....
 - Học sinh phải được lĩnh hội các khái niệm vật lý cở sở để có thể mô tả đúng đắn các hiện tượng vật lý cần nghiên cứu, giải thích một số hiện tượng quá trình vật lý đơn giản.
- Nhận thức quy luật và các hiện tượng của các quá trình Vật lý, lĩnh hội chắc chấn các định luật vật lý trong đó.
- Có hiểu biết cơ bản về phương thức nhận thức khoa học nói chung và các phương pháp nhận thức đặc thù của Vật Lý nói riêng trong đó trước hết là phương pháp thực nghiệm Vật Lý.
* Mục tiêu kỹ năng và khả năng.
 Học sinh cần đạt được:
- Kỹ năng quan sát các hiện tượng và quá trình Vật Lý trong cuộc sống hàng ngày và trong tự nhiên hoặc trong các thí nghiệm đã thu thập các thông tin và giữ liệu cần thiết.
- Kỹ năng sử dụng các dụng cụ đo lường cần thiết, phổ biến trong nghiên cứu các hiện tượng và các quá trình vật lý cũng như kỹ năng thiết lập và tiến hành các thí nghiệm vật lý đơn giản.
- Kỹ năng phân tích và sử lý các thông tin và các giữ liệu thu thập được từ quan sát hoặc từ thí nghiệm.
-Kỹ năng đề xuất và dự đoán đơn giản về các mối quan hệ của c ác hiện tượng vật lý và các quá trình vật lý quan sát được.
- Khả năng đề xuất phương án thí nghiệm đơn giản để kiểm tra dự đoán đã đề ra.
- Kỹ năng vận dụng kiến thức để mô tả giải thích tính toán các bài tập vật lý.
- Kỹ năng diễn đạt chính xác rõ ràng bằng ngôn ngữ Vật lý.
* Mục tiêu thái độ tình cảm.
- Học sinh có hứng thú trong việc tìm hiểu các hiện tượng vật lý cũng như áp 
dụng các kiến thức, kỹ năng vào các hoạt động trong cuộc sống gia đình và cộng đồng.
- Có thái độ trung thực, tỉ mỉ, cẩn thận chính xác trong việc tìm hiểu các thông tin, trong quan sát và tiến hành các thí nghiệm Vật Lý ở giờ học cũng như trong đời sống hàng ngày, trong tự nhiên và trong kĩ thuật.
- Có tinh thần sẵn sàng và ý thức cộng tác với bạn trong qua strình học tập cũng như trong các hoạt động tìm hiểu khoa học nói chung, đồng thời biết bải vệ những suy nghĩ đúng đắn, biết cách tranh luận khoa học.
- Có ý thức sẵn sàng tham gia vào các hoạt động trong gia đình và cộng đồng, xã hội nhằm cải thiện đời sống và bảo vệ môi trường.
+ Trong quá trình thực hiện hướng dẫn học sinh học vật lý ở trên lớp cũng như chuẩn bị nội dung thông qua hoạt động hướng dẫn học sinh tự học vật lý ở nhà cần thể hiện đầy đủ 3 mục tiêu để học sinh xác định được tầm quan trọng trong quá trình học tập của bộ môn Vật Lý nói riêng và các môn học khác nói chung.
2. Thực trạng của vấn đề
 * Về học sinh: 
- Một số em còn ngán ngại và sợ học môn vật lí, trong giờ học chỉ chờ để chép, ít chịu suy nghĩ, tìm tòi lời giải, thường giải bài tập xong là xong, khi đưa bài tập cần suy luận, tìm tòi “ khai thác” thì ít học sinh thực hiện được tốt theo yêu cầu. Đồng thời Vật Lí là môn học mới đối với các em học sinh lớp 6. Khi yêu cầu tiến hành thí nghiệm theo nhóm thì chỉ tập trung vào một số cá nhân tích cực, một số em còn lại ít chịu động não suy nghĩ cũng như cùng tham gia hoạt động.
- Thói quen chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp của các em còn hạn chế, thông thường các em mới chỉ chú trọng học bài cũ, do vậy khi hoạt động thí nghiệm trên lớp diễn ra các em mới thực hiện vừa viết mẫu báo cáo vừa làm thí nghiệm.
- Dụng cụ thí nghiệm đa dạng và phong phú một số em chưa tích cực vào hoạt động đang diễn ra mà lại chú trọng vào quan sát và nghịch dụng cụ không đúng mục tiêu đang diễn ra.
- Khi tiến hành thực hiện thí nghiệm nhiều em còn chưa có kĩ năng cơ bản cần thiết, còn vụng về chưa khéo léo đặc biệt với một số dụng cụ dễ hỏng, dễ vỡ và có liên quan tới nhiệt độ 
 * Đối với giáo viên: 
- Năm học 2011 – 2012 nhà trường được trang bị phòng học bộ môn Vật lí đây là điều kiện hết sức thuận tiện cho học sinh thực hành thí nghiệm.
- Giáo viên trong tổ toán lí 4 đồng chí đều có trình độ đạt chuẩn, vì vậy có điều kiện học tập lẫn nhau.
 Tuy nhiên bên cạnh đó còn tồn tại một số vấn đề sau:
- Sự không đồng nhất về dụng cụ thí nghiệm (Do được cấp phát từ lâu một số dụng cụ mất độ chính xác và bị hỏng) bên cạnh đó dạy học vật lí yêu cầu nhiều về thí nghiệm thục hành cần độ chính xác cao...
- Không có cán bộ chuyên trách về dụng cụ giáo viên vừa dạy số tiết theo quy định vừa phải sắp xếp dụng cụ thí nghiệm cho bài giảng.
- Giáo viên trong tổ không có giáo viên có bộ môn nhóm 1 là Vật Lí và nhiều năm gần đây việc tập huấn cho giáo viên dạy học sử dụng đồ dùng thí nghiệm còn ít, do vậy có ảnh hưởng ít nhiều tới quá trình thực hiện.
3. Các biện pháp thực hiện.
3.1 Những biện pháp tác động giáo dục :
3.1.1. Hướng dẫn học sinh học tập vật lý ở trên lớp:
Trong toàn bộ quá trình học tập vật lý của học sinh thì khâu học tập ở trên lớp là vô cùng quan trọng, giữ một vai trò chủ yếu. Những công việc mà học sinh phải làm trên lớp rất đa dạng. Ngay chỉ trong một giờ học mà phải nhiều công việc phải làm như: Nghe giảng, suy nghĩ chuẩn bị ý kiến xây dựng bài, qua sát thí nghiệm ghi chép đọc sách giáo khoa, làm thí nghiệm luyện tập v.v... Tất cả những công việc đó hợp thành một thể liên hoàn và hoàn chỉnh nhằm đạt tới mục đích, nhất định của giờ học. Do vậy bất kỳ hoạt động nào của học sinh giáo viên cũng phải quan tâm và có những hướng dẫn cụ thể:
a. Hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa ở lớp:
- Sách giáo khoa vật lý được soạn và nhằm để học sinh dùng làm tài liệu học tập .
- Đối với giáo viên sách giáo khoa là tài liệu chủ yếu để giáo viên làm kế hoạch và soạn giáo án giảng dạy. 
- Học sinh sử dụng sách giáo khoa ở trên lớp là để tự mình tìm hiểu kiến thức, tự mình khai thác kiến thức. Vì vậy cần phải coi việc sử dụng sách giáo khoa là một công tác tự lực của học sinh đồng thời cũng là để rèn luyện cho học sinh biết cách đọc sách và sử dụng sách ở trên lớp có thể cho học sinh sử dụng sách giáo khoa trong những trường hợp sau:
 - Học sinh sử dụng sách giáo khoa làm tài liệu nghiên cứu.
 + Trong quá trình đọc SGK trên lớp các em học sinh cần có suy nghĩ tìm tòi trong các tình huống có vấn đề để giải quyết.
 + trong quá trình nghiên cứu SGK khi hoạt động nhóm giáo viên cần cho học sinh thảo luận và tự trao đổi và yêu cầu các em học sinh sử dụng c ... áo viên dặn dò. Ghi chép bảng tóm tắt mà giáo viên trình bày trên bảng. Trong khi ghi chép và vẽ hình, học sinh có thể tự ghi chú thêm dùng ký hiệu để nhấn mạnh điều quan trọng, đánh dấu hỏi ở những điểm chưa rõ, cần tìm hiểu thêm.
- Ghi chép, vẽ hình là công việc tự lực của học sinh, giáo viên không thể làm thay. Nội dung ghi chép của học sinh dù đầy đủ đến đâu cũng không thể 
thay sách giáo khoa. Vì vậy phải tránh hết sức đọc chính tả cho học sinh mà phải hướng dẫn cho học sinh tự ghi chép.
