Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 12+13 - Năm học 2011-2012

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 12+13 - Năm học 2011-2012

 1. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:

 a. KT: - Nhận ra được những ưu, nhược điểm của bài viết số 2, rút kinh nghiệm cho bài viết sau.

 - Củng cố cách xây dựng cốt truyện, nhân vật, tình tiết, lời văn, bố cục một câu chuyện.

 b. KN: - Rèn cho học sinh kỹ năng nhận diện, phát hiện lỗi trong bài viết; biết cách chữa lỗi (lỗi chính tả; dùng từ, ngữ; cách diễn đạt).

- Rèn kĩ năng sống:

 c. TĐ: Ý thức học hỏi và sửa lỗi.

 2. Chuẩn bị của GV và HS:

 a- Giáo viên: Nghiên cứu kĩ đề - chấm bài; chuẩn bị nội dung trả bài (Soạn giáo án)

 b - Học sinh: Ôn lại lí thuyết, đọc kĩ và lập dàn ý cho đề bài viết số 1.

3. Tiến trình bài dạy;

 a. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)

 - Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh ở nhà.

 * Giới thiệu bài: (1phút).

Các em đã viết bài tập làm văn số 2. Vậy qua bài viết, các em đã đạt được những yêu cầu gì? Còn những điểm gì cần phải rút kinh nghiệm? Trong tiết trả bài hôm nay chúng ta cùng xem xét lại bài viết đó.

 b. Dạy nội dung bài mới:

 

