Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 30 - Nguyễn Hoàng Hương

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 30 - Nguyễn Hoàng Hương

1. Mục Tiêu :

 1.1. Kiến thức : Giúp HS :

- Hình thành và củng cố những hiểu biết sơ lược về các truyện và kí trong loại hình tự sự.

- Nhớ được nội dung cơ bản và những nét đặc sắc về nghệ thuật của các tác phẩm truyện và kí được học.

- Điểm giống nhau và khác nhau giữa truyện và kí.

 1.2. Kĩ năng :

- Hệ thống hóa, so sánh, tổng hợp kiến thức truyện và kí.

- Trình bày được những hiểu biết và cảm nhận mới, sâu sắc của bản thân về thiên nhiên, đất nước, con người qua các truyện và kí đã học.

 1.3. Thái độ : Giáo dục HS ý thức tự giác ôn tập ở nhà trước khi đến lớp.

2. Trọng Tâm: Nội dung cơ bản của các truyện và kí đã học. Đặc điểm của truyện và kí

3. Chuẩn Bị : - GV : Giáo án, Sgk, Sgv, bảng phụ (máy chiếu)

 - HS : Chuẩn bị bài, Sgk, vở bài tập, bảng nhóm.

4) Tiến Trình :

4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện : 6A1 : , 6A3 : , 6A6 :

4.1 KTBC :

GV treo bảng phụ có ghi sẵn bảng hệ thống kiến thức và yêu cầu HS điền các tác phẩm truyện và kí hiện đại đã học vào bảng thống kê đó.(Câu 1 SGK/117) (10đ)

 4.3. Bài mới :

 

