Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 117 đến 120 - Năm học 2011-2012

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 117 đến 120 - Năm học 2011-2012

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Nội dung cơ bản và những nét đặc sắc về nghệ thuật của các tác phẩm truyện, kí hiện đại đã học.

- Điểm giống nhau và khác nhau giữa truyện và kí.

2. Kỹ năng:

- Hệ thống hoá, so sánh, tổng hợp kiến thức về truyện và kí đã được học.

- Trình bày được những hiểu biết về cảm nhận mới, sâu sắc của bản thân về thiên nhiên, đất nước, con người qua các truyện, kí đã học.

B.CHUẨN BỊ:

Giáo viên: Nội dung ôn tập.

Học sinh: Trả lời câu hỏi ôn tập trong SGK.

C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 9 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 675Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 117 đến 120 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/4/2012
Ngày giảng: 6a:.
 6b:.
TIẾT 117: ÔN TẬP TRUYỆN VÀ KÍ.
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Nội dung cơ bản và những nét đặc sắc về nghệ thuật của các tác phẩm truyện, kí hiện đại đã học.
- Điểm giống nhau và khác nhau giữa truyện và kí.
2. Kỹ năng:
- Hệ thống hoá, so sánh, tổng hợp kiến thức về truyện và kí đã được học.
- Trình bày được những hiểu biết về cảm nhận mới, sâu sắc của bản thân về thiên nhiên, đất nước, con người qua các truyện, kí đã học.
B.CHUẨN BỊ: 
Giáo viên: Nội dung ôn tập.
Học sinh: Trả lời câu hỏi ôn tập trong SGK.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*Hoạt động 1: Khởi động.
1. Ổn định tổ chức:
Sĩ số: 6a:; 6b:
2. Kiểm tra bài cũ:
Chất văn hoá dân gian được thể hiện như thế nào qua đoạn trích Lao xao?
3. Bài mới:
*Hoạt động 2: Nội dung
Câu 1: Lập bảng thống kê.
STT
Tên tác phẩm
(đoạn trích)
Tác giả
Thể loại
Tóm tắt nội dung
1
Bài học đường đời đầu tiên.
Trích: “Dế Mèn phiêu lưu kí”
Tô Hoài
Truyện (đoạn trích)
Dế Mèn là một chàng dế thanh niên, cường tráng, mang vẻ đẹp của sự trẻ trung và đầy sức mạnh, nhưng tính tình xốc nổi, kiêu căng. Trò đùa ngỗ nghịch của Dế Mèn đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Mèn rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho mình.
2
Sông nước Cà Mau
Trích “Đất rừng Phương Nam”
Đoàn Giỏi
Truyện ngắn
Cảnh quan đọc đáo của vùng Cà Mau với sông ngòi, kênh rạch bủa giăng chi chít, rừng đước trùng điệp hai bên bờ và cảnh chọ Năm Căn Tấp nập, trù phú họp ngay trên mặt sông.
3
Bức tranh của em gái tôi
Tạ Duy Anh
Truyện ngắn
Tài năng hội hoạ, tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu ở cô em gái đã giúp cho người anh vượt lên được lòng tự ái và sự tự ti của mình.
4
Vượt thác 
Trích “Quê nội”
Võ Quảng
Truyện (đoạn trích)
Cảnh sông nước và hai bên bờ của con sông Thu Bồn, cùng sức mạnh, vẻ đẹp của con người trong cuộc vượt thác.
5
Buổi học cuối cùng
An – phông – xơ - đô - đê
Truyện ngắn
Quang cảnh và diễn biến của buổi học pháp văn cuối cùng ở trường vùng An – dát, hình ảnh của thầy Ha – men qua cái nhìn và tâm trạng của Phrăng.
6
Cô Tô
Nguyễn Tuân
Kí
Vẻ đẹp tươi sáng, phong phú của cảnh sắc thiên nhiên vùng đảo Cô Tô và một nét sinh hoạt của người dân trên đảo.
7 
Cây tre Việt Nam
Thép Mới
Kí
Cây tre là người bạn gần gũi, thân thiết của người dân Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày, lao động và chiến đấu. Cây tre đã thành biểu tượng của đất nước và dân tộc Việt Nam.
8
Lòng yêu nước
Trích bào “Thử lửa”
I – li – a – ê – ren – bua
(Nga)
Tuỳ bút chính luận
Lòng yêu nước khởi nguồn từ lòng yêu những vật bình thường, gần gũi, từ yêu gia đình, yêu quê hương. Lòng yêu nước được thử thách và bộc lộ mạnh mẽ trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
9
Lao xao 
Trích: “Tuổi thơ im lặng”
Duy Khán
Hồi kí tự truyện (đoạn trích)
Miêu tả các loài chim ở đồng quê, qua đó bộc lộ vẻ đẹp, sự phong phú của thiên nhiên làng quê và bản sắc văn hoá dân gian.
Câu 2: (Học sinh chuẩn bị ở nhà - Trả lời miệng)
- Nhìn vào bảng, cho biết những yếu tố nào thường có ở cả truyện và kí.
Các yếu tố: cốt truyện, nhân vật, lời kể, không thể thiếu được trong các tác phẩm truyện.
Câu 3: Những tác phẩm truyện và kĩ đã học để lại cho em những cảm nhận gì về đất nước về cuộc sống và con người.
- Học sinh trình bày.
 Các truyện, kí giúp ta hình dung và cảm nhận được nhiều cảnh sắc thiên nhiên đất nước và cuộc sống con người ở nhiều vùng, miền từ cảnh sông nước bao la, chằng chịt trên vùng Cà mau- cực Nam tổ quốc, đến sông Thu Bồn ở miền Trung em ả, lắm thác ghềnh, vẻ đẹp trong sáng, rực rỡ của vùng biển Cô Tô, sự giàu đẹp của vịnh Bắc Bộ đến thiên nhiên làng quê miền Bắc qua hình ảnh các loài chim ... Cùng với cảnh sắc thiên nhiên đất nước là hình ảnh con người và cuộc sống của họ. Một số truyện kí đã đề cập những vấn đề gần gũi, quan trong trong đời sống tình cảm, tư tưởng và các mối quan hệ của con người.
 Ghi nhớ: SGK
*Hoạt động 3: Luyện tập:
 Đã kết hợp trong hoạt động 2
*Hoạt động 4: Củng cố – hướng dẫn.
4. Củng cố:
Những yếu tố thường không thể thiếu được trong tác phẩm truyện?
Em học tập được gì qua cách miêu tả, kể chuyện của các tác phẩm qua những văn bản đã học.
5.Hướng dẫn về nhà.
BTVN: 4 (SGK).
Nghiên cứu bài: Câu trần thuật đơn không có từ là.
Ngày soạn: 01/4/2012
Ngày giảng: 6a:.
 6b:.
TIẾT 118: CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN KHÔNG CÓ TỪ “LÀ”
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là.
- Các kiểu câu trần thuật đơn không có từ là
2. Kỹ năng:
- Nhận diện và phân tích đúng cấu tạo của kiểu câu trần thuật đơn không có từ là 
- Đặt được các kiểu câu câu trần thuật đơn không có từ là.
B.CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Nội dung bài giảng. Bảng phụ
Học sinh: Trả lời câu hỏi SGK
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
*Hoạt động 1: Khởi động.
1. Ổn định tổ chức : 
Sĩ số : 6a :. ; 6b :
2. Kiểm tra bài cũ.
Nêu đặc điểm các loại câu trần thuật đơn có từ “là”.
Làm bài tập về nhà.
3. Bài mới:
*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:
*Ngữ liệu: NL1 sgk 
Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu ở NL1?
a, Phú ông // mừng lắm.
b, Chúng tôi // tụ hội ở góc sân.
Vị ngữ ở các câu trên do những từ hoặc cụm từ nào tạo thành
ð a, Vị ngữ: cụm tính từ.
 b, Vị ngữ: cụm động từ.
Chọn từ phủ định thích hợp điền vào trước vị ngữ?
ð Biểu thị ý phủ định kết hợp với các từ: không, chưa.
Nêu đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ “là”
Xác định chủ ngữ - vị ngữ trong các câu ở NL 2.
NL2: 
a, Đằng cuối bãi / hai cậu bé con / tiến lại.
 TR N CN VN
 b, Đằng cuối bãi/tiến lại/hai cậu bé con.
 TR N VN CN 
Lý do vì sao em chọn?
Chọn câu (b) điền vào chỗ trống.
Vì: Hai cậu bé con lần đầu tiên xuất hiện trong đoạn trích. Nếu đưa “hai cậu bé con” lên đầu câu thì có nghĩa là những nhân vật đó đã xuất hiện từ trước.
ð Câu (a): Câu miêu tả.
ð Câu (b): Câu tồn tại.
Em hiểu thế nào là câu miêu tả? Câu tồn tại?
I. Bài học:Kết luận
Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ : “là”.
*Ghi nhớ (SGK)
Câu miêu tả và câu tồn tại:
*Ghi nhớ (SGK).
 Hoạt động 3: II. Luyện tập.
 Bài tập 1 sgk:
 Gọi 3 học sinh lên bảng.
a. Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. 
 CN VN (câu miêu tả)
Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, 
 TR N VN (Câu tồn tại) CN 
mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta//gìn giữ một 
 TR N CN VN
nền văn hoá lâu đời. (câu miêu tả)
Bên hàng xóm tôi có cái hang Dế Choắt. Dế Choắt
 TR N VN CN CN
là tên tôi đã đặt cho nó một cách chế giếu và trịnh 
 VN (câu miêu tả)
thượng thế.
Dưới góc tre tua tủa những mầm măng. Măng trồi 
 TR N VN CN (câu tồn tại) CN 
lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy. 
 VN ( Câu miêu tả)
*Hoạt động 4: Củng cố – HDVN:
4. Củng cố:
Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ :là”
Câu miêu tả? Câu tồn tại?
5. Hướng dẫn về nhà: BTVN: 2, 3 (SGK – 120).
 - Học thuộc lòng ghi nhớ SGK
 - Ôn tập về văn miêu tả
Ngày soạn: 01/4/2012
Ngày giảng: 6a:.
 6b:.
TIẾT 119: ÔN TẬP VĂN MIÊU TẢ.
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Sự khác nhau giữa văn miêu tả và văn tự sự; văn tả cảnh và văn tả người.
- Yêu cầu và bố cục của một bài văn miêu tả.
2. Kỹ năng:
- Quan sát, nhận xét, so sánh và liên tưởng.
- Lự chọn trình tự miêu tả hợp lí.
- Xác định đúng những đặc điểm tiêu biểu khi miêu tả.
CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Nội dung ôn tập.
Học sinh: Trả lời câu hỏi sgk
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
*Hoạt động 1: Khởi động.
1.Ổn định tổ chức.
Sĩ số: 6a:; 6b:..
2.Kiểm tra bài cũ.
Kết hợp cùng quá trình ôn.
3. Bài mới:
*Hoạt động 2: Nội dung:
I. Lý thuyết:
1. Tìm hiểu chung về văn miêu tả:
- Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh...
- Muốn tả hay cần phải: quan sát, nhận xét, tưởng tượng, ví von, so sánh
2. Phương pháp tả người :
a. Muốn tả người cần:
- Xác định đối tượng cầm tả.( tả chân dung hay tả người trong tư thế cần tả , làm việc )
- Quan sát, lựa chọn các chi tiết miêu tả.
- Trình bày kết quả quan sát theo một thứ tự.
b. Bố cục : 3 phần
* Mở bài : Giới thiệu người được tả.
* Thân bài: Miêu tả chi tiết (ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói... )
* Kết bài : Thường nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của người viết về người được tả.
3. Phương pháp tả cảnh:
a.Muốn tả cảnh cần:
 - Quan sát và lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu cho cảnh sắc đó.
 - Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự nhất định 
b.Bố cục: 3 phần
 - Mở bài: giới thiệu cảnh được miêu tả.
 - Thân bài: tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự nhất định.
 - Kết bài: thường phát biểu cảm tưởng về cảnh sắc đó.
*Hoạt động 3: II. Luyện tập:
Bài 1: Đoạn văn hay và độc đáo ở chỗ nào?	
- Học sinh chuẩn bị
ð lên trình bày.
- Lựa chọn chi tiết, hình ảnh đặc sắc thể hiện linh hồn của cảnh vật: hình ảnh mặt trời mọc. Để làm nổi bật cảnh này tác gải đã tạo nền xung quanh: chân trời, ngấn bể...
- Dùng từ ngữ giàu tính gợi hình diễn tả sinh động cảnh vật: tròn trĩnh, đầy đặn, hồng hào, thăm thẳm ...
- Có những liên tưởng, so sánh, nhận xét độc đáo:
+ Mặt trời như một lòng đỏ quả trứng thiên nhiên ... y như mâm lễ phẩm.
- Thể hiện thái độ tình cảm của tác giả với cảnh vật thiên nhiên.
Bài 2: Lập dàn ý cho bài tả quang cảnh đầm sen.
- Học sinh chuẩn bị dàn bài 15’ ð lên trình bày.
1. Mở bài.
Giới thiệu đầm sen.
2.Thân bài.
- Nhìn từ xa cả đầm trải một màu hồng tươi trên nền xanh của lá.
- Nhìn Gần: + Lá sen to xoè rộng trên mặt nước, những chiếc lá non cuộn tròn...
+ Nụ sen màu hồng nhạt, hình trái tim.
+ Hoa sen có nhiều tầng cánh cong cong màu hồng tươi ôm lấy nhị vàng.
+ Cây sen dáng thẳng vút lên từ trong bùn nước.
+ Hương sen thơm ngát.
Cảnh vật thiên nhiên mùa hè: nắng, gió làm cho hoa càng đẹp, rực rỡ hơn.
3.Kết luận.
- Yêu hoa sen – bài hoa mang phẩm chất của con người Việt Nam.
