Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 11 - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 11 - Năm học 2010-2011

CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG

1. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:

 a. Kiến thức

- Đặc điểm thể loại của ngụ ngôn trong văn bản Chân,tay,tai,mắt,miệng.

- Nét đặc sắc của truyện: cách kể ý vị với ngụ ý sâu sắc khi đúc kết bài học về sự đoàn kết.

 b. Kỹ năng:

- Đọc - hiểu văn bản truyện ngụ ngôn theo đặc trưng thể loại.

- Phân tích, hiểu ngụ ý của truyện.

- Kể lại được truyện.

 - Rèn kĩ năng sống có tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, tương thân tương ái

 c. Thái độ:

 - Giáo dục học sinh biết sống vì mọi người.

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

 a. Chuẩn bị của giáo viên :

 - Nghiên cứu văn bản, SGK, SGV; soạn giáo án.

 b. Chuẩn bị của học sinh:

 - Đọc kĩ văn bản, chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên; trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.

3. Tiến trình bài dạy:

 a. Kiểm tra bài cũ : (5 phút)

 * Câu hỏi:

 Nêu đinh nghĩa truyện ngụ ngôn? Bài học được rút ra từ truyện " thầy bói xem voi" là gì ?

 * Đáp án - biểu điểm:

 (5 điểm) - Định nghĩa truyện ngụ ngôn: Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn truyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo về con người, nhằm khuyên nhủ, rèn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.

 (5 điểm) - Bài học được rút ra từ truyện " thầy bói xem voi" là : Từ câu chuyện chế giễu cách xem và phán về voi của năm ông thầy bói, truyện " Thầy bói xem voi" khuyên người ta: muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện.

 * Giới thiệu bài: (1phút)

 Trong bài: " Tiếng ru " nhà thơ Tố Hữu có viết một đoạn thơ như sau:

" Một ngôi sao chẳng sáng đêm

Một bông lúa chín chẳng nên mùa màng

Một người đâu phải dân gian

Sống chăng một đốm lửa tàn mà thôi "

 Khi nghe những vần thơ đó, hẳn các em cũng cảm nhận được đây là một lời khuyên nhủ chân thành về cách sống của con người trong xã hội. Bởi mỗi con người chúng ta muốn tồn tại và phát triển nhất định chúng ta phải nương tựa vào nhau, không thể sống tách biệt được. Cũng với mục đích giúp con người nhận thức rõ mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể kho tàng truyện ngụ ngôn của chúng ta có rất nhiều chuyện thú vị. Trong tiết học hướng dẫn đọc thêm ngày hôm nay cô sẽ giới thiệu với các em một trong số các truyện đó là" Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng ".

 

doc 24 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 573Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 11 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12
NGỮ VĂN - BÀI 11
Kết quả cần đạt.
 - Hiểu nội dung ý nghĩa của truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng; biết ứng dụng nội dung truyện vào đời sống thực tế.
 - Kiểm tra, đánh giá nhận thức của học sinh về những kiến thức tiếng Việt đã học.
 - Học sinh tự đánh giá rút kinh nghiệm qua tiết trả bài tập làm văn số 2
 - Nắm được yêu cầu của các bước trong việc xây dựng bài văn kể chuyện đời thường.
Ngày soạn: /10/2010 Ngày giảng 6A: /10/2010
Tiết 45. Văn bản (hướng dẫn đọc thêm).
CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG
1. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:
 a. Kiến thức
- Đặc điểm thể loại của ngụ ngôn trong văn bản Chân,tay,tai,mắt,miệng.
- Nét đặc sắc của truyện: cách kể ý vị với ngụ ý sâu sắc khi đúc kết bài học về sự đoàn kết.
 b. Kỹ năng:
- Đọc - hiểu văn bản truyện ngụ ngôn theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích, hiểu ngụ ý của truyện.
- Kể lại được truyện.
	- Rèn kĩ năng sống có tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, tương thân tương ái
 c. Thái độ:
	 - Giáo dục học sinh biết sống vì mọi người.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 a. Chuẩn bị của giáo viên :
	- Nghiên cứu văn bản, SGK, SGV; soạn giáo án. 
 b. Chuẩn bị của học sinh:
 - Đọc kĩ văn bản, chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên; trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
3. Tiến trình bài dạy:
 a. Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
 	* Câu hỏi:
	Nêu đinh nghĩa truyện ngụ ngôn? Bài học được rút ra từ truyện " thầy bói xem voi" là gì ?
	* Đáp án - biểu điểm:
	(5 điểm) - Định nghĩa truyện ngụ ngôn: Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn truyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo về con người, nhằm khuyên nhủ, rèn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
	(5 điểm) - Bài học được rút ra từ truyện " thầy bói xem voi" là : Từ câu chuyện chế giễu cách xem và phán về voi của năm ông thầy bói, truyện " Thầy bói xem voi" khuyên người ta: muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện.
 * Giới thiệu bài: (1phút)
 Trong bài: " Tiếng ru " nhà thơ Tố Hữu có viết một đoạn thơ như sau:
" Một ngôi sao chẳng sáng đêm
Một bông lúa chín chẳng nên mùa màng
Một người đâu phải dân gian
Sống chăng một đốm lửa tàn mà thôi "
 Khi nghe những vần thơ đó, hẳn các em cũng cảm nhận được đây là một lời khuyên nhủ chân thành về cách sống của con người trong xã hội. Bởi mỗi con người chúng ta muốn tồn tại và phát triển nhất định chúng ta phải nương tựa vào nhau, không thể sống tách biệt được. Cũng với mục đích giúp con người nhận thức rõ mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể kho tàng truyện ngụ ngôn của chúng ta có rất nhiều chuyện thú vị. Trong tiết học hướng dẫn đọc thêm ngày hôm nay cô sẽ giới thiệu với các em một trong số các truyện đó là" Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng ".
