Tham luận Thực hiện cuộc vận động: “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”

Tham luận Thực hiện cuộc vận động: “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”

THAM LUẬN

Thực hiện cuộc vận động: “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương

 đạo đức, tự học và sáng tạo”

 Kính thưa: quý vị ĐB, kính thưa tất cả các đồng chí, kính thưa Hội nghị.

 Được sự cho phép của BTC, tôi xin thay mặt cho CĐCS trường THCS TT Ba Tơ trình bày tham luận về việc thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.

 Lời đầu tiên xin gửi đến quý vị BĐ, tất cả các đồng chí sức khoẻ, hạnh phúc, chúc buổi Hội nghị thành công tốt đẹp !

 Kính thưa tất cả các đồng chí!

Nhằm cụ thể hoá Chỉ thị số 06 - CT/TƯ ngày 7/11/2006 của Bộ chính trị trung ương Đảng về tổ chức cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 8/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về “Chống tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục”, ngày 15/11/2007 tại Lễ kỷ niệm 25 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, Ban Thường vụ Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã phối hợp với bộ GD&ĐT chính thức phát động cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” trong đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục của ngành kể từ năm học 2007-2008.

 

doc 5 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 3776Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tham luận Thực hiện cuộc vận động: “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CÔNG ĐOÀN GD BA TƠ
CĐCS TR. THCS TT BA TƠ
Ba Tơ, ngày 30 tháng 11 năm 2009
THAM LUẬN
Thực hiện cuộc vận động: “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương
 đạo đức, tự học và sáng tạo”
	Kính thưa: quý vị ĐB, kính thưa tất cả các đồng chí, kính thưa Hội nghị.
	Được sự cho phép của BTC, tôi xin thay mặt cho CĐCS trường THCS TT Ba Tơ trình bày tham luận về việc thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.
	Lời đầu tiên xin gửi đến quý vị BĐ, tất cả các đồng chí sức khoẻ, hạnh phúc, chúc buổi Hội nghị thành công tốt đẹp !
	Kính thưa tất cả các đồng chí! 
Nhằm cụ thể hoá Chỉ thị số 06 - CT/TƯ ngày 7/11/2006 của Bộ chính trị trung ương Đảng về tổ chức cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 8/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về “Chống tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục”, ngày 15/11/2007 tại Lễ kỷ niệm 25 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, Ban Thường vụ Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã phối hợp với bộ GD&ĐT chính thức phát động cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” trong đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục của ngành kể từ năm học 2007-2008. 
Từ xưa đến nay, với truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta, người giáo viên luôn được xem như một hình ảnh mực thước trong một môi trường sư phạm mẫu mực. Ở đó, người giáo viên dạy học trò tri thức và nhân cách. Với ý nghĩa vô cùng cao quý đó, có lẽ mỗi giáo viên khi bước chân vào nghề này đều hiểu rằng, có rất nhiều sự quan sát hướng đến mình, với học trò là để học tập làm theo, còn với xã hội là thái độ trân trọng cùng  sự gửi gắm về tương lai của thế hệ trẻ.
Người giáo viên, hằng ngày, hằng giờ qua những bài giảng, qua những hành động của mình đang nuôi dưỡng nhân cách học trò, tức là dạy cách làm người. Và đương nhiên như thế, mỗi thầy giáo, cô giáo cần là một tấm gương sáng về đạo đức, vì đơn giản, không giữ được nhân cách làm sao dạy được nhân cách cho học trò. 
Trong thời đại hiện nay, mọi thông tin trong xã hội đều có thể được truyền đi và phản hồi trong một không gian rộng. Học sinh và phụ huynh có thể nắm bắt nhiều phương diện, từ nhiều chiều về người thầy, và vì vậy áp lực với người thầy cũng lớn hơn bởi họ luôn phải tạo dựng và giữ gìn cho mình hình ảnh tốt đẹp và giữ gìn hình ảnh đó trong mắt học trò. Chính vì vậy, không chỉ yêu cầu mỗi CB,GV tự học tập, tự cập nhật kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn trong quá trình giảng dạy mà còn không ngừng trau dồi đạo đức, phẩm chất cách mạng là yêu cầu bức thiết đặt ra với ngành giáo dục. 
Thực hiện cuộc “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” của Công đoàn ngành giáo dục Ba Tơ, CĐCS trường THCS TT Ba Tơ đã quán triệt triển khai thực hiện trong toàn thể cán bộ đoàn viên của trường, cụ thể: 
I. Mục đích cuộc vận động
