Đề cương tổng hợp Tiếng Việt Khối 9 - Thơ, truyện hiện đại (Tiết kiểm tra 74-77)

Đề cương tổng hợp Tiếng Việt Khối 9 - Thơ, truyện hiện đại (Tiết kiểm tra 74-77)

Câu 1 :- Kể tên các phương châm hội thoại mà em đã học ?

- Nêu khái niệm từng phương châm ?

Câu 2 : - Kể tên các phép tu từ mà em đã học ?

 - Nêu khái niệm từng phép tu từ đó ? cho ví dụ minh hoạ ?

Câu 3 : - Giải thích nghĩa các từ Hán Việt có yếu tố quang :

 + Quang hợp :

 + Hào quang :

 + Vinh quang :

 + Quang học :

Câu 4 : - Từ đầu trong các trường hợp sau , từ nào dùng theo nghĩa gốc ? Từ nào được dùng theo nghĩa chuyển ? Từ nào dùng theo nghĩa từ vựng ? Từ nào dùng theo nghĩa tu từ ?

- Đầu súng trăng treo .(Chính Hữu)

- Ngòi đầu cầu nước trong như lọc (Chinh phụ ngâm khúc)

- Trên đầu những rác cùng rơm . (ca dao)

- Đầu xanh có tội tình gì .(Nguyễn Du)

Câu 5: - Kể tên những bài thơ hiện đại Việt Nam đã học ? Tên tác giả ?

 - Những bài thơ nào nói về hình ảnh người lính ?

 - Trong bài thơ “Đồng chí” ,Chính Hữu đã lý giải cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng như thế nào ?

Câu 6 : -Phân biệt nghĩa các yếu tố đồng âm : chí trong các từ :

+ Đồng chí :

+ Chí tình :

+ Tạp chí :

Câu 7: Hãy tìm các từ ghép Hán Việt có các yếu tố sau :

+ Tòng ( theo ) :

+ Cố ( cũ ) :

+ Tạ ( đền ơn ) :

+ Quân ( lính) :

+ Tri ( biết ) :

Câu 8 : - Nêu cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong hai bài thơ “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” .

Câu 9 : Trong bài thơ “Anh trăng” vầng trăng vừa mang nghĩa thực ,vừa mang nghĩa biểu tượng . Hãy chỉ rõ mối quan hệ giữa nghĩa thực và nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng trong cả bài thơ ?

Câu 10 : -Trong bài thơ “ Bếp lửa” , hai lần tác giả dùng cụm từ “biết mấy nắng mưa” để nói về cuộc đời bà .

- Đó là những câu nào ?

- - Nêu ý nghĩa của cụm từ này và liên hệ với một số ví dụ trong thơ ca có sử dụng từ nắng mưa để minh hoạ ?

 

