Giáo án Vật lý lớp 6 - Tiết 9 đến tiết 34

Giáo án Vật lý lớp 6 - Tiết 9 đến tiết 34

1. Kiến thức:

 + Ôn lại các kiến thức cơ bản đã học : ( Đo độ dài, đo thể tích chất lỏng, chất rắn không thấm nước, khối lượng, lực, kết quả tác dụng của lực, trọng lực, đơn vị lực).

 2. Kĩ năng:

 + Phát biểu chính xác các định nghĩa, biết cách chọn một dụng cụ đo thích hợp với yêu cầu cần đo.

 3. Thái độ:

 + Có ý thức học bài và vận dụng vào cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG:

 1. Giáo viên: SGK, hệ thống các câu hỏi ôn tập

 2. Học sinh:

 

doc 71 trang Người đăng levilevi Lượt xem 718Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 6 - Tiết 9 đến tiết 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/10/09
Ngày giảng: 6A1,2,3 : 19/10/09
Tiết 9: 
ôn tập
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: 
	+ Ôn lại các kiến thức cơ bản đã học : ( Đo độ dài, đo thể tích chất lỏng, chất rắn không thấm nước, khối lượng, lực, kết quả tác dụng của lực, trọng lực, đơn vị lực).
	2. Kĩ năng:
	+ Phát biểu chính xác các định nghĩa, biết cách chọn một dụng cụ đo thích hợp với yêu cầu cần đo.
	3. Thái độ:
	+ Có ý thức học bài và vận dụng vào cuộc sống.
II. Đồ dùng:
	1. Giáo viên: SGK, hệ thống các câu hỏi ôn tập
	2. Học sinh:
	SGK, vở ghi, ôn lại các kiến thức đã học.
III. Phương pháp:
	Tái hiện kiến thức, luyện tập.
III. Tổ chức giờ học:
	* Khởi động: 
- Mục tiêu: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs và gây hứng thú học tập cho hs.
- Thời gian: 6 phút
- Đồ dùng: 
- Cách tiến hành: 
	? Trọng lực là gì? Trọng lực có phương và chiều ntn?
	Làm bài tập 8.1
	? Trọng lượng là gì? Đơn vị của trọng lực? Quả cân 100g có trọng lượng bao nhiêu?
	Bài tập 8.2
Hoạt động 1: Ôn tập
- Mục tiêu: Củng cố các kiến thức cơ bản: Đo độ dài, đo thể tích chất lỏng, chất rắn không thấm nước, khối lượng, lực, kết quả tác dụng của lực, trọng lực, đơn vị lực.
- Thời gian: 25 phút
- Đồ dùng: Bảng phụ
- Phương pháp: Tái hiện, tổng hợp kiến thức và ghi nhớ.
- Cách tiến hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Câu 1:
 ? Em hãy nêu tên các dụng cụ dùng để đo: + Độ dài
 + Thể tích chất lỏng
 + Lực
 + Khối lượng
Câu 2:
 ? Tác dụng đẩy hoặc kéo vật này lên vật khác gọi là gi?
? Em có thể lấy một VD
Câu 3: 
 ? Lực tác dụng lên một vật có thể gây ra những kết quả gì trên vật?
- GV: uốn nắn VD của HS
Câu 4: 
 ? Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật đang đứng yên mà vật vẫn đứng yên thì hai lực đó gọi là hai lực gì?
? Hai lực cân bằng là gì?
Câu 5: 
 ? Trái đất tác dụng lực gì lên mọi vật và lực đó gọi là gì?
Câu 6: 
 ? Trên vỏ túi bột giặt có ghi 1kg. Số đó chỉ gì?
Câu 7: 
 ? Hãy tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống: 
- Đơn vị đo độ dài là.. kí hiệu là.
- Đơn vị đo thể tích làkí hiệu là.
- Đơn vị đo lực là .. kí hiệu là..
- Đơn vị đo khối lượng là, kí hiệu là..
- HS: Đứng tại chỗ trả lời.
- HS Đứng tại chỗ trả lời.
- HS: trả lời cá nhân và lấy VD minh hoạ.
- H: Trả lời 
- Các hs khác nhận xét và lấy vd
- H: Tác dụng lực hút
- Trả lời
- H: lên bảng điền và hs dưới lớp nhận xét bài của bạn.
