Tuyển tập Bút ký lịch sử - Thơ văn - 50 năm Trường THCS Vĩnh Thành

Tuyển tập Bút ký lịch sử - Thơ văn - 50 năm Trường THCS Vĩnh Thành

I. ĐỊA LINH NHÂN KIỆT

 Xã Vĩnh Thành huyện Yên Thành – Tỉnh Nghệ An nay xưa thuộc tổng Quan Trung là một vùng đất nổi tiếng của Đông Yên Nhị Huyện; xét về phương diện địa lí, xã nằm ở một vị trí tương đối quan trọng, có ý nghĩa chiến lược. Phía Nam xã gối đầu lên núi Động Thờ thuộc ngàn Đại Vạc, phía Bắc duỗi chân xuống khúc trung lưu sông Bùng. Phía Tây giáp Viên Thành, phía Đông là láng giềng với hai xã Diễn Minh, Diễn Thắng của huyện Diễn Châu. Địa hình của xã nghiêng dần từ Tây Nam xuống Đông Bắc có đủ núi, đồi, sông, cồn cát, khe hói và vô tình chia làm hai vùng tự nhiên; Vùng đồng bằng, đồi cao và vùng chiêm trũng úng lụt. Giữa vùng đồng bằng do vận động tạo sơn đứt gãy từ ngàn xưa đã để lại những hòn đồi cổ như rú Tháp, rú làng, rú Ông, rú Lẻ, rú Đót, Cồn Cát .và lèn Vĩnh Tuy!Từ ngàn xưa Vĩnh Thành đã là nơi sinh sống của người Việt cổ với những cái tên Kẻ Hoè, Kẻ Cạt, Kẻ Lấu, Kẻ Vĩnh, với những câu ca đậm màu sắc cổ ngữ; “Tiếng Kẻ Lấu choẹt loét/ Tiếng kẻ Vĩnh loe loe/ Tiếng Kẻ Hoè ta dễ nghe cha mi hí” hoặc những khẩu ngữ lạ tai còn truyền lại bây giờ ở vùng dưới: “Đi trên đường thì dậm i gục/ Đi dưới rục thì dậm i gi” trong số tất cả các làng xã trên thì Kẻ Vĩnh là cái nôi của người Việt cổ . Qua các sử liệu tham khảo và các di vật khai quật được từ trước tới nay, chúng ta khẳng định rằng: Trên mảnh đất nguyên sơ của làng Vĩnh đã có dấu chân người cư trú nơi đây từ thời đồ đá mới.

Ở kỷ thứ III làng Vĩnh là hòn đảo nhỏ hoang vu cây cối rậm rạp, nằm trên đỉnh eo biển hình tam giác từ Quỳnh Phương, khe nước lạnh vành theo Quỳnh Lâm đến lèn Vĩnh Hung chạy theo chân dãy Đại Liệu xuống Rú Mụa, Mộ Dạ , lời đồng dao còn truyền lại đúng với sử Nghệ An:

Nhất thì lưỡi hái cao xa (núi đất, bờ biển Quỳnh Phương)

Thứ hai rú Mụa (dãy từ núi Châu Tiên Diễn Thọ xuống Mộ Dạ)

Thứ ba Động Thờ(dãy Đại Liệu, địa phận làng Phúc Lai)

Rồi đến cồn sò ở phía Đông làng Vĩnh cũng như mỏ sò ở chân Lèn hai Vai chứng minh điều đó.

 

doc 129 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 275Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tuyển tập Bút ký lịch sử - Thơ văn - 50 năm Trường THCS Vĩnh Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	 Lời tựa
 Các độc giả xa, gần kính mến!
	Quý vị đang cầm trên tay tuyển tập “Bút ký lịch sử – Thơ văn trường THCS Vĩnh Thành”, nhân 50 năm thành lập trường . Theo truyền thống văn hoá của phương Đông cũng như phương Tây ngày sinh nhật của một đời người là một ngày quan trọng. Bởi vậy sự ra đời của ngôi trường này thiết nghĩ cũng vô cùng quan trọng đối với nhiều thế hệ học sinh đã được đào tạo dưới mái trường này. Kỷ niệm ngày trường ra đời cũng là dịp: “Ôn cố tri tân” hướng về đạo lý: “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. “Tiên học lễ – Hậu học văn” đạo lý ấy của nho giáo ngàn đời sau vẫn còn giá trị để chữ Lễ trong trường học phát huy đúng giá trị của nó thì tốt nhất nên hướng học sinh về cội nguồn của ngôi trường mình. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dạy dân ta phải biết sử ta. Vậy học sinh trường ta, phụ huynh vùng này thiết nghĩ cũng nên biết, nên hiểu và vun đắp cho truyền thống của mái trường này ngày càng xán lạn. 
