Giáo án Ngữ văn 6 tuần 9 tiết 35 & 36 Văn học: văn bản: Ông lão đánh cá và con cá vàng (truyện cổ tích Nga – Puskin viết)

Giáo án Ngữ văn 6 tuần 9 tiết 35 & 36 Văn học: văn bản: Ông lão đánh cá và con cá vàng (truyện cổ tích Nga – Puskin viết)

Văn học:

Văn bản: ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG

 (Truyện cổ tích Nga – PUSKIN viết)

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện cổ tích Cây bút thần

- Nắm được biện pháp nghệ thuật chủ đạo và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu đặc sắc của truyện.

- Kể lại được truyện .

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên - Tham khảo thiết kế bài học (Văn học và Tuổi trẻ tháng 1/2003 trang 29)

 - Ghi bảng: Bảng ghi các sự việc chính và sự bội bạc của mụ vợ.

+ Ông lão đánh cá vớt được cá vàng, thả lại xuống biển không đòi ơn

+ Ông lão bị vợ mắng ra biển xin con cá vàng một cái máng lợn mới

+ Bị vợ quát to hơn, ông lão ra xin một ngôi nhà rộng.

+ Bị vợ mắng như tát nước vào mặt, ông lão ra biển xin cho vợ chức nhất phẩm phu nhân

+ Bị vợ nổi trận lôi đình, tát vào mặt ông lão ra biển xin vợ chức nữ hoàng

+ Bị vợ đuổi đi và gọi về sai ông lão ra biển xin chức Long vương ngự trên mặt biển bắt cá vàng hầu hạ

+ Cá Váng biến mất lấy lại những gì đã cho, hai vợ chồng trở lại túp lều cũ

 - Học sinh: Trả lời các câu hỏi vào vở soạn.

 

doc 8 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 665Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 tuần 9 tiết 35 & 36 Văn học: văn bản: Ông lão đánh cá và con cá vàng (truyện cổ tích Nga – Puskin viết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/10/2009	
Tiết 35 & 36
Văn học: 
Văn bản: ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG	
 (Truyện cổ tích Nga – PUSKIN viết)	
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện cổ tích Cây bút thần 
- Nắm được biện pháp nghệ thuật chủ đạo và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu đặc sắc của truyện.
- Kể lại được truyện .
B. Chuẩn bị: 
- Giáo viên - Tham khảo thiết kế bài học (Văn học và Tuổi trẻ tháng 1/2003 trang 29)
 - Ghi bảng: Bảng ghi các sự việc chính và sự bội bạc của mụ vợ.
+ Ông lão đánh cá vớt được cá vàng, thả lại xuống biển không đòi ơn
+ Ông lão bị vợ mắng ra biển xin con cá vàng một cái máng lợn mới
+ Bị vợ quát to hơn, ông lão ra xin một ngôi nhà rộng.
+ Bị vợ mắng như tát nước vào mặt, ông lão ra biển xin cho vợ chức nhất phẩm phu nhân
+ Bị vợ nổi trận lôi đình, tát vào mặt ông lão ra biển xin vợ chức nữ hoàng
+ Bị vợ đuổi đi và gọi về sai ông lão ra biển xin chức Long vương ngự trên mặt biển bắt cá vàng hầu hạ
+ Cá Váng biến mất lấy lại những gì đã cho, hai vợ chồng trở lại túp lều cũ
 - Học sinh: Trả lời các câu hỏi vào vở soạn.
C. Tiến trình tổ chức dạy - học bài mới
 I. Ổn định: Kiểm tra sỉ số.
 II. Bài cũ: 
 	+ Nêu các sự việc chính của truyện “Cây bút thần”
	+ Vì sao Mã Lương vẽ giỏi ? Nguyên nhân nào chủ yếu?
+ Hình tượng cây bút thần có ý nghĩa gì?
+ Mã Lương đã sử dụng cây bút thần như thế nào ?
+ Chi tiết nghệ thuật nào đặc sắc nhất trong truyện ? Nêu ý nghĩa chi tiết đó.
III. Tiến trình tổ chức bài mới:
1. Giới thiệu bài mới:
Chúng ta đã biết kẻ tham lam, độc ác bị Mã Lương dùng bút thần trừng trị. Còn người đàn bà tham lam, bội bạc, từ một người đàn bà tầm thường trở thành Nữ hoàng rồi sau đó sẽ kết thúc ra sao. Đó là truyện: “Ông lão đánh cá và con cá vàng” mà nhà thơ Puskin kể.
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
HOẠT ĐỘNG CỦA 
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tiếp cận văn bản
I-Đọc và tìm hiẻu chú thích
- Cho học sinh đọc chú thích * trang 95
- Một em đọc chú thích
1 - Tác giả, tác phẩm
- Qua tìm hiểu em hãy cho biết đôi nét cơ bản về tác phẩm
- Do A. Puskin viết dựa trên mô tiếp truyện dân gian Nga, Đức
- A.Puskin viết bằng thơ
"Giáo viên bổ sung: A. Puskin là Đại thi hào Nga, được coi là “Mặt trời của thi ca Nga”, viết thơ và truyện. Ông có nhiều truyện thơ nổi tiếng nhất là “Ông lão đánh cá và con cá vàng” đã thể hiện tư tưởng của tác giả đối với thời đại
- Tác phẩm được viết bằng 205 câu thơ, bản in do Vũ Đình Liên và Lê Trí Viễn dịch
- Do Vũ Đình Liên và Lê Trí Viễn dịch thành truyện
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc theo vai các nhân vật, chú ý lời thoại " giáo viên nhận xét
- Học sinh dẫn chuyện, đóng vai đọc văn bản
2- Đọc văn bản, chú thích số 2, 5, 7, 8, 10, 11, 13 và 14
- Hãy nêu các sự việc chính của truyện ?
" Giáo viên chốt ý đúng bằng bảng phụ.
- Học sinh nêu, góp ý bổ sung.
3- Sự việc chính
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản
II- Tìm hiểu văn bản
- Truyện gồm những nhân vật nào ? Ai là nhân vật chính ?
- Ông lão, mụ vợ, cá vàng, biển cả (Mụ vợ là nhân vật chính)
- Khi được biết tin cá vàng, mụ vợ đã đòi hỏi và buộc ông lão xin những gì ở cá vàng