 b. Dạy nội dung bài mới:
 GV: Ghi đầu bài lên bảng.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
?K
H
GV
GV
HS
?Tb
 H
GV
?K
 HS
GV
?Tb
HS
?K
?Tb
H
?K
H
GV
?Tb
H
 GV
GV
?Tb
GV
?Tb
?K
GV
?Tb
H
GV
?Tb
H
?K
H
?K
 H
GV
?Tb
?Tb
H
?K
H
?K
H
?Tb
H
?Tb
H
GV
Gv
?Tb
GV
 HS
?K
H
GV
 ?K
 H
?
?Tb
 H
?K
H
?K
H
GV
GV
?Tb
H
* Nêu cách đọc văn bản?
Đọc to, rõ ràng, phân biệt được lời đối thoại của các nhân vật.
- Đối với văn bản này các em đọc bằng giọng kể sinh động. Cần có sự thay đổi thích hợp giọng điệu đối với từng nhân vật và từng đoạn như :
+ đoạn đầu mang gọng than thở, bất mãn; Đoạn Chân, Tay,Tai, Mắt, Miệng đến gặp lão Miệng cần đọc nhanh hơn, hăm hở có vẻ nóng vội. Đoạn tả lại kết quả sự đình công của Chân, Tay,Tai, Mắt, Miệng thì giọng uể oải, mệt mỏi. Đoạn cuói trở lại giọng điệu thân tình.
- Đọc mẫu một lần.
- Đọc (có nhận xét uốn nắn).GV yêu cầu các em về nhà đọc tiếp ở nhà.
* Hãy giải nghĩa từ: Lờ đờ, tị.
- Lờ đờ : Chậm chạp, thiếu tinh anh.
- Tị : So sánh, không bằng lòng trước những gì người khác được hưởng.
- Các em đã biết vận dụng kiến thức Tiếng Việt ở bài " Nghĩa của từ " đưa ra những từ đồng nghĩa với từ "lờ đờ, tị" để giải thích chính xác nghĩa của từ. Các từ khó còn lại của văn bản yêu cầu các em đọc phần chú thích đẻ hiểu nghĩa của từ.
* Kể tóm tắt nội dung câu chuyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng?
- Kể tóm tắt theo yêu cầu (có nhận xét).
- Nhận xét uốn nắn, bổ sung:
 Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng sống với nhau rất hoà thuận. Một hôm, cô Mắt cho rằng: cô mắt, cậu Chân, cậu Tay phải làm việc vất vả để nuôi lão Miệng. Họ bảo nhau nghỉ việc để trừng trị lão. Cuối cùng cả bọn mệt rã rời và tất cả hiểu ra rằng mỗi người mỗi việc, ai cũng phải làm. Họ sửa lỗi lầm của mình, sống thân mật với nhau như xưa.
* Truyện có mấy nhân vật? Các nhân vật có quan hệ với nhau như thế nào?
- Truyện có 5 nhân vật: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng .
- Các nhân vật sống với nhau thân thiết (gắn bó, yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau).
* Có gì độc đáo trong hệ thống nhân vật của truyện ngụ ngôn này?
- Các nhân vật đều là những bộ phận của cơ thể con người được nhân hoá (biết bộc lộ tình cảm, nói năng, ganh tị, hối hận,...).
Theo em " Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng " thuộc kiểu văn bản nào? Tại sao em biết điều đó ?
 Thuộc kiểu văn bản tự sự. Vì văn bản này trình bày một chuỗi các sự việc. Sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc thể hiện một ý nghĩa.
Vậy văn bản tự sự có bố cục mấy phần ? Nhiệm vụ của mỗi phần là gì ? Em hãy chỉ ra bố cục ấy trong văn bản?
Văn bản tự sự có bố cục ba phần :
- Phần mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.
- Phần thân bài: Kể diện biến của sự việc.
- Phần kết bài : Kể kết cục của sự việc.
Bố cục của văn bản" Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng":
- Mở đầu câu chuyện: Từ đầu đến " sống với nhau rất thân thiết".
- Diễn biến : Từ " Bỗng một hôm " đến" không buồn nhếch mép ".
- Kết thúc: Từ " Bác Tai, cô Mắt vực lão Miệng dậy" đến hết.
 Vậy câu chuyện ngụ ngôn này muốn ngụ ý điều gì ? Cô trò chúng ta cùng tìm hiểu văn bản này theo bố cục thông thường của truyện ngụ ngôn để tìm câu trả lời.
Đoạn truyện từ đầu đến" sống với nhau rất thân thiết" kể lại chuyện gì ?
TL
Phần mở đầu câu chuyện tác giả dân gian đã giới thiệu về nhân vật chính của truyện và cuộc sống của họ. Vậy diễn biến câu chuyện ntn chúng ta cùng tìm hiểu phần2.
Yêu cầu HS chú ý vào đoạn truyện từ " bỗng một hôm" đến " Bác sẽ đi với các cháu ".
Nêu nội dung chính của đoạn truyện này ?
Đoạn truyện kể lại việc Chân, Tay, Tai, Mắt so bì, tị nạnh với lão Miệng.
Vậy ->
Vì sao Chân, Tay, Tai, Mắt lại so bì với lão Miệng ?
Đang sống hoà thuận, đoàn kết, thân ái với nhau bỗng một hôm cô Mắt nhận ra: " Bác Tai, hai anh và tôi làm việc mệt nhọc quanh năm, còn lão Miệng chẳng làm gì cả, chỉ ngồi ăn không".
* Qua sự việc trên, em thấy cô Mắt là người như thế nào?
- Cô Mắt là người khơi chuyện, kích động lòng ghen tị, gây chia rẽ giữa Chân, Tay, Tai với Miệng.
 Rõ ràng là nếu chỉ nhìn bề ngoài công việc của từng bộ phận thì thấy : Mắt phải nhìn,Tai phải nghe, Chân phải đi, Tay phải làm, chỉ riêng có Miệng được ăn. Cứ theo cách nhìn ấy thì bốn nhân vật đó phải phục vụ cho Miệng, còn Miệng thì hưởng thụ tất cả.
Vậy em có nhận xét gì về sự việc Chân, Tay, Tai, Mắt so bì với lão Miệng ?
TL
Như vậy chúng ta đã biết được nguyên nhân của cuộc đình công, vậy diễn biến của cuộc đình công ntn chúng ta cùng tìm hiểu tiếp- >
 Nghe lời cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai đã có thái độ, hành động gì?
- Hưởng ứng không làm việc.
Bốn người hăm hở đến nhà lão Miệng[...] không chào hỏi gì cả[...] nói thẳng với lão: “Từ nay chúng tôi không làm để nuôi ông nữa”[...]
Em có nhận xét như thế nào về khí thế của cuộc đình công này ?
Cả bốn nhân vật dù có những hành động, lời nói khác nhau khi gặp lão Miệng nhưng họ đều có chung một điểm là lòng ghen ghét, so bì, tị nạnh. Điều đó đã khiến học giận dữ tức tối và mù quáng đi đến một quyết định sai lầm hết sức nghiêm trọng là : Tiến hành một cuộc đình công có tổ chức, có bàn bạc, có sự nhất trí đồng tâm cao. Họ làm việc đó với một thái độ hăng hái, đầy quyết tâm dứt khoát đoạn tuyệt, bất hợp tác với lão Miệng.Từ chối thẳng thừng mọi sự bàn bạc, thương lượng của lão Miệng " không thăm hỏi, trò chuyện gì với ông cả ". Tất cả đều " lắc đầukhông, không phải bàn bạc gì nữa, từ nay trở đi, ông phải lo lấy mà sống, còn chúng tôi, chúng tôi sẽ không làm gì cả. "
Em thấy cách kể chuyện của tác giả ở đoạn này có gì đặc sắc ?
 Đoạn truyện được kể thật hóm hỉnh, hấp dẫn từ cách xây dựng tính cách nhân vật hợp lí, sinh động đến cách kết cấu chặt chẽ, góp phần làm cho đoạn truyện lôi cuốn người nghe vào một thế giới giống như thật, mặc dù biết đó chỉ là kết quả của trí tưởng tượng, hư cấu nghệ thuật.
Mục đích của cuộc đình công là trừng phạt lão Miệng, cả bốn người đều biểu thị quyết tâm rất cao : Tất cả không làm gì nữa và họ thực hiện ngay. Cuộc đình công diễn ra dài ngày một ngày, hai ngày, rồi ba ngàyđến ngày thứ bảy . Cuộc đình công có kết quả ra sao - >
