Giáo án Tự chọn Ngữ Văn 6 - Tiết 1 đến 41 - Trường THCS Quý Hoà

Giáo án Tự chọn Ngữ Văn 6 - Tiết 1 đến 41 - Trường THCS Quý Hoà

Tiết 1, 2

Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản

A. Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh :

- Nắm được cách chuẩn bị bài ở nhà>

- Rèn kĩ năng cảm thụ văn học và kĩ năng chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

B. Chuẩn bị:

- Gv: SGK, giáo án.

- Hs: SGK, Vở ghi.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.

1. ổn định lớp.

2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

3. Bài mới.

I. Hướng dẫn soạn trên lí thuyết.

1/ Ghi đầu bài mới vào vở soạn.

2/ Lần lượt làm theo y/c của các mục trong SGK.

- Đối với phần văn cần đọc T/p trước từ 1 -> 2 lần để nắm rõ nội dung văn bản.

+ Đọc chú thích.

+ Trả lời các câu hỏi ở phần đọc hiểu văn bản.

- Đối với phần Tiếng Việt và phần TLV Cần đọc kĩ nội dung bài. Chú ý các câu hỏi ngay trong bài và trả lời các câu hỏi đó vào vở soạn.

 

doc 61 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 832Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự chọn Ngữ Văn 6 - Tiết 1 đến 41 - Trường THCS Quý Hoà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/8/2009
Ngày giảng:21/08/2009
Tiết 1, 2
Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh :
- Nắm được cách chuẩn bị bài ở nhà>
- Rèn kĩ năng cảm thụ văn học và kĩ năng chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
B. Chuẩn bị:
- Gv: SGK, giáo án.
- Hs: SGK, Vở ghi.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
* Hoạt động 1
- Gv: Giải thich cho hs nắm được sự cần thiết của việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
- Gv: Hướng dẫn bằng miệng để hs nắm được một cách khái quát về lí thuyết cách soạn bài trước khi đến lớp ở cả 3 phân môn: Văn, Tiếng Việt, TLV.
- Gv: Lưu ý hs trả lời câu hỏi nào cần ghi rõ câu hỏi đó trong vở soạn.Để trả lời được các câu hỏi đó cần tìm ý, tìm các chi tiết trong văn bản.
* Hoạt động 2
- Gv: Lấy một văn bản cụ thể để soạn mẫu trên bảng. Hướng dẫn cụ thể cho học sinh nắm rõ cách soạn để học sinh có thể vận dụng vào những tiết học sau.
- Gv: Hướng dẫn hs thực hiện lần lượt theo các bước.
+ Cho hs đọc văn bản tại lớp
+ Tìm hiểu chú thích
+ Trả lời lần lượt các câu hỏi trong phần đọc - hiểu văn bản.
- Gv lưu ý học sinh khi soạn bài không cần ghi lại câu hỏi vào vở mà chỉ cần ghi câu trả lời
- Hs: Đọc trước phần ghi nhớ.
- Chú ý suy nghĩ trước y/c của phần luyện tập.
* Hoạt động 3
- Gv: Cho hs 1-> 3 bài cụ thể đẻ học sinh thực hành luyện tập ngay trên lớp.
+ Văn bản: Thánh Gióng.
+ TV: Từ mượn.
+ TLV: Tìm hiểu chung về văn tự sự.
- Hs: Tự suy nghĩ tập soạn bài nghay trên lớp.
- Gv: hướng dẫn, kiểm tra sửa lỗi cho hs để các em biết cách soạn bài hoàn thiện.
I. Hướng dẫn soạn trên lí thuyết.
1/ Ghi đầu bài mới vào vở soạn.
2/ Lần lượt làm theo y/c của các mục trong SGK.
- Đối với phần văn cần đọc T/p trước từ 1 -> 2 lần để nắm rõ nội dung văn bản.
+ Đọc chú thích.
+ Trả lời các câu hỏi ở phần đọc hiểu văn bản.
- Đối với phần Tiếng Việt và phần TLV Cần đọc kĩ nội dung bài. Chú ý các câu hỏi ngay trong bài và trả lời các câu hỏi đó vào vở soạn. 
3/ Đọc phần ghi nhớ:
4/ Đọc và nghiên cứu trước các bài tập ở phần luyện tâp.
II. Hướng dẫn hs soạn một bài cụ thể.
* Văn bản: "Con Rồng cháu Tiên".
a. Ghi tên văn bản.
b. Tìm hiểu chú thích.
c. Trả lời các câu hỏi phần đọc - Hiểu văn bản.
* Câu 1:
- Âu Cơ, Lạc Long Quân là thần.
+ Lạc LOng Quân sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ.
+ Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần.
-> Người dưới nước, người trên cạn.
* Câu 2:
- Âu Cơ sinh ra bọc 100 trứng, nở thành 100 con.
- Chia 50 con theo cha xuống biển, 50 con theo mẹ lên núi.
-> Để cai quản các phương. -> Người Việt là con cháu vua Hùng.
 * Câu 3:
- Là những chi tiết không có thật.
- Tô đậm tính chất kì lạ của nhân vật, thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc giống nòi dân tộc.
* Câu 4:
- Giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quý, thiêng liêng của cộng đồng người Việt.
- Đề cao nguồn gốc chung và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền tổ quốc.
d. Tìm hiểu dội dung phần ghi nhớ.
 e. Luyện tập.
4. Củng cố:
 - Gv hệ thống lại cho học sinh cách soạn bài.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Tập soạn bài để nắm vững cách soạn sao cho có hiệu quả cao.
Ngày soạn: 23/08/2009
Ngày giảng: 28/08/2009
 Tiết 3, 4
Bài 1
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
- Nhớ lại các băn bản đã học. Nắm được cách kể nguyên bản, kể sáng tạo bàng lời văn của mình.
- Rèn kĩ năng kể các tác phẩm đã học .
- Hình thành cho học sinh lòng yêu thích môn văn, thích kể chuyện.
B. Chuẩn bị
- Gv: Giáo án, SGK.
- Hs: SGK, vở ghi.
C. Tiến trình tổ chức các hoạy động dạy học.
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
- Gv: Khi ta kể lại cho người thân nghe một vấn đề, một câu chuyện trong sách báo ta cần có kĩ năng kể sao cuấn hut người nghe (đọc).
? Có mấy cách kể chuyện ?
- Hs: Có 2 cách kể:
+ Kể nguyên bản.
+ Kể sáng tạo (bằng lời văn của mình).
? Em hiểu như thế nào là kể nguyên bản ?
- Hs: suy nghĩ trả lời.
- Gv: Kể nguyên bản là kể lại nguyên văn câu, chữ sự vật, sự việc trong câu truyện đó. Có nghĩa là không được thêm, không được bớt nhân vật, sự việc nào.
? Như thế nào là kể đủ ?
? Em hãy nêu trình tự kể một câu chuyện ?
-> Sự việc nào diễn ra trước kể trước, diễn ra sau kể sau.
- Gv: lấy ví dụ bằng cách kể mẫu một câu truyện đã học: Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
- Hs: lắng nghe, tập kể lại.
- Hs: kể trên lớp.
- Hs: khác nhận xét, bổ sung.
- Gv: Nhận xét, kết luận. (Chú ý nhận xét về nội dung, hình thức, giọng kể, cách kể).
? Em hiểu như thế nào là kể sáng tạo ?
-> Kể sáng tạo là kể bằng lời văn của em.
? Em hiểu như thế nào là kể bằng lời văn của em ?
- Hs: Suy nghĩ trả lời.
- Gv: Khi kể cần bảo đảm đủ sự việc, nhân vật theo hệ thống truyện từ đầu đến cuối nhưng dùng lời văn của mình để kể, không phải tuân thủ từng câu, từng chữ trong truyện.
- Gv: Kể mẫu truyện "Sơn Tinh, Thuỷ Tinh"
- Hs tập kể.
- Hs: khác nhận xét.
- Gv: Nhận xét, bổ sung.
I. Kể nguyên bản.
* Trình tự kể:
- Có sự việc mở đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào, sự việc kết thúc.
* Luyện kể trên lớp.
1. Vua Hùng kén rể.
2. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn.
3. Vua Hùng ra điều kiện chọn rể.
4. Sơn Tinh đến trước, được vợ
5. Thuỷ Tinh đến sau không lấy được vợ, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh.
6. Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thuỷ Tinh sức cùng lực kiệt đành rút quân về.
7. Hàng năm Thuỷ tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thua.
II. Kể sáng tạo.
4. Củng cố: 
- Hệ thống lai kiến thức bài học: Có hai cách kể chuyện: Kể nguyên bản và kể sáng tạo.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Luyện kể những câu truyện đã học ở phần văn học dân g
Ngày soạn: 07/09/2009
Ngày giảng:11/09/2009
Tiết 5, 6
Bài 2
A. Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh:
- Nhớ và khắc sâu kiến thức về từ mượn, cấu tạo từ và nghĩa của từ tiếng Việt.
- Rèn kĩ năng giải nghĩa từ và biết sử dụng trong văn cảnh.
- Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
B. Chuẩn bị.
- Gv: giáo án, SGK, Tài liệu tham khảo.
- Hs: SGK, vở ghi.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
? Trong TV , đơn vị nào không phải là đơn vị dùng để đặt câu ?
? Đơn vị nào dùng để tạo câu lớn hơn từ ?
GV đưa VD : 
Năm học này, tôi đã trở thành cậu học sinh lớp Sáu.
? Xác định các tiếng và các từ có mặt trong đoạn trích trên ? 
- Gồm 12 tiếng 
 9 từ.
? Tại sao các tiếng và các từ lại không bằng nhau trong vd trên ?
? Vậy đơn vị cấu tạo của từ là gì ?
? Từ do 1 tiếng tạo thành được gọi là gì ?
? Từ do 2 hoặc nhiều tiếng tạo thành gọi là gì ?
Bài tập : Xác định các từ có mặt trong đoạn thơ sau :
 “ Trời sinh ra trước nhất
 Chỉ toàn là trẻ con
 Trên trái đất trụi trần
 Không dáng cây, ngọn cỏ.
 Mặt trời cũng chưa có 
 Chỉ toàn là bóng đêm
 Không khí chỉ màu đen
 Chưa có màu sắc khác
 Mắt trẻ con sáng lắm
 Nhưng chưa thấy gì đâu
 Mặt trời mới nhô cao
 Cho trẻ con nhìn rõ.
 Màu xanh bắt đầu cỏ
 Màu xanh bắt đầu cây
 Cây cao bằng gang tay
 Lá cỏ bằng sợi tóc
 Cái hoa bằng cái cúc
 Màu đỏ làm ra hoa
 him bấy giờ sinh ra 
 Cho trẻ nghe tiếng hót”
? Có bao nhiêu từ phức ?
? Những từ phức nào có quan hệ với nhau về nghĩa ?
? Từ phức do các tiếng có quan hệ về mặt nghĩa tạo thành được gọi là gì ?
? Những từ phức nào có quan hệ với nhau về âm ?
? Từ phức do các tiếng có quan hệ với nhau về mặt âm tạo thành được gọi là gì ?
? Để phân biệt từ láy hay từ ghép, ta phải làm gì ?
- HS làm việc độc lập, suy nghĩ trả lời.
. - Xác định quan hệ giữa các tiếng trong từ phức đó.
- Gv đưa ra sơ đồ cấu tạo từ TV.
- HS tìm những từ ghép 2 tiếng, trong đó có 1 trong 2 tiếng đã cho được giữ lại.
VD : dòng giống..
- Do 1 tiếng chính có nghĩa và 1 tiếng phụ được ghép với tiếng chính; nghĩa của từ là nghĩa của tiếng chính được phân loại theo nghĩa tiếng phụ ( nghĩa phân loại )I.
Bài tập 1 : Tìm các từ ghép đồng nghĩa với: giống nòi , chăn nuôi.
Bài tập 2 : Tìm các từ ghép theo kiểu cấu tạo : thơm lừng ( thơm + x ), trắng tinh (trắng + x ).
? Nhận xét cấu tạo của các từ trên ?
Bài tập 3 : Trong các từ dưới đây, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy ?
Bao bọc, căn cước, hỏi han, mưa móc, mai một, mải miết,sắm sửa, của cải,tính tình, thút thít
? Hãy tìm những từ ghép Hán Việt có yếu tố sĩ đứng sau ?
- Gv: hướng dẫn để hs làm.
- Hs: thảo luận theo bàn (5 phút)
- Gv: Gọi đại diện lên trình bày.
- Hs: khác nhận xét, bổ sung.
- Gv: Nhận xét, kết luận.
- Gv: Lưu ý hs cách s/d những từ ghép Hán Việt sao cho phù hợp.
? Xác định từ Hán Việt trong hai câu thơ sau ?
- Hs: lên bảng xác định.
- Hs: khác nhận xét, bổ sung.
- Gv: Nhận xét, kết luận.
? Hãy xác định từ Hán Việt nào đã được Việt hoá hoàn toàn, từ nào chưa được Việt hoá hoàn toàn ? Phân biệt nguồn gốc của các từ mượn đó ?
- Gv: Chia lớp thành 2 nhóm
- Hs: Thảo luận
- Đại diện mỗi nhóm lên bảng làm bài.
- Hs: khác nhận xét, bổ sung.
- Gv: Nhận xét, kết luận.
- Gv: treo bảng phụ có nội dung bài tập.
? Hãy giải thích nghĩa của các từ : Cây, đi, già theo cách đưa ra khái niệm ?
- Hs: Thảo luận theo bàn.
- Đại diện lên bảng trình bày. 
- Gv: Nhận xét, kết luận.
? Hãy tìm từ trái nghĩa với các từ sau ?
- Hs: làm bài độc lập.
- Gv: Nhận xét: Dùng từ trái nghĩa cũng là một trong những cách giải nghĩa từ.
? Hãy tìm 5 từ chỉ có một tiếng Và 5 từ có từ 2 tiếng trở lên ?
- Hs: Làm bài độc lập.
- Gv: Nhận xét bổ sung.
- Gv: Đọc cho học sinh viết một đoạn văn trong văn bản "Thánh Gióng"
I. Ôn tập về từ 
1. Lí thuyết
- Tiếng, chỉ là đơn vị dùng để cấu tạo nên từ.
- Đó là những cụm từ ( kết hợp từ ), làm thành phần câu 
- Có các từ gồm 1 tiếng, có các từ gồm 2 tiếng trở lên.
- Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ.
- Từ đơn là từ do 1 tiếng tạo thành.
- Từ phức là từ do 2 hoặc nhiều tiếng tạo thành.
- Trụi trần, trái đất, trẻ con, mặt trời, bóng đêm, màu sắc, màu xanh, màu đỏ, gang tay, sợi tóc, cái hoa, cái cúc.
->Từ ghép ( ghép nghĩa )
- Không khí.
-> Từ láy ( láy âm )
 * Sơ đồ cấu tạo từ tiếng Việt :
 Từ tiếng Việt
Từ đơn Từ phức
( từ 1 tiếng) (từ nhiều tiếng)
 Từ Từ
 ghép láy
 (ghép (láy
 nghĩa) âm)
2. Bài tập
II.Từ mượn.
Bài 1
 Hiệp sĩ, thi sĩ, chiến sĩ, dũng sĩ, dược sĩ, bác sĩ, chí sĩ, nghệ sĩ...
Bài 2
"Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,
Nền cũ lâu đài bóng tich dương"
 (Bà Huyện Thanh Quan)
Bài 3
- Gác- đờ- bu, Ra - đi - ô, in - tơ- nét, phụ mẫu, phụ tử, huynh đệ.
 ... ở mục chú thích 
- Kể tóm tắt đoạn trích . 
 ? Truyện kể bằng lời kể của nhân vật nào ? 
 ? Văn bản có thể chia làm mấy đoạn ? Nội dung chính của từng đoạn ?
 + Đoạn 1 : Từ đầu đến “ thiên hạ”
 + Đoạn 2 : Còn lại 
- Khi xuất hiện ở đầu câu chuyện, Dế Mèn là một “chàng dế thanh niên cường tráng” ? Chàng dế ấy đã hiện lên qua những nét cụ thể nào về hình dáng ? Về hành động? 
? Qua đó,em nhận xét gì về cách dùng từ miêu tả và trình tự miêu tả của tác giả ?
? Đoạn văn đã làm hiện lên một chàng dế như thế nào ? 
? Tính cách của Dế mèn được miêu tả qua các chi tiết nào về hàng động, về ý nghĩa ? 
 ? Từ đó, em có nhận xét gì về tính cách của Dế Mèn ? 
- Học sinh tóm tắt lại các sự việc ở đoạn 2 
+ Dế mèn coi thường dế choắt . 
+ Dế Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế choắt. 
+ Dế Mèn ân hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên . 
 ? Mang tính kiêu căng vào đời, Dế Mèn đã gây ra những chuyện gì để phải ân hận suốt đời ? 
 ? Kẻ phải chịu hậu quả trực tiếp của trò đùa này là ai ? Còn Dế Mèn có chịu hậu quả không ? 
? Thái độ của Dế Mèn thay đổi như thế nào khi Dế Choắt chết ? Thái độ ấy cho ta hiểu thêm điều gì về Dế Mèn ? 
? Theo em sự ăn năn của Dế Mèn có cần thiết không ? Có thể tha thứ được không ? 
? Cuối truyện là hình ảnh Dế Mèn đứng lặng giờ lâu trước nấm mồ bạn . Em thử hình dung tâm trạng của Dế Mèn lúc này ? 
-> Dế Mèn đã biết ăn năn hối lỗi, xót thương Dế choắt và nghĩ đến việc thay đổi cách sống của mình . 
? Bài học rút ra của Dế Mèn là gì ?
- Học sinh đọc lời khuyên của Dế choắt đối với Dế Mèn. 
 -> Như vậy, qua câu chuyện trêu Cốc để rồi Dế Choắt phải chết oan. Dế Mèn đã rút ra được bài học : kẻ kiêu căng có thể làm hại người khác khiến phải hận suốt đời . Nên biết sống đoàn kết, có tình thân ái . 
+ Dế Mèn: kiêu căng nhưng biết hối lỗi . 
+ Dế Choắt: yếu đuối nhưng biết tha thứ +Cốc : tự ái, nóng nảy .
- Gv: Hướng dẫn hs đọc.
- Giáo viên đọc đoạn 1 : 
- Hai học sinh đọc tiếp hai đoạn còn lại . 
- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa các từ khó ở mục chú thích . 
? Bài văn miêu tả cảnh gì ?
-> Miêu tả cảnh quan sông nước vùng Cà Mau ở cực Nam của Tổ Quốc.