doc 14 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 680Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 30 - Nguyễn Hoàng Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM
LÒNG YÊU NƯỚC
I li a – Ê ren bua
Bài : 27 Tiết CT: 113
Tuần CM: 30
Ngày dạy: 26/03
1. Mục Tiêu : Giúp HS :
 1.1 Kiến thức :
- Hiểu được tư tưởng cơ bản của bài văn : Lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những gì gần gũi, thân thuộc của quê hương và được thể hiện rõ nhất trong hoàn cảnh gian nan thử thách. Lòng yêu nước còn trở thành sức mạnh, phẩm chất của người anh hùng trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc.
- Nắm được nét đặc sắc của bài văn tùy bút - chính luận này - kết hợp chính luận và trữ tình, tư tưởng của bài thơ thể hiện đầy sức thuyết phục không phải chỉ bằng lí lẽ mà còn bằng sự hiểu biết phong phú, tình cảm thắm thiết của tác giả đối với Tổ quốc Xô Viết.
 1.2. Kĩ năng : 
Rèn kĩ năng đọc diễn cảm một văn bản chính luận giàu chất trữ tình: giọng đọc vừa rắn rõi, dứt khoát, vừa mềm mại dịu dàng tràn ngập cảm xúc.
Nhận biết và hiểu vai trò của các yếu tố biểu cảm , miêu tả.
Đọc – hiểu văn bản tùy bút có yếu tố biểu cảm , miêu tả.
Trình bày được suy nghĩ, cảm xúc của bản thân về lòng yêu nước.
 1.3. Thái độ : 
Giáo dục HS lòng yêu nước được bắt nguồn từ tình yêu những vật tầm thường, xung quanh chúng ta. 
Tích hợp GD tư tưởng Hồ Chí Minhooồ CHií
2. Trọng Tâm: II./ Tìm hiểu văn bản: - Những biểu hiện của lòng yêu nước ;
	 - Sức mạnh của lòng yêu nước 
3. Chuẩn Bị : - GV : giáo án, Sgk, tranh. Máy chiếu
 - HS : soạn bài, Sgk, vở bài tập.
4. Tiến Trình :
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện : 6A1 : , 6A3 : , 6A6 : 
KTBC : 
1) Nêu tác giả - tác phẩm của bài “Cây tre Việt Nam”. Và cho biết nghệ thuật chính của bài văn là gì?(10đ)
 O Chú thích * (Sgk/98)
 Nghệ thuật chính : hình ảnh chọn lọc mang ý nghiã biểu tượng sử dụng rộng rãi và thành công phép nhân hóa.
2) Nêu đại ý của bài “Cây tre Việt Nam”. Và cho biết bài thơ nào có nói đến cây tre?(10đ)
 O Cây tre là người bạn thân của nhân dân Việt Nam. Tre có mặt ở khắp nơi. Tre đã gắn bó lâu đời và giúp ích cho con người trong đời sống hằng ngày, trong lao động sản xuất và cả trong chiến đấu.
 * Bài thơ : + Tre VN - Nguyễn Duy
 + Viếng lăng Bác - Viễn Phương.
3) Giới thiệu đôi nét về tác giả – tác phẩm văn bản: “Lòng yêu nước”?
O Chú thích ¶ (Sgk/107)
Bài mới : 
H.động 1 : Vào bài: Lòng yêu nước là gì? Lòng yêu nước được thể hiện như thế nào với mỗi chúng ta? Bài học hôm nay chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu vấn đề này qua bài văn “Lòng yêu nước” của Ilia -Eârenbua.
H.động 2 : Hướng dẫn tìm chú thích :
* HS đọc chú thích ¶ (Sgk/107)
" Nêu đôi nét chính về tác giả và tác phẩm?
1) Đọc : giọng rắn rỏi, dứt khoát, vừa mềm mại, dịu dàng tràn ngập cảm xúc. Nhịp điệu chậm, chắêc, khỏe, chân thật.
- Câu cuối cùng đọc thật tha thiết, xúc động.
- Chú ý đọc chính xác các từ ngữ phiên âm từ tiếng Nga: Vi - ra, U - crai - na, Gru-đi-a, Lê-nin-grat, Nê- va, Mát – xcơ - va 
2/ Giải thích từ khó: Đêm tháng sáu ánh hồng, Điện Krem - li, Những ánh sao đỏ, khả ố, Mùa thu qua.
3/ Thể loại?
 Lập luận theo kiểu diễn dịch và tổng - phân - hợp, từ khái quát đến cụ thể " Chính luận.
4/ Bố cục : 2 phần.
+ Phần 1: Từ đầu  “trở nên lòng yêu Tổ Quốc” 
" Biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước.
+ Phần 2 : “Có thể nào” " hết
" Sức mạnh của lòng yêu nước.
Hoặc : 3 phần
+ Phần 1 : 2 câu đầu " Cội nguồn của lòng yêu nước.
+ Phần 2 : “Người vùng Bắc  ngày mai” " Những biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước.
+ Phần 3: Còn lại " Sức mạnh của lòng yêu nước.
(?) Nêu đại ý của bài văn.