Để giúp cho học sinh có thể tự ghi chép tài liệu mà giáo viên trình bày có thể làm như sau:
- Lúc học sinh chưa quen với việc trình bày tài liệu của giáo viên thì cần nói cho các em biết khi nào ghi lại. Khi ghi ghi những gì và ghi như thế nào ? Khi học sinh đã biết ghi thì để các em tự ghi, giáo viên hướng dẫn bằng sự thay đổi nhịp điệu giọng nói cũng như thời gian nói và nghỉ. Lúc đầu cũng có thể không cho học sinh ghi ngay vào vở mà ghi ra nháp. Sau đó về nhà dựa vào sách giáo khoa các em sẽ chỉnh lý lại rồi ghi vào vở. Nhưng không nên kéo dài cách làm này vì lãng phí công sức.
3.1.2. Biện pháp hướng dẫn học sinh học tập vật lý ở nhà:
 Trong quá trình hướng dẫn học sinh học vật lý ở nhà cần xác định mục tiêu của hoạt động ở nhà khi học vật lý như sau: Học lý thuyết; Tiến hành thí nghiệm thực tâp (Tôi đã trình bày ở phần II mục B phần b.2.2); Làm bài tập ở nhà.
 3.1.2. 1 Hướng dẫn học sinh lý thuyết.
- Việc học sinh tự học ở nhà có một ý nghĩa lớn lao về mặt giáo dục và giáo dưỡng. Nếu việc học ở nhà của học sinh được tổ chức tốt nó rèn luyện cho học sinh thói quen làm việc tự lực, giáo dục cho học sinh những tình cảm, tinh thần trách nhiệm, giúp các em nắm vững tri thức kỹ năng và kỹ xảo. Ngược lại nếu việc học tập ở nhà của các em không được quan tâm tốt sẽ làm cho học sinh quen thói làm ăn cẩu thả thái độ tắc trách đối với việc thực hiện nhiệm vụ của mình và có những thói quen xấu làm cản trở đến việc học tập quen lừa dối. Và do đó có thể làm cho học sinh mệt mỏi căng thẳng quá sức không cần thiết.
- Công việc học tập của học sinh ở nhà có những đặc điểm riêng của nó.
- Đặc điểm thứ nhất là công việc được tiến hành trong một thời gian ngắn không có sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên mặc dù đấy là công việc do chính giáo viên giao cho học sinh phải tự mình hoàn thành, tự kiểm tra công việc mình làm.
- Đặc điểm thứ hai là công việc này được thực hiện tuần tự tuỳ theo hứng thú, nhu cầu năng lực của học sinh.
- Đặc điểm thứ ba là dễ bị chi phối bởi ngoại cảnh khác có thể coi quá trình học tập của học sinh ở nhà bao gồm các giai đoạn như: Trước hết phải phục hồi những điều đã học trên lớp và sau đó rèn luyện vân dụng sáng tạo. Mỗi giai đoạn có một nội dung công việc cụ thể. Tất nhiên giữa các giai đoạn này không có một ranh giới rõ rệt. Việc học tập của học sinh ở nhà dĩ nhiên là phụ thuộc vào việc dạy học trên lớp. Vì vậy giáo viên phải căn cứ vào tình hình nắm kiến thức của học sinh và dựa vào tình hình cụ thể mà giao cho các em những việc có tính chất bổ sung phục hồi tài liệu đã học như nghiên cứu sách giáo khoa, vẽ hình...
- Trong khi dạy một vấn đề nào đó cần suy nghĩ việc giao cho học sinh các bài làm ở nhà. Chính việc giao bài làm một cách có hệ thống đảm bảo cho việc học tập của học sinh có một qui luật chặt chẽ, nhờ đó mà học sinh có thể tự lực giải quyết các bài làm, kể cả những bài làm khó, vì đã có sự chuẩn bị ở các bài làm dễ. Việc này giúp học sinh học tập có kế hoạch và có thể tự lực giải quyết được nhiều bài tập.
- Việc học sinh hoàn thành tốt các bài tập ở nhà không chỉ giúp các em nắm vững tri thức đã học cũng như rèn luyện kỹ năng, kỹ sảo cần thiết, mà còn giúp các em chuẩn bị tốt nhất cho việc tiếp thu kiến thức mới. Vì thế bên cạnh những bài làm phục hồi, luyên tập và sáng tạo trên cơ sở kiến thức đã học cần phải giao cho học sinh những bài làm chuẩn bị ngay và trong những bài làm phục hồi, luyện tập cũng cần thiết mang những yếu tốt chuẩn bị cho việc tiếp thu tri thức mới. Có như vậy mới đảm bảo được việc tiếp thu một cách tích cực tự lực đối với những tri thức mới.
- Ngoài ra giáo viên vật lý cần có chương trình và có kế hoạch cho học sinh học tập ở ngoài lớp và ngoài nhà trường.
