Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tinvào giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân 8

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tinvào giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân 8

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TINVÀO GIẢNG DẠY BỘ MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8

A. PHẦN MỞ ĐẦU

 I. Lí do chọn chuyên đề

a) Về phía nhà trường.

Ứng dụng CNTT vào giảng dạy bộ môn GDCD nói chung và môn GDCD 8 nói riêng đã được nhà trường triển khai nghiêm túc. Nhà trường có tổ CNTT có khả năng hỗ trợ cho giáo viên việc ứng dụng CNTT trong dạy học. Song thực tế hiện nay cho thấy rằng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy còn gặp khó khăn do: Cơ sở vật chất cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ở nhà trường còn thiếu, nhà trường chưa có phòng dạy chức năng riêng để dạy các các tiết học có ứng dụng công nghệ thông tin.

Nhà trường đã mở những lớp tập huấn cho giáo viên về việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Tuy nhiên với thời gian tập huấn ngắn nên việc lĩnh hội của giáo viên không thể lĩnh hội một cách đầy đủ và trọn vẹn.

b, Về phía giáo viên:

- Hiện nay việc ứng dụng CNTT trong dạy và học môn GDCD 8 nói riêng và các môn học ở các lớp nói chung đã áp dụng một vài năm nhưng chưa thật triệt để.

 - Một số giáo viên vẫn còn quen với cách dạy cũ.

 - Nhiều giáo viên ngại sử dụng CNTT do tốn thời gian, công sức.

 - Còn có giáo viên chưa sử dụng thành thạo một số phần mềm vi tính. Do vậy nhiều giáo viên rất ngại làm chủ kỹ thuật phức tạp của máy tính.

 - Một số giáo viên đã ứng dụng CNTT vào dạy học, tuy nhiên trong quá trình giảng dạy vẫn còn nặng về hình thức, mang nặng tính chất trình diễn. Nhiều giáo viên còn tham cung cấp các loại thông tin, phim, ảnh làm mất thời gian nhưng hiệu quả giờ dạy không cao.

 