- Bài văn lí giải ngọn nguồn của lòng yêu nước. Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu những gì thân thuộc, gần gũi, tình yêu gia đình, xóm làng, miền quê.
- Lòng yêu nước được thể hiện và thử thách trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc.
H.động 3 : Hướng dẫn tìm hiểu văn bản
1) Tìm hiểu nguồn gốc của lòng yêu nước:
(?) Mở đầu văn bản là câu văn khái quát về lòng yêu nước. Đó là câu văn nào?
 O “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu  hơi rượu mạnh”
(?) * Tại sao lòng yêu nước lại bắt đầu từ lòng yêu những vật tầm thường đó? 
 OVì đó là những biểu hiện của sự sống đất nước được con người tạo ra. Chúng đem lại niềm vui, hạnh phúc, sự sốâng cho con người.
(?) Khi có chiến tranh, những người dân Xô Viết đã biểu hiện lòng yêu nước như thế nào? Tìm đoạn văn chứng minh cho điều đó.
 O Nhớ vẻ đẹp các làng quê yêu dấu của họ. “Người vùng Bắc  ngày mai”
(?)* Em có nhận xét gì về tác giả qua những lời văn miêu tả lòng yêu nước ấy?
 O Tác giả là người am hiểu và có tình cảm sâu sắc với các miền đất nước của ông. Ông như đang tự bày tỏ lòng yêu nước của chính mình.
(?)* Có gì sâu sắc trong câu kết đoạn: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”
 O Nêu được một chân lí phổ biến và sâu sắc về lòng yêu nước. Lòng yêu nước thiêng liêng được nâng lên từ lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê bình thường, giản dị.
Lòng yêu nước là thứ tình cảm có thật, từ trong lòng người chứ không hư ảo, trừu tượng.
2) Tìm hiểu những biểu hiện của lòng yêu nước:
(?) Tác giả cảm nhận được sức mạnh của lòng yêu nước trong hoàn cảnh nào? Lời văn nào diễn tả điều đó?
 O “Có thể nào quan niệm  gay go thử thách”
(?)* Tại sao khi “Kẻ thù giơ tay khả ố động đến Tổ quốc chúng ta” thì ta mới hiểu “lòng yêu nước của mình lớn đến dường nào?”
 O Khi nguy cơ mất nước (mất nhà, mất nước, mất quê), thì lòng yêu nước sẽ trỗi dậy (nếu cần sẽ đổ máu hy sinh để giữ lấy ). Như vậy lòng yêu nước là một giá trị tinh thần có thể nhìn thấy được.
(?) Em hiểu gì về câu nói “mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa”.
 O Nhân dân Xô Viết đã chọn con đường chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do cho Tổ quốc.
(?)* Theo em, lòng yêu nước của con người Xô Viết được phản ánh trong văn bản này có gì gần gũi với lòng yêu nước của người Việt Nam chúng ta? 
 O - Mọi người Việt Nam đều sẵn có lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê hương.
 - Lòng yêu nước của chúng ta luôn được thử thách trong bom đạn chiến tranh 
H.động 4 : Hướng dẫn tìm hiểu nghệ thuật – ý nghĩa văn bản:
(?) * Là một bài báo, nhưng văn bản này có sức gợi xúc động cho người đọc vì cách diễn đạt mang tính nghệ thuật. Em hãy chỉ ra điều đó.
 O - Lời văn giàu hình ảnh.
 - Lời văn thấm đượm các cảm xúc, suy tư chân thành của tác giả về lòng yêu nước.
(?)* Em cảm nhận được những điều quý giá nào về lòng yêu nước từ bài văn của Ê-ren -bua?
 O- Lòng yêu nước bắt đầu từ lòng yêu những gì bình thường nhất, yêu nhà, yêu xóm, yêu quê.
 - Lòng yêu nước trở nên mãnh liệt trong thử thách chiến tranh.
 - Lòng yêu nước giản dị mà cao sâu của nhà văn 
E Â-ren - bua.
* HS đọc ghi nhớ (Sgk/109)
Hđộng 5: : Hướng dẫn Luyện tập : 
* HS đọc và xác định yêu cầu các bài tập(Sgk/109)
" GV hướng dẫn HS về nhà làm.
I) Tìm hiểu chú thích:
 1) Tác giả, tác phẩm 
@ Chú thích ¶ (Sgk/107)
 2) Đọc, giải thích từ khó và tìm hiểu thể loại, bố cục :
- Thể loại : bút kí - chính luận, trữ tình.
II) Tìm hiểu văn bản : 
1/ Nguồn gốc của lòng yêu nước :
- Lòng yêu nước ban đầu là yêu những vật tầm thường nhất.
- Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.
2/ Những biểu hiện của lòng yêu nước :
- Được thể hiệân trong chiến tranh. 
- Khi nguy cơ mất nước thì lòng yêu nước sẽ trỗi dậy. 
3) Nghệ thuật:
- Kết hợp chính luận với trữ tình