doc 9 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 730Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương tổng hợp Tiếng Việt Khối 9 - Thơ, truyện hiện đại (Tiết kiểm tra 74-77)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG TỔNG HỢP TIẾNG VIỆT – THƠ ,TRUYỆN HIỆN ĐẠI .
Khối 9 ( tiết kiểm tra 74-77)
Câu 1 :- Kể tên các phương châm hội thoại mà em đã học ? 
Nêu khái niệm từng phương châm ?
Câu 2 : - Kể tên các phép tu từ mà em đã học ?
	- Nêu khái niệm từng phép tu từ đó ? cho ví dụ minh hoạ ?
Câu 3 : - Giải thích nghĩa các từ Hán Việt có yếu tố quang :
	+ Quang hợp :
	+ Hào quang :
	+ Vinh quang :
	+ Quang học :
Câu 4 : - Từ đầu trong các trường hợp sau , từ nào dùng theo nghĩa gốc ? Từ nào được dùng theo nghĩa chuyển ? Từ nào dùng theo nghĩa từ vựng ? Từ nào dùng theo nghĩa tu từ ?
Đầu súng trăng treo .(Chính Hữu)
Ngòi đầu cầu nước trong như lọc (Chinh phụ ngâm khúc)
Trên đầu những rác cùng rơm . (ca dao)
Đầu xanh có tội tình gì .(Nguyễn Du)
Câu 5: - Kể tên những bài thơ hiện đại Việt Nam đã học ? Tên tác giả ?
 - Những bài thơ nào nói về hình ảnh người lính ?
 - Trong bài thơ “Đồng chí” ,Chính Hữu đã lý giải cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng như thế nào ?
Câu 6 : -Phân biệt nghĩa các yếu tố đồng âm : chí trong các từ :
+ Đồng chí :
+ Chí tình :
+ Tạp chí :
Câu 7: Hãy tìm các từ ghép Hán Việt có các yếu tố sau :
+ Tòng ( theo ) :
+ Cố ( cũ ) :
+ Tạ ( đền ơn ) :
+ Quân ( lính) :
+ Tri ( biết ) :
Câu 8 : - Nêu cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong hai bài thơ “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” .
Câu 9 : Trong bài thơ “Aùnh trăng” vầng trăng vừa mang nghĩa thực ,vừa mang nghĩa biểu tượng . Hãy chỉ rõ mối quan hệ giữa nghĩa thực và nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng trong cả bài thơ ?
Câu 10 : -Trong bài thơ “ Bếp lửa” , hai lần tác giả dùng cụm từ “biết mấy nắng mưa” để nói về cuộc đời bà .
- Đó là những câu nào ? 
- Nêu ý nghĩa của cụm từ này và liên hệ với một số ví dụ trong thơ ca có sử dụng từ nắng mưa để minh hoạ ?
Câu 11: - Xác định nghĩa của từ cao trong các trường hợp sau :
	+ Núi này cao lắm :
	+ Sản lượng lúa rất cao :
	+ Bản nhạc này có nhiều nốt cao :
	+ Đây là đôi giày cao cổ : 
Câu 12 : - Thế nào là thuật ngữ ? cho ví dụ .
Câu 13 : - Trong các bài thơ hiện đại em đã học , những bài thơ nào có hình ảnh trăng ?
Hãy phân tích và so sánh hình ảnh trăng trong các bài thơ đó ?
Câu 14: - Phát hiện lỗi dùng từ trong các câu sau :
	+ Ba tiếng trống dóng lên một hồi dài .
	+ Một kỹ sư người Nga là cha ruột của súng AK .
	+ Mấy em hãy cho anh biết quý danh .
	+ Trong chiến tranh ,nhiều chiến sĩ cách mạng bị địch tra tấn hết sức cực đoan .
Câu 15 :-Chỉ ra cái hay của các phép tu từ từ vựng mà tác giả Phạm Tiến Duật sử dụng trong khổ thơ sau :	Một dãy núi mà hai màu mây 
	Nơi nắng nơi mưa ,khí trời cũng khác 
	Như anh với em ,như Nam với Bắc 
	Như đông với tây một dải rừng liền .
Câu 16 : Cho biết cách nói nào trong các cách nói sau có sử dụng phép nói quá : chưa ăn đã hết ; đẹp tuyệt vời ; một tấc đến trời ; không một ai có mặt ; một chữ bẻ đôi không biết ; sợ vã mồ hôi ; cười vỡ bụng ; rụng rời chân tay ; tức lộn ruột ; tiếc đứt ruột ; ngáy như sấm ; nghĩ nát óc ; đứt từng khúc ruột;
Câu 17 : Cho các câu văn sau : “Bài thơ “Đồng chí” kết thúc bằng hình ảnh rất đặc sắc . Đây là bức tranh đẹp về tình đồng chí ,đồng đội của người lính ,là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ .”
Chép chính xác ba câu thơ cuối của bài thơ ?
Cho biết tên tác giả ?
Viết tiếp vào các câu văn đã cho thành một đoạn văn từ 7 – 10 câu , trong đó có dùng một câu hỏi tu từ .
Câu 18 : Phân tích hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp ,chống Mỹ qua hai bài thơ “Bếp lửa” và “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”
 Câu 19 : Cho câu thơ sau : “ Mặt trời xuống biển như hòn lửa 
	 Sóng đã cài then đêm sập cửa”
 được tác giả sử dung biện pháp nghệ thuật nào ? Cho biết tác dụng của những biện pháp tu từ đó ?
Câu 20 : Đoạn kết thúc một bài thơ có câu : “Trăng cứ tròn vành vạnh” 
Hãy chép tiếp các câu còn lại để hoàn chỉnh khổ thơ ?
Đoạn thơ vừa chép trích trong tác phẩm nào ? của ai ?
Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ có ý nghĩa gì ? từ đó em hiểu gì về chủ đề bài thơ ?
Câu 21 : Cho câu thơ sau : “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa”
Hãy chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo ?
Đoạn thơ vừa chép nằm trong bài thơ nào ? Ai là tác giả?
Từ “nhóm” trong đoạn thơ vừa chép có những nghĩa nào ?
Hình ảnh bếp lửa và hình ảnh ngọn lửa được nhắc đến nhiều lần trong bài có ý nghĩa gì ?
Câu 22 : Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là câu chuyện cảm động về tình cha con trong chiến tranh . Em hãy đóng vai nhân vật bé Thu kể lại diễn biến câu chuyện trong những ngày ông Sáu về nghỉ phép sau tám năm xa nhà đi kháng chiến .
Câu 23 : Kể lại nội dung tác phẩm “Làng” của Kim Lân bằng lời kể của ông Hai ( đảm bảo được các sự kiện chính : ông Hai nhớ những ngày chưa tản cư ; ông đọc báo ở Phòng thông tin ; ông nghe tin làng theo giặc ; Nỗi khổ tâm của ông về tin đó ; niềm vui khi nghe tin cải chính )
Câu 24 : Câu thơ “ Mặt trời của bắp thì nắm trên đồi 
	 Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”
Chỉ ra phép tu từ và tác dụng của nó trong câu thơ ?
Câu 25 : Hãy kể lại nội dung tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long bằng lời kể của cô kỹ sư từ lúc gặp anh thanh niên tới lúc chia tay .
Họ và tên : 	ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT TIẾNG VIỆT 
 Lớp : 9 A 	 ( Tiết 74 )
Điểm
Lời phê của Giáo Viên 
I. Phần trắc nghiệm : ( 3đ )
 Câu 1 : (0,25) Khái niệm nào đúng với phương châm quan hệ ?
Nói đủ nội dung ,không thừa ,không thiếu .
Nói đúng nội dung ,có bằng chứng xác thực .
Nói đúng đề tài giao tiếp , tránh nói lạc đề .
Nói ngắn gọn ,rành mạch ,tránh nói mơ hồ .
 Câu 2 : (0,25) Khái niệm nào đúng với phép tu từ ẩn dụ ?
Đối chiếu sự vật sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng .
Gọi tên sự vật ,hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng .
Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có quan hệ gần gũi .
Sự diễn đạt bằng cách biến các vật không phải là người thành nhân vật mang tính chất như người 
Câu 3: (0,25) Phép tu từ từ vựng nào sau đây liên quan trực tiếp đến phương châm lịch sự ?
Nói giảm nói tránh 
Nói quá .
Nhân hoá .
Chơi chữ .
 Câu 4: (0,25) Kể tên các phương châm hội thoại em đã học ?
 Câu 5: (0,25) Câu ca dao : “ Lời nói chẳng mất tiền mua
 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
 Liên quan đến phương châm hội thoại nào ?
Phương châm lịch sự .
Phương châm quan hệ .
Phương châm cách thức .
Phương châm về chất .
Câu 6: (0,25) Hai câu thơ sau sử dụng phép tu từ từ vựng nào ?
 “Thấy sao trời và đột ngột cánh chim 
 Như sa như ùa vào buồng lái” (Phạm tiến Duật)
Nhân hoá 
So sánh 
Aån dụ 
Nói giảm ,nói tránh .
 Câu 7: (0,5) Giải nghĩa các từ Hán Việt có yếu tố phong sau đây ?
Phong tư :	
Tiên phong :	
Phong ba :	
Niêm phong :	
Câu 8: (0,5) Tìm bốn thành ngữ có các cặp từ trái nghĩa ?
Câu 9: (0,5) Chọn các từ thích hợp : Lễ phép ; thân ái ; từ tốn ; chăm chỉ vào ô trống các câu sau :
 A- Đối với người trên phải : ; C- Đối với bạn bè phải ;
 B- Trong nói năng phải  ; D- Trong học tập phải 
II. Phần tự luận: (7đ)
Câu 1: (1đ) Câu thơ “ Mặt trời của bắp thì nắm trên đồi 
	 Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”
Chỉ ra phép tu từ và tác dụng của nó trong câu thơ ?
Câu 2: (2đ) Đoạn kết thúc một bài thơ có câu : “Trăng cứ tròn vành vạnh” 
a) Hãy chép tiếp các câu còn lại để hoàn chỉnh khổ thơ ?
Đoạn thơ vừa chép trích trong tác phẩm nào ? của ai ?
Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ có ý nghĩa gì ? từ đó em hiểu gì về chủ đề bài thơ ?
Câu 3: (2đ) Viết đoạn văn khoảng 7-10 dòng tả cảnh đẹp quê hương em , trong đó có dùng phép so sánh , nhân hoá và liệt kê )
Câu 4: (2đ) Gạch chân các từ sai trong bốn câu sau và viết lại thành bốn câu đúng :
 + Ba tiếng trống dóng lên một hồi dài .
	+ Một kỹ sư người Nga là cha ruột của súng AK .
	+ Mấy em hãy cho anh biết quý danh .
	+ Trong chiến tranh ,nhiều chiến sĩ cách mạng bị địch tra tấn hết sức cực đoan .
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 
( Tiết 74 )
I. Phần trắc nghiệm : ( 3đ )
 Câu 1: C ; Câu 2: B ; Câu 3: A ; Câu 4: Kể đủ năm phương châm ; Câu 5: A ; Câu 6: C ; Câu 7: 
 A. dáng vẻ riêng ; B. đi đầu ; C. sóng gió ; D. đóng kín ; Câu 8: Ra ngẩng vào ngơ ; Lên bổng xuống trầm ; Đầu voi đuôi chuột ; Lên thác xuống ghềnh ; Câu 9: A.Lễ phép ; B. Từ tốn ; C. Thân ái ; D. chăm chỉ .
II. Phần tự luận : ( 7đ )
Câu 1: Từ “Mặt trời” trong câu 2 là phép ẩn dụ (0,5)
 -> Cho thấy em bé như mặt trời sưởi ấm ,soi sáng cho mẹ (0,5) 
Câu 2: - Chép đủ ,đúng 4 câu thơ cuối (0,75đ)
Ghi đúng bài thơ “Aùnh trăng” của Nguyễn Duy (0,5)
Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ quá khứ nghĩa tình ,bạn tri kỷ ; là lời nhắc nhở con người đừng quên quá khứ , phải sồng có đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” (0,75đ)
Câu 3: - Viết đúng nội dung ,đủ số dòng (0,5đ)
