Tài liệu mở rộng nâng cao môn Ngữ văn Lớp 6

Tài liệu mở rộng nâng cao môn Ngữ văn Lớp 6

II. Luyện tập về cách viết đoạn văn tự sự:

1. Nội dung:

Đoạn văn kể người phải nêu được tên gọi, lai lịch, tính tình, tài năng , tóm lại là những đặc điểm chi tiết thể hiện được ý nghĩa của câu chuyện.

2. Cách thức thể hiện.

* Giới thiệu nhân vật chính trước, nhân vật phụ sau, làm thế nào để người đọc tiếp xúc với nhân vật chính ngay, tạo sự chú ý và định hướng nội dung câu chuyện.

VD: truyện Con Ròng cháu Tiên, truyện về lương y Tuệ Tĩnh.

* Giới thiệu nhân vật phụ trước, nhân vật chính sau, tạo được mối quan hệ giưã các nhân vật để cốt truyện đựơc phát triển.

VD: Sọ Dừa, Thánh Gióng, Thạch Sanh

Cách giới thiệu này sẽ giúp người đọc hiểu rõ về nguồn gốc của nhân vật chính.

* Giới thiệu nhân vật phụ cùng tình huống phát sinh câu chuyện để từ đây đặt nhân vật chính vào tình huống câu chuyện

 

doc 20 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 1696Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu mở rộng nâng cao môn Ngữ văn Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở rộng nâng cao kỹ năng làm bài văn tự sự.
I. Dạng bài tóm tắt văn bản tự sự:
1. Kiến thức cần nhớ:
+ Đọc kỹ văn bản trước khi tiến hành tóm tắt.
+ Định hình chủ đề của bài văn tóm tắt.
+ xác đinh nhân vật chính và nhân vật phụ.
+ Liệt kê các sự việc chính trong câu chuyện theo trình tự diễn biến.
+ Xâu chuỗi các sự việc chính trong một văn bản ngắn gọn, bằng lời văn của mình.
2. Tóm tắt thành bài văn ngắn câu chuyện Thạch Sanh.(8 câu)
+ Thạch Sanh là thái tử được Ngọc Hoàng cho đầu thai vào một nhà nghèo khổ nhưng tốt bụng. Sớm mồ côi, sống bàng nghề kiếm củi nuôi thân.
+ Thạch Sanh gặp Lý Thông và kết nghĩa làm anh em.
+ Bị lừa ra canh miếu thần và giết chết chằn tinh.
+ Giết chết đại bàng, cứu công chúa, bị Lý Thông hãm hại.
+ Cứu con trai vua Thuỷ Tề, thoát nạn, trở về cùng cây đàn thần.
+ Bị oan, rơi vào cảnh sống trong ngục tối.
+ Dùng tiếng đàn giải oan, trừng phạt mẹ con Lý Thông và lấy công chúa.
+ Dùng đàn và niêu cơm thần dẹp giặc ngoại xâm. được lên ngôi vua.
VD: 
Thạch Sanh là thái tử được Ngọc Hoàng cho đầu thai vào một gia đình nghèo khổ nhưng tốt bụng, hiếm hoi dưới trần gian. Lớn lên trong cảnh mồ côi, Thạch Sanh sống bằng nghề kiếm củi nuôi thân và kết nghĩa anh em cùng với Lý Thông. Bị Lý Thông lừa đi canh miếu thần thế mạng, Thạch Sanh đã giết được chằn tinh nhưng lại bị hắn cướp công mà không hay. Sau đó, chàng còn bắn chết đại bàng, cứu được công chúa, nhưng ngờ đâu Lý Thông lấp mất cửa hang không có lối lên. Nhờ cứu được con trai vua Thuỷ Tề, Thạch Sanh không những trở về mà còn được tặng thêm câyđàn thần. Bị bắt oan vào ngục, Thạch Sanh đã dùngtiếng đàn, giải oan cho mình, vạch mặt mẹ con Lý Thông, lấy được công chúa. Bằng niêu cơm thần và cây đàn, Thạch Sanh đánh đuổi giặc ngoại xâm, lên ngôi vua, còn mẹ con Lý Thông bị hoá kiếp làm bọ hung, sống chui lủi suốt đời.
* ý nghĩa của truyện:
Thạch Sanh là kiểu truyện cổ tích về nhân vật dũng sỹ diệt chằn tinh, đại bàng cứ người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa và chống quân xâm lược. Truyện thể hiện mơ ước, niềm tin vào đạo đức, công lý xã hội và lý tưởng nhân đạo, yêu chuộng hoà bình của nhân dân ta. Truyện còn có nhiều chi tiết tưởng tượng thần kỳ độc đáo và giàu ý nghĩa(sự ra đời và lớn lên kỳ lạ của Thạch Sanh, cung tên vàng, cây đàn thần, niêu cơm thần).
II. Luyện tập về cách viết đoạn văn tự sự:
1. Nội dung:
Đoạn văn kể người phải nêu được tên gọi, lai lịch, tính tình, tài năng, tóm lại là những đặc điểm chi tiết thể hiện được ý nghĩa của câu chuyện.
2. Cách thức thể hiện.
* Giới thiệu nhân vật chính trước, nhân vật phụ sau, làm thế nào để người đọc tiếp xúc với nhân vật chính ngay, tạo sự chú ý và định hướng nội dung câu chuyện.
VD: truyện Con Ròng cháu Tiên, truyện về lương y Tuệ Tĩnh.
* Giới thiệu nhân vật phụ trước, nhân vật chính sau, tạo được mối quan hệ giưã các nhân vật để cốt truyện đựơc phát triển.
VD: Sọ Dừa, Thánh Gióng, Thạch Sanh
Cách giới thiệu này sẽ giúp người đọc hiểu rõ về nguồn gốc của nhân vật chính.
* Giới thiệu nhân vật phụ cùng tình huống phát sinh câu chuyện để từ đây đặt nhân vật chính vào tình huống câu chuyện
VD: Chú bé thông minh, Sơn tinh Thuỷ Tinh, Sự tích Hồ Gươm
3. Cách thức diễn đạt:
* Đối với cách diễn đạt thứ nhất và thứ hai, ta thường dùng kiểu câu trần thuật đơn có từ là.
VD:+ Hoàng là
* Đối với cách giới thiệu thứ ba, không nhất thiết dùng một kiểu câu mà có thể dùng kết hợp nhiều kiểu câu khác nhau để tạo thành một mẩu hội thoại, dùng kiểu câu trần thuật để tạo tình huống cho câu chuyện hay dùng kiểu câu đơn đặc biệt để giới thiệu.
VD: Có người chết đuối! Cứu với!...
Tiếng ai đó hét lên thất thanh, khiến tất cả mọi người đang đi bên sông hốt hoảng, nháo nhào. Đang vào mùa nước lũ, chỉ nhìn dòng nước cuồn cuộn đỏ ngầu là đã đủ rùng mình. Trong lúc chưa có ai biết phải làm gì thì bỗng, “ùm”, một bóng người lao vút xuống nước, nhanh nhẹn như một con bói cá, đúng chỗ dòng nước xoáy đang nhấp nhô môt cái chỏm tóc lúc nổi, lúc chìm. Ai nấy đêu nín thở. 
+ Tục truyền, vào đời Hùng Vương thứ sáu, có một .
Ghi nhớ: Với cách giới thệu nào cũng cần chú ý trình bày bằng một đoạn văn, các câu trong đoạn phải liên kết với nhau, ý chủ đề thường nằm câu đầu đoạn, cũng có thể ở cuối đoạn hoặc toát lên từ toàn bộ đoạn văn.
4. Luyện tập :
Bài tập 1: Viết đoạn văn với câu chủ đề cho trước:
A. Dắt chiếc xe đạp ra khỏi cửa, mẹ vẫn không quên quay lại dặn tôi...
B. Bà tôi nay không còn nữa, song tôi vẫn cảm thấy bà như vừa đi đâu, chỉ lát nữa sẽ về...
Bài tập 2. Luyện nói kể chuyện:
* Kể về gia đình em.
* Kể về buổi học đầu tiên của em tại trường lớp mới.
HS lập dàn bài. Hướng dẫn các em tìm ra nhiều cách kể khác nhau, càng sáng tạo càng được đánh giá cao.
Đ1: 
MB: - Giới thiệu về gia đình mình. Thể hiện được tình cảm thái độ khi nói và giới thiệu.
TB : - Cần giới thiệu theo trật tự mỗi người về lứa tuổi.
 - Mỗi người được nói đến nên kể một đặc điểm riêng biệt, một sở thích hoặc một thói quen đáng yêu, đáng mến nào đó.
 - Không khí trong gia đình như thế nào? thường sum họp bên nhau lúc nào? Thường có những kế hoạch thú vị ra sao để thể hiện tình cảm của mọi người trong nhà?
 - Vai trò của bản thân đối với những hoạt động trong gia đình.
 - Lời mời đến chi thể hiện sự nhiệt tình và lịch sự.
KB : Chào tạm biệt, cảm ơn mọi người đã chú ý nghe mình nói.
Đ2: Kể về buổi học đầu tiên của em tại trường lớp mới.
Gv: Đây là một câu chuyện kể theo sự hồi tưởng vì vậy khi kể cần kết hợp với tình cảm và dòng hồi tưởng chân thành, không bịa đặt, không hời hợt.
MB : Hoàn cảnh khiến em nhớ lại buổi đầu tiên đến trường, lớp mới.
TB : - Không gian và thời gian khi đến trường, lớp mới. Tâm trạng của em lúc đó ra sao?
	- Không khí của toàn trường, cảnh vật ngôi trường có gì lạ?
	- Trong lớp, em quan sát thấy những gì, dáng vẻ diện mạo của một số bạn mới đáng chú ý, em làm quen với các bạn như thé nào?
	- Buổi học đầu tiện em được tiếp xúc với cô giáo chủ nhiệm, ấn tượng của em về cô thế nào?
	- Có tình huống nào đáng nhớ xảy ra với em trong buổi học đó không?
	- Tình cảm , cảm xúc ban đầu của em đối với bạn bè, thầy cô giáo mới.
KB : - Trở lại với hiện tại, em thấynhững cảm xúc và suy nghĩ ban đầu có thành hiện thực không?
- Những giây phút đáng nhớ trong quãng đời học sinh ấy có ý nghiã gì với em hay không?
Hướng dẫn sử dụng ngôi kể cho bài văn tự sự
I. Hướng dẫn nhận biết lại về lý thuyết:
VD: ... "Hôm sau cả lớp ngạc nhiên khi thấy một bài báo tường mới: "Tôi xin tự nguyện rút khỏi tập đoàn san hô". Dưới ký tên: "Nguyên động vật ký sinh". Chẳng nói các bạn cũng biết đó là bài báo của tôi. Gần như cả lớp kéo đến đọc bài báo, có đứa cười, có đứa lại im lặng suy nghĩ. Thằng Định vẫn cười to nhưng tôi cảm thấy trong cái cười đó có cái gì cảm thông, cởi mở, không mỉa mai diễu cợt như mới hôm qua khi tôi còn là một động vật ký sinh."
* Đoạn văn bản trên kể về sự việc gì?
- Nhân vật tôi nhận rõ lỗi lầm và quyết tâm viét bài báo tự nguyện rút khỏi tập đoàn san hô.
* Đoạn văn bản sử dụng ngôi kể nào?
- Ngôi kể thứ nhất.
* Dùng ngôi kể này, sẽ tạo hiệu quả thế nào cho việc thể hiện nội dungqua lời kể?
- Kể lại câu chuyện về bản thân dùng ngôi kể này sẽ tạo cho câu chuyện một giọng tâm tình, tâm sự, khiến người nghe, người đọc cảm thấy gần gũi, dẽ cảm thông, như được tiếp xúc trực tiếp với nhân vật.
VD2: ..."Con cá vàng không nói gì, quẫy đuôi lặn sâu xuống đáy biển. Ông lão đứng trên bờ đợi mãi không thấy nó lên trả lời, mới trở về. đến nơi, ông sửng sót, lâu đài, cung điện biến đâu mất; trước mắt ông lão lại thấy túp lều nát ngày xưa, và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ."...
* Đoạn văn kể về sự việc gì?
- Hậu quả mà mụ vợ ông lão đánh cá nhận được khi lòng tham của mụ lên đến đỉnh điểm.
* Ngôi kể được sử dụng ở đây là gì?
- Ngôi thứ ba.
* Ngôi kể này có tác dung gì trong việc thể hiện nội dung câu chuyện?
- Dường như người đọc người nghe được một người nào đó quan sát tỉ mỉ diễn biến của sự việc rồi kể lại bằng một giọng kể khách quan.
VD3: Cu Việt nằm một mình. Buồn thật. Mấy tập hoạ báo xem đi xem lại đến chán ngấy. Chà, dưới sân tụi nó làm trò gì mà vui thế nhỉ? Giọng to nhất đúng là thằng Hùng rồi, cái giọng vịt đực đó thì không thể nhầm được. Kìa, có chuyện gì mà cái Tý cười to thế? Lại có cả cái NA nữa, có nó thì cái khu tập thể dưới kia cứ dậy hẳn lên. Hãy nhìn xuống xem sao. Cu Việt nhỏm dậy nhòm qua cửa sổ. Đúng mà, mình đoán không sai. Có mặt hầu hết những đứa ở khu tập thể này. Chả là chúng nó học buổi chiều mà! Giá lúc này được xuống nhập bọn với chúng nó nhỉ. Cái trò bịt mắt bắt dê đó Việt ta mê lắm. Hay cứ xuống chơi một tý. Không được, bố đã dặn rồi...
* sự việc chính trong đoạn văn bản trên làgì?
- Cuộc đấu tranh nội tâm của bé Việt khi muốn xuống chơi với các bạn nhỏ song lại e ngại bố.
* Ngôi kể thứ nhất hay thứ ba được dùng ở đây? Việc dùng ngôi kể như thế sẽ có ích ráao cho việc diễn đạt?
- Kết hợp cả hai ngôi kể, lúc là lời người kể giấu mặt kể về những thái độ và cử chỉ của Việt, lúc lại là là cu Việt tự nói với chính lòng mình. Dùng kết hợp cả hai lời kể khiến sự việc được kể lại một cách vừa trung thực, khách quan vừa như được lắng nghe tiếng nói bên trong của nhân vật, tức là độc thoại nội tâm ...
* Vậy, chúng ta rút ra những nhận xét gì về các ngôi kể ?
- Ngôi kể thứ nhất được dùng khi người kể xưng là tôi, trực tiếp dẫn dắt toàn bộ nội dung câu chuyện. Ngôi kể này phù hợp với những câu chuyện kể có tính hồi tưởng, hoặc ki người kể muốn thể hiện nhiều hơn nội tâm , suynghĩ, đấu tranh tư tưởng, thểhiện ý nghĩa một cách trực tiếp.
- Ngôi kể thứ ba được dùng khi người kể giấu mình, không xuất hiện trực tiếp, gọi ten nhân vật bằng chính tên gọi của chúng hoặc đại từ ngôi nhân xưng thứ ba. Dùng ngôi kể này sẽ tạo được tính khách quan cho câu chuyện, người đọc, nghe tự mình hình dung ra câu chuyện và qua lời kể mà tự mình rút ra bài học và ý nghĩa câu chuyện.
