Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần học 3, 4

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần học 3, 4

 I. MỤC TIÊU :

- HS hiểu được truyền thuyết “Sơn tinh, Thủy tinh” với các yếu tố kì diệu đã phản ánh ước vọng chinh phục thiên nhiên của người xưa.

- Từ cốt truyện có sẵn, luyện cho HS trí tưởng tượng để HS được sống trong thế giới huyền ảo của truyền thuyết.

- Rèn luyện kỹ năng đọc, kể truyện; phân tích và cảm thụ các chi tiết quan trọng và hình ảnh nổi bật.

 - HS cần nắm được nội dung, ý nghĩa một số yếu tố nghệ thuật tiêu biểu của truyện, kể lại được truyện .

II. KIẾN THỨC CHUẨN :

 Kiến thức :

- Nhận vật, sự kiện trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh .

- Giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc bộ và khát vọng của người Việt cổ trong việc chế ngự thiên tai lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của mình trong một truyền thuyết .

- Những nét chính về nghệ thuật của truyện : Sử dụng nhiều chi tiết kỳ lạ và hoang đường .

 Kĩ năng :

 - Đọc – hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại .

 

doc 28 trang Người đăng thu10 Lượt xem 787Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần học 3, 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 03 
Tiết : 9 
 NS: ../../20..
ND:../../20.
 Văn bản 
 Tiết 9
 (Truyền thuyết)
 I. MỤC TIÊU : 
HS hiểu được truyền thuyết “Sơn tinh, Thủy tinh” với các yếu tố kì diệu đã phản ánh ước vọng chinh phục thiên nhiên của người xưa.
Từ cốt truyện có sẵn, luyện cho HS trí tưởng tượng để HS được sống trong thế giới huyền ảo của truyền thuyết.
Rèn luyện kỹ năng đọc, kể truyện; phân tích và cảm thụ các chi tiết quan trọng và hình ảnh nổi bật.
 - HS cần nắm được nội dung, ý nghĩa một số yếu tố nghệ thuật tiêu biểu của truyện, kể lại được truyện .
II. KIẾN THỨC CHUẨN :
Kiến thức :
Nhận vật, sự kiện trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh .
Giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc bộ và khát vọng của người Việt cổ trong việc chế ngự thiên tai lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của mình trong một truyền thuyết .
Những nét chính về nghệ thuật của truyện : Sử dụng nhiều chi tiết kỳ lạ và hoang đường .
Kĩ năng :
 - Đọc – hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại .
 - Nắm bắt các sự kiện chính trong truyện .
 - Xác định ý nghĩa của truyện .
 - Kể lại được truyện .
III. HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung 
HOẠT ĐỘNG 1 : Khởi động .
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ:
-Hãy kể lại một cách diễn cảm truyện Thánh Gióng ?
-Nêu ý nghĩa truyện Thánh Gióng và cho biết hình ảnh nào của Thánh Gióng là hình ảnh đẹp nhất trong tâm trí em? Vì sao?
- GV giới thiệu về hiện tượng lũ lụt hằng năm ở nước ta -> dẫn vào bài ->ghi tựa.
- Trả lời cá nhân.
- Nghe, ghi tựa.
Sơn Tinh, Thuỷ tinh
 (Truyền thuyết)
HOẠT ĐỘNG 2 : Đọc-hiểu văn bản .
- Truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” bắt nguồn từ thể loại gì ? và thuộc nhĩm nào ? 
GV chốt : 
+Truyện bắt nguồn từ thần thoại cổ được lịch sử hĩa .
+ Sơn Tinh, Thủy Tinh thuộc nhĩm các tác phẩm truyền thuyết thời đại Hùng Vương .
 - GV hướng dẫn HS đọc văn bản, đọc mẫu .
- Hướng dẫn, giải nghĩa những từ khó: cầu hôn, sính lễ, hồng mao...
-GV nhận xét về ngữ âm, ngữ điệu .cách đọc của học sinh .
Hỏi : Các em có thể chia truyện “”Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” ra làm mấy đoạn ?
GV chốt : -Thời đại vua Hùng .
Lịch sử hoá thời gian .
Thời vua Hùng Vương thứ 18
Trị thuỷ .
Giải thích các hiện tượng tự nhiên .
HOẠT ĐỘNG 3 : Phân tích .
Hỏi : Truyện có mấy nhân vật ? Theo em nhân vật chính là ai ? Em hãy miêu tả sơ qua về những nhân vật chính đó ?
Hỏi : Mỗi nhân vật chính đó được miêu tả những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo như thế nào ?
GV chốt :
Cả hai có tài cao, phép lạ .
Nhân vật tưởng tượng – hoang đường .
è Cả hai có tài ngang nhau .
Hỏi : Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật đó ?
Gv chốt : ST= Chế ngự thiên tai .
 TT= Sự tàn phá của thiên tai 
- GV ghi bảng:Các ý đã có ghi bên mục nội dung lưu bảng .
Hỏi : Đứng trước việc Sơn Tinh và Thủy Tinh cùng đến cầu hôn Mị Nương, vua Hùng đã có giải pháp nào ?
Hỏi : Em có suy nghĩ gì về cách đòi sính lễ của vua Hùng ?
Hỏi : Em hãy kể lại trận giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh ?
- HS kể lại à GV ghi bảng.
Hỏi : Qua cuộc chiến đấu dữ dội đó, em yêu quý vị thần nào ? Vì sao ?
Hỏi : Hai thần có phải là những con người thật trong cuộc sống không ? Vì sao ?
Hỏi : Vậy nhân dân ta tưởng tượng ra truyện hai thần nhằm mục đích gì ?
Hỏi : Sự việc Sơn Tinh chiến thắng Thủy Tinh đã thể hiện ước mong gì của người Việt Nam xưa và nói lên ý nghĩa gì của truyện ?
Hỏi : Truyện ST,TT phản ánh hiện thực gì trong cuộc sống người dân xưa kia ? 
Gợi ý :
+ Cuộc sống .
+ Khát vọng .
Hỏi : ST, TT mang dáng dấp gì về tưởng tượng kỳ ảo ? 
Hỏi : Hai vị thần cùng làm cơng việc gì với Mị Nương ? 
Hỏi : Lối kể truyện trong truyền thuyết ST, TT như thế nào ? 
 à GV hướng dẫn HS rút ra phần ghi nhớ
GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
Gv chốt lại : 
-Câu chuyện tưởng tượng, kỳ ảo, giải thích hiện tượng lũ lụt .
- Thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai .
- Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng .
1,2 em học sinh Đọc - hiểu chú thích. 
và mời HS đọc tiếp.
- 3 đoạn :
a) Từ đầuà mỗi thứ một đôi 
b) “Hôm sau .đành rút quân”
c) Còn lại 
- HS dựa vào Sgk trả lời: Vua Hùng, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Mị Nương. . Nhân vật chính : Sơn Tinh, Thuỷ Tinh .
Cả hai đều có tài cao, phép lạ 
-Những chi tiết nghệ thuật kỳ ảo, bay bổng .nhân vật tưởng tượng, hoang đường à hiện tượng lũ lụt và sức mạnh , ước mơ chế ngự thiên nhiên .
Hoc sinh tự phát hiện :Thuỷ Tinh là hiện tượng mưa to, bão lụt – Sơn Tinh là lực lượng cư dân Việt cổ ước mơ chiến thắng lũ lụt .
- Thách cưới: HS phát hiện qua văn bản .
HS suy nghĩ và phát biểu.
- HS kể lại : Theo văn bản .
- HS tự nêu ý kiến. (tuỳ học sinh nêu ý kiến )
- Không, vì hai thần có phép thuật. 
- Giải thích hiện tượng lũ lụt hằng năm.
Thể hiện sức mạnh, ước mong của nhân dân muốn chế ngự thiên tai đồng thời suy tôn công lao dựng nước của các vua Hùng.
HS trả lời theo yêu cầu của GV 
HS trả lời theo yêu cầu của GV
HS trả lời theo yêu cầu của GV
HS trả lời theo yêu cầu của GV
HS đọc ghi nhớ .
1, 2 học sinh đọc và phải thuộc lòng .
Tìm hiểu chung :
Truyện bắt nguồn từ thần thoại cổ được lịch sử hĩa . 
2. Sơn Tinh, Thủy Tinh thuộc nhĩm các tác phẩm truyền thuyết thời đại Hùng Vương .
3. Bố cục : 3 đoạn :
a) Từ đầuà mỗi thứ một đôi : Vua Hùng thứ 18 kén rễ .
b) “Hôm sau .đành rút quân” : Sơn Tinh , Thuỷ Tinh cầu hôn và cuộc giao tranh của hai vị thần .
c) Còn lại : Sự trả thù hàng năm về sau của Thuỷ Tinh và chiến thắng của Sơn Tinh .
II. Phân tích :
 1. Nhân vật Sơn Tinh, Thuỷ Tinh:
- Sơn Tinh: vẫy tay: mọc cồn bãi, núi đồi, làm phép bốc từng quả đồi ngăn lũ lụt.
- Thuỷ Tinh: hô mưa, gọi gió, làm thành giông bão, lũ lụt.
-> Cả hai đều có tài cao phép lạ => ST lấy được Mị Nương à TT đánh ST .
2. Ý nghĩa tượng trưng của hai nhân vật chính :
- Sơn Tinh: sức mạnh chế ngự thiên tai lũ lụt của nhân dân.
- Thuỷ Tinh: sự tàn phá của thiên tai, lũ lụt.
- Phản ánh hiện thực :
+ Cuộc sống lao động vật lộn với thiên tai, lũ lụt hằng năm của dân ta.
+ Khát vọng của người Việt trong việc khắc phục thiên tai, lũ lụt .
3. Nghệ thuật : 
-Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh .
-Tạo ra sự việc hấp dẫn: Hai vị thần cùng cầu hơn Mị Nương .
-Dẫn dắt, kể chuyện lơi cuốn, sinh động .
4. Tổng kết : (Ý nghĩa)
- Giải thích hiện tượng lũ lụt.
- Thể hiện ước mong của người xưa: muốn chế ngự thiên tai lũ lụt.
- Ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
HOẠT ĐỘNG 4 : Luyện tập .
Luyện tập:
Bài 1 trang 34 ( Học sinh về nhà tập kể truyện , để tiết văn học tới kiểm tra đầu giờ ) .
Bài 2 trang 34 (thảo luận) : gợi ý: mối quan hệ truyện STTT -> chủ trương của nhà nước -> kêu gọi bảo vệ môi trường .
-Học sinh kể lại trước lớp và nêu ý nghĩa của truyền thuyết (Tiết học tới ) .
-Nạn : Phá – cháy rừng à mối quan hệ : ý nghĩa truyện với hiện tượng thiên tai – lũ lụt hiện nay của nước ta à Chủ trương của nhà nước : xây dựng-củng cố đê điều, cấm nạn phá rừng và phải trồng thêm rừng .
Bài tập 1. Kể sáng tạo truyện.
Bài tập 2: (lồng vào bài học)
HOẠT ĐỘNG 5 : Củng cố - dặn dị .
x Củng cố :
Truyện ST, TT giải thích hiện tượng gì của thiên nhiên ?
Truyện ST, TT thể hiện ước mơ gì của dân ta ? 
Đồng thời ca ngợi cơng lao của ai ? 
Em hãy nêu nghĩa tượng trưng của hai nhân vật ST, TT ? 
x Dặn dị :
* Bài 3* trang 34 : HS Khá, Giỏi à GV yêu cầu HS thực hiện khi cần thiết .
Đọc thêm(Trang 34 SGK : Phần đọc thêm ) .
* Chuẩn bị bài mới: Tiếng Việt “Nghĩa của từ” , cần chuẩn bị :
+ Tìm hiểu ví dụ của mục I. Nghĩa của từ là gì ? và Nắm khái niệm .
+ Mục II. Trả lời mục 1,2 SGK và giải thích nghĩa của từ cĩ mấy cách giải thích ? 
+ Mục III . Soạn cả 5 bài tập (bài tập 5* dành cho HS khá-giỏi) 
*Trả bài : Từ mượn .
v Hướng dẫn tự học :
- Đọc kỹ truyện và nắm các sự việc chính, nhận vật để kể lại truyện .
- Liệt kê các chi tiết tưởng tượng trong truyền thuyết ST, TT .
- Hiểu ý nghĩa tượng trưng của hai nhân vật ST, TT (thiên tai, lũ lụt ĩ Chống lại thiên tai, lũ lụt) 
-1,2 em học sinh khá – giỏi thực hiện 
-HS đọc để hiểu thêm
Bài tập 3*: Truyện thời đại vua Hùng: Con Rồng cháu Tiên, Thánh Gióng, Bánh chưng, bánh giầy, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
Tuần : 03 
Tiết : 10 
 NS: ../../20..
ND:../../20.
 Tiếng việt 
 Tiết 10
I/. Mục tiêu:
Thế nào là nghĩa của từ.
Cách tìm hiểu nghĩa của từ.
Mối quan hệ giữa ngữ âm, chữ viết và nghĩa của từ. 
 HS cần hiểu được thế nào là nghĩa của từ và một số cách giải thích nghĩa của từ.
II/. Kiến thức chuẩn:
Kiến thức :
Khái niện nghĩa của từ .
Cách giải thích nghĩa của từ .
Kĩ năng :
 - Giải thích nghĩa của từ .
 - Dùng từ đúng nghĩa trong nĩi và viết .
 - Tra từ điển để hiểu nghĩa của từ .
KIỂM TRA :
1)Ổn định lớp :
2)Kiểm tra bài cũ :
- Em hiểu thế nào là từ mượn ?
- Nêu nguyên tắc mượn từ ?
- Bài tập tiết trước (GV kiểm tra) .
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung 
Hoạt động 1 : Khởi động 
KIỂM TRA :
1)Ổn định lớp :
2)Kiểm tra bài cũ :
- Em hiểu thế nào là từ mượn ?
- Nêu nguyên tắc mượn từ ?
- Bài tập tiết trước (GV kiểm tra) .
- GV giới thiệu về tính đa nghĩa của từ và tầm quan trọng của việc dùng từ đúng nghĩa -> dẫn vào bài -> ghi tựa.
HS báo cáo 
HS lên để được KT 
- Trả lời cá nhân.
- Nghe, ghi tựa.
Nghĩa của từ 
Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức 
- Treo bảng phụ -> gọi HS đọc phần giải thích nghĩa của từ.
Hỏi : Mỗi chú thích trên gồm mấy bộ phận? Bộ phận nào trong chú thích nêu lên nghĩa của từ?
(Cho HS xem sơ đồ, bảng phụ).
Hỏi : Nghĩa của từ ứng với phần nào trong mô hình nào dưới đây ?
 ... ợt trả lời cá nhân. Riêng câu 1c cho HS thảo luận.
- GV nhận xét, bổ sung.
- Gọi HS đọc, nắm yêu cầu bài tập.
- GV nhận xét.
- Cho HS tham khảo phần đọc thêm SGK.
- GV cho HS thấy rõ sự giống, khác nhau giữa hai truyện:
 + Giống : Bố cục 3 phần.
 + Khác: Truyện Tuệ Tĩnh:
- Mở bài : nói rõ chủ đề.
- Yếu tố bất ngờ ở đầu truyện.
 Truyện Phần thưởng:
-Mở bài: Giới thiệu tình huống.
- Yếu tố bất ngờ ở cuối truyện. 
- Gọi HS đọc, nắm yêu cầu bài tập 2.
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
- Cho HS tham khảo phần đọc thêm sgk.
- Đọc + nắm yêu cầu bài tập.
- Suy nghĩ trả lời.
- Thảo luận tìm điểm giống và khác nhau của 2 truyện.
- Đọc lại mở bài và kết bài của 2 truyện -> Nhận xét.
- Nghe 
- Cá nhân đọc SGK.
III.Luyện tập:
Bt 1 a/ Chủ đề biểu dương lòng trung nghĩa, ngay thẳng và trí thông minh của người nông dân, chế giễu thói cậy quyền thế để thoả mãn lòng tham của viên quan . Chủ đề tập trung ở việc người nông dân xin thưởng 50 roi và đề nghị chia phần thưởng.
 b/ Ba phần : MB là câu 1, KB là câu cuối, phần còn lại là TB .
 c/ So sánh :
Tuệ Tĩnh
Phần thưởng
MB : nêu rõ chủ đề 
MB : nêu tình huống
KB : cả hai đều hay
Sự việc : cả hai đầy kịch tính bất ngờ .
 d/ Câu chuyện thú vị ở chỗ : lời cầu xin phần thưởng lạ lùng -> kết thúc bất ngờ -> sự thông minh hóm hỉnh của người nông dân .
Bt 2 :
Sơn Tinh Thuỷ Tinh
Sự tích Hồ Gươm
MB : nêu tình huống
MB : nêu tình huống dẫn giải dài hơn.
KB : nêu sự việc tiếp diễn 
KB : nêu sự việc kết thúc.
Hoạt động 4 : Củng cố - Dặn dị .
x Củng cố :
Chủ đề của văn bả là gì ? 
Dàn bài của bài văn tự sự gồm cĩ mấy phần ? hãy kể ra .
x Dặn dị :
- Làm ở nhà : Tập viết phần mở bài cho bài văn tự sự theo hai cách ; 
+ Giới thiệu chủ đề câu chuyện .
+ Kể tình huống nảy sinh câu chuyện .
- Soạn bài “Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự” , cần lưu ý :
* Đề văn tự sự .
+ Mục I. đọc các đề và trả lời câu hỏi .
* Cách làm bài văn tự sự .
- Xem các đề và trả lời câu hỏi a,b,c,d,đ .
Sau đĩ tìm hiểu ghi nhớ .
+ Mục II. Luyện tập : Chuẩn bị ở nhà à tới tiết học sẽ trình bày trước lớp .
v Hướng dẫn tự học :
- Về nhà nắm lại được bài văn tự sự cần cĩ chủ đề thống nhất với bố cục rõ rang .
- Xác định chủ đề và dàn ý của truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” .
HS trả lời .
HS thực hiện theo yêu cầu của GV
Lắng nghe và thực hiện ở nhà .
Tuần : 04 
Tiết : 15 - 16
 NS: ../../20..
ND:../../20.
 Tập làm văn :
 Tiết 15,16
I/. Mục tiêu:
 Giúp HS tìm hiểu đề văn tự sự, cách làm bài văn tự sự + nắm ghi nhớ SGK.
II/. Kiến thức chuẩn:
Kiến thức :
Cấu trúc, yêu cầu của đề văn tự sự (qua những từ ngữ được diễn đạt trong đề).
Tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý khi làm bài văn tự sự .
Những căn cứ để lập ý và lập dàn ý .
Kĩ năng :
 - Tìm hiểu đề : đọc kỹ đề, nhận ra những yêu cầu của đề và cách làm một bài văn tự sự .
 - Bước đầu biết dùng lời văn của mình để viết bài văn tự sự. 
III/. Hướng dẫn - thực hiện:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung lưu bảng
Hoạt động 1 : Khởi động .
Ổn định lớp .
Kiểm tra bài cũ :
Hỏi : Em hiểu như thế nào là chủ đề của bài văn ? Dàn bài của của bài văn tự sự gồm có mấy phần hãy nêu rõ nội dung của mỗi phần ?
- Kiểm tra bài tập về nhà.
Giới thiệu bài mới : 
GV dẫn dắt HS vào bài mới .
- Trả lời cá nhân.
- Nghe, ghi tựa.
 - Giới thiệu bài mới.
Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức .
- Gọi HS đọc 6 đề SGK.
- GV ghi đề lên bảng phụ để HS quan sát.
 Hỏi : Lời văn đề 1, 2 nêu ra những yêu cầu gì ? Gọi cá nhân trả lời.
Hỏi : Các đề 3, 4, 5, 6 không có từ kể có phải là đề tự sự không?
- GV yêu cầu HS gạch dưới từ trọng tâm của mỗi đề.
Hỏi : Các đề yêu cầu làm nổi bật điều gì?
- GV nhận xét.
Hỏi : Trong các đề trên, đề nào nghiêng về kể chuyện người, kể việc, tường thuật?
- GV khái quát lại vấn đề: chúng ta đã thực hiện các thao tác tìm hiểu đề.
Hỏi : Vậy khi tìm hiểu đề bài văn tự sự ta phải làm gì ?
- Xoá các đề, để đề 1.
Đầu tiên ta phải tìm hiểu đề (ghi bảng).
Hỏi : Đề nêu ra yêu cầu nào?
 - Nhận xét, ghi bảng.
Chuyển ý.
- Gợi ý học sinh: em chọn truyện nào? Nhân vật là ai? Sự việc gì? Chủ đề như thế nào?
- Yêu cầu HS tìm ý cho truyện.
VD: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh .
(Liệt kê các sự việc) .
- GV khái quát lại vấn đề -> đây là bước lập ý cho truyện.
Hỏi : Vậy lập ý là gì? -> rút ra ý 2 ghi nhớ SGK.
CHUYỂN Ý SANG TIẾT 2.
CÂU HỎI KIỂM TRA CHUYỂN TIẾT:
1)Em hãy nêu cách làm bài văn tự sự ?
Hỏi : Em dự định mở bài như thế nào -> cho HS tập diễn đạt mở bài.
Hỏi : Em kể chuyện như thế nào? Hãy sắp xếp các sự việc đã tìm theo trình tự hợp lí của câu chuyện.
(Cho HS làm giấy nháp -> gọi 1 em trình bày -> nhận xét, bổ sung).
Hỏi : Kết cấu câu chuyện ra sao? -> cho HS diễn đạt kết bài.
- GV khái quát lại vấn đề: dàn ý là sắp xếp sự việc theo trình tự hợp lí làm nổi bật nội dung câu chuyện,.
Hỏi : Em hiểu như thế nào là lập dàn ý? -> rút ra ý 3 ghi nhớ.
- Gọi HS đọc lại ghi nhớ ý 3.
- Hướng dẫn HS tập viết lời kể.
Hỏi : Em hiểu như thế nào là viết bằng lời văn của em?
- Yêu cầu HS: dựa vào bố cục trên hãy kể lại nội dung câu chuyện bằng lời văn của em -> Nhận xét, sửa chữa.
Hỏi : Từ những nội dung trên, em hiểu thế nào về cách làm bài tự sự?
-Yêu cầu HS đọc ghi nhớ cịn lại 
- Đọc SGK.
- Quan sát.
- HS trả lời cá nhân: Đề 1: 3 yêu cầu: Kể chuyện, chuyện em thích, bằng lời văn của em.
Đề 2: 2 yêu cầu.
- HS trả lời cá nhân: là đề tự sự và có yêu cầu việc, có chuyện.
- Gạch dưới từ trọng tâm.
- Cá nhân trình bày ý kiến.
- Suy nghĩ, trả lời:
 Kể việc: 1, 3.
 Kể người: 2, 6.
 Tường thuật: 4, 5.
- HS trả lời cá nhân ý 1 sgk.
- Nhìn, ghi vào tập.
- HS trả lời cá nhân. .
- Cá nhân nhớ lại truyện và liệt kê các sự việc.
- HS trả lời cá nhân ý 2 sgk phần ghi nhớ.
- Nhóm thảo luận 
-> đại diên trình bày các sự việc truyện -> lớp nhận xét.
- HS trả lời cá nhân. .
- Cá nhân trả lời.
 Nêu diễn biến các sự việc, lưu ý sự việc quan trọng.
- Cả lớp ghi nháp -> 1 HS trình bày-> lớp nhận xét.
- Cá nhân phát biểu kết bài.
Nghe + hiểu.
- HS trả lời ghi nhớ.
- Đọc ghi nhớ SGK.
- HS trả lời cá nhân: kể bằng ngôn ngữ sáng tạo.
- Cá nhân kể -> lớp nhận xét.
- Đọc ghi nhớ SGK.
I. Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự:
 1. Đề văn tự sự:
- Đề (1) : 3 yêu cầu: Kể chuyện, chuyện em thích, bằng lời văn của em.
- Đề (3,4,5,6) : Không có từ “kể” ngưng đều là đề tự sự và có yêu cầu việc, có chuyện.
- Kể việc: Đề (1),(3).
 Kể người: Đề (2), (6).
 Tường thuật: Đề (4), (5).
* Ghi nhớ :
— Khi tìm hiểu đề văn tự sự thì phải tìm hiểu kỹ lời văn của đề để nắm vững yêu cầu của đề bài .
2. Cách làm bài văn tự sự:
VD: Kể 1 câu chuyện em thích bằng lời văn của em.
a. Tìm hiểu đề:
 Yêu cầu:
- Nội dung: Kể chuyện em thích.
- Hình thức bằng lời văn của em.
b. Lập ý (Tìm ý):
- Vua Hùng Kén rễ.
- Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn.
- Vua Hùng ra sính lễ.
- Sơn Tinh đến trước được vợ.
-Thuỷ Tinh đến sau không lấy được vợ.
- Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đánh nhau.
- Thuỷ Tinh thua Sơn Tinh.
- Sự trả thù hàng năm của Thuỷ Tinh.
* Ghi nhớ :
— Lập ý là xác định nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề, cụ thể là xác định : nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của câu chuyện .
TIẾT 2
c. Dàn ý:
VD: truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh .
+ Mở bài: Giới thiệu câu chuyện em thích: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh .
+ Thân bài: Diễn biến sự việc:
 -Vua Hùng kén rễ.
 -Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn.
 -Vua Hùng ban sính lễ.
 -Sơn Tinh đến trước được vợ.
-Thuỷ Tinh đến sau không lấy được vợ.
 -Thuỷ Tinh đánh Sơn Tinh.
 -Thuỷ Tinh thua trận.
+ Kết bài: mối thù hằng năm của Thuỷ Tinh.
d. Viết thành văn: 
* Ghi nhớ :
— Lập dàn ý là sắp xấp việc gì kể trước, việc gì kể sau để người đọc theo dõi được câu chuyện và hiểu được ý định của người viết .
— cuối cùng phải viết thành văn theo bố cục ba phần : Mở bài, Thân bài, Kết bài .
Hoạt động 3 : Luyện tập .
- Yêu cầu HS lập dàn ý truyện Thánh Gióng.
- Cho HS thảo luận.
-> gọi đại diện nhóm trình bày dàn ý.
- GV nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu HS thử diễn đạt thành bài văn hoàn chỉnh.
-> nhận xét cách diễn đạt của HS.
- Thảo luận nhóm-> lập dàn ý.
- Đại diện nhóm trình bày-> lớp nhận xét.
- Cá nhân diễn đạt.
.
II. Luyện tập: 
Dàn ý Thánh Gióng .
+ Mở bài: Giới thiệu câu chuyện em thích: Thánh Gióng.
+ Thân bài: Diễn biến sự việc:
 - Sự ra đời của Thánh Gióng.
 - Gióng đòi đi đánh giặc.
 - Lớn như thổi -> thành tráng sĩ.
 - Đánh tan giặc, bay về trời
 - Dấu tích còn lại của Gióng.
+ Kết bài: Cảm nghĩ về người anh hùng chống ngoại xâm.
Hoạt động 4 : Củng cố - Dặn dị .
x Củng cố :
Khi tìm hiểu đề văn tự sự ta phải làm gì ?
Lập dàn ý là xác định gì ? 
Lập dàn ý là sắp xếp như thế nào ? 
Cuối cùng ta viết văn tự sự phải theo bố cục mấy phần ? 
x Dặn dị :
Học bài : Thuộc ghi nhớ từng phần và xem lại ví dụ theo từng phần ghi nhớ .
Soạn bài mới : Ơn lại tất cả về tập làm văn để chuẩn bị viết bài viết tập làm văn số 1 các văn bản về thể loại truyền thuyết đã học (kể lại bằng lời văn của em) – Chú ý : chuyển vào buổi cĩ 2 tiết liền kề .
v Hướng dẫn tự học :
Tìm hiểu đề , tìm ý và lập dàn ý với đề sau : “Em hãy kể lại truyện truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh bằn lời văn của em”
- Nhắc lại ghi nhớ.
- Nghe.
- Thực hiện theo yêu cầu GV.
Duyệt của BLĐ Trường
Tập Ngãi, ngày ..tháng..năm
Duyệt của Tổ trưởng _____________________________ ____________________________ ____________________________ _____________________________
Trần Văn Thắng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 6 tuan 34 theo chuan.doc