 - Sử dụng đúng ba phép tu từ , có gạch chân ( 1,5đ)
Câu 4: 
 + Câu a: sai “ba tiếng” -> Những tiếng 
 + Câu b: sai “cha ruột” -> cha đẻ 
 + Câu c: sai “quý danh” -> tên .
 + Câu d: sai “cực đoan” -> dã man .
MA TRẬN ĐỀ:
 Mức độ 
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Bậc thấp
Vận dụng
bậc cao
Tổng cộng
+ Trắc nghiệm :
-Câu 1,2,3,4
1đ
1đ
- Câu 5,6
0,5đ
0,5đ
- Câu 7, 8, 9
1,5đ
1,5đ
+ Tự luận 
- Câu 1 ,2
3đ
3đ
- Câu 3 , 4
4đ
4đ
Cộng :
10đ
Họ và tên: ĐỀ KIỂM TRA THƠ ,TRUYỆN HIỆN ĐẠI 
 	Lớp : 9 A .	 ( Tiết 77 )
Điểm 
Lời phê của Giáo viên 
 I. Phần trắc nghiệm : ( 3đ )
 Câu 1 : (0,25) Bài thơ “Đồng chí” là của tác giả nào ?
A. Thôi Hữu
B. Chính Hữu 
C. Tố Hữu 
D. Hữu Loan .
Câu 2: (0,25) Trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” Nguyên nhân xe không kính được giải thích như thế nào ?
A. Những chiếc xe vốn không có kính .
 B. Những chiếc xe vì chiến tranh nên không có kính .
C. Những chiếc xe đã bị vỡ kính .
D. Những chiếc xe vốn có kính nhưng vì bom đạn vỡ mất rồi .
Câu 3 : (0,25) Điểm không giống nhau giữa hai bài thơ “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là gì ?
A. Cùng viết về đề tài người lính .
B. Cùng dùng thể thơ tự do .
C. Cùng có giọng điệu vui đùa hóm hỉnh .
D. Cùng ca ngợi sự hy sinh vì đất nước của người lính .
Câu 4: (0,25) Câu thơ “Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!” trong bài “Đoàn thuyền đánh cá” diễn tả điều gì
A.Người dân chài gọi cá vào lưới .
B. Người dân chài mong đánh được nhiều cá .
C.Người dân chài bày tỏ niềm vui được ra khơi .
D. Người dân chài phấn khởi và mong đánh được nhiều cá .
Câu 5: (0,25) Em hiểu như thế nào câu thơ “Vầng trăng thành tri kỷ” trong bài “Aùnh trăng” ?
A. Vầng trăng đã trở nên quen thuộc với con người .
B. Vầng trăng đã trở thành bạn bè của con người .
C. Vầng trăng là bạn bè thân thiết ,thông hiểu với con người .
D. Vầng trăng trở thành không thể thiếu được với con người .
Câu 6: (0,25) Trong tác phẩm “Làng” vì sao ông Hai khoe cả việc Tây đốt nhà mình?
A. Ông tố cáo tội ác của bọn giặc.
B. Ông coi đó là bằng chứng của việc làng ông không theo giặc .
C. Ông thông báo việc làng ông bị giặc phá hoại
D. Ông mừng vì làng ông không theo giặc.
Câu 7: (0,25) Trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa” những nhân vật nào chỉ đi qua Sa Pa ?
A. Ông hoạ sĩ , bác lái xe , ông kỹ sư nông nghiệp .
B. Ông hoạ sĩ , anh cán bộ nghiên cứu sét .
C. Ông hoạ sĩ , bác lái xe , cô kỹ sư .
D. Ông hoạ sĩ , anh thanh niên làm công tác khí tượng .
Câu 8: (0,25) Câu hỏi : “Khi ta làm việc ,ta với công việc là đôi ,sao gọi là một mình được?” của anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” dùng để làm gì ?
A. Khẳng định không thể tách rời công việc.
B. Yêu cầu người đối thoại tranh luận.
C. Gây ấn tượng với người giao tiếp .
D. Nhấn mạnh điều muốn nói .
Câu 9: (0,5) Ghép tên tác giả cho phù hợp với các tác phẩm sau ?
A. Đoàn thuyền đánh cá
1. Bằng Việt 
A. ghép với :
B. Làng 
2. Nguyễn Quang Sáng
B. ghép với :
C. Chiếc lược ngà
3. Kim Lân 
C. ghép với :
D. Bếp lửa
4. Huy Cận 