	Với suy nghĩ đó trong gần một năm trời chúng tôi đã cố gắng chắp nối, tìm kiếm, biên tập ... để có quyển: “Tuyển tập bút ký lịch sử và thơ văn trường THCS Vĩnh thành ”. Khi tác phẩm ra đời một mặt để ôn lại truyền thống lịch sử trường trong 50 năm qua, mặt khác còn dùng làm tài liệu bổ trợ cho việc giảng dạy chương trình văn học và lịch sử địa phương. 
 Quyển sách được chia làm 3 phần: 
	 Phần I: Bút ký lịch sử.
	 Phần II: Tư liệu truyền thống. 
	 Phần III: Tuyển tập thơ văn. 
 Để quyển sách được ra đời trọn vẹn chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất tận tình có trách nhiệm, có cả sự cưu mang của lãnh đạo, các ban ngành, các nhà tài trợ, các cựu học sinh , phụ huynh của trường... 
	Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng chắc vẫn còn nhiều sai sót. Vậy rất mong được sự góp ý của quý độc giả gần xa để bổ sung cho tác phẩm được hoàn chỉnh hơn. 
 Xin chân thành cám ơn
 Ban biên tập
Vài cảm nghĩ về một mái trường tròn 50 tuổi
Tháng 9/1992 tôi được bổ nhiệm về làm Phó hiệu trưởng nhà trường, giúp việc cho Hiệu trưởng Trần Anh Duyên, cùng đi qua những tháng năm khó khăn, gian khổ của trường và tới tháng 8/2002 tôi được bổ nhiệm làm hiệu trưởng, và vinh dự là được giữ cương vị ấy cho mãi tới hôm nay.
Qua gần 20 năm gắn bó với mái trường này, sau nhiều lần gặp gỡ một số cựu học sinh, cựu giáo viên của trường, trong chúng tôi lớn dần một ý tưởng táo bạo, muốn tổ chức một ngày hội trường trong một dịp nào đó, để ôn lại truyền thống của trường trong quá trình xây dựng và phát triển và cũng muốn ra đời một cuốn sách ghi lại một ký ức đẹp của mái trường này. Bởi lẽ trong gần nửa thế kỷ hình thành và phát triển, trường cấp 2 Vĩnh Thành (nay là trường THCS Vĩnh Thành) là cái nôi đào tạo ra hàng loạt sỹ quan quân đội, văn nghệ sỹ, Phó giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ, kỹ sư, bác sỹ, lưu học sinh ở nước ngoài và rất nhiều học sinh giỏi cấp tỉnh, miền Bắc, quốc gia và cả HSG khu vực Đông Nam á cùng với đông đảo thầy cô giáo và nhiều nhà sư phạm có uy tín. Trường đã từng nhiều năm là đơn vị điển hình tiên tiến Cẩm Bình, Bắc Lý của tỉnh đã từng được Ty giáo dục Nghệ An ngày ấy đặc biệt lưu tâm xây dựng một mô hình mẫu mực của giáo dục tỉnh nhà. 