- Tuynhiên, cũng nhiều trường hợp nên dùng kết hợp cả hai ngôi kể khi vừa muốn giữ tính khách quan cho câu chuyện vừa muốn thể hiện sâu hơn, cụ thể hơn những suy nghĩ, cảm xúc của nhan vật.
II. Luyện tập về cách dùng ngôi kể và thay đổi ngôi kể trong khi làm bài văn tự sự
1. Bài 1: Kể lại ngắn gọn một sự việc trong câu chuyện Em bé thông minh .
2. Bài 2: Chuyển lời kể ngôi thứ ba sang ngôi thứ nhất .
3. Bài 3: Thay lời nhân vật ông lão đánh cá kể lại sự việc kết thúc câu chuyện.
4. HS diễn đạt bằng lơì sau đó GV chữa cho các em rồi mới yêu cầu về nhà viết vào vở
5. Làm bài tập trắc nghiệm:
C1:
Củng cố kiến thức về từ ngữ
Mục đích ... eo nhạc cho mèo là chi tiết tưởng tượng ?
	A. Tự bao giờ, mèo cứ xơi chuột mãi nên chuột mới đẻ ra là đã sợ mèo rồi.
	B. Anh Chù, hôi đến nỗi thành câu ca.
	C. Chú Nhắt, có tính nhí nhắt đã nên câu ví.
	D. Ông Cống, rung rinh béo tốt, quan trường lại chấm cho ở trên ông Đồ.
13. Hãy lập ý cho đề văn sau:
	Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện : có lần bút chì và bút mực cãi nhau, so bì hơn thua, bác cặp sách là người phân giải.
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
14. Em hãy đóng vai chiếc bút chì để kể lại câu chuyện trên: (Viết phần thân bài)
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
Củng cố nâng cao về kiểu bài kể chuyện tưởng tượng.
Yêu cầu:
Hs được củng cố về kiểu bài kể chuyện tưởng tượng trong bài lý thuyết đã học trên lớp.
Bước đầu biết tập kể chuyện tưởng tượng dựa theo các câu chuyện mẫu.
Lên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 Nội dung cần đạt
* Nhắc lại ý hiểu của em về kể chuyện tưởng tượng?
* Vậy đã là tưởng tượng có thể bịa đặt tuỳ tiện hay không?
* Có các dạng bài thôngthường nào?
GV cho HS so sánh các ví dụ cụ thể.
HS trả lời.
I. Củng cố lại về lý thuyết:
GV để các em phát biểu ý hiểu của mình. 
Chốt:
+ Kể chuyện tưởng tượng là kiểu bài kể những câu chuyện do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng khong có sẵn trong sách vở hay trong thực tế, nhưng có một ý nghĩa nào đấy.
+ Tuy là truyện tưởng tượng nhưng không phải là sự bịa đặt tuỳ tiện. điều cốt yếu là phải tưởng tượng trên cơ sở hiện thực làm cho sự tưởng tượng có lý; mặt khác sự tưởng tượng nhằm nói về một ý nghĩa của hiện thực theo một cách nói đầy lý thú.
+ Các dang bài thường gặp:
- Kể một chuyện cũ theo ngôi kể mới.
- Kể chuyện đã biết nhưng thêm những chi tiết mới, theo một kết cục mới. (Giấc mơ trò chuỵen với Lang Liêu).
- Kể chuyện tưởng tượng về số phậnvà tâmtìn của những convật, sự vật (Lục súc tranh cong).
- Kể chuyện tương lai.
B. Câu hỏi và bài tập luyện
1. Trong một giấc mơ, em hình dung mình đã khon lớn trưởng thành, đi học tập hay làm việc nơi xa nay có dịp trơ về gặp lại bạn bè người thân. Em hãy kể lại cuộc gặp gỡ lạ lùng và thú vị đó.
2. Một buổi sáng, em đén trường sớm để tưới nước cho bồn hoa trước lớp. Một cây hoa ủ rũ vì bị ai đó làm rụng hết cánh hoa. Em nghe như nó đang thủ thỉ trò chuyện với mình. Hãy kể lại câu chuyện buồn ấy của cây hoa.
3. Cây tre tự kể về mình.
4. Hãy tưởng tượng một cốt truyện với đất mẹ, cây hoa, cô tiên mùa xuân và lão già mùa đông.
Hs chọn một đề bài các em thích.
* Bước I: Tìm hiểu đề và lập ý:
Gv hướng dẫn các em hiểu đúng yêu cầu cụ thể của mỗi đề trên cơ sở hiểu chung về các đề trong nhóm
Lập ý cho mỗi đề.
Chia nhóm làm việc với những em có chung một lựa chọn.
- báo cáo kết quả đã có sau 10 -15 phút.
Lưu ý HS;
+ Biết tạo ra cốt truyện hợp lý và triển khai các tình tiết trong cốt truyện ấy .
+ Sắp xếp các chi tiết trong cót truyện theo một trình tự hợp lý. Có hai trình tự cơ bản: trình tự tâm lý và trình tự thời gian.
+ Phát triển ý theo cá nhân, cần đảm bảo tính chân thực của chi tiết...
+ Nên lựa chọn ngôi kể hợp lý: đề 1+3 dùng ngôi kể thứ nhất; đề 2+4 dùng ngôi kể thứ ba.
Bước II: Diễn đạt bằng lời:
2 - 4 học sinh diễn đạt bằng lời trên lớp, các em khác nhận xét, bổ sung.
Bước III: Viết văn:
Nếu còn thời gian, đẻ các em viết phần mở bài tại lớp, GV chấm chữa . 
Giao việc về nhà hoàn thành.
Tham khảo:
Bạn trẻ ơi, trông tôi nhàn nhã rung rinh trên cành với dáng vẻ thanh tú, bộ áo hội hè thơm phức, rực rỡ màu sắc, bạn chớ vội tưởng tôi sinh ra đã nhởn nhơ, rỗi rãi, vui chơi giữa cuộc đời. Không, tôi là một người thợ làm việc cật lưc ngày đêm, làm việc có trách nhiệm, làm những việc lớn cho giống loài, cho trái đất, cho con người. Tôi không có thời giờ làm duyên ngắm bộ trang phục đẹp của mình. Tôi bận chết đi được! Sắc và hương của tôi đâu phải là những đồ trang sức, sắc hương đó là những tín hiệu tôi gửi ong, gửi bướm, giục giã họ tham gia vào việc thai nghén ra sự sống và tương lai. Tôi có nhiệm vụ khai hoa kết quả, nếu không, đời sống cỏ cây sẽ bị đứt đoạn, trái đất sẽ thành hoang mạc mênh mông, bạn không sống nổi. Nụ trở thành hoa, hoa trở thành quả, quả trở thành hạt, hạt trở thành cây, và cứ thế, cứ thế. Thiên nhiên là những xưởng máy mênh mông có vô vàn phân xưởng và đủ các loại thợ của trời đất làm việc không ngừng, không mỏi. Bạn bảo tôi sống yên tĩnh? Không, tôi hoạt động. Bạn bảo tôi nghỉ ngơi? Không, tôi bận bịu. Bạn bảo tôi mơ mộng? Không, tôi thiết thực lo nghĩ ngày đêm nhiệm vụ khai hoa kết quả của mình. Bạn bảo tôi đẹp? Có thể là thế, vì trước hết tôi có ích. Có điều là cái hoạt động, cái có ích, cái thiết thực của tôi khi vào hồn người lại thành cái yên tĩnh, cái cao đẹp, cái thơ mộng làm con người thư thái, thanh khiết, nghệ sỹ hơn.
Bạn trẻ ạ, lẽ sống của đời tôi là như thế!.
	( Sa-dha-na, R. Tago)
Một số bài tập luyện về văn tự sự.
A. nhóm bài tập luyện viết đoạn văn:
1. hãy đặt tên kèm biệt hiệu và nêu đặc điểm ngoại hình của các kiểu nhana vật sau:
a. một học sinh cá biệt.
b. một cô bé tinh nghịch, nhí nhảnh.
c. Một đứa trẻ lang thang, cơ nhỡ.
d. một cụ già khó tính.
đ. Một thầy giáo là thương binh.
2. hãy dùng lời văn tự sự để viết các đoạn văn giới thiệu từng nhân vật sau: ( tự đặt tên cho nhân vật)
a. Một bác công nhân vui tính.
b. Một cô giáo trẻ tận tuỵ với học sinh.
c. Một cậu học sinh thông minh, hay đùa nghịch.
d. Một người ông phúc hậu, thích chăm cây cảnh.
đ. Một em bé đánh giày trên đường phố.
3. Hãy dùng lời van tự sự để viết các đoạn văn kể lại các sự việc sau:
a. Một em bé hờn dỗi vì một lý do nào đó.
b. Một học sinh dũng cảm nhanạ lỗi trước cô giáo và các bạn.
c. Một cậu bé quyết định thả con chim bay về với bầu trời tự do.
d. Hai anh em lang thang nhường nhau một cái bắp ngô luộc trong buổi tối mùa đông.
đ. Cách giải quyết thông minh của một bạn nữ khi thấy cảnh ẩu đả trước cổng trường.

Tài liệu đính kèm:

  • docMo rong nang cao.doc