D. ghép với :
Câu 10: (0,5) Trong các bài thơ hiện đại em đã học , những bài thơ nào có hình ảnh trăng ?
A. Aùnh trăng , Đoàn thuyền đánh cá , Đồng chí .
B. Aùnh trăng , Bếp lửa , Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ .
C. Aùnh trăng , Bài thơ về tiểu đội xe không kính , Đồng chí .
D. Aùnh trăng , Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa .
II. Phần tự luận : (7đ)
Câu 1: ( 3đ) Cho các câu văn sau : “Bài thơ “Đồng chí” kết thúc bằng hình ảnh rất đặc sắc . Đây là bức tranh đẹp về tình đồng chí ,đồng đội của người lính , là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ” 
Chép chính xác ba câu thơ cuối cùng của bài thơ ?
Cho biết tên tác giả ?
Viết tiếp vào các câu văn đã cho thành một đoạn văn từ 7 – 10 câu , trong đó có dùng một câu hỏi tu từ .
Câu 2: (4đ) Kể lại nội dung tác phẩm “Làng” của Kim Lân bằng lời kể của ông Hai ( đảm bảo được các sự kiện chính : Ông Hai nhớ những ngày chưa tản cư ; ông đọc báo ở Phòng thông tin ; ông nghe tin làng theo giặc ; nỗi khổ tâm của ông về tin đó ; niềm vui khi nghe tin cải chính ) khoảng 10 – 15 dòng
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA THƠ ,TRUYỆN HIỆN ĐẠI .
( Tiết 77 )
I. Phần trắc nghiệm : (3đ)
	1. Đáp án :
 	Câu 1: B ; Câu 2: D ; Câu 3: C ; Câu 4: D ; Câu 5: C ; Câu 6: B ; Câu 7: C ; Câu 8: A ; 
Câu 9: Ghép A -> 4 ; B -> 3 ; C -> 2 ; D -> 1 ; 
Câu 10: A .
2. Biểu điểm : Từ câu 1 đến câu 8 : mỗi câu đúng 0,25đ
	Câu 9 và câu 10 : mỗi câu đúng 0,5đ
II. Phần tự luận : (7đ)
Câu 1: (3đ) 
Chép đúng ba câu thơ cuối (0,5đ)
Nêu đúng tên : Chính Hữu (0,25đ)
– Viết lại hai câu văn trên 
- Viết tiếp các ý :
+ Người lính trong tư thế chủ động chờ giặc.
+ Họ được sưởi ấm trong tình đồng chí ,đã vượt qua sự khắc nghiệt của thời tiết , của mọi thiếu thốn gian khổ .
+ Bên cạnh họ còn người bạn thân thiết là vầng trăng .
+ Câu “Đầu súng trăng treo” là hình ảnh đặc sắc : là biểu tượng của thực tại và mộng mơ ; của chiến tranh và hoà bình ; của chiến sĩ và thi sĩ ; của hiện thực và lãng mạn.
+ Phải chăng nhờ đó mà người lính giành được chiến thắng vẻ vang ? ( 2,25đ)
Câu 2: (4đ)
 – Yêu cầu kể theo trình tự một bài văn : ở ngôi thứ nhất 
 – Ông Hai tự kể ( xưng “tôi”)
 - Theo dàn bài :
Mở bài : ( 0,75) 
- Tôi tự giới thiệu quê quán ,hoàn cảnh ,lý do phải tản cư .
Thân bài : (2,5đ)
Tôi thể hiện nỗi nhớ làng bằng cách khoe làng .
Một buổi trưa tôi đến phòng thông tin đọc báo : vui mừng trước tin thắng giặc,
Bất ngờ trước tin làng tôi theo giặc 
Tôi đau đớn tủi nhục ,xót xa : trốn trong nhà , 
Rồi nhận được tin cải chính : nhà tôi bị đốt ,làng tôi không theo giặc . 
Kết bài : (0,75) 
- Tâm trạng vui mừng phấn khởi khi nghe tin cải chính : tôi lại đi khoe làng . 
 MA TRẬN ĐỀ
 ( Tiết 77 )
 Mức độ
Nội dung
Nhận biết 
Thông hiểu 
Vân dụng 
Bậc thấp
Vận dụng 
Bậc cao 
Tổng cộng 
+ Trắc nghiệm
- Câu :1,2,9 
1đ
1đ
- Câu:3,4,5,6,7,8
1,5đ
1,5đ
- Câu 10:
0,5đ
0,5đ
+ Tự luận :
- Câu 1: a,b)
0,75đ
0,5đ
- Câu 1: c)
2,25đ
1,5đ
- Câu 2:
4đ
4đ
Cộng :
1,75đ
1,5đ
0,5đ
6,25đ
10đ

Tài liệu đính kèm:

  • docDe cuong van 9t 73TV.doc