- Học sinh liệt kê:
+ Một cái máng lợn (của cải vật chất)
+ Một ngôi nhà rộng (của cải vật chất tăng lên)
+ Đòi làm nhất phẩm phu nhân (của cải và danh vọng)
+ Đòi làm nữ hoàng (của cải, danh vọng và quyền lực)
+ Đòi làm Long vương có các vàng hầu hạ (Địa vị đầy quyền lực nhưng không có thật)
1- Nhân vật mụ vợ
- Em hãy nhận xét về mức độ đòi hỏi của mụ vợ qua những đòi hỏi đó
" Lòng tham của mụ vợ tăng dần từ thực đến hư, từ của cải vật chất đến quyền lực, thậm chí mụ mù quáng đến mức đòi hỏi cả địa vị mà quyền uy vô hạn không có trong thực tế.
- Em hãy tìm một số câu tục ngữ thể hiện tính tham lam của mụ vợ ?
- Được voi đòi tiên
- Được đằng chân lân đằng đầu
- Tham lam: tăng dần từ thực đến hư, từ vật chất đến địa vị
- Ngoài lòng tham lam em thấy mụ vợ còn có thói xấu nào nổi bật nữa ?
- Học sinh nêu: Thái độ bội bạc
- Bội bạc: Tăng dần và đi đến tột cùng
- Mụ vợ bội bạc với ai ?
" Giáo viên giải thích thêm vai trò của người chồng và cá vàng đối với mụ vợ.
- Với chồng và cá vàng
- Sự bội bạc của mụ vợ đối với chồng thể hiện như thế nào? (Giáo viên gợi ý học sinh tìm hiểu qua những đòi hỏi của mụ vợ)
" Giáo viên: Khi lòng tham càng tăng tiến đến vô hạn cũng là khi mụ vợ bộc lộ hết những thói xấu đến mức mất tình nghĩa vợ chồng
- Sự bội bạc của mụ vợ đối với cá vàng như thế nào?
- Học sinh liệt kê:
+ Mắng chồng
+ Quát chồng to hơn
+ Mắng như tát nước vào mặt
+ Nổi trận lôi đình, tát vào mặt ông lão, gọi chồng bằng mày.
+ Đuổi chồng đi, bắt chồng về
+ Bắt cá vàng hầu hạ
- Theo em, khi nào sự bội bạc của mụ vợ đi đến tột cùng ?
" Khi mụ vợ tỏ ra ngược đãi với chồng, đối xử thậm tệ với chồng không khác gì một mụ chủ cay nghiệt đối với nô lệ mà lẽ ra là ân nhân của mình.
Hơn nữa sự bội bạc của mụ vợ đi đến tột cùng khi mụ vợ không những không biết trả ơn cá vàng mà còn muốn cá vàng trở thành đầy tớ hầu hạ mụ vợ để mụ sai khiến.
" Ghi bảng: Tăng dần đến tột cùng.
- Cá vàng đã trừng trị mụ vợ vì tội nào ? (Cho học sinh thảo luận)
- cá vàng trừng trị mụ vợ cả hai tội (tội bội bạc lớn hơn)
" Bị cá vàng trừng trị cả hai tội nhưng tội bội bạc lớn hơn
- Sự bội bạc của mụ vợ phù hợp với những câu tục ngữ nào ?
-Ăn cháo đá bát
- Vong ơn bội nghĩa
- Mụ vợ tuy là người lao động nghèo khổ nhưng lại mang trong mình bản chất của giai cấp nào ?
" Giáo viên: Mụ vợ mang bản chất của giai cấp bóc lột, thống trị chà đạp lên mọi tình cảm và đạo đức, tìm mọi cách, bằng mọi giá, đạt danh vọng tột đỉnh và những ước muốn ngông cuồng rắp tâm thống trị cả thế giới " mụ vợ tượng trưng cho chế độ Nga hoàng, tàn ác, độc đoán. Qua nhân vật mụ vợ A. Puskin muốn gởi gắm tư tưởng chống đối chế độ Nga hoàng độc ác chuyên quyền, thức tỉnh tinh thần đấu tranh của nhân dân Nga " Đây là tư tưởng của tác giả đối với thời đại.
- Học sinh thảo luận bàn.
F Tiết 2
- Gọi học sinh đọc “Từ đầu  chẳng còn gì”
- Một em đọc
2- Nhân vật ông lão.
- Qua hành động và lời nói với cá vàng, em thấy ông lão là người như thế nào?
- Học sinh trả lời
- Hiền lành, tốt bụng, bằng lòng với cuộc sống của mình
- Trước những mệnh lệnh và sự mắng nhiếc của vợ, ông lão đã xử sự như thế nào?
- Luôn phục tùng vô điều kiện, chỉ có một lần mụ vợ đòi làm Nữ hoàng ông định căn ngăn nhưng bị đánh. Vì sự can ngăn đó quá muộn khi vợ có quyền lực nên khi vợ đòi điều phi lí (làm Long vương) ông đã không dám trái lời mụ.
- Em có nhận xét gì về cách xử sự này ?
" Giáo viên giải thích “nhu nhược”: yếu mềm, thiếu cương quyết (Chính sự nhu nhược của ông tiếp tay cho cái ác, cho quyền lực của mụ vợ và gây ra những tai vạ cho ông. Cá vàng sẵn sàng phục vụ và đền ơn ông vậy mà ông đã không ước một điều để thay tình thế của ông. Ông là nhân vật cần phải phê phán chứ không chỉ là nhân vật đệm làm rõ sự tham lam của mụ vợ. Ông tượng trưng cho nhân dân có sức mạnh và khả năng nhưng nhu nhược nên bị áp bức, cực khổ suốt đời.
- Ông lão quá nhu nhược, chính ông tiếp tay cho cái ác.
" Quá nhu nhược.
- Trong truyện ông lão ra biển gọi cá vàng mấy lần ? Việc kể lại những lần ông lão ra biển gọi cá vàng là biện pháp lặp lại của truyện cổ tích. Em hãy nêu tác dụng của biện pháp này ?
- 5 lần ông lão ra biển "
+ Gợi ra các tình huống cuốn hút người nghe, người đọc.
+ Mỗi lần lặp lại đều xuất hiện những chi tiết mới làm cho đặc điểm tính cách của nhân vật lần sau xuất hiện tô đậm hơn lần trước.
- Mỗi lần ông lão ra biển gọi cá vàng, cảnh biển thay đổi như thế nào? " bảng phụ
- Em có nhận xét gì về thái độ đó của biển cả ?
- Biển gợi sóng êm ả
- Biển xanh đã nổi sóng
- Biển xanh nổi sóng dữ dội
- Biển nổi sóng mù mịt
- Cơn giông tố kéo đến, biển nổi sóng ầm ầm
3 - Nhân vật biển cả
- Biểu hiện càng về sau càng tăng tiến, dữ dội hơn lần trước
- Vì sao biển có thái độ đó ?
- Biển chứng kiến lòng tham lam và sự bội bạc của mụ với ông lão nên nổi cơn thịnh nộ.
- Theo em biển cả tượng trưng cho ai ?
- Học sinh thảo luận
" Tượng trưng cho công lý
- Em hãy cho biết tiếng “vàng” trong từ “cá vàng” chỉ cái gì ?
- Học sinh trả lời theo hiểu biết: " tiếng “vàng” chỉ yếu tố thần kỳ.
4- Nhân vật cá vàng (cá thần)
- Bốn lần cá vàng đều thoả mãn những đòi hỏi những đòi hỏi của mụ vợ nói lên được điều gì ?
- Học sinh nêu: Cá vàng có lòng biết ơn sâu nặng.
- Có lòng biết ơn sâu nặng
- Tại sao lần thứ năm cá vàng từ chối, quẫy đuôi lặn xuống biển sâu để mặc ông lão đứng trên bờ ?
- Học sinh thảo luận: Cá vàng rất sáng suốt, quyết định cho mụ vợ tham lam bội bạc và ông chồng nhu nhược một bài học nhớ đời.
- Sáng suốt và nghiêm khắc.
- Nêu ý nghĩa tượng trưng của cá vàng.
.trả lời
" Tượng trưng cho sự biết ơn đối với những tấm lòng nhân hậu.
" Thể hiện ước mơ công lý của nhân dân
- Câu chuyện được kết thúc như thế nào? Nêu ý nghĩa của cách kết thúc đó.
 “Của trời trời lại lấy đi
Giương đôi mắt ếch làm chi 
 được trời”
- Học sinh nêu kết cục của câu chuyện " theo lối vòng tròn
Đây là sự trừng phạt thích đáng cho sự bội bạc và ham muốn ngông cuồng.
- Tìm những câu tục ngữ phù hợp với cách kết thúc đó.
- “Tham thì thâm”
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh thực hiện phần ghi nhớ.
- Một em đọc
* Ghi nhớ: Sách giáo khoa trang 96
- Cho biết trong ghi nhớ nhấn mạnh những ý chính nào ?
- Câu đầu: Nêu tác giả, xuất xứ
- Câu 2: Nêu nghệ thuật
- Câu 3: Nêu nội dung
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh luyện tập
IV- Luyện tập
- Nhận xét nhan đề ? Nêu lý do?
- Nhan đề: “Mụ vợ cá vàng”
1- Nhận xét
- Cho học sinh thảo luận tổ, thi đua tìm nhan đề khác cho truyện.
“ Mụ vợ tham lam và con cá vàng”
“Cá vàng và ông lão nhân hậu”
“Tham thì thâm”
“Được voi đòi tiên”
" hợp lý vì mụ vợ là nhân vật chính, mạch truyện được phát triển theo mức độ phát triển lòng tham của mụ vợ. Đồng thời ý nghĩa chính của truyện là phê phán lòng tham của mụ vợ.
IV. Củng cố: 
	Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật mụ vợ.
 V. Dặn dò: 
	- Kể câu chuyện .
	- Chuẩn bị Tiếng Việt, Tập làm văn luyện nói.
–&—

Tài liệu đính kèm:

  • docTiêt 35-36.doc