Bài kiểm tra môn Tiếng Việt vào Lớp 6 (Đề thao khảo số 1)

Bài kiểm tra môn Tiếng Việt vào Lớp 6 (Đề thao khảo số 1)

Câu 1: (2 điểm) Các nhận định sau đây đúng hay sai. Nếu nhận định nào sai gạch

chân chi tiết tạo nên cái sai.

a) Bài thơ “Tiếng hát mùa gặt” của tác giả Võ Thanh An.

b) Tất cả những từ đứng trước và sau động từ, tính từ là bổ ngữ.

c) Khi trò chuyện trực tiếp, có những câu lược bỏ bộ phận chính mà người

nghe vẫn hiều đúng. Câu đó được gọi là câu rút gọn.

d) Trong Tiếng Việt có nhiều từ gợi tả hình ảnh sự vật. Đó là từ tượng hình.

Tất cả các từ tượng hình đều là từ láy.

Câu 2: (1 điểm) Bộ phận nào trong câu thơ sau có thể đặt trong dấu ngoặc đơn?

Cô bé nhà bên, có ai ngờ

Cũng vào du kích

(Giang Nam)

Câu 3 (1 điểm) Chép lại những bộ phận song song và xác định chức vụ ngữ pháp

của chúng?

“Dưới mặt đất, nước mưa vẫn còn róc rách, lăn tăn, luồn lỏi chảy thành

hàng vạn dòng, mỏng mảnh buốt lạnh”.

Câu 4: (1 điểm) Trong bài thơ có sử dụng phép tu từ gì? Chỉ rõ từ chứa phép tu

từ đó?

Hoa huệ

Trong trắng mà trang nghiêm

Hương ngát dài ngày đêm

Nhớ hoa giảu ân huệ

Gọi xuân về nắng lên.

pdf 2 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 480Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra môn Tiếng Việt vào Lớp 6 (Đề thao khảo số 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI KIỂM TRA VÀO LỚP 6 
(Thi vào trường Hà Nội – Amsterdam. Thời gian: 30 phút) 
Câu 1: (2 điểm) Các nhận định sau đây đúng hay sai. Nếu nhận định nào sai gạch 
chân chi tiết tạo nên cái sai. 
a) Bài thơ “Tiếng hát mùa gặt” của tác giả Võ Thanh An. 
b) Tất cả những từ đứng trước và sau động từ, tính từ là bổ ngữ. 
c) Khi trò chuyện trực tiếp, có những câu lược bỏ bộ phận chính mà người 
nghe vẫn hiều đúng. Câu đó được gọi là câu rút gọn. 
d) Trong Tiếng Việt có nhiều từ gợi tả hình ảnh sự vật. Đó là từ tượng hình. 
Tất cả các từ tượng hình đều là từ láy. 
Câu 2: (1 điểm) Bộ phận nào trong câu thơ sau có thể đặt trong dấu ngoặc đơn? 
Cô bé nhà bên, có ai ngờ 
Cũng vào du kích 
(Giang Nam) 
Câu 3 (1 điểm) Chép lại những bộ phận song song và xác định chức vụ ngữ pháp 
của chúng? 
“Dưới mặt đất, nước mưa vẫn còn róc rách, lăn tăn, luồn lỏi chảy thành 
hàng vạn dòng, mỏng mảnh buốt lạnh”. 
Câu 4: (1 điểm) Trong bài thơ có sử dụng phép tu từ gì? Chỉ rõ từ chứa phép tu 
từ đó? 
Hoa huệ 
Trong trắng mà trang nghiêm 
Hương ngát dài ngày đêm 
Nhớ hoa giảu ân huệ 
Gọi xuân về nắng lên. 
(Hồ Khải Đại) 
Câu 5: (1 điểm) Tìm cặp từ đồng âm trong bài thơ. 
Câu 6: (1 điểm) Cách sử dụng cặp từ đồng âm đó gợi cho em cảm nhận gì? 
Câu 7: (1 điểm) Tìm những từ trái nghĩa trong đoạn thơ sau: 
Thiếu tất cả, ta rất giảu dũng khí 
Sống, chẳng cúi đầu, chết, vẫn ung dung 
Giặc muốn ta nô lệ, ta lại hóa anh hùng 
Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo. 
(Tố Hữu) 
Câu 8 ( 1 điểm) Theo em, từ “sống” và “chết” ở câu thơ thứ 2 giữ chức vụ ngữ 
pháp gì? 
Câu 9: (1 điểm) Chỉ ra câu nào là câu ghép trong bài thơ và gạch chân vị ngữ của 
câu. 
Câu 10: (1 điểm) Tìm từ trái nghĩa với các nghĩa khác nhau của từ “lành” dưới 
đây. 
a) Vị thuốc lành 
b) Tính lành . 
c) Tiếng lành đồn xa 
d) Bát lành 
e) Áo lành 
f) Cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt. 
Câu 11: (1 điểm) Nghĩa của thành ngữ dưới đây khác nhau như thế nào? 
- Chạy như vịt 
- Chạy như đèn cù. 
Câu 12: (1 điểm) Phân biệt nghĩa của từ “xuân” trong câu thơ sau: 
Rằm xuân lồng lộng trăng soi 
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân. 
Câu 13: (1 điểm) Nhớ người mẹ nắng cháy lưng 
Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô” 
(Tố Hữu) 
Tìm từ gần nghĩa với từ “địu”. Phân biệt sắc thái của từ đó với từ “địu”. 
Câu 14: (1 điểm) “Trải qua mưa nắng vơi đầy 
Men trời đất đủ làm say đất trời”. 
Nhận xét cách sử dụng từ ngữ độc đáo ở câu thơ thứ hai? 
Câu 15 (2 điểm) Viết đoạn văn tả cảnh đêm trăng mùa xuân trên sông dựa vào ý 
thơ ở bài 10 (trong đó có sử dụng phép so sánh và nhân hóa). 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfDe_kiem_tra_Tieng_Viet_vao_Ams_Tham_khao.1.pdf