doc 36 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 739Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 12+13 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12NGỮ VĂN - BÀI 11
Ngày soạn: /10/2011 Ngày giảng 6A: /10/2011
Tiết 45. Văn bản.
CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG
(hướng dẫn đọc thêm)
1. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:
	a. KT: - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
	- Biết ứng dụng nội dung truyện vào thực tế cuộc sống.
 b. KN: - Rèn kĩ năng kể chuyện bằng các ngôi kể khác nhau.
- Rèn kĩ năng sống có tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, tương thân tương ái
	c. TĐ: - Giáo dục học sinh biết sống vì mọi người.
 2. Chuẩn bị của GV và HS:
 a- Giáo viên: Nghiên cứu văn bản, SGK, SGV; soạn giáo án. 
 b- Học sinh: Đọc kĩ văn bản, chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên; trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
3. Tiến trình bài dạy:
 a. Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
 	* Câu hỏi:
	Nêu đinh nghĩa truyện ngụ ngôn? Kể lại truyện Ếch ngồi đáy giếng?
	* Đáp án - biểu điểm:
	(5 điểm) - Định nghĩa truyện ngụ ngôn: Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn truyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo về con người, nhằm khuyên nhủ, rèn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
	(5 điểm) - Học sinh kể chuyện theo yêu cầu (đảm bảo nội dung, diễn cảm) 
 * Giới thiệu bài: (1phút)
 Bác Hồ đã từng nói về sự phân công lao động trong xã hội: Không có nghề nào là thấp kém, mỗi người, mỗi nghề, giống như những chiếc kim đồng hồ, kim giờ, kim phút, kim giây... Bài học hôm nay cũng đề cập tới một số vấn đề tương tự. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng, mỗi bộ phận cơ thể con người có một nhiệm vụ riêng nhưng lại có chung một mục đích là đảm bảo sự sống cho cơ thể. Truyện về chúng được dân gian kể lại như thế nào?Các em sẽ được tìm hiểu trong tiết hướng dẫn đọc thêm.
b. Dạy nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
?K
GV
HS
?Tb
?K
 HS
GV
?Tb
HS
?K
?Tb
GV
?Tb
?Tb
?Tb
?Tb
?K
 GV
?Tb
 GV
?Tb
?K
?Tb
GV
?Tb
GV
 HS
?Tb
?K
GV
 HS
GV
* Nêu cách đọc văn bản?
- Đọc to, rõ ràng, chú ý phân biệt giọng của các nhân vật:
 + Giọng cô Mắt: ấm ức; cậu Chân, cậu Tay: bực bội, đồng tình; giọng bác Tai: ba phải.
 + Giọng hối hận của cả bốn người khi nhận ra sai lầm của mình.
- Đọc mẫu một lần.
- Đọc (có nhận xét uốn nắn).GV yêu cầu các em về nhà đọc tiếp ở nhà.
* Hãy giải nghĩa từ: Hăm hở, tê liệt, ăn không ngồi rồi, tị.
- Giải nghĩa (theo SGK, T.100, 101).
- Nhận xét, bổ sung.
* Kể tóm tắt nội dung câu chuyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng?
- Kể tóm tắt theo yêu cầu (có nhận xét).
- Nhận xét uốn nắn, bổ sung:
 Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng sống với nhau rất hoà thuận. Một hôm, cô Mắt cho rằng: cô mắt, cậu Chân, cậu Tay phải làm việc vất vả để nuôi lão Miệng. Họ bảo nhau nghỉ việc để trừng trị lão. Cuối cùng cả bọn mệt rã rời và tất cả hiểu ra rằng mỗi người mỗi việc, ai cũng phải làm. Họ sửa lỗi lầm của mình, sống thân mật với nhau như xưa.
* Truyện có mấy nhân vật? Các nhân vật có quan hệ với nhau như thế nào?
- Truyện có 5 nhân vật.
- Các nhân vật sống với nhau thân thiết (gắn bó, yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau).
* Có gì độc đáo trong hệ thống nhân vật của truyện ngụ ngôn này?
- Các nhân vật đều là những bộ phận của cơ thể con người được nhân hoá (biết bộc lộ tình cảm, nói năng, ganh tị, hối hận,...).
* Căn cứ vào nội dung, truyện ngụ ngôn này có thể chia thành mấy phần? cho biết nội dung chính của từng phần?
- Truyện ngụ ngôn có thể chia thành 3 phần:
1) Từ đầu đến “kéo nhau về”: Chân, Tay, Tai, Mắt quyết định không làm lụng, không chung sống cùng với Miệng nữa.
2) Tiếp đến “đành họp nhau lại để bàn”: Hậu quả của quyết định không làm lụng, không cùng chung sống.
3) Còn lại: Cách sửa chữa hậu quả.
-Có nhiều cách phân tích văn bản. Nhưng trong tiết học này chúng ta cùng tìm hiểu nội dung văn bản theo ba phẩn trên.
* Trước khi quyết định chống lại Miệng các thành viên của nhóm Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng đã sống với nhau như thể nào?
- Sống thân thiện đoàn kết trong một cơ thể.
* Tình huống nào nảy sinh mâu thuẫn giữa các nhân vật?
 - Cô Mắt than thở với cậu Chân, cậu Tay rằng: Bác Tai, hai anh và tôi làm việc mệt nhọc quanh năm, còn lão Miệng chẳng làm gì cả, chỉ ngồi ăn không. Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không.
* Qua sự việc trên, em thấy cô Mắt là người như thế nào?
- Cô Mắt là người khơi chuyện, kích động lòng ghen tị, gây chia rẽ giữa Chân, Tay, Tai với Miệng.
* Nghe lời cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay,bác Tai đã có thái độ, hành động gì?
- Hưởng ứng không làm việc.
Bốn người hăm hở đến nhà lão Miệng[...] không chào hỏi gì cả[...] nói thẳng với lão: “Từ nay chúng tôi không làm để nuôi ông nữa”[...]
* Em có nhận xét gì về thái độ và quyết định của Chân, Tay, Tai, Mắt? 
- Thái độ nóng nảy, vội vàng; quyết định sai lầm.
- Để trừng trị lão Miệng, họ quyết định đình công nhưng kết quả thật bất ngờ, thú vị. Đó là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp.
Quyết định không cùng chung sống với Miệng được Chân, Tay, Tai, Mắt thể hiện bằng hành động nào? Chuyện gì đã sảy ra với họ khi họ đình công?
- Từ hôm đó, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay không làm gì nữa.
- Cả bọn thấy mệt mỏi rã rời. Cậu Chân, cậu Tay không còn muốn cất mình lên để chạy nhảy, vui đùa như trước; Cô Mắt[...] lúc nào cũng lờ đờ[...];Bác Tai[...] lúc nào cũng ù ù như xay lúa ở trong[...] cả bon mệt rã rời, đến ngày thứ bảy không thể chịu nổi nữa[...] Miệng nhợt nhạt cả hai môi, không buồn nhếch mép. 
Theo em, vì sao cả bọn phải chịu hậu quả đó?
- Vì suy bì, tị nạnh, chia rẽ, không đoàn kết làm việc nên cả bọn phải chịu hậu quả bị tê liệt vì đói.
* Em nhận ra ý nghĩa ngụ ngôn nào từ sự việc này?
- Nếu không đoàn kết, hợp tác thì một tập thể cũng sẽ bị suy yếu.
* Ai là người nhận ra sai lầm? Điều đó có hợp lí không?
- Bác Tai nói: Chúng ta lầm rồi[...] lão Miệng có ăn thì chúng ta mới khoẻ khoắn được[...]
- Bác Tai là người nhận ra sai lầm. Điều này rất hợp lí, vì tai luôn lắng nghe mọi chuyện xung quanh, nên sẽ nhanh chóng phân biệt được phải trái.
- Vậy khi nhận ra sai lầm họ đã có thái độ và hành động như thế nào? Chúng ta tìm hiểu phần còn lại.
* Mọi người đã sữa sai lầm bằng những việc làm như thế nào? Em có nhận xét gì về kết quả việc sửa chữa sai lầm của Chân, Tay, Tai, Mắt?
Cho hs làm bài theo nhóm trong thời gian 5'.
Đại diện nhóm trình bày - có nhận xét, bổ sung.
- Bác Tai, cô Mắt vực lão Miệng dậy, cậu Chân, cậu Tay đi tìm thức ăn, lão Miệng ăn xong dần dần tỉnh lại.
- Bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay tự nhiên đỡ mệt.
- Chính tình thương yêu và sự cảm thông, giúp đỡ lẫn nhau đã giúp họ thoát khỏi bờ vực của cái chết. Từ đó họ lại sống thân thiết với nhau, mỗi người một việc không ai tị ai.
* Em có nhận xét gì về nghệ thuật qua truyện ngụ ngôn vừa tìm hiểu? 