- Một yếu tố qua trọng để đảm bảo công tác hướng dẫn học ở nhà có kết 
quả là cần có những biện pháp kiểm tra động viên kích lệ thích hợp.
- Những biện pháp cụ thể đó là:
+ Thỉnh thoảng kiểm tra vở bài toán, bài học.
+ Cho điểm khuyến khích những học sinh có nhiều cố gắng hoặc chuyển biết trong học tập.
+ Biện pháp khá hiệu nghiệm là đưa phần nội dung rất gần các bài tập đã từng làm ở nhà vào trong đề kiểm tra.
+ Tác dụng này cũng đạt kết quả cao nếu được tiến hành một cách thường xuyên. 
 3.1.2.2 Hướng dẫn học sinh làm bài tập ở nhà.
 Trong chương trình vật lý 6 Bài tập chủ yếu được chia làm loại: 
+ Bài tập định tính 
+ Bài tập định lương.
a. Hướng dẫn học sinh giải bài tập định tính.
	Đặc điểm khi giải bài tập vật lý 6 loại này ít cần tính toán, nếu có cũng chỉ tính toán đơn giản tính nhẩm tìm kết quả phục vụ cho trả lời.
	Bài tập định tính trong chương trình vật lý 6 cơ bản được chia làm 3 loại:
+ Bài tập định tính đơn giản: Khi giải loại bài tập này cần hướng dẫn cho học sinh biết chỉ cần dùng một hoặc vài khái niệm định luật là có thể giải được.
+Bài tập định tính phức tạp: Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh khi giải loại bài tập cần phải vận dụng nhiều kiến thức nằm ở nhiều phần khác nhau. Giáo viên cần định hướng cho học sinh nội dung kiến thức cần vận dụng ( Cần rõ ràng cụ thể hơn đối với các em học sinh có học lực yếu hoặc kém) Khi giả cần phân tích các dữ kiện vật lý để trả lời và giải quyết vấn đề nêu ra trong bài tập.
+ Bài tập liên quan đến thí nghiệm: Khi giải bài tập cần hướng dẫn học sinh có cách thức lập luận lôgic có căn cứ xây dựng đầy đủ.
b. Hướng dẫn học sinh giải bài tập định lượng
Bài tập định lượng cũng phân thành 2 loại:
+ Bài tập tính toán tập dượt: là loại bài tập chỉ vận dụng một vài công thức với cách tính toán đơn giản:
Ví dụ: Vận dụng công thức m = D . V.
Chủ yếu cho học sinh vận dụng ngay công thức đã học (Hướng dẫn các em học sinh biết vận dụng công thức hợp lý và biến đổi hợp lý trong quá trình giải bài tập loại này.
+ Bài tập tính toán tổng hợp: Khi giải quyết các bài tập loại này giáo viên cần hướng dẫn học sinh vận dụng các công thức đã học một cách chính xác và hướng dẫn học sinh biết cách phân tích tổng hợp để vận dụng công thức giải quyết bài tập chính xác.
 4. Kết quả:
Vận dụng đề tài như đã trình bày trên vào việc hướng dẫn học sinh ở lớp và ở nhà vào tiết dạy. Với nội dung hướng dẫn của tiết sau:
Tiết 13: Thực hành xác định khối lượng riêng sỏi.
Phần hướng dẫn ở lớp tôi đã trình bày ở phần II mục b phần b.2.1
Riêng phần hướng dẫn vê nhà trong tiết học này có một đặc thù riêng. Vì đây là bài thực hành đầu tiên của bộ môn vật lý 6. Do đó yêu cầu giáo viên phải chuẩn bị và hướng dẫn cụ thể rõ ràng hơn. Sách giáo khoa và sách bài tập vật lý không đưa dạng bài tập thực nghiệm sau tiết học này. Nên tôi mạnh dạn ra loại bài tập thực nghiệm để áp dụng vào bài học như sau: Có một viên gạch đặc thù hình chữ nhật làm thế nào xác định được khối lượng riêng của gạch với các dụng cụ: cân, thước đo chiều dài.
Với loại bài tập này không khó đối với học sinh nhưng nó thể hiện được phương pháp thực hành (thực nghiệm).
Bước 1: Học sinh sẽ dùng thước đo chiều dài, chiều rộng, chiều cao của viên gạch từ đó tính được thể tích.
Bước 2: Dùng cân đo khối lượng của gạch.
Bước 3: áp dụng công thức D = (kg/m3) để tính khối lượng riêng của gạch.