I. Ôn tập:
Câu 1: + Thước
 + Bình chia độ, bình tràn
 + Lực kế
 + Cân.
Câu 2:
 Tác dụng lực.
VD: Đẩy bàn hoặc kéo bàn, tức là ta đã tác dụng lực vào bàn.
Câu 3: 
 Làm biến đổi chuyển động của vật hoặc làm vật bị biến dạng.
VD: 
Câu 4:
 Hai lực cân bằng.
Câu 5: 
 Trái đất tác dụng lực hút lên mọi vật và lực đó gọi là trọng lực(hay còn gọi là trọng lượng)
Câu 6: 
 Khối lượng của kem giặt chứa trong túi.
Câu 7: Bảng phụ:
- mét; m.
- mét khối; m3 .
- Niu tơn; N.
- Kilôgam; kg.
* Kết luận: Nội dung cơ bản: Đo độ dài, đo thể tích, KL - ĐKL, lực- hai lực cân bằng, kết quả tác dụng của lực, trọng lực, đơn vị lực.
Hoạt động 2: Vận dụng: 
- Mục tiêu: HS đc luyện tập làm bài tập khắc sâu kiến thức.
- Thơi gian: 12 phút
- Phương pháp: luyện tập, thảo luận thống nhất kết quả.
- Đồ dùng: Bảng phụ
- Cách tiến hành: 
Câu 1: Hãy dùng các từ trong 3 ô để viết thành 5 câu khác nhau:
- Con trâu
- Cầu thủ bóng đá 
- chiếc kìm nhổ đinh
- Thanh nam châm
- lò xo lá tròn
- Lực đẩy
- lực kéo
- lực hút
- Quả bóng đá.
- cái đinh
- cái cày
- miếng sắt
- xe lăn
 VD: Thanh nam châm tác dụng lực hút lên miếng sắt.
Câu 2:Một học sinh đá vào quả bóng. Có hiện tượng gì xảy ra đối với quả bóng.
Bài tập 7.2: SBT
- Gv Hướng dẫn: Quan sát vào hình vẽ sau khi có lực tác dụng thì hình dạng của nó có thay đổi gì không? và lực tác dụng lực là vật nào?
II. Vận dụng:
- Con trâu tác dụng lực kéo lên cái cày.
- cầu thủ bóng đá tác dụng lực đẩy lên quả bóng đá.
- Chiếc kìm nhổ đinh tác dụng lực kéo lên cái đinh.
- Lò xo lá tròn tác dụng lực đẩy lên xe lăn.
Câu 2: 
 Quả bóng bị biến dạng đồng thời chuyển động của nó bị biến đổi.
Bài tập 7.2:
* Dặn dò: (2 phút)
	- Ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học và trả lời các câu hỏi trong SBT.
	- Học thuộc phần ghi nhớ và lấy VD cho mỗi nội dung kiến thức.
	- Giờ sau kiểm tra 1 tiết.
Ngày soạn: 18/10/09
Ngày giảng: 6A1,2,3 : 26/10/09
Tiết 10: 
kiểm tra : 45 phút lần I
i. mục tiêu:
	1. Kiến thức:
	- Hệ thống lại kiến thức đã học và khắc sâu kiến thức trọng tâm.
	2. Kĩ năng:
	- Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra , biết phân phối thời gian hợp lí khi làm bài
	3. Thái độ:
	- Nghiêm túc, khẩn trường, cẩn 	thận và tích cực khi làm bài kiểm tra.
II. MA trận đề
STT
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TN
Tl
TN
Tl
TN
Tl
1
Đo độ dài
(2 tiết)
3(1,2,10)
4,5
2(3,4)
 3,0
2/8 = 25% 
7,5đ
2
Đo thể tích
(2 tiết)
3(5,6,12)
 4,5
2(7,13)
 3,0
25% = 7,5đ
3
Đo khối lượng(1tiết)
2(8,11) 
3,0
12,5%=3,75
4
Lực (3 tiết)
1(14)
 1,5
1(9)
 1,5
3(15,16,17)
9
37,5%=11,25đ
5
100%
35%
 10,5đ 
35%
 10,5đ 
30%
9đ 
30đ
III. Đề bài
Đề số 1
Phần I: Trắc nghiệm: (7 điểm)	
Œ. Hãy khoanh tròn vào một đáp án em cho là đúng nhất.
Câu 1: Đơn vị nào dưới đây là đơn vị đo độ dài?
	A. kg . B . m C . lit D. Niu tơn 
Câu 2: GHĐ của thước là: 
	A. Độ dài nhỏ nhất có thể đo được bằng thước đo
	B. Khoảng cách giữa 2 vạch chia gần nhất.
	C. Độ dài lớn nhất ghi trên thước đó.
	D. Độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp.
Câu 3: Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 1mm để đo độ dài của một chiếc bảng đen. Trong các cách ghi kết quả dưới đây, cách ghi nào đúng?
A. 2 000mm B. 200cm C. 20dm D. 2m
Câu 4: Để làm giảm sai số trong khi đo độ dài của một vật, ta phải:
	A. Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.
	B. Đặt thước dọc theo độ dài cần đo và một đầu của vật đúng vạch số 0 của thước.
	C. Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước
	D. Thực hiện cả A, B, C.
Câu 5: Trên một chai nước có ghi 1 lít, số đó chỉ: 
	A. Trọng lượng của chai nước B. Sức nặng của chai nước
	C. Thể tích của chai nước. D. Thể tích của nước trong chai
Câu 6: Đơn vị nào dưới đây là đơn vị đo thể tích: 
	A. km B. lít C. kg D. Niu tơn
Câu 7: Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng:
	A. Thể tích bình tràn.
	B. Thể tích bình chứa
	C. Thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa
	D. Thể tích nước còn lại trong bình tràn. 
Câu 8: Trên hộp sữa có ghi 500g, số đó chỉ gì?
	A. Thể tích của hộp sữa B. Khối lượng của sữa chứa trong hộp
	C. Trọng lượng của hộp sữa. D. khối lượng của hộp sữa.
Câu 9: Lực nào dưới đây là lực kéo?
	A. Lực mà nam châm tác dụng lên miếng sắt.
	B. Lực mà con trâu tác dụng lên cái cày 
	C. Lực mà cầu thủ bóng đá tác dụng lên quả bóng
	D. Lực mà gió đã tác dụng vào buồm.
 Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:
Câu 10: Dụng cụ dùng để đo độ dài thường dùng là..
Câu 11: Dụng cụ dùng để đo khối lượng thường dùng là
Câu 12: Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên, thì hai lực đó là hai lưcHai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng 
Câu 13: Trọng lực là .. của trái đất. Trọng lực có phương . Và có chiều hướng về phía trái đất.
Câu 14: Lực tác dụng lên một vật có thể làm cho vật đó bị..hoặc làm cho vật đó bị 
Phần II. Tự luận: (3 điểm)
Câu 15: Lấy 1 ví dụ chứng tỏ khi có một lực tác dụng lên một vật làm cho vật bị biến đổi chuyển động.
Câu 16: Một gàu nước được treo đứng yên vào đầu một sợi dây. Gàu nước chịu tác dụng cuả những lực nào? 
Câu 17: Trọng lượng của một vật có khối lượng 10 kg là bao nhiêu Niutơn?
Đáp án
Phần I: Trắc nghiệm (7/10 điểm – mỗi câu một điểm – tương ứng với 21/30 điểm và mỗi câu 1,5 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Đáp án
B
C
A
D
D
B
C
B
B
Câu 10: (0,5 điểm): mét (m)
Câu 11: (0,5 điểm): Cân
Câu 12: (0,5 điểm): mỗi ý đúng 0,25 điểm
 (1) cân bằng (2) Ngược chiều.
Câu 13: (0,5 điểm): mỗi ý đúng 0,25 điểm
 (1) lực hút (2) Thẳng đứng
Câu 14: (0,5 điểm): mỗi ý đúng 0,25 điểm
 (1) biến đổi chuyển động(biến dạng)
 (2) Biến dạng(biến đổi chuyển động )
Phần II. Tự luận: (3/10 điểm mỗi câu 1 điểm – tương ứng 9/30 điểm)
Câu 15: (1 điểm)
Câu 16: (1 điểm)
 Gàu nước chịu 2 lực tác dụng: Lực kéo của sợi dây hướng lên trên và lực hút của trái đất hướng xuống dưới.