	Làm cho toàn thể cán bộ, đoàn viên trong đơn vị nhận thức sâu sắc những nội dung cơ bản và ý nghĩa về tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo của mỗi thầy cô giáo. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong đội ngũ nhà giáo và cán bộ viên chức về ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp, thường xuyên tự học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và sáng tạo trong các hoạt động giáo dục và quản lý, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của Huyện nhà nói chung và của đơn vị nói riêng ngày càng vững mạnh hơn.
II. Nội dung cuộc vận động: Phát động sâu rộng đến toàn thể cán bộ, đoàn viên trong đơn vị những nội dung sau:
	1. Về đạo đức của nhà giáo:
	- Thực hiện tốt nội dung các cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của Bộ CT, cuộc vận động “Hai không” của Bộ GD-ĐT, phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, cuộc vận động “Dân chủ - Kỉ cương – Tình thương – Trách nhiệm”.
	- Có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, trách nhiệm thực thi pháp luật và tinh thần phục vụ nhân dân trong các hoạt động giáo dục, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực trong giáo dục. 
	- Yêu nghề, yên tâm công tác, quan hệ mô phạm với nhân dân, phụ huynh học sinh, đồng nghiệp, thương yêu học sinh.
	- Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ, đấu tranh, ngăn chặn nhà giáo vi phạm pháp luật và những qui định nghề nghiệp.
2. Về việc tự học của nhà giáo
	- Không ngừng học tập để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn giảng dạy và tin học để phục vụ cho công tác và hoạt động giáo dục đáp ứng yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp nhà giáo và chuẩn cán bộ quản lý giáo dục với nhiệm vụ được giao, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
	- Khắc phục khó khăn, có kế hoạch tự học và ý chí vươn lên rèn luyện kỹ năng, phương pháp tự học, tự nghiên cứu để chiếm lĩnh tri thức khoa học, công nghệ và nghệ thuật sư phạm.
	- Về tự học của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, vừa là quá trình để tự hoàn thiện mình vừa để nêu gương cho học sinh.
	3. Về tính sáng tạo của nhà giáo
	- Sáng tạo của nhà giáo là sự đổi mới, tạo ra cái mới trong hoạt động giáo dục và quản lý giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
	- Sáng tạo trong vận dụng tri thức và công nghệ mới vào quá trình giảng dạy.
	- Tích cực nghiên cứu tự làm đồ dùng dạy học cải tiến đồ dùng dạy học đã có phù hợp với điều kiện cụ thể của bài dạy, của đối tượng học sinh.
	- Đổi mới phương pháp giảng dạy, nghiên cứu áp dụng công nghệ thông tin vào bài giảng và xử lý tốt các tình huống sư phạm. Quan tâm phát hiện và biết bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu, BDHSG, đồng thời biết phụ đạo học sinh yếu kém.
	- Đổi mới, cải tiến phương pháp quản lý nhà trường, quản lý học sinh, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.
	III. Tổ chức thực hiện
	BCH CĐ và các Tổ CĐ phối hợp với chuyên môn cùng cấp tổ chức phát động và triển khai cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” trong đơn vị mình, cụ thể:
- Phổ biến nội dung cuộc vận động đến từng cán bộ, đoàn viên trong đơn vị.
- Tổ chức cho toàn thể đoàn viên CĐ trong đơn vị ký cam kết thực hiện cuộc vận động theo các nội dung đã nêu trên.
- Công đoàn trường coi việc thực hiện cuộc vận động là một trong những tiêu chí thi đua để đánh giá cuối kì, cuối năm. 
- Tổ chức sơ kết vào cuối học kì, cuối năm và tổng kết cuộc vận động sẽ tiến hành hàng năm vào ngày NGVN 20-11.
* Yêu cầu:
Việc triển khai cuộc vận động phải luôn gắn liền với thực hiện nhiệm vụ năm học, thực hiện phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”. Đặc biệt, gắn liền với việc triển khai và quán triệt Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 6, khoá X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung do Bộ GD-ĐT phát động.
	IV. Kết quả thực hiện:
Qua hai năm triển khai thực hiện cuộc vận động, được sự chỉ đạo kịp thời của CĐ ngành, cũng như sự phối hợp chặt chẽ của BGH, đội ngũ nhà giáo đã có sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động, về ý thức cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức và trách nhiệm thực thi pháp luật và ý thức trong các hoạt động dạy-học, trong coi thi, chấm thi, trong đấu tranh với các tiêu cực học đường và nghĩa vụ công dân. Tinh thần đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp, yêu nghề, yêu ngành, thương yêu học sinh được khơi dậy.  Nhiều cán bộ, giáo viên khắc phục khó khăn đi học và tự học để vượt chuẩn , tự nâng cao trình độ tin học. Phong trào nghiên cứu viết các chuyên đề sáng kiến kinh nghiệm, sử dụng và tự làm đồ dùng dạy học được đẩy mạnh. Thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ: “Duø khoù khaên ñeán ñaâu cuõng phaûi tieáp tuïc thi ñua daïy thaät toát, hoïc thaät toát”. Cụ thể:
* Trong năm học 2007-2008:
- Tham gia Hội thi GV dạy giỏi các cấp: cấp trường đạt 12/12 giải , cấp huyện đạt: 6/8 giải , cấp tỉnh đạt 3/5 giải .
- Có 06 chuyên đề sáng kiến kinh nghiệm về đổi mới phương pháp giảng dạy, công tác quả lí được Hội đồng nhà trường thẩm định và đưa vào áp dụng có hiệu quả.
- Kết quả thi đua: có 06 CB,GV ñöôïc Chuû tòch UBND huyeän coâng nhaän ñaït danh hieäu CSTÑ caáp cô sôû . Coù 03 CB,GV ñöôïc UBND huyeän taëng giaáy khen. Coù 13/24 CB,GV ñaït LÑTT.
	- Có 01 đồng chí hoàn thành chương trình Đại học tại chức.
	* Trong năm học 2008-2009:
- Tham gia thi GV dạy giỏi các cấp: cấp trường đạt 7/9 giải ; Cấp huyện: đạt 4/5 giải .
- Kết quả thi đua cuối năm: Có 01 đồng chí được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận CSTĐ cấp tỉnh. Có 07 CB,GV ñöôïc Chuû tòch UBND huyeän coâng nhaän ñaït danh hieäu CSTÑ caáp cô sôû . Coù 04 CB,GV ñöôïc UBND huyeän taëng giaáy khen. Coù 14/24 CB,GV ñaït LÑTT.
	- Trong năm học 2008-2009 có 03 đồng chí GV đã TN Đại học, nâng tổng số CB, GV vượt chuẩn trong đơn vị là: 8/22, và hiện có 4 GV đang theo học chương trình ĐH và TN trong năm 2009. Trong năm học có 7 chuyên đề sáng kiến kinh nghiệm được viết và áp dụng trong đơn vị.
	- Về tác phong lên lớp mô phạm, lịch sự, giữ được lối sống giản dị, đạo đức trong sáng trên lớp học cũng như ngoài cuộc sống.
	- Công đoàn nhà trường còn tăng cường công tác hiếu, hỉ, thăm hỏi động viên kịp thời đến CB, GV, tham gia tốt các Hội thi do CĐ ngành tổ chức và đạt kết quả cao (đạt 01 giải Nhì cá nhân dự thi tìm hiểu về lịch sử Công đoàn Việt Nam và CĐ Quảng Ngãi), tham gia giao lưu với CĐCS trường THCS Ba Lế, tổ chức các buổi toạ đàm, tham quan học tập nhân các ngày lễ 20/10, 20/11, 8/3, tổ chức sinh nhật cho đoàn viên,  đây cũng là việc làm góp phần đẩy mạnh cuộc vận động được tốt hơn.
	V/Bài học kinh nghiệm khi tổ chức thực hiện cuộc vận đông “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo ”
Để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong đội ngũ cán bộ, giáo viên về ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp; thường xuyên học tập nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, sáng tạo trong các hoạt động giáo dục; đẩy lùi các tiêu cực, tệ nạn  và bệnh thành tích trong giáo dục góp phần đổi mới mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục, công đoàn trường rút ra một số bài học kinh nghiệm:
Một là, thực hiện tốt công tác chuyên môn của Công đoàn ngành. 
Hai là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, toạ đàm, hội thảo về những phẩm chất đạo đức nhà giáo, tôn vinh nghề dạy học. Công tác này cần tiến hành thường xuyên, đặc biệt nhân các ngày lễ lớn trong năm học, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày truyền thống của nhà trường, quán triệt thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và những tấm gương đạo đức nhà giáo nổi tiếng trong lịch sử dân tộc. 
Tổ chức toạ đàm và giáo dục truyền thống tôn sư trọng đạo cho học sinh.
 	Ba là, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, dạy tốt - học tốt, lồng ghép với các cuộc vận động lớn trong ngành, thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành. Công đoàn Giáo dục các cấp. Phối hợp với chuyên môn đồng cấp cụ thể hoá nội dung phong trào thi đua, nội dung đạo đức, tự học và sáng tạo thành những tiêu chí cụ thể, thiết thực phù hợp với đơn vị mình nhằm thực hiện nội dung dân chủ trường học, giữ vững nề nếp, kỷ cương nhà trường. Chỉ đạo hiệu quả các phong trào thi đua, đặc biệt là phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và quản lí. 
Bốn là, tăng cường công tác kiểm tra việc tổ chức thực hiện cuộc vận động. Tiến hành đánh giá sau một năm thực hiện cuộc vận động vào dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, kịp thời biểu dương những cá nhân thực hiện tốt, khắc phục những hạn chế thiếu sót để cuộc vận động đạt được kết quả tốt hơn.
Với tinh thần đó, năm học 2009-2010, CĐCS trường THCS TT Ba Tơ sẽ tiếp tục phối hợp với BGH và các đoàn thể trong nhà trường tổ chức thực hiện tốt cuộc vận động này, góp phần thắng lợi vào sự nghiệp giáo dục của địa phương, của ngành ngày càng vững mạnh hơn.
Bài tham luận thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” đến đây xin kết thúc. Một lần nữa xin kính chúc quý vị ĐB, tất cả các đ/c dồi dào sức khoẻ, hạnh phúc, chúc Hội nghị thành công tốt đẹp. Xin chân thầnh cảm ơn!
 Người viết
 Nguyễn Văn Thân

Tài liệu đính kèm:

  • docTHAM LUAN CDTHANBA TO.doc