Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tiết 51: Khái niệm sơ lược về phân loại thực vật

Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tiết 51: Khái niệm sơ lược về phân loại thực vật

Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- HS nêu được cách phân loại TV, mục đích phân loại

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện cho hs kĩ năng quan sát, phân tích, hoạt động nhóm

3. Thái độ:

- Giáo dục cho hs ý thức bảo vệ thực vật

II.Phương tiện dạy học

1.Chuẩn bị của GV:

- Sơ đồ các ngành thực vật

2.Chuẩn bị của HS:

- Tìm hiểu trước bài.

 

doc 7 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1161Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tiết 51: Khái niệm sơ lược về phân loại thực vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:.
Ngày dạy:..
Tuần: 
Tiết 51: khái niệm sơ lược về phân loại thực vật
I Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- HS nêu được cách phân loại TV, mục đích phân loại
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện cho hs kĩ năng quan sát, phân tích, hoạt động nhóm
3. Thái độ: 
- Giáo dục cho hs ý thức bảo vệ thực vật
II.Phương tiện dạy học
1.Chuẩn bị của GV: 
- Sơ đồ các ngành thực vật
2.Chuẩn bị của HS:
- Tìm hiểu trước bài.
III. Tiến trình dạy học:
1 ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số:
2.Kiểm tra bài cũ
? Hãy nêu đặc điểm khác nhau giữa lớp 2 lá mầm và lớp 1 lá mầm
3. Bài mới:
 Chúng ta đã tìm hiểu các nhóm thực vật từ Tảo Ư hạt kín. Chúng hợp thành giới thực vật. Như vậy giới thực vật gồm rất nhiều dạng khác nhau về tổ chức cơ thể. Để nghiên cứu sự đa dạng của giới thực vật, người ta phải tiến hành phân loại chúng. vào bài hôm nay
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
HĐ 1: 
- GV giới thiệu sự đa dạng của giới thực vật: 
+ Tảo 20.000 loài
+ Rêu 2.200 loài
+ Quyết 1.100 loài
+ Hạt trần 600 loài
+ Hạt kín 300.000 loài
- GV y/c hs hoàn thiện bài tập điền từ s mục 1 sgk
- HS đại diện các nhóm trình bày.
- GV chốt lại.
? Phân loại thực vật là gì.
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung
- GV chốt lại kiến thức
HĐ 2: 
- GV y/c hs tìm hiểu Ê mục 2 sgk cho biết:
? Thực vật được phân theo những bậc nào.
? Các loại thực vật trong 1 bậc có đặc điểm gì.
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung
- GV chốt lại kiến thức
HĐ 3: 
- GV treo tranh sơ đồ về giới thực vật.
? Dựa vào kiến thức đã học cho biết giới thực vật có những ngành nào, đặc điểm của từng ngành.
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung
- GV chốt lại kiến thức
1. Phân loại thực vật.
- Phân loại thực vật là việc tìm hiểu sự giống nhau và khác nhau giữa các dạng để phân chia chúng thành các bậc phân loại
2. Các bậc phân loại.
- Giới thực vật được phân theo các bậc:
+ Ngành Ư lớp Ư bộ Ư chi Ư loài (loài là bậc phân loại cơ sở)
+ Bậc càng thấp thì sự khác nhau giữa chúng càng ít
3. Các ngành thực vật.
(Sơ đồ sgk)
4. Củng cố:	
- ? Thế nào là phân loại thực vật
- ? Kể tên những ngành thực vật.
5. Dặn dò: 
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi cuối bài
- Xem trước bài mới
Ngày soạn:.......................
Ngày dạy:........................
Tuần:
Tiết 52: sự phát triển của giới thực vật
I Mục tiêu: 
1. Kiến thức
- HS Trình bàyđược quá trình phát triểu của giới thực vật, hệ thống hóa kiến thức đã học
2.Kĩ năng
- Rèn luyện cho hs kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.
3. Thái độ
- Giáo dục cho hs ý thức bảo vệ sự phát triển của giới thực vật
II.Phương tiện dạy học
1Chuẩn bị của GV: 
-Tranh H 44.1 sgk
2.Chuẩn bị của HS
-Tìm hiểu trước bài
III. Tiến trình dạy học:
 1. ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ
- ? Phân loại thực vật là gì ? Giới thực vật được phân chia theo những bậc nào?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
HĐ 1: 
- GV y/c hs qs sơ đồ 44.1, đồng thời tìm hiểu nội dung Ê sgk.
- Các nhóm thảo luận hoàn thành bài tập sắp xếp trật tự.
- HS đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.
- GV chốt đáp án: 1a; 2d; 3b; 4g; 5c; 6e.
- GV y/c hs đọc lại bài tập vừa làm cho biết:
? Tổ tiên chung của thực vật là ai.
? Giới đã tiến hóa như thế nào.
? Em có nhận xét gì về sự xuất hiện của thực vật điều kiện thay đổi.
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung
- GV chốt lại kiến thức
HĐ 2: 
- GV y/c hs quan sát lại sơ đồ 44.1 cho biết:
? Quá trình phát triển của giới thực vật trải qua mấy giai đoạn ? Hãy kể tên.
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung
- GV chốt lại kiến thức
1. Quá trình xuất hiện và phát triển của giới thực vật.
- Tảo là tổ tiên chung của thực vật.
- Giới thực vật đã xuất hiện dần dần từ những dạng đơn giản nhất đến phức tạp nhất, thể hiện sự tiến hóa.
- Khi điều kiện thay đổi thì những thực vật không thích nghi sẽ bị đào thải và được thay thế bởi những dạng thực vật thích nghi, hoàn hảo và tiến hóa hơn.
2. Các giai đoạn phát triển của giới thực vật.
- Quá trình phát triển của giới thực vật gồm 3 giai đoạn:
+ Sự xuất hiện của thực vật ở nước
+ Các thực vật ở cạn lần lượt xuất hiện.
+ Sự xuất hiện và chiếm ưu thế của thực vật hạt kín.
4. Củng cố:
- ? Giới thực vật xuất hiện và phát triển như thế nào.
- ? Hãy kể tên những giai đoạn phát triển của giới thực vật
5. Dặn dò: 
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi cuối bài
- Xem trước bài mới.
Ngày soạn:..........................
Ngày dạy:............................
Tuần:
Tiết 53: nguồn gốc cây trồng
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức
- HS xác định được các dạng cây trồng ngày nay và kết quả của quá trình chọn lọc từ những cây hoang dại.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện cho hs kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh và hoạt động nhóm
3. Thái độ
- Giáo dục cho hs ý thức bảo vệ cây trồng, vai trò của việc thuần hóa.
II.Phương tiện dạy học
1.Chuẩn bị của GV: 
- Tranh 45 sgk
2.Chuẩn bị của HS
- HS: Tìm hiểu trước bài
III. Tiến trình dạy học:
1. ổn định lớp
- kiểm tra sĩ số
2. Bài cũ: 
- ? Trình bày quá trình phát triển của giới .
3. Bài mới:
 Xung quanh ta rất nhiều cây cối, trong đó có nhiều câymọc dại và cây được trồng. Vậy giữa cây trồng và cây dại cùng loài có quan hệ với, nhau như thế nào, và so sánh với cây dại, cây trồng có gì khác.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
HĐ 1: 
- GV y/c hs tìm hiểu Ê và quan sát hình 45.1 sgk.
- HS các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi s mục 1 sgk.
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung
? Cây trồng có nguồn gốc từ đâu.
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung
- GV chốt lại kiến thức
HĐ 2: 
- GV y/c hs qs hình 45.1 và tìm hiểu Ê mục 2 sgk.
- Các nhóm hs thảo luận thực s mục 2 và hoàn thành bảng phụ sgk.
- HS đại diện nhóm trình bày kết quả
* Dựa vào bảng phụ cho biết:
? Cây trồng khác cây hoang dại như thế nào.
? Giải thích vì sao có sự khác nhau đó.
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung
- GV chốt lại kiến thức
HĐ 3: 
- GV y/c hs tìm hiểu Ê mục 3 sgk cho biết:
? Muốn cải tạo cây trồng chúng ta phải làm gì.
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung
- GV chốt lại kiến thức
1. Nguồn gốc cây trồng.
- Cây trồng bắt nguồn từ cây hoang dại.
- Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà từ 1 loại cây hoang dại ban đầu con người đã tạo ra nhiều loại cây trồng khác xa với tổ tiên của nó.
- VD: Cải, chuối, cam
2. Cây trồng khác cây dại như thế nào.
(Bảng phụ)
- Cây trồng và cây hoang dại khác nhau chính bộ phận mà con người sử dụng.
- Các bộ phận sử dụng của cây trồng tốt hơn, chất lượng hơn.
3. Cải tạo cây trồng.
- Sử dụng các biện pháp: lai giống, gây đột biến,.để cải tạo đặc tính di truyền.
- Chọn những biến đổi có lợi phù hợp với nhu cầu sử dụng: qua nhân giống, chăm sóc.. Ư cây trồng tốt.
4. Củng cố:	
- GV sử dụng câu hỏi cuối bài
5. Dặn dò: 
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi cuối bài
- Đọc mục em có biết
- Xem trước bài mới

Tài liệu đính kèm:

  • doc51-53.doc