Tuy vậy, tôi vẫn đắn đo, cân nhắc vì thấy sức mình chưa làm nổi một việc lớn như vậy. Nhưng rồi dịp may đã đến, năm học 2005 – 2006 thầy giáo Phan Văn Đào được điều chuyển về đây làm phó hiệu trưởng, chúng tôi từng là cựu chiến binh, thầy Đào lại là cử nhân lịch sử, nên rất tâm đắc về việc tổ chức ngày hội trường và ra một cuốn sách viết về những năm tháng đáng nhớ của trường. Nhưng rồi vẫn phải chờ thời cơ, rất may vào năm học 2008 – 2009 thầy giáo Trần Ngọc Khánh được chuyển về trường nhà công tác, thế là mọi ý tưởng lần lượt được hình thành, cùng sự trợ lực của thầy giáo Trần Phùng (thư ký hội đồng trường) và cô giáo Nguyễn Thị Nguyệt (tổ trưởng tổ khoa học xã hội) cùng với sự hợp lực của toàn thể thầy, cô giáo trong trường, lãnh đạo địa phương và sự giúp sức của các anh chị cựu học sinh “ nhân dân bốn cõi một nhà” (1). Ngày 20/11/2009 lễ kỷ niệm 50 năm thành lập trường và bản thảo cuốn sách viết về 50 năm của trường cũng đã vào trang cuối . Đây là một kỷ niệm lớn trong cuộc đời tôi, một hoài bão mà bản thân tôi ấp ủ bao nhiêu năm nay đã được thực hiện. Nhà trường rất cám ơn các cựu Thầy, cô giáo, các anh chị cựu học sinh của các thế hệ, các nhà tài trợ đã giành nhiều tình cảm tốt đẹp và ủng hộ cho trường những phần quà có giá trị để góp phần tổ chức thành công lễ kỉ niệm 50 năm thành lập trường và hoàn thành cuốn sách này.Trong dịp này, tôi xin ghi lại một vài cảm nghĩ nhỏ nhân cuốn sách ra đời. Cầu chúc cho mái trường này, mảnh đất này “ Và cây đời mãi mãi xanh tươi”(2).
 Làng Vĩnh, một ngày đầu Đông 2009.
 Trần Ngọc Sơn
 (Hiệu trưởng đương nhiệm)
Chú thích: (1) Câu văn của Nguyễn Trãi.
 (2) Câu văn của Gớt.
 Chiếc nôi mềm trong tổ ấm
(Bút ký)
I. Địa linh nhân kiệt
	Xã Vĩnh Thành huyện Yên Thành – Tỉnh Nghệ An nay xưa thuộc tổng Quan Trung là một vùng đất nổi tiếng của Đông Yên Nhị Huyện; xét về phương diện địa lí, xã nằm ở một vị trí tương đối quan trọng, có ý nghĩa chiến lược. Phía Nam xã gối đầu lên núi Động Thờ thuộc ngàn Đại Vạc, phía Bắc duỗi chân xuống khúc trung lưu sông Bùng. Phía Tây giáp Viên Thành, phía Đông là láng giềng với hai xã Diễn Minh, Diễn Thắng của huyện Diễn Châu. Địa hình của xã nghiêng dần từ Tây Nam xuống Đông Bắc có đủ núi, đồi, sông, cồn cát, khe hói và vô tình chia làm hai vùng tự nhiên; Vùng đồng bằng, đồi cao và vùng chiêm trũng úng lụt. Giữa vùng đồng bằng do vận động tạo sơn đứt gãy từ ngàn xưa đã để lại những hòn đồi cổ như rú Tháp, rú làng, rú ông, rú Lẻ, rú Đót, Cồn Cát ...và lèn Vĩnh Tuy!Từ ngàn xưa Vĩnh Thành đã là nơi sinh sống của người Việt cổ với những cái tên Kẻ Hoè, Kẻ Cạt, Kẻ Lấu, Kẻ Vĩnh, với những câu ca đậm màu sắc cổ ngữ; “Tiếng Kẻ Lấu choẹt loét/ Tiếng kẻ Vĩnh loe loe/ Tiếng Kẻ Hoè ta dễ nghe cha mi hí” hoặc những khẩu ngữ lạ tai còn truyền lại bây giờ ở vùng dưới: “Đi trên đường thì dậm i gục/ Đi dưới rục thì dậm i gi” trong số tất cả các làng xã trên thì Kẻ Vĩnh là cái nôi của người Việt cổ ... Qua các sử liệu tham khảo và các di vật khai quật được từ trước tới nay, chúng ta khẳng định rằng: Trên mảnh đất nguyên sơ của làng Vĩnh đã có dấu chân người cư trú nơi đây từ thời đồ đá mới...
ở kỷ thứ III làng Vĩnh là hòn đảo nhỏ hoang vu cây cối rậm rạp, nằm trên đỉnh eo biển hình tam giác từ Quỳnh Phương, khe nước lạnh vành theo Quỳnh Lâm đến lèn Vĩnh Hung chạy theo chân dãy Đại Liệu xuống Rú Mụa, Mộ Dạ , lời đồng dao còn truyền lại đúng với sử Nghệ An:
Nhất thì lưỡi hái cao xa (núi đất, bờ biển Quỳnh Phương)
Thứ hai rú Mụa (dãy từ núi Châu Tiên Diễn Thọ xuống Mộ Dạ)
Thứ ba Động Thờ(dãy Đại Liệu, địa phận làng Phúc Lai)
Rồi đến cồn sò ở phía Đông làng Vĩnh cũng như mỏ sò ở chân Lèn hai Vai chứng minh điều đó.