- Kết hợp miêu tả tinh tế, chọn lọc n hững hình ành tiêu biểu của từng miền với biểu hiện cảm xúc tha thiết, sôi nổi và suy nghĩ sâu sắc.
Cách lập luận của tác giả khi lý giải ngọn nguồi của long yêu nước logic – chặt chẽ.
4) Ý nghĩa:
- Lòng yêu nước bắt đầu từ lòng yêu những gì bình thường nhất, yêu nhà, yêu xóm, yêu quê.
 - Lòng yêu nước trở nên mãnh liệt trong thử thách chiến tranh.
 - Lòng yêu nước giản dị mà cao sâu của nhà văn E Â-ren - bua
@ Ghi nhớ (Sgk/109)
III) Luyện tập :
* Bài tập về nhà: 1, 2 (Sgk/109)
 4.4 Câu hỏi và bài tập củng cố:
* Bài tập : trắc nghiệm 
1/ Ê-ren-bua là nhà văn nổi tiếng của nước nào?
Pháp.
Liên Xô
Anh
Mĩ
2/ Bài văn lòng yêu nước dược ra đời trong bối cảnh nào?
CMT Mười Nga.
Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Chiến tranh vệ quốc của nhân dân Liên Xô chống phát xí Đức.
Chiến tranh chống đế quốc Mĩ
3/ Dòng sông nào không được nhắc đến trong bài văn trên?
Sông Vi - na.
Sông Đa - nuýp
Sông Nê - va
Sông Vôn_ga
4/ Câu văn nào sau đây thể hiện rõ nhất tư tưởng của bài văn.
“Lòng yêu nước ban đầu làø lòng yêu những gì bình thường nhất”.
“Chiến tranh khiến cho mỗi công dân Xô Viết nhận ra vẻ thanh tú của chốn quê hương”
“Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.
“Người ta giờ đây đã hiểu lòng yêu của mình lớn đến dường nào ”
 4.5 Hướng dẫn HS tự học ở nhà :
a. Đối với tiết học này:
- Đọc kĩ vb, nhớ được những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong văn bản
- Hiểu được những biểu hiện của lòng yêu nước.
- Liên hệ với lịch sử đất nước ta qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
- Học thuộc phần tác giả, tác phẩm và ghi nhớ (Sgk/109)
- Phân tích bài văn. Chú ý tư tưởng cơ bản của bài văn.
- Làm bài tập phần luyện tập (Sgk/109)
 b. Đối với tiết học tiếp theo:
- Chuẩn bị bài : “Oân tập truyện và kí”.
 * Chú ý: Đọc, trả lời 4 câu hỏi sgk/117 vào vở BT ... ống nhau : Truyện và kí đều thuộc loại hình tự sự : tái hiện bức tranh đời sống một cách khách quan bằng kể và tả là chính, thường có nhân vật kể chuyện. Trong truyện và kí, đều có lời kể, các chi tiết và hình ảnh về thiên nhiên, xã hội, con người, thể hiện cái nhìn và thái độ của người kể. 
 * Khác nhau : 
 - Truyện có cốt truyện và nhân vật. Khi tái hiện cuộc sống, truyện phải có hư cấu tức là phải dựa vào sự tưởng tượng, sáng tạo của tác giả trên cơ sở quan sát, tìm hiểu đời sống. Sự việc được kể ở trong truyện không phải là đã từng xảy ra đúng như vậy trong cuộc sống.
 - Các thể kí không nhất thiết phải có nhân vật và cốt truyện. Kí chú trọng ghi chép, tái hiện các hình ảnh, sự việc của đời sống và con người theo sự cảm nhận và đánh giá của tác giả. Kí thì tả và kể về những gì có thực và đã xãy ra rồi trong cuộc sống.
 - Truyện có nhiều thể như : truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài, tiểu thuyết,  Kí cũng bao gồm nhiều thể như : kí sự, bút kí, nhật kí, phóng sự, hồi kí, tùy bút.
III) Tác dụng của các tác phẩm truyện, kí đã học :
 Các tác phẩm truyện, kí đã học giúp ta cảm nhận và hiểu biết thêm về : 
 - Cảnh sắc thiên nhiên, đất nước ở nhiều vùng khác nhau thật phong phú, nhiều màu sắc : miền sông nước Cà Mau, thác ghềnh miền Trung, biển đảo Cô Tô, chim chóc làng quê, 
 - Cuộc sống và con người lao động ở nhiều miền quê đất nước cũng đa dạng : lao động trên sông nước, hoặc trên biển đảo, hay ở một vùng nông thôn ở đồng bằng Bắc Bộ 
IV) Phát biểu cảm nghĩ về các nhân vật trong các truyện đã học.
 @ Ghi nhớ SGK/118
 	4.4 Câu hỏi & bài tập củng cố :
	- Kể thêm các truyện ngắn mà em được đọc?
	O Võ sĩ bọ ngựa (Tô Hoài), ...
	- Đọc các bài bút kí, tùy bút, VBND có trong skg ngữ văn 6.
 4.5 Hướng dẫn HS tự học ở nhà :
 a. Đối với tiết học này:
Học thuộc lòng 1 đọan văn trong truyện hay kí mà em thích.