Bài 3: Miêu tả một em bé ngây, bụ bẫm đang tập đi, tập nói, em sẽ lựa chọn những hình ảnh, chi tiết tiêu biểu đặc sắc:
Dáng người, bước chân, bàn chân bấm xuống đất ...
Hai tay dang ra lấy thăng bằng.
Mắt nhìn phía trước, miệng cười, chập chững đí về phía người lớn.
Có lúc ngã ð khóc ð dỗ ðnín, cười.
Được mọi người động viên vỗ tay, vui, cố bước ... gần đến nơi bước vội xà vào lòng mẹ cười...
ð Trình tự miêu tả: Từ gần ð xa.
- Từ những bài tập trên em rút ra điều gì lưu ý khi làm văn tả cảnh?
* Ghi nhớ:
- Dù tả cảnh hay tả người thì cũng phải lựa chọn được các chi tiết và hình ảnh đặc sắc, tiêu biểu, sau đó trình bày theo một thứ tự nhất định. Muốn tả sinh động cần phải biết liên tưởng, tưởng tượng và ví von, so sánh.
Bài 4: (SGK).
Học sinh tự làm.
*Hoạt động 4: Củng cố – hướng dẫn.
4. Củng cố:
Một đoạn văn miêu tả hay cần thoả mãn những yêu cầu nào.
5.Hướng dẫn học tập:
- Ôn tập kiến thức đã học.
-Xem bài mới: Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ.
Ngày soạn: 01/4/2012
Ngày giảng: 6a:.
 6b:.
TIẾT 120: CHỮA LỖI VỀ CHỦ NGỮ, VỊ NGỮ.
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ.
- Cách chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ.
2. Kỹ năng:
- Phát hiện các lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ.
- Sửa được lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ.
B. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Nội dung bài giảng
Học sinh: Trả lời câu hỏi SGK
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*Hoạt động 1: Khởi động.
1. Ổn định tổ chức : 6a :. ; 6b :.
2. Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là thành phần chính? Thành phần phụ của câu. Nêu đặc điểm của chủ ngữ - vị ngữ.
Bài mới: 
*Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:
 Câu sai
a. Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” thấy Dế Mèn biết phục thiện.
- Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” 
em /thấy Dế Mèn biết phục thiện.
b.Thánh Gióng//cưỡi ngựa sắt, roi 
 CN VN
sắt, xông thẳng vào quân thù
- Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa
 sắt, roi sắt, xông thẳng vào quân thù.
 CN
c.Bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A
 CN
Bạn Lan/ là người học giỏi nhất lớp 6A
 CN VN
Cách chữa.
Câu thiếu chủ ngữ:
- Cách 1: Thêm chủ ngữ: Qua truyện ... em thấy Dế Mèn ...
- Cách 2: Qua truyện ... tác giả cho ta thấy Dế Mèn.
ðBiến vị ngữ thành cụm chủ ngữ.
- Cách 3: Truyện “Dế Mèn ...” cho em thấy Dế Mèn ...
ð Biến trạng ngữ thành chủ ngữ.
Câu thiếu vị ngữ:
Câu a.
-Cách 1: Hình ảnh Thánh cưỡi ngựa sát, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù để lại trong em niềm kính phục.
ð Thiếu vị ngữ.
-Cách 2: Em rất thích hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù.
ð Biến cụm Danh từ đã cho thành 1 bộ phận của cụm C – V.
Câu b:
Cách 1: Bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A luôn được mọi người mến mộ.
Cách 2: Bạn Lan là người học giỏi nhất lớp 6A.
Cách 3: Tôi rất quý bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6A.
* Hoạt động 3: Luyện tập.
Bài 1: Đặt câu hỏi
Gọi 3 học sinh lên bảng 
Bài 2: Tìm câu sai – vì sao Gọi 2 học sinh lên bảng
a) Từ hôm đó ai không làm gì nữa.
- Từ hôm đó bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay thế nào?
b) Lát sau: Ai đi được 
 Lát sau: Hổ thế nào? 
c) Bác Tiều thế nào.
 Ai già rồi chết?
 Câu b: thiếu chủ ngữ 
Câu c: thiếu vị ngữ 
Câu a, d: Đúng
* Hoạt động 4: Củng cố - Hướng dẫn :
4.Củng cố:
- Những lỗi sai về chủ ngữ và vị ngữ thường gặp?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Bài tập về nhà: 4, 5 (SGK)
- Chuẩn bị viết bài TLV miêu tả sáng tạo.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 6 T117-120.doc