	Đến kỷ thứ IV là kỷ dại hồng thủy đem phù sa lấp dấu eo biển đó như ngày nay.Làng Vĩnh vẫn là hòn đảo nhỏ bao bọc bởi dòng chảy từ khe cát(tức khe Dòi) về đến rộc Con Trong. Từ đó chia thành 2 nhánh: Một từ con Trong xuống Trộ Lỗi, qua Đồng cồn, xuống Cổ Ngựa, rộc Côn Trai, đập Phung, cồn Kiệm qua Trộ Phóng ra hầm Họ Nguyễn; Cồn Lim xuống con Ong trả về Bục Bục xuống dăm Son của Hào Kiệt rồi xuống Trung Xá; Một nhánh từ con Trong xuống bờ Bạu, giếng Đừng, rộc Mạnh Khánh, rộc Cố Ông, rộc Cồn Na. Đến đây gặp một nhánh nhỏ của Sông Phò Giang từ Khánh Thành qua Cồn Cấm đến phía Đông Nam làng Phú Văn gần Cồn Vội, xoáy thành vực sâu rồi chảy vào Bờ Đó đến vệ Mụ Đô lại chia nhánh, một dọc theo chân Lèn ra cổ Rùa toả ra Rộc lèn xuống bến Điển. Một nhánh chui vào hang ngầm ở vệ Mụ Đô theo tuy nen thiên tạo phun ra, vùng Eo Ngẹo tạo nên vùng chùa và bãi cát là do cát từ tuy nen này phun ra.
	Trong bài ốc Lậu Trai có mấy câu tả cái tuy nen thiên tạo đó như sau: 
“Thạch cốt châu kỳ tuyệt
Sơn hung bản động nhiên
Cốc thềm trường bất tử
Tâm phát tự năng viên”
Hòn đảo này có núi, đầm lầy. Những cây rừng nguyên sinh xa còn sót lại như cây Trai đỉnh rú Làng, cây Lim ở lùm cổng Róng, cây Mói ở cồn Rấm và cả một rừng cây Trôi, cây Roi, cây Gội, Mua, Sim ở rú Nghè, bãi Ma ca ở lòi phía Tây và phía đông bãi Cát. Giữa dãy núi đại liễu với dãy núi rú Đót đến rú Tháp, rú Nên của làng nhãn Tháp là thung lũng mãi đến thời Lý Trần mới được khai khẩn, còn sót lại một vài lùm, lòi như lòi Yên Xá toàn là cây bụi chịu được chua phèn như sim mua, rành rành, cỏ lông lợn
	Qua các di vật chúng ta đã lần lượt khai quật được ở vùng lèn, vùng chùa,vườn Bổn, rú Làng. Ta thấy thời kỳ đồ đá mới lèn Vĩnh đã có 3 cộng đồng người về đây chung sống trong hang động.	
	Cộng đồng người vượn có di chỉ thời kỳ đồ đá cũ ở Thẩm ồm, Châu Thuận, Quỳ Châu có lịch sử cách đây 20 vạn năm .
	Công đồng người săn bắt có di chỉ thời kỳ đồ đá giữa ở Quỳnh Văn di cư vào Lèn Hai Vai và Lèn Vĩnh. 
	Cộng đồng người Việt Cổ hay Việt thường thuộc tiểu chủng Mongoloide có di chỉ vào thời kỳ đồ đá mới ở Quỳnh Văn cách đây 4000 đến 5000 năm từ Quỳnh Văn vào chung sống trong Lèn Vĩnh chia thành tổ chức hành chính.
	Thời kỳ Tiền Hùng Vương, nơi đây đã có lưỡi rìu đồng, mũi lao đồng và lưỡi cày đồng của người Việt Cổ mà nay trong lúc khai thác đá ở Lèn Vĩnh người ta lượm được. Người Việt Cổ lúc bấy giờ bắt đầu biết trồng lúa nước. Các cộng đồng khác không thích nghi đời sống cấy lúa nước ở đây đã chia tay đi lên phía tây làm nương rẫy. Người Việt cổ cũng dần dà từ bỏ cuộc sống hang động ra vườn Bổn sinh sống hình thành khu dân cư nhỏ gọi là bản. (Từ vườn Bổn chính là từ Bản mà ra) tên Bản gọi Vĩnh Hung hay là ấp Vĩnh đã có miếu thờ thần biển ở Cửa Mượu sau này.
	Rồi trải qua những năm dài bắc thuộc, vùng này đã có bàn chân quan quân của các triều đại Tàu sang cai trị, có số có di duệ ở lại nơi đây. Người Giao Chỉ cũng di cư vào. Các cứ liệu như: Mộ Cổ kiểu nhà Hán, Tiền Khai Nguyên , Nguyên Hữu của Tống Đường. Đến việc cố Bát Thọ được quả cầu nhỏ ngoài chì trong vàng, Ông Chắt Phùng nhặt được mảnh vỏ tượng đồng trong rỗng ở rú Làng chính là những hình thức cất dấu vàng của quan quân xứ bắc để lại. Trước Cách mạng Tháng tám quê ta thường gặp những chú chiệc quảy gánh đi rao “Thuốc thuốc” chính là họ đi tìm vàng mà ông cha họ cất đâu nơi đây. Tương truyền khi Nguyên Mông xâm lược Đại Việt vua Nguyên ra lệnh không được đưa vàng bạc về cho nên bọn quan quân cất dấu vàng bạc cướp được rồi vẽ sơ đồ cho con cháu họ sau này sang tìm kiếm, đó cũng chỉ dã sử còn thực tế, cho đến nay dân Làng Vĩnh vẫn có một đôi người có bàn chân rõ nét là di duệ của người Giao Chỉ. Sau này khi các thợ đá nổ mìn ở lèn Vĩnh Tuy đã hất tu ... ảng 100 triệu đồng để dựng lại di tích. Thứ ba; trường THCS Vĩnh Thành; là một trong 3 ngôi trường cấp II đầu tiên của huyện Yên Thành; hồi đó toàn bộ tuyến học sinh vùng đông nam Yên Thành dồn cả về đây; vị trí của nó lúc đó còn lẫm liệt hơn cả 1 trường cấp III loại lớn bây giờ. Và thứ 4; Trong giai đoạn chiến tranh ác liệt, Ty giáo dục của tỉnh Nghệ An về sơ tán ở Làng Hào Kiệt của Vĩnh Thành mới có ý định đẩy trường PT cấp II Vĩnh Thành lên làm “ Bắc lý – Cẩm Bình” của Nghệ An; để thực thi quyết định táo bạo này Ty đã điều thẳng một cán bộ trung ương đoàn, sau chuyển về công tác ở phòng tổng hợp của Ty Giáo dục. Ông Nguyễn Nghĩa Dung về làm hiệu trưởng của trường và chọn một loạt giáo viên có năng lực và phẩm chất trong toàn tỉnh đưa về đây, đốc thúc phong trào tiến lên như vũ bão, vô tình hồi ấy nó như một trường năng khiếu đặc biệt của tỉnh. Và điều cuối cùng  Điều khiến cho thầy Sơn và thầy Đào khó nói nhất là.. trải qua thời kỳ bao cấp vang bóng, song đến thời kỳ đổi mới, mở cửa trường trở lại một trường cấp II bình thường, gặp lúc cơ chế thị trường ào vào đến thời kỳ hội nhập thì chất lượng giảm xuống hẳn; để vực dậy một ngôi trường danh tiếng thì điều đầu tiên là phải giáo dục đạo lý: “ Uống 
nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Tiên học lễ, hậu học văn”; phải chỉ cho con cháu biết rằng từ ngôit trường này đã đào tạo ra hàng trăm sĩ quan quan đội, kỹ sư, bác sĩ, học sinh giỏi quốc gia và khu vực; biết bao liệt sĩ đã ngã xuống giữa chiến trường; khi còn học sinh gác bút nghiêng đi vào khói lửa chiến tranh và khá đông thương binh, bệnh binh, cựu chiến binh đã hiến máu và nước mắt cho công cuộc cứu nước và những trí thức có tên tuổi cũng từng là học sinh ở mái trường này như: Phó giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Đăng Điệp- Viện phó viên văn học; hội viên hội nhà văn Việt Nam; Tiến sĩ Đào Khang- trưởng khoa địa lý đại học Vinh;Phó giáo sư, tiến sĩ Phan Thị Hồng- trưởng khoa ngữ văn đại học đà Lạt; phó giáo sư – tiến sĩ Trần Ngọc Khải Học viện kỷ thuật quân sự, tiến sĩ Nguyễn Như Hà; giám đốc công ty tư vấn cấp thoát nước Việt Nam, đại tá Trần Duy Hoè – Bộ tư lệnh biên phòng Việt Nam, tiến sĩ Đào Hiếu – Trường Đại học mỏ địa chất; Đại tá - tiến sĩ Phan Thanh Hải- Học Viện hải quân; tiến sĩ ngôn ngữ học Phan Xuân Thành –nhà xuất bản giáo dục; đại tá - tiến sĩ Nguyễn Đình Dương ở cục II – Bộ quốc phòng; Phó giáo sư Mai Quý hiện đang ở Nha Trang và nghiên cứu sinh – tiến sĩ Trần Việt, Đại học Thuỷ Lợi; đại tá Trần Chí Liêu – Học Viện kỷ thuật quân sứ; đại tá - tiến sĩ Trần Ngọc Long – Tổng biên tập Tạp Chí lịch sử quân sự; thượng tá Trần Duy Thiều trưởng ban chỉ huy quân sự huyện Yên Thành;  Vậy viết sử trường nhằm mụcđích gì nữa? Tại cuộc hội thảo nghiên cứu viết lịch sử trường tổ chức sáng ngày 16/11/2008; thầy Trần Ngọc Sơn đã nói rõ; “Ngoài viết giáo dục truyền thống cho HS , vực chất lượng trường đứng dậy và đi lên; việc viết sử trường sẽ còn làm tài liệu giảng dạy trong chương trình lịch sử địa phương của nhà trường”; ý kiến đó được hưởng ứng ngay và mọi người đề xuất thêm, bên cạnh việc viết sử nên tập hợp văn, thơ, những sáng tác của các thầy, cô giáo, các cựu học sinh, phụ huynh của trường làm thêm một tuyển văn thơ để dạy trong các giờ văn học địa phương; để phù hợp hơn, nên chuyển việc viết sử thành việc viết bút ký lịch sử và trước các bài văn, thơ được tuyển vào nên có một lời bình ngắn gọn; và gọi tên là: “ Tuyển tập bút ký lịch sử và thơ văn trường THCS Vĩnh Thành”, nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập; Ban biên tập được khẩn trương thành lập và bắt tay vào, gian khổ nhất là đi tìm các chứng nhân lịch sử còn sống sau gần nửa thế kỷ trôi qua!
II. Bước đầu đã khởi sắc:
	Điều khiến cho thầy Trần Ngọc Sơn và ban biên soạn lúng túng là đoán biết thời điểm lịch sử ra đời của trường là năm 1958 hay 1959 gì đó; Vậy ai là hiệu trưởng đầu tiên, có người bảo là thầy Đào Lương Thiện, kẻ nói thầy Trần Minh Châu, người quả quyết là thầy Trần Bích; theo thống kê sơ bộ là trường có 13 đời hiệu trưởng; một điểm vất vả nữa là lúc ấy ở ngay tại mảnh đất này , tồn tại 2 trường; phổ thông và phổ thông nông nghiệp (bổ túc) sau đó 2 trường nhập một và lứa học sinh đầu tiên nay đã gần 70 tuổi. Điều khó khăn nhất là lớp tiền bối như các thầy Trần Minh Châu, Lê Vỹ, Võ Văn Hoè; đã thành người thiên cổ và đem theo luôn bao nhiêu bí mật; một tia hy vọng là còn lại là thầy Hoàng Ngoạn ở phía trên của huyện, và thầy Trần Ngọc Sơn vội vã lên đường, mừng chưa kịp cười tròn câu thì chỉ mấy hôm sau thầy Hoàng Ngoạn đột ngột bị một tai nạn giao thông và vĩnh viễn ra đi! Chúng tôi ngồi lặng trong văn phòng trường; chả lẽ tâm huyết ấp ủ bấy lâu nay đành bỏ; trong hội thảo lịch sử trường vừa qua chỉ xuất hiện được 3 vị cựu hiệu trưởng: Nguyễn Ngọc Thìn, Nguyễn đăng Oanh và Trần Anh Duyên, ít lâu sau chắp nối được với một vị nữa là thầy Nguyễn Bích, còn thầy Nguyễn Nghĩa Dung thì bặt vô âm tín, nhưng các kỷ niệm về ông đồng nghiệp còn nhớ rõ; Vậy là khoảng trên 10 năm từ 1958 – 1959 đến 1970 bị gián đoạn. Và khâu đột kích phá vỡ bí mật này là chúng tôi tìm về gặp Đại trưởng lão Đào Lương Thiện ở dưới chân Rú Lẻ làng Vĩnh Tuy, thầy Thiện bị trọng bệnh phải ngồi xe lăn, vợ bị mù  gia cảnh thật thương tâm; dù đã sức yếu lắm rồi nhưng may cho chúng tôi trí nhớ của ông vẫn còn khá tốt; đúng ông là người đầu tiên đặt viên gạch cho ngôi trường này, lúc ấy là một trường phổ thông nông nghiệp cấp II học được 2 khoá thì nhập về với cấp II phổ thông. Nhưng khi trường ông nhập về thì thầy Trần Minh Châu hiệu trưởng; Vậy đa số nói thầy Trần Bích hiệu trưởng đầu tiên là sai sao? Tôi và thầy Trần Ngọc Sơn lại đành phải đi một chuyến, tìm thầy Trần Bích, nếu ông còn sống thì mọi bí ẩn sẽ mở ra còn không công chúng tôi thành công cốc! Mất gần nửa buổi chiều loay hoay hỏi ngược, hỏi xuôi, chúng tôi mới tìm đến được làng bút trận (Diễn Thái – Diễn Châu); vùng đất này trong phong trào Văn Thân – Cần Vương tiến sĩ Nguyễn Xuân Ônđã phất cờ kháng pháp, lừng danh một thời. May sao thầy Bích còn sống, rất minh mẫn ở tuổi “Bát tuần đại khánh”. Vậy là ngày trường ra đời chính thức có quyết định của cấp trên là 1-9-1959; Uỷ ban nhân dân huyện Yên Thành điều Trần Bích về mở tiếp một trường cấp II nữa cho huyện nhà, tại làng Vĩnh Tuy (Vĩnh Thành); gồm hiệu trưởng : Trần Bích (người Diễn Châu) 3 giáo viên nữa: Lê Trọng Năm (người Đô Lương) Lê Vỹ (người Hợp Thành); Trần Minh Châu (người Nhân Thành) 4 vị khai quốc công thần ấy nay đã mất ba chỉ còn lại một mình ông; Và đúng là trường lập nên, lúc đó ở nhờ trong nhà thờ họ, nhà dân, sau làm mấy dãy phía tây làng Vĩnh Tuy rồi sau nhập về với phổ thông nông nghiệp của thầy Đào Lương Thiện; và vì thời gian làm hiệu trưởng của ông rất ngắn; sau trao quyền lại cho Trần Minh Châu, trên tiếp tục điều động ông lên đẩy mạnh phong trào ở cấp II Liên Thành; Rồi từ ông chúng tôi chắp nối diện các thầy còn sống như Phan Ven, Nguyễn Ngọc Oánh; cùng tư liệu của các thầy Lê Văn Loan, Nguyễn Ngọc Thìn, Nguyễn Đăng Oanh, Trần Anh Duyên ban biên soạn đã dựng dậy được 50 năm phát triển và trưởng 
thành của mái trường này. Và đúng, giai đoạn vang trường bóng nhất “Cẩm bình – Bắc lý” của Nghệ An là từ 1972 đến 1982. Việc viết sử coi như tạm ổn; và một may mắn nữa là chúng tôi nhận được rất nhiều thơ, bút ký, của đông đạo cựu giáo viên, học sinh cũ và các bậc phụ huynh; gửi về. Lúc này, cả nước đang phát động phong trào: học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nên lượng bài viết về Bác rất phong phú; có những câu đạt đến độ tài hoa như: “Chúng ta lớp lớp lên đài lão/ Tuổi thọ càng cao càng nhớ người” (nhà giáo Trần Tất Căng); “xã Vĩnh Thành