Viết một bài văn ngắn nói lên những suy nghĩ của em sau khi học xong phần truyện và kí hiện đại.
Tìm hiểu khái niệm của văn bản nhật dụng.
 b. Đối với tiết học tiếp theo:
- Chuẩn bị : Oân tập các bài TV đã học từ HK2 đến nay chuẩn bị kiểm tra 1 tiết tại lớp.
5. Rút kinh nghiệm :
*Nội dung:	
*Phương pháp:	*ĐDDH:	
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
Bài : Tiết CT: 115
Tuần CM: 
Ngày dạy: 28/03
1. Mục Tiêu : Giúp HS :
1.1. Kiến thức : 
- Củng cố kiến thức đã học về các phép tu từ : nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, hóan dụ và các thành phần chính của câu, các loại câu : trần thuật đơn, trần thuật đơn có từ là.
1.2. Kĩ năng : 
- Rèn kĩ năng nhận biết các phép tu từ và vận dụng vào đặt câu, viết đọan làm cho câu văn, lời văn thêm sinh động, ý diễn đạt hay hơn.
1.3. Thái độ : 
- Giáo dục học sinh ý thức độc lập trong làm bài để tự kiểm tra lại kiến thức của mình. 
2. Trọng Tâm: 	Bài làm của HS về kiếng thức Tiếng Việt: Phó từ, các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, câu trần thuật đơn
3. Chuẩn Bị : - GV : giáo án, sách giáo khoa, đề kiểm tra.
 - HS : học bài, giấy - viết kiểm tra.
4. Tiến Trình :
	4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện : 6A1 : , 6A3 : , 6A6 : 
 4.2. KTBC : (Không)
	4.3. Bài mới:
MA TRẬN BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
 Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng số
 Câu 1: Phó từ
Khái niệm 
1đ
Cho ví dụ
1đ
Câu 2: Biện pháp tu từ.
4 loại: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ1đ
Xác định Vd dùng nhân hóa 1đ
2
Câu 3: So sánh – Câu trần thuật đơn 
Tìm đúng So sánh – Câu trần thuật đơn 2đ
2
Câu 4: Đặt câu
Đặt câu đúng cú pháp, đúng yêu cầu 1đ
Tìm đúng chủ ngữ và vị ngữ 1đ
2
Câu 5: Viết đoạn tả cảnh cánh đồng lúa ở quê em : 
- Có sử dụng phó từ, câu TT đơn 1đ
- Trôi chảy, mạch lạc, đúng yêu cầu tả cảnh đẹp quê hương 1đ
2
Tổng số điểm
5
3
1
1
10
Hoạt động 1 : GV ghi đề lên bảng (hoặc phát đề)
 => HS đọc kĩ đề và tiến hành hành làm bài
ĐÁP ÁN
1) Phó từ: Là những từ đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ đó (1đ)
Cho VD đúng (1đ)
2) Các biện pháp tu từ được học: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ (1đ)
Biện pháp tu từ dùng trong VD: nhân hóa: gọi sự vật bằng từ đùng để gọi người: lão, bác cô, cậu (1đ)
 3) a - Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây, hết bụi 
- Mặt trời tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn
 b. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết 
4. Đặt câu
- Đặt câu đúng cú pháp, đúng yêu cầu (1đ)
- Tìm đúng chủ ngữ và vị ngữ (1đ)
5. Viết đoạn: Viết đúng hình thức đoạn văn: 1đ
Trình bày sạch đẹp. viết câu lưu lốt, khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, có xác định từng loại (1đ)
Cĩ sử dụng phó từ, câu trần thuật đơn phù hợp. Đúng nội dung tả cảnh quê hương, viết cĩ cảm xúc (1đ)
Hoạt động 2 : GV nhắc nhở HS xem lại bài làm -> sửa sai (nếu có) -> Nộp bài đúng thời gian yêu cầu
Hoạt động 3 : HS nộp bài, GV kiểm tra sĩ số bài
ĐỀ
1) Phó từ là gì? Cho ví dụ (2đ)
 2) Kể tên các biện pháp tu từ được học? Cho biết ví dụ sau dùng biện pháp tu từ gì? Chỉ ra? (2đ)
“Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Tay, cậu Chân lại 
sống thân mật với nhau, mỗi người một việc không ai tị ai cả”
 3) Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới (2đ)
“Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây, hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Mặt trời tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn.”
Tìm các câu có sử dụng so sánh trong đọan văn trên .	
Tìm các câu trần thuật đơn có trong đọan văn trên.
4) Đặt câu : (2đ)
 a) Thuộc kiểu câu trần thuật đơn có từ là 
 c) Tìm chủ ngữ và vị ngữ trong câu vừa đặt 