Câu 17: (1 điểm)
Trọng lượng của một vật có khối lượng là 10 kg là 100N
đề số 2:
Phần I: Trắc nghiệm: (7 điểm)
Œ. Hãy khoanh tròn vào một đáp án em cho là đúng nhất.
Câu 1: Đơn vị nào dưới đây là đơn vị đo thể tích: 
	A. km B. lít C. kg D. Niu tơn
Câu 2: Dụng cụ nào dưới đây dùng để đo độ dài:
	A. thước mét . B . cân C . xi lanh D. Bình chia độ 
Câu 3: GHĐ của thước là: 
	A. Độ dài nhỏ nhất có thể đo được bằng thước đo
	B. Khoảng cách giữa 2 vạch chia gần nhất.
	C. Độ dài lớn nhất ghi trên thước đó.
	D. Độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp.
Câu 4: Trên một chai nước có ghi 1 lít, số đó chỉ: 
	A. Trọng lượng của chai nước B. Sức nặng của chai nước
	C. Thể tích của chai nước. D. Thể tích của nước trong chai
Câu 5: Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 1mm để đo độ dài của một chiếc bảng đen. Trong các cách ghi kết quả dưới đây, cách ghi nào đúng?
A. 2 000mm B. 200cm C. 20dm D. 2m
Câu 6: Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng:
	A. Thể tích bình tràn.
	B. Thể tích bình chứa
	C. Thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa
	D. Thể tích nước còn lại trong bình tràn. 
Câu 7: Để làm giảm sai số trong khi đo độ dài của một vật, ta phải:
	A. Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.
	B. Đặt thước dọc theo độ dài cần đo và một đầu của vật đúng vạch số 0 của thước.
	C. Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước
	D. Thực hiện cả A, B, C.
Câu 8: Lực nào dưới đây là lực đẩy?
	A. Lực mà nam châm tác dụng lên miếng sắt.
	B. Lực mà con trâu tác dụng lên cái cày 
	C. Lực mà cầu thủ bóng đá tác dụng lên quả bóng
	D. Kéo một gàu nước từ dưới giếng lên
Câu 9: Trên hộp sữa có ghi 500g, số đó chỉ gì?
	A. Thể tích của hộp sữa B. Khối lượng của sữa chứa trong hộp
	C. Trọng lượng của hộp sữa. D. Khối lượng của hộp sữa.
 Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:
Câu 10: Dụng cụ dùng để đo độ dài thường dùng là..
Câu 11: Trọng lực là .. của trái đất. Trọng lực có phương . Và có chiều hướng về phía trái đất.
Câu 12: Dụng cụ dùng để đo khối lượng thường dùng là
Câu 13: Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên, thì hai lực đó là hai lưcHai  ... ệt kế thuỷ ngân, đồng hồ.
- Phương pháp: quan sát, làm thí nghiệm
- Cách tiến hành: 
- Bố trí thí ngiệm theo hd của của gv
- HS đọc 5 câu hỏi phần II để xđ đúng mục đích của thí nghiệm
- Mỗi nhóm cử đại diện ghi lại nhiệt độ của nc sau mỗi phút, hs trong nhóm thảo luận, nhận xét hiện tượng trên mặt nc, ht trong lòng nc để ghi vào vở theo phần bảng đã chép sẵn
- Khi đun nước sôi khoảng 2 phút thì dừng không đun nữa(tắt đèn cồn đúng kĩ thuật)
- Ghi nhận xét hiện tượng xảy ra
- HDHS bố trí thí nghiệm như hình 28.1 sgk
- Kiểm tra lại cách lắp đặt thí nghiệm của hs
- Lưu ý hs mục đích của thí nghiệm là theo dõi hiện tượng xảy ra và trả lời 5 câu hỏi mục II.
- Khi nước đạt tới 400C thì mới bắt đầu ghi các giá trị thời gian và nhiệt độ của nước tương ứng
- HDHS theo dõi nhiệt độ, ghi phần mô tả hiện tượg khi có hiện tượng mới xảy ra. Chỉ cần ghi vào bảng các chữ cái hoặc con số La mã đúng thời gian xảy ra hiện tượng.
Hoạt động 2: Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nước.