- Truyện ngụ ngôn được tạo bằng sự tưởng tượng, nhân hoá rất độc đáo bằng cách mượn truyện của các bộ phận cơ thể con người để nói chuyện con người.
* Câu chuyện của những bộ phận cơ thể giúp ta liên tưởng đến điều gì trong xã hội? Đem đến cho ta lời khuyên gì?
- Cơ thể tượng trưng cho cộng đồng, gia đình, đoàn thể, tổ chức xã hội mà các bộ phạn của cơ thể chính là những cá nhân trong cộng đồng đó.
- Trong tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt, phải nương tựa gắn bó với nhau, phải hợp tác, tôn trọng công sức của nhau.
- Yêu cầu các em tự tổng kết - tiết sau cô giáo sẽ kiểm 
tra.
- Đọc * Ghi nhớ: (SGK, T.116).
Ra bài tập cho hs về nhà làm:
* Thế nào là truyện ngụ ngôn?
* Phân biệt truyện ngụ ngôn với truyện truyền thuyết, cổ tích?
* Nhân vật của truyện ngụ ngôn có gì đặc biệt?
- Gợi ý cho hs về nhà làm.
- Khái quát toàn bộ những kiến thức cơ bản về truyện ngụ ngôn.
I. Đọc và tìm hiểu chung.
(10 phút) 
II. Phân tích văn bản.
 (16 phút)
 1. Chân, Tay, Tai, Mắt quyết định không làm lụng, không chung sống cùng Miệng:
Chân, Tay, Tai, Mắt có thái độ nóng nảy, vội vàng nên quyết định sai lầm.
2. Hậu quả của quyết định không cùng chung sống của Chân, Tay, Tai, Mắt :
 Vì suy bì, tị nạnh, chia rẽ, không đoàn kết làm việc nên cả bọn phải chịu hậu quả bị tê liệt vì đói.
 3. Cách sửa chữa hậu quả:
Tình thương yêu và sự cảm thông, giúp đỡ lẫn nhau đã giúp cho Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng thoát khỏi bờ vực của cái chết.
III. Tổng kết - ghi nhớ. (3 phút)
Từ câu chuyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng, truyện nêu ra bài học: Trong tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt, phải nương tựa gắn bó với nhau, phải hợp tác và tôn trọng công sức của nhau. 
* Ghi nhớ: 
 (SGK, T.116).
 IV. Luyện tập. 
 (5 phút)
c. Củng cố: GV KQ nội dung bài học. 
d. Hướng dẫn học bài ở nhà: (1 phút).
	- Đọc lại bài, nắm chắc nội dung ghi nhớ (SGK, T.101).
	- Tập phân tích nội dung của văn bản, chú ý các tình huống truyện và các sự việc chính. Làm các bài tập theo yêu cầu.
	- Tìm đọc thêm một số truyện ngụ ngôn; giải thích bài học được rút ra từ những câu chuyện ngụ ngôn đó.
	- Ôn kĩ toàn bộ kiến thức tiếng Việt đã học trong chương trình ngữ văn 6; tiết sau kiểm tra 45’
Ngày soạn: /11/2011 Ngày giảng 6: /11/2011
 Tiết 46. 
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
 1. Mục tiêu bài dạy: Qua bài kiểm tra nhằm:
	a. KT: - Đánh giá kết quả nhận thức của học sinh về từ mượn, danh từ chung, danh từ riêng, cụm danh từ.
	b. KN: - Rèn luyện kĩ năng tổng hợp kiến thức qua bài kiểm tra 45’.
- Rèn kĩ năng sống: Trung thực.
	c. TĐ: - Giáo dục ý thức tự lập, tự giác học tập.
 2. Nội dung đề: 
a. Ma trận đề kiểm tra.
Mức độ
Nội dung 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng số
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Từ 
C1
C1
C4
C3
C2
C5
C2
Cụm danh từ
C6
C7
C3
Chữa lỗi dùng từ
C8
Tổng số
8 câu
3 đ
3 câu
7đ
b. Nội dung đề:	
Phần I. Trắc nghiệm: 
(Học sinh đọc kĩ câu hỏi và trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất)
Câu 1:
Hãy sắp xếp cột A với nội dung ở cột B để có một khái niệm đúng.
Cột A
Cột B
Đáp án
1. Từ
a. Là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc
2. Nghĩa của từ.
b. Là đơn vị ngôn ngữ dùng để đặt câu.
3. Nghĩa gốc.
c. Là nghĩa xuất hiện ban đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác
4. Nghĩa chuyển.
d. Là nội dung (sự việc, tính chất, hoạt động, quan hệmà từ biểu thị)
Câu 2: Trong các từ sau đây, từ nào là từ mượn?
A. Dông bão	B. Thủy Tinh.
C. Cuồn cuộn	D. Biển.
Câu 3: “Bạn Lan là một tay bóng chuyền xuất sắc của lớp”. Từ “Tay” trong câu trên thuộc:
A. Nghĩa gốc.	B. Nghĩa chuyển.
Câu 4: Từ có thể có một hay nhiều nghĩa.
A. Đúng.	B. Sai.
Câu 5: Dòng nào sau đây viết đúng chính tả?
A. Mát – Xcơ – Va.	B. A lếch xây rôma nốp.
C. Xéc - gây Bôn - kôn – xki.	D. Mạc - Tư - Khoa.
Câu 6: Có mấy ... đâu được nữa.
* Ở vào tình huống đó, anh có áo mới đã sử lý như thế nào?
 - Anh liền giơ ngay vạt áo ra bảo:
 “Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!”
* Có gì đáng chú ý trong câu trả lời của anh có áo mới?
- Rõ ràng ở phần đầu câu trả lời không liên quan gì đến câu hỏi. Đó là phần thông tin thừa, bởi người ta hỏi về con lợn mà mình lại trả lời lại là cái áo mới. Phần đầu câu trả lời tưởng lạc lõng nhưng nhờ vào cụm từ Từ lúc tôi mặc rất khéo và rất hóm hỉnh, anh ta đã lật lại được tình thế, vẫn trả lời cho người hỏi mình một cách nghiêm chỉnh theo đúng phép tắc, vẫn tranh thủ được cơ hội hiếm để khoe bằng được cái áo mới của mình. Tới đây tiếng cười thực sự bộc lộ bởi tính khoe của của hai người đã khiến cho họ trở thành lố bịch trong nói năng và hành động.
* Em có nhận xét gì về nghệ thuật gây cười của truyện?
- Truyện xây dựng thành công về tình huống gây cười. Tác giả dân gian đã tạo ra một cuộc tranh đua về khoe của giữa anh có áo mới và anh có lợn cưới.
- Cách kể chuyện hóm hỉnh, hấp dẫn người đọc.
* Truyện có ý nghĩa gì?
- Phê phán tính hay khoe của - một tính xấu khá phố biến trong xã hội. Tính xấu ấy đã biến nhân vật trong câu chuyện thành trò cười cho mọi người.
- Đọc ghi nhớ (SGK, T.128).
- Kể lại truyện (có nhận xét).
- Nhận xét, đánh giá.
A. Văn bản “Treo biển”.
 I. Đọc và tìm hiểu chung. (5 phút) 
 1. Truyện cười:
 Loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.
 2. Đọc văn bản:
II. Phân tích văn bản.
 (10 phút)
 1. Tình huống truyện:
 Nhà hàng treo biển để bán hàng với đầy đủ thông tin cần thiết cho một biển quảng cáo.
 2. Kịch tính của truyện:
 - Sự góp ý vô lí, thiếu chính xác do không hiểu chức năng của ngôn ngữ.
 - Nhà hàng tiếp thu ý kiến một cách thụ động, thiếu suy xét kĩ càng dẫn đến việc treo biển thành cất biển.
III. Tổng kết - ghi nhớ.
 (3 phút)
- Cách dẫn chuyện ngắn gọn, với những tình tiết bất ngờ lí thú, gây cười.
- Truyện có ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc không suy xét kĩ khi nghe ý kiến của người khác.
 * Ghi nhớ: 
 (SGK, T.125).
* Luyện tập: (2 phút)
B. Văn bản “Lợn cưới, áo mới"
 (Tự học có hướng dẫn).
I. Đọc và tìm hiểu chung. (5 phút)
II. Phân tích văn bản.
(6 phút)
 1. Tình huống truyện:
Hành động, suy nghĩ của anh có áo mới khác với lẽ thường.
2. Kịch tính của truyện:
 Tính hay khoe của đã khiến các nhân vật trở thành lố bịch trong nói năng và hành động.
III. Tổng kết ghi nhớ.
(3 phút)
 Truyện “Lợn cưới, áo mới” chế giễu, phê phán những người có tính hay khoe của, một tính xấu khá phố biến trong xã hội. 
* Ghi nhớ:
 (SGK, T.128).
IV. Luyện tập.
 (3 phút)
c. Củng cố: GV khái quát nội dung bài học. 
d. Hướng dẫn học bài ở nhà: (1 phút).
	- Đọc hai văn bản; học thuộc định nghĩa truyện cười; học thuộc hai nội dung ghi nhớ.
	- Sưu tầm, đọc thêm một số truyện cười khác.
	- Đọc kĩ và chuẩn bị bài tiếng việt “Số từ và lượng từ” tiết sau học.
==============================
Ngày soạn: /11/2011 Ngày giảng : /11/2011
 Tiết 52. Tiếng Việt.
SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ
1. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:
	a. KT: - Nắm được ý nghĩa và công dụng của số từ và lượng từ.
	b. KN: - Biết dùng số từ và lượng từ trong khi nói và khi viết.
	- Rèn kĩ năng sống: 
	c. TĐ: ý thức học môn tiếng Việt.
 2. Chuẩn bị của GV và HS:
 a- Giáo viên: Nghiên cứu kĩ nội dung SGK, SGV - soạn giáo án. 
 b- Học sinh: Đọc kĩ bài, chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên (trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa).
3. Tiến trình bài dạy:
 a. Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
	* Câu hỏi: 
? Cụm danh từ là gì? Cấu tạo của cụm danh từ? Đặc điểm của các phụ ngữ ở phần trước và phần sau?
	* Đáp án - biểu điểm:
	- Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. (2 điểm)
	- Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình danh từ nhưng hoạt động trong câu giống như một danh từ. (2 điểm)
 - Cụm danh từ thường có ba phần: Phần trước - Phần trung tâm - phần sau.(1 điểm)
 - Phụ ngữ đứng trước bổ sung cho danh từ các ý nghĩa về số lượng. (2 điểm)
 - Phụ ngữ đứng sau nêu lên đặc điểm của sự vậy mà danh từ biểu thị, hoặc xác định vị trí của sự vật trong không gian, thời gian. (3 điểm) 
 * Giới thiệu bài: (1 phút).
	Các em đã biết, danh từ thường kết hợp với một số từ ngữ khác tạo thành cụm danh từ. Những từ ngữ ở phần trước thường là những từ ngữ chỉ số lượng. Đó chính là số từ và lượng từ. Vậy số từ và lượng từ có những đặc điểm gì, tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó.
b. Dạy nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
GV
?Tb
?Tb
? K 
 GV
? K
?Tb
? K
 HS
GV
HS
?Tb
GV
HS
?K
?Tb 
 HS
?K
GV
?Tb
HS
GV
HS 
 GV
HS
?Tb
 HS
?K
?
?
GV
- Treo bảng phụ có ghi ví dụ trong sách giáo khoa (T.128):
Ví dụ: 
a) Hai chàng tâu hỏi đồ sính lễ cần sắm những gì, vua bảo: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi”.
 (Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)
b) Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức.
 (Thành Gióng)
- Đọc ví dụ: 
* Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho những từ nào trong câu?
a) Hai chàng ...Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng... chín ngà,... chín cựa,... chín hồng mao, ...một đôi”.
b) Hùng Vương thứ sáu
* Những từ được bổ nghĩa thuộc về từ loại nào?
- Những từ được bổ nghĩa đều là danh từ.
* Những từ in đậm bổ sung ý nghĩa gì cho danh từ? Vị trí của chúng do với danh từ mà chúng bổ nghĩa?
- Trong ví dụ (a) bổ sung ý nghĩa về số lượng. Đứng trước danh từ.
- Ví dụ (b) bổ sung ý nghĩa về thứ tự. Đứng sau danh từ.
Š Những từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho danh từ trong hai ví dụ trên được gọi là số từ.
* Theo em, từ đôi trong ví dụ (a) có phải là số từ không? Vì sao?
- từ đôi không phải là số từ mà là danh từ chỉ đơn vị (gắn với ý nghĩa số lượng). Vì nó kết hợp được với số từ ở trước như danh từ (Một đôi) và danh từ chỉ sự vật ở sau nó (ví dụ: một đôi gà).
* Em hãy tìm thêm những từ tương tự như từ đôi?
- Cặp, tá, chục, nghìn, vạn, triệu,...
Ví dụ: Một chục trứng, hai cặp bánh chưng,...
* Như vậy, qua các ví dụ vừa phân tích, em hiểu thế nào là số từ? Số từ có những đặc điểm gì?
- Trình bày (có nhận xét, bổ sung).
- Khái quát và chốt nội dung bài học Š 
- Đọc ghi nhớ (SGK,T.128)
* Hãy đặt một câu có sử dụng số từ? Chỉ rõ số từ trong câu?
 Ví dụ:
 Một đàn gà con đang quấn quýt bên gà mẹ.
Chuyển: Như vậy, các em đã nắm được số từ và đặc điểm của số từ. Lượng từ có đặc điểm gì? Chúng ta cùng tìm hiểu trong phần thứ hai Š 
- Dùng bảng phụ Có ghi ví dụ (SGK,T129):
 [...] Các tướng giặc phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thiết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa.
 (Thạch Sanh)
- Đọc ví dụ, lưu ý những từ in đậm trong ví dụ.
* Nghĩa của những từ in đậm trong ví dụ có gì giống và khác số từ?
- Giống: Các, những, Cả mấy cùng đứng trước danh từ.
- Khác: + Số từ dùng chỉ số lượng và thứ tự của sự vật.
+ Những từ in đậm trong ví dụ này có ý nghĩa chỉ lượng ít hay nhiều nói chung của sự vật.
* Xếp các từ in đậm nói trên vào mô hình cụm danh từ? Tìm thêm những từ có ý nghĩa tương tự?
- Lên bảng điền vào mô hình (có nhận xét, bổ sung): 
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
t1
t2
T1
T2
s1
s2
các 
tướng
giặc
những
kẻ
Thua trận
cả
mấy vạn
quân sĩ 
từng
dãy
núi đồi
* So sánh nghĩa những từ in đậm trong cụm danh từ có gì khác nhau? 
- Cả: Chỉ ý nghĩa toàn thể.
- Các, những, mấy, vạn: Chỉ ý nghĩa tập hợp; từng: chỉ ý nghĩa phân phối.
Š Những từ in đậm trong các ví dụ vừa tìm hiểu chính là lượng từ.
* Vậy em hiểu thế nào là lượng từ? Dựa vào vị trí trong cụm danh từ, lượng từ có thể chia thành mấy nhóm?
- Trình bày (có nhận xét, bổ sung). 
- Khái quát và chốt nội dung bài học.
- Đọc Ghi nhớ: (SGK, T.129) 
- Chuyển: Để giúp các em nắm chắc nội dung bài học, chúng ta cùng luyện tập trong phần tiếp theo Š 
- Đọc yêu cầu bài tập 1 (SGK,T.129).
* Tìm số từ trong bài thơ sau. Xác định ý nghĩa của các số từ ấy?
Không ngủ được
Một canh... hai canh... lại ba canh,
Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành; 
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt,
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.
 (Hồ Chí Minh)
- Đọc yêu cầu bài tập 2 (SGK,T.129).
* Các từ in đậm trong hai dòng thơ sau được dùng với ý nghĩa như thế nào?
Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.
 (Tố Hữu)
* Nghĩa của các từ từng và mỗi trong các ví dụ sau có gì khác nhau?
a) Thần bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi [...].
 (Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)
b) Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng rút lui mỗi người một ngả.
 (Sự tích Hồ Gươm)
* Chính tả (nghe - viết): Lợn cưới, áo mới (cả bài).
- Đọc chính tả cho HS chép (Yêu cầu, chép đúng chính tả, lưu ý các phụ âm: l/n/đ, gi/d... (có thể thu một số bài, nhận xét, chữa lỗi)
I. Số từ. (12') 
 *. Ví dụ:
 *. Bài học:
 - Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ. Khi biểu thi thứ tự,số từ đứng sau danh từ. 
 - Cần phân biệt số từ với những danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng.
 *Ghi nhớ:
 (SGK,T.128)
II. Lượng từ.(10')
 1. Ví dụ:
 2. Bài học:
 - Lượng từ là những từ chỉ số lượng ít hay nhiều của sự vật.
 - Dựa vào vị trí trong cụm danh từ, có thể chia lượng từ thành hai nhóm:
+ Nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể: cả, tất cả, tất thảy ,...
+ Nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối: Các, những, mọi, mỗi, từng,... 
 * Ghi nhớ:
 (SGK,T.129)
III. Luyện tập.(15')
 1. Bài tập 1: 
 (SGK,T.129)
 Số từ trong bài thơ:
- Một canh... hai canh... ba canh Š biểu thị số lượng của canh.
- Canh bốn, canh năm Š biểu thị thứ tự của canh. 
 2. Bài tập 2: 
 (SGK,T.129)
 - Từ trăm và từ ngàn vốn là số từ nhưng ở đây nó là lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp (Con đi nhiều núi nhiều khe).
 - Từ muôn là lượng từ chỉ ý nghĩa toàn thể.
 3. Bài tập 3:
 (SGK,T.129, 130)
 a) Từng là lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp.
 b) Mỗi là lượng từ chỉ ý nghĩa phân phối.
 4. Bài tập 4:
 (SGK,T.130)
c. Củng cố: GV khái quát nội dung bài học.
d. Hướng dẫn học bài ở nhà: (1 phút).
	- Học thuộc nội dung ghi nhớ (SGK, T.129,130).
	- Làm lại bài tập 3.
	- Đọc và chuẩn bị bài tập làm văn Kể chuyện tưởng tượng tiết sau học.
==============================

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN6 TUAN 12 13.doc