5) Viết đoạn văn giới thiệu một cảnh đẹp quê em, trong đó có sử dụng: phó từ, câu trần thuật đơn. Xác định từng loại. (2đ)
4.4. Củng cố và luyện tập 
GV nhận xét tình hình làm bài của HS
4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà :
- Xem lại đề, chọn đáp án đúng nhất -> phát hiện chỗ sai trong bài làm -> Tự rút kinh nghiệm cho bản thân
- Xem lại các kiến thức có liên quan đến đề kiểm tra Văn, Tập làm văn tả người. -> Chuẩn bị tiết sau “Trả bài kiểm tra Văn”
5. Rút kinh nghiệm :
*Nội dung:	
*Phương pháp:	*ĐDDH:	
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN,
Bài : Tiết CT: 116
Tuần CM: 30
Ngày dạy: 30/03
1. Mục tiêu : Giúp học sinh
1.1. Kiến thức : HS phát hiện được các lỗi, hiểu được ưu, nhược điểm trong bài kiểm tra của mình và biết cách sửa chữa.
1.2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng tự chữa lỗi bài làm của mình và của bạn.
1.3. Thái độ : Giáo dục HS tinh thần phê bình và tự phê.
2. Trọng tâm: Các ưu – tồn, nội dung bài làm
3. Chuẩn bị :
Giáo viên : Chấm bài, tìm lỗi sai trong bài làm của học sinh, trả bài kiểm tra, bảng phụ
Học sinh : Xem lại lý thuyết về văn tự sự, sửa lỗi sai.
4. Tiến trình :
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện : 6A1 : , 6A3 : , 6A6 : 
4.2. Kiểm tra bài cũ:
 4.3. Bài mới :
Hoạt động 1 : Vào bài : Để giúp các em thấy được những ưu, nhược điểm của mình qua bài kiểm tra Văn và bài TLV tả người, chúng ta sẽ cùng sửa lỗi sai qua tiết trả bài viết hôm nay.
Hoạt động 2 : HS đọc lại câu hỏi
Hoạt động 3 : GV nhận xét bài làm của HS 
* Ưu điểm :
- Đa số HS làm bài đạt yêu cầu.
- Trắc nghiệm : HS hiểu nội dung câu hỏi và chọn đáp án chính xác,
- Tự luận : Nêu đúng bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn, xác định đúng tình cảm của Bác dành cho quân dân ta và tình cảm của nhân dân ta dành cho Bác.
* Khuyết điểm : Câu 2 phần Tự luận diễn đạt dài dòng, ý lẫn lộn giữa 2 loại tình cảm.
Hoạt động 4 : GV hướng dẫn HS sửa bài
Hoạt động 4 : Trả bài – lấy điểm.
1. HS đọc lại câu hỏi
2. Nhận xét bài làm của HS 
3. Sửa bài :
1) Phó từ: Là những từ đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ đó (1đ)
Cho VD đúng (1đ)
2) Các biện pháp tu từ được học: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ (1đ)
Biện pháp tu từ dùng trong VD: nhân hóa: gọi sự vật bằng từ đùng để gọi người: lão, bác cô, cậu (1đ)
 3) a - Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây, hết bụi 
- Mặt trời tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn
 b. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết 
4. Đặt câu
- Đặt câu đúng cú pháp, đúng yêu cầu (1đ)
- Tìm đúng chủ ngữ và vị ngữ (1đ)
5. Viết đoạn: Viết đúng hình thức đoạn văn: 1đ
Trình bày sạch đẹp. viết câu lưu lốt, khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, có xác định từng loại (1đ)
Cĩ sử dụng phó từ, câu trần thuật đơn phù hợp. Đúng nội dung tả cảnh quê hương, viết cĩ cảm xúc (1đ)
4. Trả bài kiểm tra 
4.4. Câu hỏi và BT củng cố:
- Nhắc lại khái niệm các phép tu từ đã học?
4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà :
a. Đối với tiết học này:
Tiếp tục xem lại bài làm của mình và tự chữa lỗi
Những bài viết dưới TB : HS viết lại dựa trên dàn ý đã sửa trên lớp -> Nộp cho GV kiểm tra
 b. Đối với tiết học tiếp theo:
- Xem lại các kiến thức có liên quan đến Tập làm văn tả người. 
 -> Chuẩn bị tiết sau “Tra û bài TLV tả người”
5. Rút kinh nghiệm :
Lớp
TSHS
Điểm dưới TB
Điểm trên TB
0 – 1,5
2 - 3
3,5- 4,5
TC- TL%
5 - 6
6,5 -7,5
8 -10
TC - TL%
6A1
34
1
2
3
6 – 17.6%
10
12
6
28 – 82.4%
6A3
35
2
2
4
8 – 22.9%
11
10
6
27 – 77.1%
6A6
35
0
1
4
5 – 14.7%
10
12
7
27 – 85.3%
Kiểm tra ngày 24 /03/2012
 TTCM
Trương Thị Thanh Tuyền

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an ngu van 6 tuan 30.doc