doc 19 trang Người đăng thu10 Lượt xem 2182Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tinvào giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TINVÀO GIẢNG DẠY BỘ MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8
A. PHẦN MỞ ĐẦU
 I. Lí do chọn chuyên đề
a) Về phía nhà trường.
Ứng dụng CNTT vào giảng dạy bộ môn GDCD nói chung và môn GDCD 8 nói riêng đã được nhà trường triển khai nghiêm túc. Nhà trường có tổ CNTT có khả năng hỗ trợ cho giáo viên việc ứng dụng CNTT trong dạy học. Song thực tế hiện nay cho thấy rằng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy còn gặp khó khăn do: Cơ sở vật chất cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ở nhà trường còn thiếu, nhà trường chưa có phòng dạy chức năng riêng để dạy các các tiết học có ứng dụng công nghệ thông tin..
Nhà trường đã mở những lớp tập huấn cho giáo viên về việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Tuy nhiên với thời gian tập huấn ngắn nên việc lĩnh hội của giáo viên không thể lĩnh hội một cách đầy đủ và trọn vẹn.
b, Về phía giáo viên: 
- Hiện nay việc ứng dụng CNTT trong dạy và học môn GDCD 8 nói riêng và các môn học ở các lớp nói chung đã áp dụng một vài năm nhưng chưa thật triệt để.
	- Một số giáo viên vẫn còn quen với cách dạy cũ.
 - Nhiều giáo viên ngại sử dụng CNTT do tốn thời gian, công sức. 
	- Còn có giáo viên chưa sử dụng thành thạo một số phần mềm vi tính... Do vậy nhiều giáo viên rất ngại làm chủ kỹ thuật phức tạp của máy tính.
	- Một số giáo viên đã ứng dụng CNTT vào dạy học, tuy nhiên trong quá trình giảng dạy vẫn còn nặng về hình thức, mang nặng tính chất trình diễn. Nhiều giáo viên còn tham cung cấp các loại thông tin, phim, ảnh làm mất thời gian nhưng hiệu quả giờ dạy không cao.	
b) Về phía học sinh:
	- Trên thực tế, hầu hết học sinh đều say mê, thích thú được học những giờ học có ứng dụng CNTT. Song, bên cạnh đa số học sinh tiếp cận nhanh chóng với phương pháp học mới này vẫn còn những tồn tại cần khắc phục sau:
	+ Một số học sinh chưa thật thích nghi với phương pháp học hiện đại này, chỉ thụ động ngồi nghe, xem phim, ảnh và sôi nổi bình luận hoặc say sưa nghe thầy giáo giảng quên cả việc ghi bài.
	+ Một số học sinh gặp khó khăn trong việc ghi chép bài: không biết lựa chọn thông tin, nội dung chính để ghi vào bài học, ghi chậm hoặc không đầy đủ...
II. Mục đích của chuyên đề 
Mục đích của chuyên đề: “Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân 8” là:
 - Ứng dụng CNTT trong dạy học để nhằm cải tiến phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng đào tạo. Trong đó, việc tích cực vận dụng CNTT và các thiết bị dạy học hiện đại là nhân tố có tác động quan trọng nhất đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường trong thời gian qua. 
 - Chuyên đề này tôi tập trung nghiên cứu về ứng dụng công nghệ thông tin ( Sử dụng công nghệ thông tin như một công cụ hỗ trợ đắc lực, thiết kế bài giảng điện tử ) để giảng dạy các bài giáo dục của bộ môn GDCD 8, đồng thời đưa ra một số kỹ năng, hình thức phù hợp trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn GDCD 8 hiện nay.
B. NỘI DUNG CỦA CHUYÊN ĐỀ
I. Ý nghĩa của việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học bộ môn GDCD 8
 Thấy được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo, Bộ Chính trị đã có Chỉ thị 58-CT/TW về việc: “đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học”. Sau đó, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo có chỉ thị 29/CT-BGDĐT (tháng 7/2001) đề ra nhiệm vụ ứng dụng CNTT cho các trường phổ thông từ năm 2002-2005, là phải ứng dụng từ 5-10% thời gian lên lớp có sử dụng phương tiện CNTT và thực hiện giáo án điện tử.
 Thực hiện sử dụng công nghệ thông tin như một công cụ hỗ trợ đắc lực hay bài giảng điện tử giáo viên cần có sự hỗ trợ của máy tính. Toàn bộ kế hoạch lên lớp của giáo viên phải được lập trình sẵn. Các hoạt động dạy và học được thiết kế hợp lý trong một cấu trúc chặt chẽ, sử dụng các công cụ đa phương tiện bao gồm: các văn bản hình ảnh, âm thanh, phim minh hoạ để chuyển tải tri thức và điều khiển người học. 
 Khi sử dụng công nghệ thông tin như một công cụ hỗ trợ đắc lực, giáo viên chỉ cần thiết kế những văn bản, hình ảnh, sơ đồ, phim phục vụ hữu ích cho các hoạt động của tiết học.
 Khi lên lớp bằng giáo án điện tử, giáo viên phải thực hiện một bài giảng điện tử với toàn bộ hoạt động giảng dạy đã được chương trình hóa một cách sinh động nhờ sự hỗ trợ của các công cụ đa phương tiện đã được thiết kế trong giáo án điện tử.