- Mục tiêu: Vẽ được đường biểu diễn và từ đường biểu diễn nêu được nhận xét.
- Thời gian: 8 phút
- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, phấn màu
- Phương pháp: Luyện tập, thực hành.
- Cách tiến hành: 
- Dựa vào kết quả ở bảng có được từ việc làm thí nghiệm ở trên, vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian trong quá trình đun nước theo hướng dẫn
- Ghi nhận xét về đường biểu diễn.
- tham gia thảo luận trên lớp
- Nhiệt độ của nước sôi không thay đổi thể hiện đường biểu diễn là đường thẳng nằm ngang song song với trục thời gian.
- HDHS vẽ đg biểu diễn trên giấy kẻ ô vuông.
- Y/c hs ghi nhận xét về đường biểu diễn: 
? trong khoảng thời gian nào nước tăng nhiệt độ? Đg biểu diễn có đặc điểm gì?
? Nước sôi ở nhiệt độ nào? Trong suốt thời gian nc sôi nhiệt độ của nc có thay đổi không? đg biểu diễn trên hình có đặc điểm gì?
- Y/c hs nhận xét về đg biểu diễn, thảo luận trên lớp.
-
 Thu bài của một số hs và nhận xét cho điểm khuyến khích.
Kết luận: Nhiệt độ của nước sôi không thay đổi thể hiện đường biểu diễn là đường thẳng nằm ngang song song với trục thời gian.
dặn dò (2phút)
- Vẽ lại đương biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.
- Nhận xét về đương biểu diễn
- Làm bài tập sbt.
- Chuẩn bị bài sự sôi tiếp theo
*******************************************************
Ngày soạn: .2010
Ngày giảng: .2010
Tiết 33
Sự sôi (tiếp theo)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: 
	- Nhận biết được hiện tượng và đặc điểm của sự sôi.
2. Kĩ năng:
	- Vận dụng được kiến thức về sự sôi để giải thích một số hiện tượng đơn giản có liên quan đến các đặc điểm của sự sôi.
3. Thái độ: 
	- Rèn tính cẩn thận, trung thực, tỉ mỉ.
II. Đồ dùng:
 	a) Cả lớp: 
	Một bộ dụng cụ thí nghiệm về sự sôi đã làm trong bài trước.
	b) Học sinh: 
	- Bảng 28.1 đã hoàn thành
	- Đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian trên giấy ô vuông.
III. Phương pháp:
	Quan sát, thảo luận, mô tả
III. Tổ chức giờ học:
	* Khởi động: 
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động 1: Mô tả lại thí nghiệm về sự sôi
- Mục tiêu: Mô tả lại được thí nghiệm và từ đường bd trả lời đc các câu hỏi 
- Thời gian: 25 phút
- Đồ dùng dạy học: +Một giá đỡ thí nghiệm, kẹp vạn năng, kiềng và lưới đốt kl.
	 +Một bình cầu đáy bằng, một đèn cồn, một nhiệt kế thuỷ ngân, đồng hồ.
- Phương pháp: quan sát, mô tả, thảo luận.
- Cách tiến hành: 
- Đại diện nhóm mô tả lại thí nghiệm
- HS theo dõi việc mô tả lại thí nghiệm và tham gia góp ý kiến về cách tổ chức thí nghiệm trong nhóm
- Thảo luận nhóm về các câu hỏi
C1, C2, C3. Tuỳ thuộc vào từng thí nghiệm của hs, tuỳ thuộc vào nhiệt kế dùng trong thí nghiệm và còn phụ thuộc một số yếu tố khác.
C4. Trong khi nước đang sôi thì nhiệt độ của nước không tăng.
- Cá nhân tự sửa chữa vào vở những câu trả lời và kết luận đúng.
- Các chất khác nhau có nhiệt độ sôi khác nhau.
- Đặt bộ dụng cụ thí nghiệm (của tiết trước) lên bàn gv
- Y/c đại diện của một nhóm hs dựa vào bộ dụng cụ thí nghiệm đó mô tả lại thí nghiệm về sự sôi được tiến hành ở nhóm mình : Cách bố trí thí nghiệm, phân công theo dõi thí nghiệm và ghi kết quả, nêu kquả và vẽ đường bdiễn theo hd từ tiết trước.