? Theo trình tự như thế nào ? 
-> Từ ấn tượng chung với cái nhìn khái quát -> những cảnh cụ thể.
? Dựa vào trình tự miêu tả hãy tìm bố cục của bài văn ?
? Hãy nêu ý chính của từng đoạn ? 
- GV chia đoạn : 
Đoạn 1 : Từ đầu đến “ đơn điệu” : ấn tượng chung về thiên nhiên vùng Cà Mau 
Đoạn 2 : Tiếp đó đến “ ban mai”: Cảnh sông ngòi, kênh rạch ở Cà Mau
Đoạn 3 : Còn lại: Tả cảnh chợ Năm Căn
 ? Vị trí quan sát của người tả ? Vị trí qua sát ấy có thích hợp không ? Vì sao ? 
? Những dấu hiện nào của thiên nhiên Cà Mau gợi cho con người nhiều ấn tượng khi đi qua vùng đất này? 
? Hãy tìm chi tiết miêu tả ?
? ấn tượng ấy được cảm nhận qua các giác quan nào ? 
-> Miêu tả qua cảm nhận của thị giác và thính giác.
? Tác giả s/d biện pháp nghệ thuật chủ yếu nào ?
? Em có thể hình dung đó là một cảnh tượng thiên nhiên như thế nào ? 
 -> Tác giả tập trung miêu tả cảnh thiên nhiên qua sự cảm nhận của thị giác và thính giác. Đặc biệt là cảm giác màu xanh bao trùm của trời, của cây, của nước. Cảnh thiên nhiên thật là mênh mông hùng vĩ . 
? Trong đoạn văn tác giả đã làm nổi bật những nét độc đáo nào của cảnh ?
-> độc đáo trong cách đặt tên sông, tên đất. Độc đáo trong dòng chảy Năm Căn, trong rường đước Năm Căn.
? Đâu là những biểu hiện cụ thể làm nên sự độc đáo của tên sông, tên đất xứ sở này ?
? Em có nhận xét gì về cách đặt tên các con sông, con kênh ở nơi đây ? 
? Những địa danh này gợi ra đặc điểm gì về thiên nhiên và cuộc sống Cà Mau ?
? Dòng sông Năm Căn được tác giả miêu tả như thế nào ?
? Hãy tìm những chi tiết thể hiện sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông và rừng đước Năm Căn ?
- Dòng sông rộng hơn ngàn thước.
- Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.
- Cá nước bơi hàng đàn ... như người bơi ếch.
- Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
 ? Theo em, các tả cảnh ở đây có gì độc đáo, tác dụng ? 
-> Khiến cho cảnh hiện lên cụ thể, sinh động, người đọc dễ hình dung.
? Đoạn văn tả cảnh sông và đước Năm Căn đã tạo nên một thiên nhiên như thế nào trong tưởng tượng của em ?
? Quang cảnh chợ Năm Căn được tác giả miêu tả như thế nào ? Tìm những chi tiết thể hiện sự độc đáo của chợ Năm Căn ?
? Tác giả s/d nghệ thuật gì để tái hiện lại hình ảnh chợ Năm Căn ?
? Em hình dung như thế nào về chợ Năm Căn ? 
I. Văn bản: Bài học đường đời đầu tiên
a/ Hình ảnh Dế Mèn . 
- Hình dáng 
+ Cường tráng, càng mẫm bóng, vuốt nhọn hoắt, cánh dài, đầu to, răng đen, râu dài . 
- Hành động: đạp phành phạch, vũ phành phạch, nhai ngoàm ngoạm, trịnh trọng vuốt râu.
=> Tả khái quát đến cụ thể, tả hình dáng, hành động làm nổi bật lên vẻ đẹp hùng dũng, hấp dẫn . 
- Tính cách oai vệ, cà khịa, quát nạt tưởng mình sắp đứng đầu thiên hạ . 
-> Hung hăng, hống hách, kiêu căng, tự phụ, xem thường người khác
b/ Câu chuyện về bài học đường đời đầu tiên : 
 * Gây sự với chị Cốc
- Sợ gì, mày bảo tao sợ cái gì ?
- Gương mắt ra xem tao ...
-> Huênh hoang
- Chui tọt cào hang...
- Nằm im thin thít.
- Cốc đi rồi mới mon men bò lên
-> ích kỉ, hèn nhát
- Khi Dế choắt chết: rất hối hận và xót thương . 
"ở đời mà có thói ... mang vạ vào mình"
->Bài học về thói kiêu căng, bài học về tình thân ái . 
II. Văn bản: Sông nước Cà Mau.
a) ấn tượng chung về thiên nhiên vùng Cà Mau 
- Sông ngòi, kêng rạch chi chít như mạng nhện . 
- Màu sắc : màu xanh đơn điệu. 
- âm thanh : tiếng sóng biển rì rào . 
=> Tả xen kẽ lẫn kể, liệt kê gợi cảnh thiên nhiên mênh mông, hùng vĩ, đầy sức sống . 
b/ Cảnh sông ngòi, kêng rạch ở Cà Mau 
"Không phải bằng những danh từ hoa mĩ, mà cứ theo đặc điểm riêng của nó mà gọi thành tên.."
-> Cách đặt tên các con sông, con kênh: dân dã, mộc mạc . 
-> Thiên nhiên còn rất tự nhiên, hoang da. Con người sống gần thiên nhiên nên giản dị, chất phác.
* Dòng sông Năm Căn 
- Dòng sông rộng hơn ngàn thước.
- Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.
- Cá nước bơi hàng đàn ... như người bơi ếch.
- Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
-> Tả trực tiếp bằng thị giác và thính giác. dùng nhiều từ so sánh -> Rộng lớn, hùng vị, trù phú, nên thơ, đầy sức sống . 
c) Cảnh chợ Năm Căn
- Họp trên sông như một khu phố nổi .
- Tấp nập , hàng hoá phong phú . 
- Đa dạng về máu sắc, trang phục, tiếng nói của nhiều dân tộc . 
=> Kể, liệt kê, tả bao quát đến cụ thể gợi cảnh tượng đông vui, tấp nập, trù phú của chợ Năm căn . 
4. Củng cố:
 - Gv hệ thống nội dung kiến thức bài học.
5. Hướng dẫn về nhà : 
- Học bài, làm tiếp bài tập phần luyện tập.
- Chuẩn bị bài mới.
D. Rút kinh nghiệm. 
Ngày soạn: 24/01/2010
Ngày giảng: 25/01/2010
Tiết 39 + 40 + 41
Bài 20
A. Mục tiêu cần đạt
- Khắc sâu kiến thức cho hs về văn bản "bức tranh của em gái tôi" và "quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả"
- Rèn kĩ năng kể, phân tích, lập dàn ý, nói theo dàn ý trước lớp
- Có ý thức vận dụng vào thực tế.
B. Chuẩn bị
- Gv: TLTK, bảng phụ.
- Hs: Chuẩn bị nội dung bài.
C. Tiến trình lên lớp
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
* Hoạt động 1
? Hãy kể tóm tắt lại văn bản "bức tranh của em gái tôi" ?
- Gv: Gọi 2 - 3 hs kể
- Hs: kể
- Hs khác nhận xét
- Gv: Nhận xét, bổ sung
? Nhân vật trung tâm trong truyện ngắn "bức tranh của em gái tôi là ai ? Vì sao ?
? Truyện "bức tranh của em gái tôi" được kể theo ngôi kể nào ? Bằng lời kể của nhân vật nào ?
? Khi đứng trước bức tranh được nhận giả của em, người anh teai có thái độ và tâm trạng như thế nào ?
? Kiều Phương là cô bé như thế nào ?
* Hoạt động 2
? Muốn miêu tả được ta phải làm gì ?
- Hs nhắc lại nội dung ghi nhớ