Quyết định không cùng chung sống với lãoMiệng được Chân, Tay, Tai, Mắt thể hiện bằng hành động nào? Chuyện gì đã xảy ra với họ khi họ đình công?
- Từ hôm đó, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay không làm gì nữa.
- Cả bọn thấy mệt mỏi rã rời. Cậu Chân, cậu Tay không còn muốn cất mình lên để chạy nhảy, vui đùa như trước; Cô Mắt[...] lúc nào cũng lờ đờ[...];Bác Tai[...] lúc nào cũng ù ù như xay lúa ở trong[...] cả bọn mệt rã rời, đến ngày thứ bảy không thể chịu nổi nữa[...] Miệng nhợt nhạt cả hai môi,hai hàm thì khô như rang, không buồn nhếch mép. 
Em có nhận xét gì về cách xây dựng tình huống truyện?
 Bằng nghệ thuật so sánh, nhân hoá tác giả đã xây dựng tình huống truyện thật độc đáo, bất ngờ.
Cuối cùng hậu quả của sự việc đó là gì ?
TL
Cách miêu tả cảm giác đói trong câu chuyện này của tác giả dân gian có đúng thực tế không ?
Rất đúng thực tế.Tác giả dân gian đã cụ thể hoá cảm giác đói thành dáng vẻ của các cơ quan cơ thể con người rất chính xác: Đói đến bủn rủn chân tay, đói đến ù cả tai, đói đến mờ cả mắt, đói đến khô cả môi, đói không buồn nhếch mép.
Cuối cùngai là người nhận ra sai lầm? Điều đó có hợp lí không?
- Bác Tai nói: Chúng ta lầm rồi[...] lão Miệng có ăn thì chúng ta mới khoẻ khoắn được[...]
- Bác Tai là người nhận ra sai lầm. Điều này rất hợp lí, vì tai luôn lắng nghe mọi chuyện xung quanh, nên sẽ nhanh chóng phân biệt được phải trái.
 Ở đời, con người khó tránh khỏi việc mắc lỗi lầm vì " nhân vô thập toàn " nhưng mắc lỗi lầm mà biết nhận ra lỗi và quyết tâm sửa chữa thì đó là một hành động dũng cảm đáng khen ngợi.Học truyện này các em cần học tập tinh thần dám thừa nhận sai lầm và sữa chữa sai lầm của Chân, Tay, Tai, Mắt , có như vậ ...  nhận lầm, nhát gan,...).
c) Kể về một người bạn mới quen (do cùng hoạt động thể thao mà quen, tính tình của bạn,...).
d) Kể về một cuộc gặp gỡ (đi thăm các chú bộ đội, gặp các thiếu niên vượt khó,...).
đ) Kể về những đổi mới ở quê em (có điện đường, có trường mới, cây trồng,...).
e) Kể về thầy giáo (cô giáo) của em (Người quan tâm, lo lắng và động viên em học tập).
g) Kể về một người thân của em (ông bà, bố mẹ, anh chị,...).
* Đọc 7 đề trên và xác định yêu cầu của mỗi đề? (kiểu bài, nội dung, phạm vi giới hạn).
- Trình bày (có nhận xét, bổ sung):
 + Kiểu bài: Tự sự (kể chuyện).
 + Nội dung: 
Kỉ niệm đáng nhớ.
Chuyện vui sinh hoạt.
Một người bạn mới quen.
Một cuộc gặp gỡ.
đ) Những đổi mới ở quê em.
Thầy giáo (cô giáo) của em.
 g) Một người thân của em.
 + Phạm vi, giới hạn: Kể về người thật,việc thật mà em biết.
* Em có nhận xét gì về phạm vi giới hạn và yều của những đề văn tự sự vừa tìm hiểu?
- Những bài văn tự sự vừa tìm hiểu đều có phạm vi và yêu cầu kể về người và sự việc có thực trong cuộc sống đời thường (kể về bản thân, một nhân vật, một người nào đó, một sự việc diễn ra trong cuộc sống,...).
- Kể về những chuyện đó chính là kể chuyện đời thường. 
* Vậy em hiểu thế nào là kể chuyện đời thường?
- trình bày (có nhận xét, bổ sung).
- Khái quát:
 Kể chuyện đời thường là kể những chuyện trong phạm vi đời sống thường nhật, tức là kể những câu chuyện sảy ra xung quanh mình nhưng để lại ấn tượng cảm xúc nhát định nào đó. Hay nói cách khác: Kể chuyện đời thường là kể những sự việc, nhân vật có trong cuộc sống thực tế xung quanh mình.
 Chuyện đời thường rất đa dạng, phong phú, do đó đề văn tự sự kể chuyện đời thường cũng rất đa dạng (kể về bản thân, một nhân vật, một sự việc diễn ra trong cuộc sống).
* Từ cách hiểu trên, hãy tìm thêm một đến hai đề văn kể chuyện đời thường? 
Ví dụ:
 1. Hãy kể về một chuyến dã ngoại đầy ấn tượng đối với em.
 2. Hãy kể một tiết học đáng nhớ.
- Vậy trước một đề bài văn tự sự - kể chuyện đời thường, muốn làm bài văn hay, không sai thể loại, cần lưu ý những gì? Chúng ta cùng tìm hiểu quá trình thực hiện một đề văn tự sự trong phần thứ hai.
- Chép đề lên bảng.
- Đọc đề.
* Hãy xác định yêu cầu của đề bài trên?
- Đề bài trên là đề văn tự sự- kể chuyện đời thường, kể người thật, việc thật đó là ông (hay bà) của em.
* Bước tiếp theo sau khi tìm hiểu đề đó là gì?
 - Bước tiếp theo sau khi tìm hiểu đề đó là tìm ý.
* Nếu chọn đề kể chuyện về ông, em sẽ kể những gì? nhằm mục đích gì?
 - Nếu kể về ông của em thì nên kể những sự việc thể hiện những đức tính, phẩm chất của ông, biểu lộ tình cảm yêu mến, kính trọng của em đối với ông.
* Để đạt được mục đích trên em sẽ kể như thế nào?
 - Có thể kể những điều quan sát được hoặc nghe thấy. Thoạt đầu, giới thiệu chung về ông, tiếp đó là kể về sở thích, một số việc làm của ông đối với mọi người trong nhà hay đối với em,... để mọi người biết ông em là người như thế nào. Cuối cùng là bộc lộ tình cảm của em đối với ông.
- Khái quát và ghi các ý lên bảng.
* Theo em với đề bài này, nên chọn ngôi kể nào cho phù hợp? Vì sao?
 - Với bài này, nên kể theo ngôi thứ nhất (xưng tôi hoặc em) là phù hợp nhất.
- Vì theo cách kể này, người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng ý nghĩ của mình và người nghe cũng hình dung được nhân vật, sự việc được kể.
 Bước tiếp theo chúng ta cùng lập dàn ý cho bài văn kể chuyện về ông.
* Em hãy nhắc lại dàn ý chung của bài văn tự gồm có mấy phần? Cho biết nhiệm vụ của từng phần?
Nhắc lại theo yêu cầu:
- Dàn ý của bài văn tự sự gồm có ba phần:
 + Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật, sự việc.
 + Thân bài: Kể về diễn biến sự việc.
 + Kết bài: kể kết thúc sự việc.
* Căn cứ vào những ý đã tìm được, em sẽ sắp xếp các ý như thế nào để đảm bảo yêu cầu của một bài văn tự sự?
- Trình bày.
- khái quát lại nội dung:
+ Ý thứ nhất chính là nội dung của phần mở bài.
+ Ý 2, 3 là nội dung của phần thân bài.
+ Ý cuối cùng là nội dung của phần kết bài.
- Từ việc xác định nội dung của từng phần như vậy, chúng ta hãy tham khảo dàn ý trong sách giáo khoa (T.120)
- dùng bảng phụ ghi dàn bài trong sách giáo khoa và yêu cầu học sinh quan sát.
* Phần dàn bài nêu hai ý lớn: Sở thích của ông em và ông yêu các cháu. Theo em đã đủ để kể về người ông chưa? vì sao?