- Điều khiển hs thảo luận về kết quả thí nghiệm theo từng câu hỏi C1->C6 sgk (tr87)
- Chốt lại kiến thức đúg
- GV : Làm thí nghiệm với các chất lỏng khác người ta cũng rút ra đc kết luận tương tự.
- Giới thiệu bảng 29.1 sgk nhiệt độ sôi của một số chất ở điều kiện chuẩn.
- Gọi hs cho biết nhiệt độ sôi của một số chất.
? Nhận xét về nhiệt độ sôi của các chất khác nhau.
Hoạt động 2: Vận dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vừa lĩnh hội trả lời một số câu hỏi và hiện tượng
- Thời gian: 15 phút
- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, 
- Phương pháp: Luyện tập
- Cách tiến hành: 
- HS hoạt động theo cặp trả lời các câu hỏi C7, C8, C9 
- Tham gia thảo luận trên lớp về các câu hỏi trên
C7. Vì nhiệt độ này là xác định và không thay đổi trong quá rình nước đang sôi.
C8. Vì nhiệt độ sôi của thuỷ ngân cao hơn nhiệt độ sôi của nước và nhiệt độ sôi của rượu thấp hơn nhiệt độ sôi của nước. 
C9. Đoạn AB ứng với quá trình nóng lên của nước
Đoạn BC ứng với quá trinh sôi của nước. 
- Mỗi chất lỏng sôi ở nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi.
Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi.
- Hs đứng tại chỗ đọc bài và tìm hiểu phần có thể em chưa biết
- HDHS thảo luận về các câu hỏi C7, C8, C9 trong phần vận dụng.
- Gọi ý C8: Hãy so sánh nhiệt độ sôi của rươu với nước và thuỷ ngân.
- GV chốt lại kiến thức
- Yêu cầu hs rút ra đặc điểm chung của sự sôi.
- Y/c hs đọc phần có thể em chưa biết.
- HDHS tìm hiểu và trả lời từ h29.2
Kết luận: - Mỗi chất lỏng sôi ở nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi.
Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi.
dặn dò (2phút)
- Về nhà học bài và trả lời lại các câu hỏi
- Làm bài tập sbt.
- Chuẩn bị bài cho tiết ôn tập chương II: Trả lời tất cả các câu hỏi và phần bài tập.
*******************************************************
Ngày soạn: .2010
Ngày giảng: .2010
Tiết 34
Tổng kết chương II - Nhiệt học
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: 
	- Nhớ lại kiến thức cơ bản có liên quan đến sự nở vì nhiệt và sự chuyển thể của các chất. 
2. Kĩ năng:
	- Vận dụng được một cách tổng hợp những kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng có liên quan.
3. Thái độ: 
	- Yêu thích môn học, mạnh dạn trình bày ý kiến của mình trước tập thể lớp.
II. Đồ dùng:
 * Cả lớp: 
	- Bảng ô chữ về sự chuyển thể (tr.92)
	- Bảng phụ 
III. Phương pháp:
	Vấn đáp, thảo luận, luyện tập.
III. Tổ chức giờ học:
	* Khởi động: 
- Mục tiêu: Gây hứng thú học tập cho hs và kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà.
- Thời gian: 5 phút
- Đồ dùng: 
- Cách tiến hành: 
	? Nêu kết luận về sự sôi của chất lỏng?
	G: Chúng ta đã kết thúc chương II Nhiệt học, bài học hôm nay sẽ giúp các em hệ thống lại tất cả những kiến thức đã học trong chương này.
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động 1: Ôn tập
- Mục tiêu: Nhớ lại kiến thức cơ bản có liên quan đến sự nở vì nhiệt và sự chuyển thể của các chất. 
- Thời gian: 15 phút
- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
- Phương pháp: Vấn đáp
- Cách tiến hành: 
- Nghe yêu cầu của giáo viên
- Đọc nôi dung câu hỏi
- Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi
- Thảo luận cả lớp để về các câu trả lời 
1. Thể tích tăng khi nhiệt độ tăng
 Thể tích giảm khi nhiệt độ giảm.
2. Chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất, chất rắn nở vì nhiệt ít nhất.
3. HS lấy ví dụ
4. Nhiệt kế hoạt động dựa trên sự co dãn vì nhiệt
- Nhiệt kế rượu dùng để đo nhiệt độ khí quyển
- nhiệt kế thuỷ ngân dùng trong phòng tn
- Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ cơ thể.