được đón Bác về thăm/ Lời Bác dặn như âm vang còn vọng mãi/ Như hoa trái ngọt ngào đêm xóm trại/ Mỗi độ đông về hoa lại lừng hương” (nhà giáo Ngô Minh Hớn). Hoặc những bản dịch thơ của nhà giáo – nhà Hán học Trần Long: Bản dịch bài Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng) như sau: “Nguyên tiêu đêm sáng trăng tròn/ Xuân sông , xuân nước, lan tràn trời xuân/ Miền khói sóng bàn việc quân/ Nửa đêm trở lại trăng ngân đầy thuyền” hoặc bài: “Vọng lư sơn bộc bố” (Xa ngắm thác núi lư) của Lý Bạch: “Khói tía Hương Lô ánh nắng hồng/ Thác treo sông trước vợi xa trông/ Dòng bay trút thẳng ba ngàn thước/ Ngỡ giải ngân rơi tự chín tầng”. Rất thú vị vì 2 bài thơ này có trong SGK văn 7; hay như mấy câu đường thi sau đây của thầy Trần Như Đán: “ Văn phong” “hùng vĩ hờn giông tố/ Miếu mạo uy nghi hận chiến trường/ Tiếng cửi canh khuya tàn hạ nguyệt/ Giọng chuông chùa vãn bóng thu sương”; Và cả những câu thơ viết về nhà trường bây giờ của tác giả Đức Tuấn: “ Đất nước dáng thư sinh trên quả địa cầu/ Câu thơ thầy thao thức với cỏ cây /Với anh nông dân với nàng công chúa/ Và trăng lưỡi liềm gặt cánh đồng mây”. Chúng tôi mừng rỡ; bởi những câu thơ này đủ chất lượng để đưa vào dạy trong chương trình văn học địa phương của trường. Và cũng là một hướng khai thác những trầm tích văn hoá địa phương. Để đẩy mạnh hơn công việc viết sử trường; nhà trường tổ chức hội thi kể chuyện về “Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ”; chia làm 2 đợt, đợt 1 có 60 em tham gia; lựa chọn là được 12 em; đợt 2 và chung khảo kết hợp với ngoại khoá của tổ khoa học xã hội thu được những kết quả đáng mừng; em Trần Thị Thắm lớp 6 A được trao giải nhất; tin vui nữa là lượng học sinh giỏi năm nay vượt lên; em Trần Thị Phương lớp 9E đạt giải 3 học sinh giỏi tỉnh môn GDCD ; cách đây mấy năm các em học sinh cũ của trường như: Nguyễn Thị Thành, Vũ Thị Hồng đạt giải 3 quốc gia môn Địa lý Phạm Trọng Trường giải 3 môn Vật lý đông nam á các em này sau khi rời trường THCS Vĩnh Thành đã vào trường cấp III Phan Bội Châu và lập được thành tích lớn! Kết hợp với viết sử với thực tiễn , nhà trường nhận chăm sóc, bảo vệ di tích Đài tượng niệm liệt sĩ xã Vĩnh Thành, nơi đây có tên của 209 liệt sĩ quê nhà, không ít trong số đó đang học dở cấp II hồi ấy nhưng cách anh đã tự nguyện gác bút lên đường; sắp tới nhà trường còn có ý định nhận chăm sóc khu di tích nhà trẻ Vĩnh Tuy nơi Bác phát kẹo cho các cháu bé, với câu nói nổi tiếng “Kẹo tuy ít nhưng mong cô chia cho các cháu thật công bằng”; Với tốc độ này, bản thảo của bộ: “Tuyển tập bút ký lịch sử - Văn thơ trường THCS Vĩnh Thành” đã gần hoàn tất và khá đầy đặn, hy vọng sẽ sớm được xuất bản; nó sẽ tiếp một luồng sinh khí mới chấn hưng giáo dục xã nhà; kịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường và tạo đà cho trường đạt chuẩn quốc qua trong giai đoạn sắp tới.
	 Trần Ngọc Khánh
	GV Trường THCS Vĩnh Thành – Yên Thành - Nghệ An
	 ĐT: 0984889672
Ghi chú: Bài đã đăng trên báo Lao động Nghệ An. 
 Thứ 4 ngày 23 tháng 9 năm 2009

Tài liệu đính kèm:

  • docBUT KY L_CH SU TRUONG 50 NAM.doc