- Nêu hai ý lớn như vậy là đủ để kể về ông, bởi các ý đó cho ta thấy được sở thích riêng và tình cảm của ông, đồng thời nó còn có tác dụng tạo ấn tượng nổi bật để người đọc cũng hình dung ra được nhân vật được kể (ông) là người như thế nào, phân biệt nhân vật đó với nhân vật khác trong cuộc sống đời thường.
- Trên cơ sở hiểu được cách làm bài như trên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài làm tham khảo trong sách giáo khoa.
- Đọc bài văn tham khảo trong sách giáo khoa(T. 120, 121).
* Theo em, bài làm đã nêu được những chi tiết nào đáng chú ý về ông? những chi tiết, việc làm ấy có ý nghĩa gì?
- Bài viết đã nêu được những chi tiết đáng chú ý về ông, đó là: Ông yêu cây cảnh, yêu các cháu, ông quan tâm đến việc học tập của các cháu, ông sống gọn gàng ngăn nắp. Ông kể chuyện cho các cháu nghe. Ông đọc rất nhiều sách; ông hiểu biết nhiều; ông giúp các cháu mở rộng hiểu biết; ông ít ngủ và thường ngủ muộn; ông giữ gìn sự bình yên cho gia đình, cho các cháu.
- Những chi tiết đó đã vẽ ra được một người già có tính khí riêng, sống có tâm hồn và rất giàu tình cảm.
 Tất cả những chi tiết, sự việc trong bài văn đều tập chung thể hiện chủ đề về một người ông hiền từ, yêu hoa, thương cháu. Những chi tiết ấy đều đã được lựa chọn kĩ lưỡng sát với chủ đề của bài văn. Do đó khi kể chuyện đời thường, đặc biệt là kể về một nhân vật, không nhất thiết phải xây dựng thành chuyện có tình tiết, diễn biến bất ngờ như truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn mà chỉ kể những việc làm chi tiết, cụ thể. Điều cốt yếu là các sự việc, chi tiết phải lựa chọn để thể hiện tập chung cho một chủ đề nào đó gây ấn tượng như yêu hoa, thương cháu,... không được gặp đâu kể đó, nhớ gì ghi nấy làm cho bài văn rời rạc, tản nạm. Như vậy, một điều nữa các em cần lưu ý khi kể chuyện đời thường, đó là: Cần chú ý kể những việc làm nổi bật, những phẩm chất, đức tính tốt đẹp của nhân vật và phải biết lựa chọn các chi tiết, sự việc có ý nghĩa để kể.
- Ghi đề bài thứ 2 lên bảng.
* Đọc và xác định yêu cầu của đề bài trên?
- Kiểu bài: Tự sự - kể chuyện đời thường.
- Nội dung giới hạn: Những đổi mới ở quê em.
* Căn cứ vào nội dung, yêu cầu của đề, hãy tìm ý cho bài viết của em?
- Giới thiệu chung về quê hương em cùng với sự đổi mới.
- Kể về quê hương em trước đây.
- Ngày nay quê em đổi mới với những ngôi nhà cao tầng, con đường, trường học, câu lạc bộ, nhà văn hoá, tiện nghi, nếp sống, sinh hoạt,...
- Suy nghĩ của em về quê hương.
* Căn cứ vào những ý tìm được, hãy lập dàn ý cho đề bài trên?
- Làm việc cá nhân (5 phút).
 Trình bày dàn ý của mình.
- Nhận xét, biểu dương những dàn bài khá của học sinh.
 Dàn ý:
 a) Mở bài:
 Giới thiệu chung về sự đổi mới của quê hương em.
 b) Thân bài:
 - Quê hương em cách đây khoảng hơn chục năm về trước như thế nào? (nghèo, buồn, vắng vẻ,...).
 - Quê hương em hôm nay đổi mới toàn diện nhanh chóng:
 + Những con đường được mở rộng, dải áp phan, đường vào ngõ xóm được đổ bê tông, những ngôi nhà ngói mới, nhà cao tầng mọc lên san sát thay cho những ngôi nhà tre lợp tranh, dạ trước đây,...
 + Trường học được xây dựng khang trang, có khuôn viên đẹp mắt, có đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học của thầy và trò trong nhà trường.