 Dạy học có ứng dụng CNTT là một hình thức dạy học tiên tiến và do khả năng lưu trữ, tích hợp, thể hiện thông tin nhanh, đa dạng, cho phép đẩy mạnh sự tương tác giữa thầy và trò, dẫn đến sự thay đổi sâu xa về hình thức của dạy và học. Sau hơn hai năm thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong nhà trường phổ thông, chúng tôi nhận thấy, việc dạy bằng giáo án điện tử (GAĐT) hay ứng dụng CNTT như một công cụ hỗ trợ đối với môn GDCD 8 đem lại những hiệu quả nhất định. Nếu được đầu tư cẩn thận, phương pháp này sẽ tạo hứng thú cho học sinh, đặc biệt là khi giảng những nội dung có minh hoạ bằng tranh ảnh, âm thanh, sơ đồ, biểu bảng, phim...Mặt khác, việc trình diễn nội dung bài dạy bằng màn hình vừa mới lạ đối với học sinh vừa giúp cho giáo viên tiết kiệm một lượng lớn thời gian ghi bảng, giáo viên sẽ sử dụng thời gian đó vào việc mở rộng vấn đề, liên hệ những kiến thức bên ngoài góp phần làm cho bài học phong phú, sinh động, sâu sắc hơn...
 Cái được lớn nhất ở mỗi tiết giảng có ứng dụng công nghệ thông tin chính là một lượng lớn kiến thức, hình ảnh trực quan sinh động được chuyển tải đến các em học sinh. Nó không những giúp cho tiết học trở nên lôi cuốn hơn mà còn hạn chế việc GV bị cháy giáo án vì thời gian được kiểm soát bằng máy. Nếu như trong mỗi tiết học thông thường, giáo viên phải dành khá nhiều thời gian để treo tranh ảnh, thao tác các hoạt động thí nghiệm thì trong tiết học có sử dụng giáo án điện tử những chuyện đó chỉ cần thao tác trong giây lát. Sự giải phóng đôi tay cho cả giáo viên và học sinh cho phép các em có thể tương tác nhiều hơn với thầy cô giáo, làm nâng cao hiệu quả giờ học. Ngoài ra, về phương diện sức khoẻ, giảng dạy bằng GAĐT sẽ giúp GV tránh được bụi phấn và hạn chế những căn bệnh thường thấy do ảnh hưởng của nghề nghiệp tạo nên.
II. Một số hình thức ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy - học môn GDCD 8 
1. Giảng dạy bằng giáo án điện tử
 Giảng dạy bằng giáo án điện tử có ưu điểm là tạo hứng thú cho cả thầy và trò trong buổi học nhờ có sự truyền đạt và tiếp nhận bài giảng thông qua những hình thức phong phú, đa dạng như hình ảnh, âm thanh giúp cho học sinh tiếp nhận bài giảng dễ hiểu hơn. Giáo viên được giảm nhẹ việc thuyết giảng. Qua đó, học sinh được kích thích khám phá tri thức qua thông tin thu nhận được giúp cho giờ học thêm sinh động. Giáo viên không phải soạn giáo án nhiều lần mà chỉ cần đầu tư cho lần soạn đầu tiên và cập nhật, chỉnh sửa cho bài giảng tốt hơn vào những lần sau. 
 Muốn có một tiết dạy với giáo án điện tử có hiệu quả, người thầy giáo phải dành nhiều thời gian cho việc sưu tầm, chuẩn bị chu đáo về tài liệu, kiến thức để có được những hình ảnh minh hoạ, âm thanh phục vụ cho bài giảng. Giáo viên phải biết sử dụng thành thạo máy tính và một số phần mềm hỗ trợ cho việc soạn giáo án điện tử như powerpoint, violet Giáo viên có thể tham khảo cách soạn giáo án điện tử trên một số trang web như: bachkim.vn ...
2. Xây dựng thư viện tư liệu
	Để phục vụ cho công tác giảng dạy, đối với môn GDCD THCS nói chung và các bài GDCD 8 nói riêng kho tư liệu là điều kiện cần thiết và đặc biệt quan trọng vì các bài GDCD 8 trang bị cho học sinh hệ thống tri thức đa dạng, phong phú. Đó là những chuẩn mực về đạo đức như : Tôn trọng lẽ phải, liêm khiết, tôn trọng người khác, giữ chữ tín, pháp luật và kỉ luật, xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh và các kiến thức pháp luật như: Các quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản người khác, quyền khiếu nại, tố cáo, quyền tự do ngôn luậnNhững bài học này có tính thực tiễn cao. Do vậy giáo viên dạy GDCD phải chú trọng cập nhật những sự kiện, thông tin, hình ảnh, số liệu mới phục vụ cho quá trình giảng dạy có hiệu quả.
 - Trước đây giáo viên xây dựng kho tư liệu bằng cách đọc, tham khảo tài liệu, sách, báo và chép lại những thông tin cần thiết vào sổ tư liệu.
	- Hiện nay việc ứng dụng CNTT giúp giáo viên xây dựng thư viện tư liệu thuận lợi, phong phú, khoa học hơn và không mất nhiều thời gian như trước đây. Việc khai thác tư liệu có thể lấy từ các nguồn:
	+ Khai thác thông tin, tranh, ảnh từ mạng internet (nguồn tài nguyên vô tận) 
	+ Khai thác tranh ảnh từ sách, tài liệu, báo chí, tạp chí ...
	Trong quá trình tham khảo sách, báo, tài liệu gặp những tranh, ảnh đặc biệt cần thiết, có thể dùng máy scan quét ảnh và lưu vào USB, cuối cùng cập nhật vào kho tư liệu của mình để phục vụ cho quá trình giảng dạy. 
	+ Khai thác từ băng hình, phim video, các phần mềm, tranh ảnh, bản đồ, hình vẻ... thông qua chức năng cung cấp thông tin của máy tính. 