- HS lên bảng điền vào bảng phụ C5.
(1) nóng chảy (2) bay hơi
(3) Đông đặc (4) Ngưng tụ
6. Mỗi chất nóng chảy và đông đặc ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau không giống nhau.
7. Trong thời gian nc, nhiệt độ của chất rắn không thay đổi dù vẫn tiếp tục đun.
8. Không. Chất lỏng bay hơi ở bất kì nhiệt độ nào. Tốc độ bay hỡi của chất lỏng phụ thuộc nhiệt độ, gió và mặt thoáng.
9. ở nhiệt độ sôi thì dù tiếp tục đun, nhiệt độ của chất lỏng vẫn không thay đổi. ở nhiệt độ này chất lỏng bay hơi ở cả trong lòng lẫn trên mặt thoáng của chất lỏng.
- Giáo viên nêu từng câu hỏi để hs thảo luận từng vấn đề theo các câu hỏi sgk
- Y/c hs nêu lại câu hỏi, tóm tắt nội dung và thảo luận trả lời câu hỏi
- G: Treo bảng phụ câu C5.
- Gọi 1 hs lên bảng điền
- G: Tiếp tục cho hs thực hiện trả lời các câu 6,7,8,9
- G: Điều chỉnh sau mỗi câu trả lời của hs.
Hoạt động 2: Vận dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức trả lời một số câu hỏi và hiện tượng
- Thời gian: 15 phút
- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, 
- Phương pháp: Luyện tập
- Cách tiến hành: 
- H: Trả lời nhanh
1. C. Rắn - lỏng - khí
2. C. Nhiệt kế thuỷ ngân
- H: Nêu ý kiến câu 3
- Cả lớp cho ý kiến nhận xét bổ sung sửa chữa.
3. Để khi có hơi nóng chạy qua, ống có thể nở dài mà không bị ngăn cản.
- thảo luận theo cặp trả lời câu 4 vào giấy nháp.
4. a) Sắt
 b) Rượu
 c) - Vì ở nhiệt độ này rượu vẫn ở thể lỏng.
 - Không. Vì ở nhiệt độ này thuỷ ngân đã đông đặc.
 d) Các câu trả lời phụ thuộc nhiệt độ của lớp học
- H: trả lời câu 5.
Bình đúng
- H: Cá nhân trả lời câu 6.
a) BC: quá trình nc
 DE: sôi
b) AB: nước tồn tại ở thể rắn
 CD: thể lỏng và thể hơi.
- Y/c hs trả lời nhanh câu hỏi 1 và 2.
- Gợi ý: Vận dụng kiến thức sự nở vì nhiệt 
- Y/c hs làm việc theo cặp trả lời câu 4
- G: Lưu ý cho hs: nhiệt độ nóng chảy của một chất cũng là nhiệt độ đông đặc của chất đó
- Y/c thảo luận cả lớp trả lời câu 5.
- Y/c quan sát hình 30.3
- Y/c cá nhân trả lời
Hoạt động 3: Giải ô chữ về sự chuyển thể.
- Mục tiêu: Tạo không khí học tập, ôn tập kiến thức.
- Thời gian: 8 phút
- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, 
- Phương pháp: vấn đáp
- Cách tiến hành: 
- Mỗi nhóm cử 1 đại diện để tham gia
- Trả lời câu hỏi theo luật chơi
Hàng ngang: 
1. Nóng chảy, 2. Bay hơi
3. Gió 4. Thí nghiệm
5. Mặt thoáng 6. Đông đặc
7. Tốc độ.
Hàng dọc: Nhiệt độ
- Treo bảng phụ đã chuẩn bị sẵn
- Chọn 4 hs của 4 nhóm tham gia trò chơi.
- G: Thông báo luật chơi: Mỗi hs được phép trả lời 2 câu hỏi, trả lời đung đc một điểm
- G: Cho đọc nội dung của ô chữ trong hàng để hs đoán ô chữ đó.
Dặn dò: (2phút)
- Về nhà học bài và trả lời lại các câu hỏi
- ôn tập các nội dung đã học trong chương để chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra.
*******************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docVat li 6.doc