Đề kiểm tra Tiếng Việt Lớp 6 - Tuần 28 - Năm học 2004-2005 - Trường THCS Trần Phú

Đề kiểm tra Tiếng Việt Lớp 6 - Tuần 28 - Năm học 2004-2005 - Trường THCS Trần Phú

2. Câu văn (4) có bao nhiêu động từ?

A. 2 từ B. 3 từ

C. 4 từ D. 5 từ

3. Trong các từ sau, từ nào không phải từ láy?

A. nảy nở B. lóng lánh

C. sừng sững D. ríu rít

4. Câu văn (2) trong đoạn trên có bao nhiêu cụm danh từ?

A. 3 cụm B. 4 cụm

C. 5 cụm D. 6 cụm

5. Đoạn văn sử dụng mấy lần phép so sánh?

A. 3 cụm B. 4 cụm

C. 5 cụm D. 6 cụm

6. Trong câu văn: "Chúng nó gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được." có sử dụng phép nghệ thuật gì?

 A. so sánh B. nhân hoá

C. ẩn dụ D. hoán dụ

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 598Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Tiếng Việt Lớp 6 - Tuần 28 - Năm học 2004-2005 - Trường THCS Trần Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng Giáo dục quận Lê Chân
Trường THCS Trần Phú
Đề kiểm tra Tiếng Việt - Tuần 28
Năm học 2004 - 2005
I. Trắc nghiệm: (3 điểm)
Đọc kỹ phần văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
(1) Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. (2) Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ: hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh, tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. (3) Chào mào, sáo sậu, sáo đen,... đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên, lượn xuống. (4) Chúng nó gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. (5) Ngày hội mùa xuân đấy!
1. Đoạn văn có sử dụng bao nhiêu phó từ?
A. 7 từ	B. 8 từ	
C. 9 từ	 D. 10 từ
2. Câu văn (4) có bao nhiêu động từ?
A. 2 từ	B. 3 từ	
C. 4 từ	D. 5 từ
3. Trong các từ sau, từ nào không phải từ láy?
A. nảy nở	B. lóng lánh	
C. sừng sững	D. ríu rít
4. Câu văn (2) trong đoạn trên có bao nhiêu cụm danh từ?
A. 3 cụm	B. 4 cụm	
C. 5 cụm	D. 6 cụm
5. Đoạn văn sử dụng mấy lần phép so sánh?
A. 3 cụm	B. 4 cụm	
C. 5 cụm	D. 6 cụm
6. Trong câu văn: "Chúng nó gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được." có sử dụng phép nghệ thuật gì?
 A. so sánh	B. nhân hoá	
C. ẩn dụ	D. hoán dụ
7. Trong các nhóm từ sau, nhóm từ nào đều là từ Hán Việt?
A. gốc tre, tua tủa, mẫu tử	B. nhọn hoắt, tự nhiên, non nớt
C. thảo mộc, tự nhiên, mẫu tử	D. khổng lồ, tự nhiên, thảo mộc
8. Câu văn: "Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa." thuộc kiểu nào của câu trần thuật đơn có từ là?
A. Câu giới thiệu	B. Câu miêu tả
C. Câu nhận xét	D. Câu định nghĩa
II. Tự luận: (7 điểm)
1. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của các câu: 1 và 4 trong đoạn văn trên:
chủ ngữ
vị ngữ
.......................................................................................
.......................................................................................
............................................................................
............................................................................
.......................................................................................
.......................................................................................
............................................................................
............................................................................
2. Dùng các từ sau: ngọn lửâ, khôn lớn, nhọn hoắt, tre, hãy tạo các cụm từ tương ứng :
a. ngọn lửa:........................................................................................................................................
b. khôn lớn:........................................................................................................................................
c. nhọn hoắt:......................................................................................................................................
d. tre:...................................................................................................................................................
3. Đặt câu với các cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ vừa tạo được:
a.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................b.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................c.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................d.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3. Viết đoạn văn miêu tả ( 6 - 8 câu) về chủ đề Quê hương, trong đó có sử dụng ít nhất 2 lần phép so sánh hoặc nhân hoá, 1 câu trần thuật đơn có từ là. (có kèm theo chú thích đầy đủ).
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
* Thưởng điểm: 
Câu: Cối xay tre, nặng nề quay, từ ngàn đời nay, xay nắm thóc là kiểu câu gì? Cách diễn đạt của tác giả Thép Mới ở đây có gì đặc sắc, thú vị?
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Gợi ý đáp án
Bài kiểm tra Tiếng Việt 6 - Tuần 28
I. Trắc nghiệm:
Tổng số các câu đúng được 4 điểm. Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. 
 1
2
3
4
5
6
7
8
D
D
A
C
A
B
C
C
II. Tự luận: (7 điểm)
 Bài 1: HS xác định đúng CN, VN của mỗi câu được 0,5 điểm.
Bài 2: HS biết tạo các cụm danh từ tương ứng với mỗi danh từ, động từ, tính từ cho trước, không nhầm lẫn giữa cụm từ và cấu tạo hoàn chỉnh, mỗi ý đúng cho 0, 25 điểm.
Bài 3: Dùng các cụm từ đã tạo được đặt câu, xác định CN, VN ; mỗi câu đúng được 0,5 điểm.
Bài 4: Viết đoạn văn: (3 điểm)
Yêu cầu: - Đúng chủ đề về Quê hương: cảnh vật thiên nhiên, cảnh các thời diểm trong ngày hoặc trong năm, sinh hoạt của con người... (0,5 điểm)
	 - Đúng số lượng câu theo yêu cầu, liên kết câu chặt chẽ, đúng đặc điểm đoạn văn miêu tả. (1 điểm)
	 - Diễn đạt có hình ảnh, sử dụng tốt các phép nghệ thuật và dúng kiểu câu trần thuật đơn (1 điểm)
	 - Chú thíchđầy đủ: (0,5 điểm).
Lưu ý: Bài viết không giàu hình ảnh gợi tả, gợi cảm, không sử dụng hợp lý các phép nghệ thuật, giáo viên không để quá điểm 2.
* THưởng điểm: (1 điểm)
+ HS trình bày được: đó là kiểu câu trần thuật đơn.
+ Thấy được câu văn được diễn đạt rất đặc sắc bởi cách ngắt nhịp câu đều đặn và các tiếng có hiệp vần khiến nó mang dáng dấp câu thơ, gợi tả vòng quay tròn, đều đặn cần mẫn của chiếc cối xay tre trong tay người lao động, cũng gợi lên sự gắn bó, chia sẻ ngọt bùi của tre với đời sống lao động vất vả, tảo tần của người dân Việt Nam...
	Học sinh có thể có cách diễn đạt khác, song vẫn thể hiện được những nội dung trên.

Tài liệu đính kèm:

  • docde kiem tra TV.doc