Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I - Môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2006-2007

Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I - Môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2006-2007

Khoanh tròn vào chữ cái đầu mỗi ý kiến em cho là đúng:

1/ Nói giảm nói tránh là phép tu từ có liên quan đến phương châm hội thoại nào?

 a. Phương châm về lượng b. Phương châm quan hệ

 c. Phương châm về chất d. Phương châm lịch sự

2/ Nhân vật chính của chuyện người con gái Nam Xương là ai?

 a. Trương Sinh và Phan lang b. Phan Lang và Linh Phi

 c. Vũ Nương và Trương Sinh d. Linh Phi và mẹ Trương Sinh

3/ Ý nào nói đúng nhất giá trị nghệ thuật của những chi tiết thần kỳ ở cuối tác phẩm chuyện Người con gái Nam Xương.

 a. Làm hoàn chỉnh thêm vẻ đẹp của vũ nương

 b. Tạo nên kết thúc có hậu cho tác phẩm

 c. Thể hiện tính bi kịch của tác phẩm

 d. Cả a.b.c đều đúng

4/ Nhận định nào nói đầy đủ nhất về giá trị của truyện Kiều?

 a. Truyện Kiều có giá trị hiện thực.

 b. Truyện Kiều có giá trị nhân đạo.

 c. Truyện Kiều thể hiện lòng yêu nước.

 d. Kết hợp cả A và B.

5/ Dòng nào nói không đúng về nghệ thuật Truyện Kiều

 a. Sử dụng ngôn ngữ dân tộc và thể thơ lục bát một cách điêu luyện.

 b. Trình bày diễn biến sự việc theo chương hồi.

 c. Có nghệ thuật dẫn chuyện hấp dẫn

 d. Nghệ thuật khắc hoạ tính cách và miêu tả tâm lý nhân vật sâu sắc.

 e. Nghệ thuật khắc hoạ tính cách và miêu tả tâm lý nhân vật sâu sắc.

6/ Hai tác phẩm Đồng Chí và bài thơ về Tiểu Đội Xe không Kính giống nhau ở điểm nào?

 a. Cùng viết về đề tài người lính

 b. Cùng viết theo thể thơ tự do

 c. Cùng nói lên sự hi sinh của những người lính

 d. Cả A và B đều đúng.

7/ Nhân vật trữ tình trong bài thơ Bếp Lửa là ai?

 a. Người cháu b. Người bà

 c. Người bố d. Người mẹ

8/ Khổ thơ sau sử dụng phép tu từ gì ?

 Ngửa mặt lên nhìn mặt

 Có cái gì rưng rưng

 Như là đồng là bể

 Như là sông là rừng.

 a. Nhân hoá b. So sánh

 c. Nói quá d. Liệt kê

II/ Phần tự luận

Câu 1: (3đ)

 Kể lại nội dung đoạn “ Kiều ở lầu ngưng Bích” (Trích: Truyện Kiều - Nguyễn Du) Bằng lời của mình .

Câu 2: (3đ)

 Thuyết minh về bài thơ “ ánh Trăng” của Nguyễn Duy.

 

