I.Phần trắc nghiệm:(3đ)Hãy chọn phương án đúng nhất
Câu1: Gạch chân dưới những truyền thuyết trong những tác phẩm được kể sau:
Con rồng cháu tiên, Thánh gióng, Son tinh thuỷ tinh, Tấm cám , Sự tích hồ gươm, Ông lão đánh cá và con cá vàng, Ếch ngồi đáy giếng, Đeo nhạc cho mèo, Thầy bói xem voi.
Câu 2: Yếu tố thần kỳ xuất hiện như thế nào trong kho tàng truyện cổ tích?
A. Trong tất cả truyện cổ tích B.Trong một số ít truyện cổ tích
C.Trong đa số truyện cổ tích D. Không có trong bất cứ truyện cổ tích nào
Câu 3: Yếu tố” tử” nào trong các trường hợp sau không có nghĩa là con?
A. Phụ tử B. Thê tử C. Sinh tử D. Mẫu tử
Câu 4: Chức năng chủ yếu của văn tự sự là gì?
A. kể người và kể việc B.Tả người và miêu tả công việc
C. Thuyết minh cho nhân vật và sự việc. D. kể người và kể vật
Câu 5:Trong câu “Thành phong châu như nổi lềnh bềnh trên mặt nước” có mấy cụm danh từ?
A. 1 cụm B. 2 cụm C. 3 cụm D. 4 cụm
Câu 6: Loại truyện nào mượn chuyện đồ vật, loài vật hoặc con người để nói bóng gió , kín đáo chuyện con người?
A. Truyền thuyết B. Cổ tích C. Ngụ ngôn D. Truyện cười
II.Tự luận: (7đ)
Câu 1: (2đ) So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích? Nêu một truyện truyền thuyết và một truyện cổ tích mà em đã học
Câu 2(5đ) Em hãy tưởng tượng mười năm sau em trở lại thăm ngôi trường mà hiện nay em đang học. Hãy kể lại chuyến thăm đó.
Họ và tên:. ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KỲ I Lớp 6A Môn: Ngữ Văn Thời Gian: 90 Phút Điểm Lời phê của giáo viên I.Phần trắc nghiệm:(3đ)Hãy chọn phương án đúng nhất Câu1: Gạch chân dưới những truyền thuyết trong những tác phẩm được kể sau: Con rồng cháu tiên, Thánh gióng, Son tinh thuỷ tinh, Tấm cám , Sự tích hồ gươm, Ôâng lão đánh cá và con cá vàng, Ếch ngồi đáy giếng, Đeo nhạc cho mèo, Thầy bói xem voi. Câu 2: Yếu tố thần kỳ xuất hiện như thế nào trong kho tàng truyện cổ tích? Trong tất cả truyện cổ tích B.Trong một số ít truyện cổ tích C.Trong đa số truyện cổ tích D. Không có trong bất cứ truyện cổ tích nào Câu 3: Yếu tố” tử” nào trong các trường hợp sau không có nghĩa là con? Phụ tử B. Thê tử C. Sinh tử D. Mẫu tử Câu 4: Chức năng chủ yếu của văn tự sự là gì? A. kể người và kể việc B.Tả người và miêu tả công việc C. Thuyết minh cho nhân vật và sự việc. D. kể người và kể vật Câu 5:Trong câu “Thành phong châu như nổi lềnh bềnh trên mặt nước” có mấy cụm danh từ? A. 1 cụm B. 2 cụm C. 3 cụm D. 4 cụm Câu 6: Loại truyện nào mượn chuyện đồ vật, loài vật hoặc con người để nói bóng gió , kín đáo chuyện con người? Truyền thuyết B. Cổ tích C. Ngụ ngôn D. Truyện cười II.Tự luận: (7đ) Câu 1: (2đ) So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích? Nêu một truyện truyền thuyết và một truyện cổ tích mà em đã học Câu 2(5đ) Em hãy tưởng tượng mười năm sau em trở lại thăm ngôi trường mà hiện nay em đang học. Hãy kể lại chuyến thăm đó. BÀI LÀM Đáp án: I. Phần trắc nghiệm Câu 1: Hs gạch chân dưới những truyền thuyết đã học Câu 2A, Câu 3 C, Câu 4 A,Câu 5 B. Câu 6 C II. Tự luận: Câu 1: _ Giống nhau: Đều có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo, Văn bản tự sự dân gian, có nhiều chi tiết sự ra đời của thần, nhân vật chính có nhiều tài năng phi thường. _ Khác nhau: Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử, nhằm thể hiện thái độ, và cách đánh giá của nhân dân vè các nhân vật và các sự kiện được kể Cổ tích kể về cuộc đời các kiểu nhân vật quen thuộc, từ đó thể hiện quan niệm, ước mơ của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác. Câu 2: Nêu lí do về thăm trường sau mười năm xa cách ( nhân dịp hè hay ngày nhà giáo việt nam..) Chuẩn bị đến thăm trường(Miêu tả tâm trạng, bồn chồn, náo nức..) Đến thăm trường, quang cảnh chung của trường có gì thay đổi, những gì không thay đổi Gặp thầy cô bạn bè cũ, chuyện trò, hỏi han, tâm sư, nhắc lại những kỷ niệm cũ Chia tay với trường, thầy cô giáo, bạn bè Cảm xúc của em
Tài liệu đính kèm: