Câu 5: Nguyên nhân chính nào dẫn đến cuộc chiến giữa Sơn Tinh, Thuỷ Tinh (văn bản Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)?
A. Hùng Vương kén rễ. B. Vua Hùng không công bằng trong việc đưa ra sính lễ.
C. Thuỷ Tinh không lấy được Mị Nương làm vợ. D. Sơn Tinh tài giỏi hơn Thuỷ Tinh.
Câu 6: Chức năng chủ yếu của văn bản tự sự là gì?
A. Kể người và kể vật. B. Kể người và kể việc.
C. Tả người và miêu tả công việc. D. Thuyết minh cho nhân vật và sự kiện.
Câu 7: Trong văn bản “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” chi tiết nào là “chi tiết tưởng tượng, kì ảo”?
A. Mị Nương người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu.
B. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi.
C. Mặt trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng.
D. Nước ngập ruộng đồng, ngập cả nhà cửa.
Phòng GD& ĐTNgọc Hồi KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM HỌC 2011 -2012 Trường THCS Ngô Quyền Môn: Ngữ văn 6 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) Đề 1 I. Trắc nghiệm: (4 điểm) Chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu sau. Câu 1: Văn bản “ Thánh Gióng” thể hiện rõ quan niệm và ước mơ gì của nhân dân ta? A. Vũ khí hiện đại để giết giặc. B. Người anh hùng giết giặc cứu nước. C. Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng. D. Tình làng nghĩa xóm Câu 2: Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là gì? A. Tiếng Pháp. B. Tiếng Anh. C. Tiếng Nga. D. Tiếng Hán. Câu 3: văn bản “Sơn Tinh, thuỷ Tinh” ra đời vào thời đại nào trong lịch sử dân tộc? A. Thời văn lang Âu lạc. B. Thời nhà Lí. C. Thời nhà Trần. D. Thời nhà Nguyễn. Câu 4: Nghĩa của từ là: A. Sự vật mà từ biểu thị. B. Tính chất mà từ biểu thị. C. Hình thức mà từ biểu thị. D. Nội dung mà từ biểu thị. Câu 5: Nguyên nhân chính nào dẫn đến cuộc chiến giữa Sơn Tinh, Thuỷ Tinh (văn bản Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)? A. Hùng Vương kén rễ. B. Vua Hùng không công bằng trong việc đưa ra sính lễ. C. Thuỷ Tinh không lấy được Mị Nương làm vợ. D. Sơn Tinh tài giỏi hơn Thuỷ Tinh. Câu 6: Chức năng chủ yếu của văn bản tự sự là gì? A. Kể người và kể vật. B. Kể người và kể việc. C. Tả người và miêu tả công việc. D. Thuyết minh cho nhân vật và sự kiện. Câu 7: Trong văn bản “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” chi tiết nào là “chi tiết tưởng tượng, kì ảo”? A. Mị Nương người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. B. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi. C. Mặt trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng. D. Nước ngập ruộng đồng, ngập cả nhà cửa. Câu 8: Chọn từ “Bâng khuâng hay băn khoăn” để điền vào chỗ trống cho thích hợp. ..........không yên lòng vì có những điều phải suy nghĩ, lo liệu. Câu 9: Giải thích nghĩa của từ: học tập: Câu 10: Từ “đánh” trong câu nào mang nghĩa gốc? A. Hằng tuần, vào ngày nghỉ, bố thường đánh giầy. B. Sau buổi tối, ông và bố tôi thường ngồi đánh cờ. C. Các bác nông dân đanh trâu ra đồng. D. Chị đánh vào tay em. II. Tự luận.(6 điểm) Câu 1. (1 điểm) Truyền thuyết là gì? Câu 2: (5 điểm) Kể lại câu chuyện đã học bằng lời văn của em. Duyệt của PGD Duyệt của Chuyên môn nhà trường ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM HỌC 2011 – 2012 MÔN NGỮ VĂN 6 Đề 1 I. Trắc nghiệm. (4 điểm) - Từ câu 1 đến câu 4, mỗi câu đúng 0.25 điểm. - Từ câu 5 đến câu 10, mỗi câu đúng 0.5 điểm. Câu Đáp án Điểm 1 B 0.25 2 D 0.25 3 A 0.25 4 D 0.25 5 C 0.5 6 B 0.5 7 B 0.5 8 Băn khoăn 0.5 9 Học và luyện tập để có hiểu biết, có kĩ năng. 0.5 10 D 0.5 II. Tự luận. .(6 điểm) Câu Nội dung trả lời Điểm 1 Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể. 1 2 Học sinh viết được bài văn đảm bảo các yêu cầu sau: Thể loại : Văn tự sự. Đối tượng kể: Câu chuyện đã học. Bài văn viết được theo dàn ý: 1. Mở bài : Giới thiệu về truyện truyền thuyết mà mình định kể. + Đó là truyện nào? + Có nhân vật, sự việc gì? 2. Thân bài: Kể diễn biến câu chuyện: + Câu chuyện diễn ra ở đâu? Thời gian nào? + Truyện kể về việc gì? + Nguyên nhân dẫn đến câu chuyện? + Chuyện diễn ra như thế nào? 3. Kết bài: Kể kết cục của truyện: + Truyện kết thúc như thế nào? + Truyện có ý nghĩa gì? *Biểu điểm chấm bài văn: -4-5 điểm: Bài làm đúng thể loại, bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, trôi chảy. -2-3 điểm: Bài làm đúng thể loại, bố cục rõ ràng, mạch lạc, sai vài lỗi chính tả. -1-2 điểm: Bài làm sơ sài, thiếu mạch lạc, còn nhiều sai sót, sai lỗi chính tả. -0 điểm: bài làm quá sơ sài, bỏ giấy trắng. 5
Tài liệu đính kèm: