Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 27 - Năm học 2012-2013

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 27 - Năm học 2012-2013

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

  Cảm nhận được sức sống, sự phong phú sinh động của bức tranh thiên nhiên và tư thế của con người được miêu tả trong bài thơ.

  Nắm được nét đặc sắc trong NT miêu tả thiên nhiên của bài thơ, đặc biệt là phép nhân hóa

  Trọng tâm: Bức tranh về cơn mưa rào ở làng quê và tư thế của người lao động; nhận biết và phân tích được nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của tác giả.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

 1. Kiến thức:

  Sức sống, sự phong phú, sinh động của bức tranh thiên nhiên và tư thế của con người được miêu tả trong bài thơ.

  Nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên là phép nhân hóa.

 2. Kĩ năng: Đọc, tìm chi tiết

 3. Tích hợp giáo dục KNS: Có thái độ đúng đắn trước cảnh đẹp của thiên nhiên và sức mạnh của con người

III. CHUẨN BỊ

  GV: Định hướng cho HS tự học

  HS : Đọc bài và soạn bài theo câu hỏi SGK.

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

 A. Kiểm tra phần chuẩn bị của hs (đèn chiếu)

 1. Đọc thuộc lòng đoạn thơ (theo quy định) trong bài thơ Lượm?

 2. Trong bài thơ Lượm tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào?

a) a.Miêu tả, tự sự

b) b.Tự sự, biểu cảm

c) c. Biểu cảm

d) d.Miêu tả, tự sự, biểu cảm*

 

doc 4 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 527Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 27 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12. 02 – Tiết 104
LƯỢM
(Tố Hữu)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Cảm nhận được vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng của Lượm, ý nghĩa cao cả trong sự hi sinh của nhân vật
Nắm được thể thơ bốn chữ, nghê thuật tả và kể trong bài thơ có yếu tố tự sự
Trọng tâm:Vẻ đẹp hồn nhiên, vô tư, đáng yêu và sự hi sinh anh dũng của Lượm.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
 1. Kiến thức: 
Vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng, ý nghĩa cao cả trong sự hi sinh của Lượm .
Tình cảm yêu mến, trân trọng của tác giả dành cho nhân vật Lượm.
Các chi tiết miêu tả trong bài thơ và tác dụng của các chi tiết dó
Nét đặc sác trong nghệ thuật tả nhân vật kết hợp với tự sự và bộc lộ cảm xúc.
 2. Kĩ năng: 
Đọc diễn cảm bài thơ.
Đọc hiểu bài thơ có sự kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm.
Phát hiện và phân tích ý nghĩa của các từ láy, hình ảnh hoán dụ và những lời đối thoại trong bài thơ.
 3. Tích hợp giáo dục KNS: Giáo dục HS kính trọng, tự hào về tấm gương anh hùng nhỏ tuổi hi sinh vì Tổ quốc.
III. CHUẨN BỊ 
GV: Đèn chiếu, film trong (KT bài cũ, phân tích, tổng kết)
HS: Soạn bài theo hướng dẫn của GV
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 A. Kiểm tra phần chuẩn bị của hs (đèn chiếu)
 1. Bài thơ đêm nay Bác không ngủ được ra đời trong hoàn cảnh nào?
Trước cách mạng tháng Tám 
Trong thời kì kháng chiến chống Pháp*
Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ 
Khi đất nước hòa bình
 2. Hình ảnh Bác Hồ được miêu tả từ những phương diện nào?
Vẻ mặt, dáng hình 
Cử chỉ, hành động
Lời nói, vẻ mặt, dáng hình 
Dáng vẻ, hành động, lời nói*
 3. Ba câu thơ: “Đêm nay Bác không ngủ / Vì một lẽ thường tình / Bác là Hồ Chí Minh” có ý nghĩa gì?
Đêm nay chỉ là một trong số rất nhiều đêm không ngủ của Bác.
Cả cuộc đời Bác dành trọn cho dân cho nước.
Đó chính là lẽ sống “Nâng niu tất cả chỉ quên mình” của Bác*
Gồm cả a, b, c.
 B. Bài mới: Thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp, nhà thơ Tố Hữu từ Hà Nội trở về thành phố Huế, tình cờ gặp Lượm – một chú bé liên lạc nhí nhảnh, hồn nhiên say mê với công tác kháng chiến, đáng yêu. Ít lâu sau, nhà thơ nghe tin Lượm đã hi sinh anh dũng trong khi làm nhiệm vụ. Xúc động nghẹn ngào, tiếc thương, cảm phục người đồng chí nhỏ của mình, Tố Hữu sáng tác bài thơ Lượm .Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ thêm về Lượm qua bài thơ cùng tên của tác giả. 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: GV cho HS đọc chú thích *
? Trình bày những hiểu biết của em về Tố Hữu. 
Tố Hữu (1920-2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê ở Thừa Thiên-Huế.
Là nhà cách mạng và nhà thơ lớn của thơ ca hiện đại VN
Đã từng giữ nhiều trọng trách quan trọng của đất nước
? Bài thơ “Lượm” ra đời trong hoàn cảnh nào? 
- Bài thơ ra đời năm 1949 trong thời kì kháng chiến chống Pháp
Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản
µ GV hướng dẫn đọc: 
Chú ý thay đổi giọng và cách ngắt nhịp thích hợp với từng câu, từng đoạn. Giọng vui tươi, sôi nổi, nhí nhảnh ở đoạn đầu và đoạn cuối cùng; giọng đối thoại giữa hai chú cháu.
GV đọc mẫu một đoạn rồi gọi hai học sinh đọc tiếp
HS nhận xét cách đọc của bạn – GV nhận xét 
? Cho biết bố cục của bài thơ. (3 phần)
HS trả lời, HS nhận xét, GV đưa ra đáp án (đèn chiếu)
 Năm khổ thơ đầu: hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ giữa hai chú cháu.
Bảy khổ thơ tiếp: hình ảnh Lượm khi làm nhiệm vụ.
Ba khổ thơ cuối: hình ảnh Lượm sống mãi trong lòng mọi người.
Hoạt động 3: Phân tích 
µ HS đọc phần 1 (đèn chiếu)
? Chú bé Lượm và nhà thơ gặp gỡ nhau trong hoàn cảnh nào?
Cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra ở Huế
µ GV: Cuộc gặp gỡ giữa hai chú cháu trong hoàn cảnh khẩn trương của những ngày đầu của cuộc kháng chiến thật tình cờ và ngắn ngủi ở Huế nhưng hình ảnh Lượm vẫn in đậm trong tâm trí nhà thơ
? Hình ảnh Lượm được miêu tả qua những chi tiết nào?
Hình dáng, trang phục, cử chỉ, lời nói và hành động
(HS tìm chi tiết, GV gạch chân trên film trong) 
? Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ của tác giả
 Từ láy: gợi hình ảnh 
? Qua những chi tiết trên em cảm nhận được gì về hình ảnh Lượm?
HS thảo luận 2’, HS nhận xét, GV chốt ý
µ GV: Qua từ láy gợi tả và cách so sánh: người đọc hình dung được dáng vẻ nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, nhí nhảnh, gọn gàng, đáng yêu và sự hồn nhiên, nhí nhảnh yêu đời, ham thích công tác kháng chiến của chú bé Lượm.
µ HS đọc phần 2 (đèn chiếu)
? Em có nhận xét gì về khổ thơ thứ 2 của phần 2 này? Việc tách câu thơ bốn chữ ra thành 2 dòng và tạo nên một khổ thơ như thế có tác dụng gì?
HS trả lời, HS nhận xét, GV bình, chốt ý.
µ GV: Câu thơ bốn chữ được ngắt thành 2 dòng, tạo ra sự đột ngột và một khoảng lặng giữa hai dòng thơ thể hiện sự xúc động nghẹn ngào, sững sờ của tác giả trước cái tin đột ngột về sự hi sinh của Lượm