 + Trạm xá, uỷ ban xã (phường), nhà văn hoá, câu lạc bộ, sân vận động, khu vui chơi giải trí,...được xây dựng quy củ hơn sẵn sàng phục vụ những nhu cầu vật chất cũng như tinh thần của mọi người dân.
 + Điện đã về đến thôn quê, làm đổi mới cuộc sống tinh thần cũng như vật chất của dân làng, nhiều nhà có ti vi, xe máy,...
 + Nề nếp, sinh hoạt quy củ thể hiện được nếp sóng văn hoá hiện đại...
 c) Kết bài:
 - Tình cảm của em đối với quê hương 
 - Quê em trong tương lai.
- Căn cứ vào dàn ý, chúng ta sẽ luyện tập viết đoạn. Sau đây cô chia nhóm để thực hiện:
+ Tổ 2 viết đoạn mở bài.
+ Tổ 1 viết đoạn thân bài.
+ Tổ 3 Viết đoạn kết bài.
Lưu ý viết đoạn thân bài, các em sẽ chọn một đoạn hoặc một ý để viết. Các em làm việc cá nhân (5 phút). Sau đó trình bày kết quả.
- Làm việc cá nhân (5 phút) sau đó trình bày kết quả (Có nhận xét, chữa lỗi, bổ sung).
Ví dụ: Đoạn mở bài:
 Ai đã từng đến quê em, lâu mới có dịp trở lại, hẳn phải ngỡ ngàng vì những đổi mới đến chóng mặt của quê hương em – Thị xã Sơn La, một phố núi nằm trên quốc lộ sáu.
Ví dụ: một ý của một đoạn thân bài:
 Quê hương em hôm nay đã có sự đổi mới toàn diện, nhanh chóng. Những ngôi nhà cao tầng đua nhau mọc lên, được sắp xếp quy củ. Những con đường đất trơn như đổ mỡ mỗi khi trời mưa trước đây giờ được thay bằng những con đường apfan bóng loáng, sạch sẽ. 
Ví dụ: Đoạn kết bài:
 Em rất yêu quý và tự hào về quê hương của mình. Với nhận thức của người dân, sự quan tâm của Đảng và nhà nước, em nghĩ rằng quê hương em sẽ còn đổi mới nhiều hơn. Đó là một thành phố lung linh ánh điện, sầm uất, thực sự là “hòn ngọc ngày mai của tổ quốc”.
I. Đề bài tự sự - kể chuyện đời thường.
 (7 phút)
II. Xây dựng bài văn tự sự - kể chuyện đời thường.
 * Đề bài 1: (13 phút)
 Kể về ông (hay bà) của em.
1. Tìm hiểu đề:
 - Kiểu bài: tự sự - Kể chuyện đời thường.
 - Nội dung: Ông (hay bà) của em. 
 - Giới hạn: Người thật, việc thật (là người thân của em).
2. Tìm ý:
- Giới thiệu chung về ông (hay bà).
- Kể về sở thích của ông (hay bà).
- Kể về tình cảm của ông (hay bà) dành cho mọi người.
- Tình cảm của em đối với ông (hay bà).
3. Dàn ý:
 a) Mở bài:
 Giới thiệu chung về ông em (tuổi tác, già hay trẻ, tính tình như thế nào?).
 b) Thân bài:
- Sở thích của ông em:
 + Thích trồng cây xương rồng.
 + Cháu thắc mắc, ông giải thích.
- Ông yêu các cháu:
 + Chăm sóc việc học.
 + Kể chuyện cho cháu.
 + Ông chăm lo sự bình yên cho gia đình.
 c) Kết bài:
 Nêu tình cảm, ý nghĩ của em đối với ông.
* Đề bài 2:
 Kể về những đổi mới ở quê em.
1. Tìm hiểu đề: (2 phút)
2. Tìm ý: (3 phút)
3. Lập dàn ý: (7 phút)
4. Viết bài: (10 phút)
c. Củng cố: GV khái quát nội dung bài học.
d. Hướng dẫn học bài ở nhà. (1 phút)
Ôn kĩ lí thuyết văn tự sự; xem lại cách làm bài văn tự sự - kể chuyện đời thường.
Tập viết thành bài văn hoàn chỉnh cho hai đề đã lập dàn ý trong tiết học.
Đọc và lập dàn ý cho những đề còn lại, chuẩn bị viết bài tập làm văn số 3.
=========================================

Tài liệu đính kèm:

  • docbài 12.doc