- Học sinh thảo luận, chọn bài làm tốt, luyện nói ở nhóm . 
- Mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày bài 1 ( tả về nhận vật Kiều Phương hoặc người anh ) 
- các nhóm trình bày xong, GV cho HS nhận xét . 
- GV nhận xét về cách nói, về nội dung bài nói . 
- bài tập 2 : Gv cho HS xem lại bài của mình . 
- GV gọi HS lên bảng trình bày nói của mình ( 2 em ) 
- GV cho HS nhận xét 
- GV nhận xét rồi củng cố lại tiết học và nhắc nhở học sinh chuẩn bị các bài tập còn lại . 
- Gv: Hướng dẫn hs viết dàn ý
ơpHs: Dựa vào dàn ý trình bày trước lớp
I. Văn bản: Bức tranh của em gái tôi
1/ Kể tóm tắt
2/ Bài tập
Bài tập 1
a. Kiều Phương - Vì giữ vai trò chủ yếu trong việc thể hiện chủ đề và tư tưởng của tác phẩm
b. Người anh trai - Vì giữ vai trò chủ yếu trong việc thể hiện chủ đề và tư tưởng của tác phẩm
c. Cả hai anh em - vì cả hai đều được nói tới xuyên suốt tác phẩm.
Bài tập 2
a. Ngôi thứ nhất - Lời của nhân vật người anh.
b. Ngôi thứ hai - Lời của 2 nhân vật.
c. Ngôi thứ nhất - Lời của nhân vật người em. 
d. Ngôi thứ ba - lời của tác giả.
Bài tập 3
a. Ngạc nhiên, ngỡ ngàng, xấu hổ, hãnh diện.
b. Ngỡ ngàng, ngạc nhiên, hãnh diện, xấu hổ.
c. Ngạc nhiên, ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ.
Bài tập 4
a. Hồn nhiên, hiếu động, có tài hội hoạ.
b. Tình cảm trong sáng, nhân hậu.
c. Hồn nhiên, hiếu động, có tài hội hoạ. Có tình cảm trong sáng và tấm lòng nhân hậu
II. Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
1/ Lí thuyết
2/ Bài tập
Bài tập 
1. Tả về nhân vật Kiều Phương : 
- là cô bé khoảng 10 tuổi . 
- Hình dáng : Vóc người nhỏ nhắn, cân đối , khuôn mặt bầu bĩnh, mái tóc mượt , đôi mắt tròn to . 
- Cử chỉ và hành động : tò mò, tự chế màu vẽ, ham học vẽ
-Tính tình : Hồn nhiên, trong sáng, nhân hậu . 
2. Tả về người anh : 
 - Người anh khoảng 15 tuổi . 
 - Hình dáng : Đẹp trai, sáng sủa. 
 - Cử chỉ, hành động: Tò mò xem người em chế màu vẽ, xem lén tranh của em, buồn cảm thấy mình bất tài. Hay gắt gỏng với em . Khi đi xem tranh của em vẽ thì ngạc nhiên, hãnh diện, xấu hổ . 
Bài tập 2 : Giới thiệu về anh ( chị ) hoặc em của mình . 
- Giới thiệu về tuổi, hình dáng, tính tình , công việc . 
- Chú ý hình ảnh so sánh, nhận xét, tưởng tượng trong khi miêu tả . 
Bài tâp 3
Tả cảnh nhộn nhịp của sân trường em trong giờ ra chơi ?
1. Mở bài : ( 1,5đ) : 
 - Giới thiệu khái quát cảnh sân trường trong giờ ra chơi
2. Thân bài ( 7đ) : Tả cảnh ngôi ngôi trường theo trình tự . 
- Tả khái quát : cảnh ngôi trường, không khí chung .
 - Tả cụ thể : cảnh sân trường giờ ra chơi. ( Lần lượt tả các hoạt động tiêu biểu trong giờ ra chơi: Hoạt động thể dục, các trò chơi ...
 3. Kết bài ( 1,5đ) : 
 - Cảnh sân trường khi giờ ra chơi kết thúc.
 - Cảm nghĩ về giờ ra chơi.

Tài liệu đính kèm:

  • docTU CHON NV 6 2009 2010.doc