? Hình ảnh Lượm hiện lên trong những khổ thơ này qua những chi tiết nào ?
 (HS tìm chi tiết, GV gạch chân trên film trong) 
Bỏ thư vào bao...vụt qua....sợ chi...nhấp nhô trên đồng
? Vụt nghĩa là gì? Sợ chi? 
HS trả lời, GV giải thích thêm
? Qua những chi tiết đó em cảm nhận được gì về hình ảnh Lượm? 
GV phân tích, bình
? Hai khổ thơ cuối của phần 2 gợi cho em suy nghĩ điều gì? Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ của tác giả?
µ GV: Tác giả cảm thấy như vừa chứng kiến tận mắt giây phút đau đớn nên đã thốt lên: “Thôi rồi, Lượm ơi” – nỗi đau xót tột bậc của nhà thơ, kèm theo đó cả thái độ trân trọng, gọi Lượm là chú đồng chí nhỏ. Từ sự đau xót ấy, tác giả chuyển sang ngợi ca sự hi sinh của Lượm cao cả, thiêng liêng, thanh thản: Lượm ngã xuống trên cánh đồng quê hương thân thiết tay còn nắm lấy bông lúa và quanh em hương lúa thanh khiết như mùi sữa mẹ bao bọc vỗ về. Linh hồn em hoà quyện vào hương thơm ấy vào ngọn gió quê hương
µ HS đọc phần 3 (đèn chiếu)
? Em có suy nghĩ gì về 3 khổ thơ cuối?
Tình cảm của tác giả
? Trong bài, t.giả đã dùng những từ nào để gọi Lượm?
Ra thế/ Lượm ơi!... / Thôi rồi, Lượm ơi! / Lượm ơi, còn không? 
? Việc dùng những từ ngữ đó giúp em hiểu được tình cảm gì của tác giả đối với Lượm?
Gần gũi, thân thiết, yêu mến 
Xúc động, nghẹn ngào đau xót trước sự hy sinh anh dũng của Lượm 
? Em có nhận xét gì về khồ thơ đầu tiên của phần 3? Vì sao sau khổ thơ ấy tác giả lặp lại hai khổ thơ đầu miêu tả hình ảnh Lượm nhanh nhẹn, hồn nhiên, vui tươi?
HS thảo luận – PP học tập hợp tác.
µ Câu thơ “Lượm ơi, còn không?” được tách thành một khổ riêng biệt có tác dụng nhấn mạnh, hướng người đọc suy nghĩ về sự còn hay mất của Lượm. Câu thơ dưới dạng một câu hỏi tu từ và tác giả đã gián tiếp trả lời bằng việc nhắc lại hình ảnh Lượm vui tươi hồn nhiên trong hai khổ thơ cuối cùng. Lượm đã anh dũng hi sinh nhưng hình ảnh Lượm vẫn sống mãi trong lòng dân tộc
Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết (đèn chiếu)
? Phương thức biểu đạt chủ yếu trong bài thơ này là gì? 
a) Tự sự 	 b) Miêu tả 	c) Biểu cảm 	d) Gồm a,b,c*
? Nội dung cơ bản của bài thơ này là?
a) Miêu tả hình ảnh Lượm
b) Kể về sự hy sinh anh dũng của Lượm
c) Nỗi đau đớn nghẹn ngào của tác giả trước sự hy sinh của Lượm
d) Cả a,b,c.*
1. Giới thiệu chung (SGK)
 a. Tác giả
 b. Tác phẩm 
2. Đọc - hiểu văn bản
3. Phân tích 
 a) Hình ảnh Lượm: 
µ Trong cuộc gặp gỡ tình cờ giữa hai chú cháu:
Dùng nhiều từ láy
Phép so sánh
→ Hình ảnh Lượm hiện lên là một chú bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi, say mê với công tác kháng chiến 
→ đáng yêu 
µ Trong khi làm nhiệm vụ:
Động từ mạnh
→ Cho thấy Lượm nhanh nhẹn, hăng hái, dũng cảm, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ 
 b) Tình cảm của tác giả 
Gần gũi, thân thiết, yêu mến 
Xúc động, nghẹn ngào đau xót trước sự hy sinh anh dũng của Lượm 
Lượm vẫn sống mãi trong lòng mọi người.
4. Tổng kết
Phương thức tự sự kết hợp với miu tả và biểu cảm ; thể thơ bốn chữ; từ ngữ có tác dụng gợi hình.
Khắc hoạ hình ảnh chú bé liên lạc: hồn nhiên vui tươi say mê với công tác kháng chiến và dũng cảm hy sinh trong khi làm nhiệm vụ. Đồng thời thể hiện tình cảm của tác giả đối với “chú đồng chí nhỏ”
Hoạt động 5: Hướng dẫn học tập ở nhà (đèn chiếu)
Học thuộc bài thơ
Viết một đoạn văn ngắn khoảng 10 dòng miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hy sinh của Lượm
Đọc kĩ văn bản Mưa -Trả lời câu hỏi 1,2,3 trang 80
RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn: 15. 02 – Tiết 106 
MƯA
(Hướng dẫn học thêm, Trần Đăng Khoa)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Cảm nhận được sức sống, sự phong phú sinh động của bức tranh thiên nhiên và tư thế của con người được miêu tả trong bài thơ.
Nắm được nét đặc sắc trong NT miêu tả thiên nhiên của bài thơ, đặc biệt là phép nhân hóa
Trọng tâm: Bức tranh về cơn mưa rào ở làng quê và tư thế của người lao động; nhận biết và phân tích được nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của tác giả.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
 1. Kiến thức: 
Sức sống, sự phong phú, sinh động của bức tranh thiên nhiên và tư thế của con người được miêu tả trong bài thơ.
Nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên là phép nhân hóa.
 2. Kĩ năng: Đọc, tìm chi tiết
 3. Tích hợp giáo dục KNS: Có thái độ đúng đắn trước cảnh đẹp của thiên nhiên và sức mạnh của con người
III. CHUẨN BỊ 
GV: Định hướng cho HS tự học
HS : Đọc bài và soạn bài theo câu hỏi SGK.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 A. Kiểm tra phần chuẩn bị của hs (đèn chiếu)
 1. Đọc thuộc lòng đoạn thơ (theo quy định) trong bài thơ Lượm?
 2. Trong bài thơ Lượm tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào?
a.Miêu tả, tự sự 
b.Tự sự, biểu cảm 
c. Biểu cảm 
d.Miêu tả, tự sự, biểu cảm*

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an van 6(10).doc