Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 11: Nghĩa của từ (Tiếp) - Đào Thị Ngọc - Năm học 2006-2007

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 11: Nghĩa của từ (Tiếp) - Đào Thị Ngọc - Năm học 2006-2007

A. Mục tiêu cần đạt:

 * Kiến thức:

 - Thông qua tiết học để củng cố, khắc sâu kiến thức ở tiết 10.

 - Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập.

 * Kĩ năng:

 - Luyện kĩ năng giải thích nghĩa của từ để dùng từ một cách có ý thức trong nói, viết.

 B. Chuẩn bị:

 - Giáo viên: Nghiên cứu, soạn bài.

 - Học sinh: Soạn bài.

 C Tiến trình các tổ chức hoạt động dạy- học:

 * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.

 - Nghĩa của từ là gì? Nêu cách giải thích nghĩa của từ?

 * Hoạt động 2: Giới thiệu bài.

 Tiết học trước các em đã nắm được thế nào là nghĩa của từ và cách giải thích nghĩa của từ, giúp các em củng cố, khắc sâu kiến thức bài

 * Hoạt động 3: Bài mới.

 

doc 3 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 929Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 11: Nghĩa của từ (Tiếp) - Đào Thị Ngọc - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:19/9/2006
 Tiết 11: Nghĩa của từ
Ngày dạy :20/9/2006
 (Tiếp)
 A. Mục tiêu cần đạt:
 * Kiến thức:
	- Thông qua tiết học để củng cố, khắc sâu kiến thức ở tiết 10.
	- Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập.
 * Kĩ năng:
 - Luyện kĩ năng giải thích nghĩa của từ để dùng từ một cách có ý thức trong nói, viết.
	B. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Nghiên cứu, soạn bài.
	- Học sinh: Soạn bài.
	C Tiến trình các tổ chức hoạt động dạy- học:
 * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
	- Nghĩa của từ là gì? Nêu cách giải thích nghĩa của từ?
	 * Hoạt động 2: Giới thiệu bài.
 Tiết học trước các em đã nắm được thế nào là nghĩa của từ và cách giải thích nghĩa của từ, giúp các em củng cố, khắc sâu kiến thức à bài 
 * Hoạt động 3: Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
GV: Yêu cầu học sinh đọc lại 1 vài chú thích ở sau các văn bản đã học. Cho biết mỗi chú thích giải nghĩa từ theo cách nào? ( Thảo luận nhóm).
GV: Gọi đại diện nhóm trình bày.
GV nhận xét khái quát.
- Đọc.
-Thảo luận
-Đại diện trình bày.
III. Luyện tập.
1. Bài tập 1:
- Cầu hôn: Xin được lấy vợ
àCách giải thích trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
- Tản Viên: Núi cao  trên đỉnh ngọn toả ra như cái tán àgiải thích bằng việc miêu tả đặc điểm của sự vật.
- Tâu: Thưa trình à cách giải thích bằng từ đồng nghĩa.
? Hãy điền các từ đã cho vào vị trí thích hợp.
GV: Yêu cầu học sinh lên bảng làm bài.
- Gọi Học sinh nhận xét, sửa chữa.
-Học sinh lên bảng làm.
- Học sinh nhận xét.
2, Bài tập 2:
- Theo trình tự:
 - Học tập
 - Học lỏm
 - Học hỏi
 - Học hành
? Điền từ đã cho vào chỗ trống cho phù hợp?
 GV: Yêu cầu học sinh nhận xét.
-Học sinh lên bảng làm.
- Nhận xét.
3, Bài tập 3:
- Trung bình
- Trung gian
- Trung niên
- Nhắc lại các cách giải thích nghĩa, vận dụng để giải thích nghĩa của 3 từ đã cho.
GV: Nhận xét, bổ sung.
- HS nhắc lại kiến thức.
- Học sinh giải nghĩa 3 từ.
4, Bài tập 4:
-Giếng: Hố đào thẳng đứng sâu vào lòng đất để lấy nước.
-Rung rinh: Chuyển động qua lại, nhẹ nhàng liên tiếp.
-Hèn nhát: Không can đảm, dễ lùi bước trước khó khăn, dễ run sợ khi bị uy hiếp.
- Học sinh đọc truyện: ''Thế thì không mất''.
? Hãy giải thích nghĩa của từ: 
 ''mất''.
? Giải nghĩa từ ''mất'' như nhân vật Nụ có đúng không?
GV: Cách chơi chữ thông minh dí dỏm của người bình dẫn trong truyện cười.
? Nêu yêu cầu bài tập.
- Giáo viên ghi bảng các tiếng chỉ màu đen.
? Hãy tìm những tiếng có thể kết hợp với mỗi tiếng trên?
GV: Gọi học sinh nhận xét.
? Có thể thay thế các tiếng cho nhau trong các kết hợp trên được không?
- HS đọc.
-Giải thích.
- Nhận xét.
- HS nghe.
- HS nêu yêu cầu.
-Học sinh lên bảng làm.
-Học sinh nhận xét bạn làm.
- HS trả lời.
5, Bài tập 5:
-Mất: Theo cách hiểu thường là không còn được sở hữu, không có, không thuộc về mình nữa.
- Cách giải thích '' mất '' như của Nụ là không đúng vì '' mất '' đồng nghĩa với không tìm lại được.
6. Bài tập 7 (SBT-17)
- Ngựa ô
- Chó mực
- Vải thâm
- Mắt huyền
àKhông thế thay thế các tiếng cho nhau trong các kết hợp trên được.
	* Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh học ở nhà.	
 - Học ghi nhớ - Các bài tập còn lại: - Bài tập 6 - SBT - 17
	- Soạn: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 11-Nghia cua tu.doc