Đến đây giáo viên không dừng lại mà tiếp tục phát huy học sinh khá giỏi và đặt câu hỏi tiếp. Tại sao lại không dùng bình chia độ để đo thể tích của gạch. Học sinh sẽ nêu được lý do:
- Gạch thấm nước
- Gạch viên có hình dạng nhất định ta có thể đo trực tiếp mà không cần bình chia độ...
Thực tế tôi đã áp dụng đề tài này vào việc giảng dạy học sinh lớp 6A và lớp 6B trường THCS Trúc Lâu huyện Lục Yên cho một kết quả hết sức khả quan. Số học sinh làm được thí nghiệm có kết quả tương đối chính xác là 90%. Phần hướng dẫn về nhà của giáo viên đã được học sinh rất chú ý và tạo được hứng thú cho học sinh trong quá trình chuẩn bị bài ở nhà cũng như trong các hoạt động học trên lớp.
Trong quá trình giảng dạy trong các tiết khác của 2 lớp 6 tôi đã vận dụng theo các cơ sở của đề tài và kết quả học kì I rất khả quan:
Cụ thể: Tổng số học sinh 6A+6B: 49 em, trong đó:
Giỏi:
Khá:
Tb:
Y
Kém
4
14
26
5
0
Bên cạnh đó các em học sinh đã có cái nhìn khái quát cơ bản để biết cách học tập bộ môn trên lớp cũng như ở nhà, theo những biện pháp tôi nghiên cứu và áp dụng.
Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy vấn đề hướng dẫn học sinh học tập ở lớp và ở nhà là một khâu vô cùng quan trọng và không thể thiếu được trong dạy học. Muốn đạt được hiệu quả ta cần phải rút ra bài học kinh nghiệm sau đối với giáo viên.
- Giáo viên tận tâm đối với học sinh, hết lòng.
- Chuẩn bị bài chu đáo, phù hợp với từng đối tượng của học sinh.
- Đòi hỏi sự mẫu mực công phu, lâu dài thường xuyên của giáo viên.
- Hướng dẫn tỉ mỉ nhiệt tình không phải chỉ giúp cho học sinh trả lời hoặc giải bài tập mà luyện cho học sinh cách suy nghĩ cách tập hợp kiến thức để hiểu vấn đề đặt ra.
* Đối với học sinh:
- Rèn luyện cho học sinh thói quen làm việc tự lực.
- Phát huy tính độc lập của học sinh trong học tập.
- Giúp các em nắm vững tri thức kỹ năng kỹ sảo.
- Chuẩn bị tốt cho việc tiếp thu kiến thức mới.
Trên đây là những kinh nghiệm nho nhỏ của bản thân tôi. Để thực hiện được đề tài này tôi phải dày công tham khảo ý kiến của đồng nghiệp bạn bè và đặc biệt có sự cộng tác của tổ toán lý trường THCS Trúc Lâu . Tất nhiên khi thực hiện đề tài còn rất nhiều thiếu sót rất mong sự giúp đỡ và đóng góp chân thành của độc giả.
 Nh÷ng kiÕn nghÞ ®Ò xuÊt.
 Phßng Gi¸o dôc ®µo t¹o vµ nhµ tr­êng cÇn quan t©m t¹o ®iÒu kiÖn cho gi¸o viªn nghiªn cøu, tham quan nh÷ng tr­êng líp ®iÓn h×nh, häc hái kinh nghiÖm bæ xung hå s¬ ®Ó chóng t«i rót kinh nghiÖm söa ch÷a.
 Tµi liÖu tham kh¶o :
Ph­¬ng ph¸p gi¸o dôc VËt Lý ë tr­êng phæ th«ng (tËp 1,2)
Ph­¬ng ph¸p gi¸o dôc VËt Lý cÊp II
ThiÕt kÕ gi¸o dôc d¹y häc VËt Lý
Båi d­ìng th­êng xuyªn tõ c¸c n¨m 2003 – 2011
Tµi liÖu båi d­ìng THCS cho gi¸o viªn c¸c tr­êng cao ®¼ng 1998 - 2001
Tµi liÖu tËp huÊn thay s¸ch 6, 7 (2002 - 2003)
Tµi liÖu bçi d­ìng chu kú 3
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Trúc Lâu, ngày 28 tháng 12 năm 2012
 Người thực hiện
 Trịnh Thanh Dũng
PHEÂ DUYEÄT CUÛA HOÄI ÑOÀNG KHOA HOÏC 
TRÖÔØNG THCS TRUÙC LAÂU

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN-LI6 DUNG.doc