doc 4 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 686Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I - Môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đề thi kiểm định chất lượng học kỳ 1
 năm học 2006-2007
 Môn : Ngữ văn 9 Thời gian làm bài 90 phút
 I/ Trắc nghiệm:
 Khoanh tròn vào chữ cái đầu mỗi ý kiến em cho là đúng:
1/ Nói giảm nói tránh là phép tu từ có liên quan đến phương châm hội thoại nào?
 a. Phương châm về lượng b. Phương châm quan hệ
 c. Phương châm về chất d. Phương châm lịch sự
2/ Nhân vật chính của chuyện người con gái Nam Xương là ai?
 a. Trương Sinh và Phan lang b. Phan Lang và Linh Phi
 c. Vũ Nương và Trương Sinh d. Linh Phi và mẹ Trương Sinh
3/ ý nào nói đúng nhất giá trị nghệ thuật của những chi tiết thần kỳ ở cuối tác phẩm chuyện Người con gái Nam Xương.
 a. Làm hoàn chỉnh thêm vẻ đẹp của vũ nương
 b. Tạo nên kết thúc có hậu cho tác phẩm
 c. Thể hiện tính bi kịch của tác phẩm
 d. Cả a.b.c đều đúng 
4/ Nhận định nào nói đầy đủ nhất về giá trị của truyện Kiều?
 a. Truyện Kiều có giá trị hiện thực. 
 b. Truyện Kiều có giá trị nhân đạo.
 c. Truyện Kiều thể hiện lòng yêu nước. 
 d. Kết hợp cả A và B.
5/ Dòng nào nói không đúng về nghệ thuật Truyện Kiều 
 a. Sử dụng ngôn ngữ dân tộc và thể thơ lục bát một cách điêu luyện.
 b. Trình bày diễn biến sự việc theo chương hồi.
 c. Có nghệ thuật dẫn chuyện hấp dẫn 
 d. Nghệ thuật khắc hoạ tính cách và miêu tả tâm lý nhân vật sâu sắc.
 e. Nghệ thuật khắc hoạ tính cách và miêu tả tâm lý nhân vật sâu sắc.
6/ Hai tác phẩm Đồng Chí và bài thơ về Tiểu Đội Xe không Kính giống nhau ở điểm nào?
 a. Cùng viết về đề tài người lính 
 b. Cùng viết theo thể thơ tự do
 c. Cùng nói lên sự hi sinh của những người lính 
 d. Cả A và B đều đúng.
7/ Nhân vật trữ tình trong bài thơ Bếp Lửa là ai?
 a. Người cháu b. Người bà
 c. Người bố d. Người mẹ
8/ Khổ thơ sau sử dụng phép tu từ gì ?
 Ngửa mặt lên nhìn mặt
 Có cái gì rưng rưng
 Như là đồng là bể
 Như là sông là rừng.
 a. Nhân hoá b. So sánh
 c. Nói quá d. Liệt kê
II/ Phần tự luận 
Câu 1: (3đ)
 Kể lại nội dung đoạn “ Kiều ở lầu ngưng Bích” (Trích: Truyện Kiều - Nguyễn Du) Bằng lời của mình .
Câu 2: (3đ) 
 Thuyết minh về bài thơ “ ánh Trăng” của Nguyễn Duy.
Đáp án và biểu điểm
Câu 1. Cần đảm bảo được yêu cầu sau:
a. Về kiến thức 
 - Kể lại được nội dung đoạn trích bằng lời văn xuôi, cần kể được các sự việc sau:
 + Việc Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng bích 
 + Việc Kiều nhớ người thân 
 + Cảm giác, tâm trạng của Kiều.
 - Ngôi kể:
 + Ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ 3. Tốt nhất là ngôi thứ nhất (vì đây là đoạn kể việc không nhiều mà thiên về bộc lộ tâm trạng => phù hợp với ngôi thứ nhất).
 + Cần kết hợp tự nhiên, nhuần nhuyễn giữa yếu tố tự sự với ngôn ngữ độc thoại, độc thoại nội tâm với yếu tố nghị luận.
 + Xây dựng được bài văn tự sự với mạch kể tự nhiên, hợp lý 
b. Về kỹ năng 
 - Viết thành lời văn tự sự có bố cục hoàn chỉnh
 - Dùng từ, đặt câu, chính tả đúng.
Câu 2: Cần bảo đảm các yêu cầu sau:
a. Về kiến thức 
 - Thuyết minh được những tri thức khách quan chính xác, hữu ích về đối tượng (bài thơ ánh trăng của Nguyễn Duy).
 + Tri thức về tác giả: Nhà thơ quân đội trưởng thành trong kháng chiến chống mĩ, từng trải qua thử thách, gian khổ, từng chứng kiến sự hy sinh lớn lao của đồng đội, của nhân dân, từng gắn bó với thiên nhiên núi rừng.
 + Tri thức về tác phẩm:
- Viết 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh. Ba năm sau ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước.
 + Giá trị nội dung: 
- Bài thơ nhắc nhở thấm thía về thái độ tình cảm với những năm tháng quá khứ gian lao, nghĩa tình với thiên nhiên đất nước bình dị, hiền hậu.
- ánh trăng nằm trong mạch cảm xúc “uống nước nhớ nguồn” gợi lên dạo lý sống nghĩa tình, thuỷ chung đã trở thành truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam.
+ Giá trị nghệ thuật:
 - Tự sự kết hợp với trữ tình
 - Thể thơ 5 chữ
 - Nhịp trôi chảy, tự nhiên khi ngân nga khi trầm lắng
+ Đánh giá vị trí của bài thơ
 - Khi thuyết minh cần sử dụng tốt các phương pháp thuyết minh đã học ở lớp 8 biết kết hợp thuyết minh với các yếu tố khác.
b. Về kỹ năng:
 - Viết thành bài văn thuyết minh với bố cục hoàn chỉnh
 - Dùng từ, đặt câu đúng chính tả.
Biểu điểm
Câu 1: 
 - Đạt các yêu cầu trên cho 3 điểm
 - Đạt 1/2 yêu cầu cho 1,5 điểm
 - Các thang điểm còn lại giáo viên tự linh điểm để chấm
Câu 2:
 - Đạt các yêu cầu trên cho 3 điểm
 - Đạt 1/2 yêu cầu cho 1,5 điểm
 - Các thang điểm còn lại giáo viên tự linh điểm để chấm
đáp án phần trắc nghiệm
 Câu 1: d Câu 2: c Câu 3: d Câu 4 : d 
 Câu 5 : b Câu 6: d Câu 7: a Câu 8 : b

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN9_THANHLINH.doc