	Từ các nguồn khai thác trên giáo viên sẽ lưu trữ cho mình một thư viện tư liệu phong phú, đa dạng để phục vụ cho công tác giảng dạy. Tuy nhiên cần lưu trữ thành từng file dữ liệu để dễ dàng tìm kiếm khi sử dụng.
 III.Quy trình thiết kế một bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin.
1.Xác định được những bài có thể ứng dụng CNTT.
 Chương trình GDCD 8 cả năm có 35 tiết, trong đó:
Dạy kiến thức 
Kiểm tra
Thực hành ngoại khoá
45 phút
Học kì
( 28 tiết)
( 2 tiết)
( 1 tiết)
3 (tiết)
Chương trình GDCD 8 là sự phát triển những chuẩn mực giá trị đạo đức, pháp luật, văn hoá của chương trình GDCD lớp 6, lớp 7. Nên việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy GDCD 8 là vô cùng phong phú, trừ 3 tiết kiểm tra ra có thể ứng dụng CNTT vào dạy tất cả các tiết trong chương trình GDCD 8.
2. Chuẩn bị dạy học
a) Chuẩn bị kiến thức dạy học
 Làm thế nào để truyền đạt kiến thức đến học sinh một cách đầy đủ, chính xác và khoa học nhất là câu hỏi mà mỗi giáo viên luôn đặt ra khi chuẩn bị những kiến thức cho dạy bài mới. Thông thường giáo viên chuẩn bị những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, sách giáo viên, một số tranh, ảnh được trang bị theo yêu cầu trong mục tiêu của bài dạy. Bên cạnh đó để khắc sâu kiến thức cho học sinh giáo viên cần chuẩn bị những kiến thức hỗ trợ cho bài học mang một ý nghĩa tích hợp rộng hơn.
 Ví dụ: 
+ Để chuẩn bị cho bài học “Góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư”, giáo viên cần thu thập các tư liệu về đời sống văn hoá( tích cực, tiêu cực) ở khu dân cư ở trên đất nước ta như tranh ảnh, hoạt động, việc làm, . mẩu chuyện liên quan đến những đời sống văn h ...  là: 
+ Quá lạm dụng đến hiệu ứng, kỹ thuật trình diễn trên bài giảng điện tử ví dụ như: tạo các hiệu ứng “bay nhảy” kèm theo âm thanh, trang trí các slide với mầu sắc sặc sỡ, loè loẹt, kết nối với các phim, ảnh lôi cuốn người học, nhưng chuyển tải nội dung rất ít, có khi phản tác dụng giáo dục; lựa chọn những phông chữ, màu sắc khác nhau thiếu tính nhất quán, ít hài hòa và nhất là không thể hiện được tính sư phạm trong cả hình thức lẫn nội dung trình bày.
+ Một hạn chế khác mà giáo viên phổ thông thường hay mắc phải khi thiết kế giáo án bài dạy trình chiếu hoàn toàn là ít chú ý tính hệ thống của kết cấu bài giảng (cách trình bày bảng đen truyền thống thường bảo đảm được yêu cầu này cho đến khi kết thúc tiết học), nội dung trình bày trên các slide gần như độc lập nên khi trình chiếu sang một đề mục mới thì các đề mục trước đó hầu như không còn xuất hiện nữa khiến cho nhận thức của học sinh dễ rơi vào sự tản mạn thiếu tính hệ thống.
+ Các dạng thông tin trình bày trên slide của một số bài giảng điện tử còn nghèo nàn, chủ yếu là trình bày một văn bản để trình chiếu trên màn hình thay cho việc ghi chép, mà chưa chú ý đến kiến thức cơ bản, trọng tâm hay sơ đồ hóa các nội dung văn bản. Ngược lại nhiều giáo viên còn muốn đưa nhiều dạng thông tin để trình chiếu cùng một lúc trên các slide khiến cho bố cục trình bày bị rối và các thông tin đến với học sinh bị nhiễu loạn, khó nhận ra đâu là kiến thức cơ bản, trọng tâm. Từ đó, những kiến thức còn đọng lại nơi học sinh sau giờ học không rõ ràng, thiếu tính hệ thống và không bền vững.
+ Nhiều bài giảng điện tử do giáo viên lạm dụng về thời gian trình chiếu đã không đảm bảo về chất lượng giờ học, không bao quát được tình hình lớp học, tình trạng học sinh ghi chép bài không kịp hoặc không ghi chép nội dung bài học vẫn xảy ra. 
C- KẾT QUẢ VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM
I. Kết quả thực hiện
Trong thực tế, việc dạy học theo phương pháp hiện đại cũng còn có nhiều vấn đề phải bàn bạc. Có môn học, có bài học thuận lợi, đạt hiệu quả cao. Nhưng cũng có môn học, có tiết học khó khăn, đạt hiệu quả thấp. Tuy nhiên, nhà trường đã mạnh dạn để cho tất cả mọi giáo viên, mọi môn học tích cực thực hiện việc dạy học theo phương pháp này, cốt để giáo viên thành thạo, vượt qua được những e ngại ban đầu. Qua việc dự giờ của các đồng nghiệp và thực tế giảng dạy của bản thân trong các giờ dạy có ứng dụng CNTT tôi nhận thấy: 
+ Phần lớn học sinh đều thích những giờ học GDCD nói chung và giờ dạy GDCD 8 nói riêng có ứng dụng CNTT với rất nhiều hình ảnh, âm thanh minh họa đẹp mắt, sinh động đã làm cho các em hứng thú, say mê học tập. Cùng một thời lượng như nhau nhưng số lượng kiến thức và kỹ năng các em thu nhận được lại nhiều hơn, cụ thể, sinh động, sâu sắc và chắc chắn hơn. 
+ Hầu như tất cả các giờ GDCD 8 được dạy theo phương pháp này không có một học sinh nào tỏ ra chán nản, lười biếng học tập hoặc học với tâm trạng đối phó, thụ động, mà ngược lại các em đều rất thích thú. Rõ ràng học tập đối với các em đã trở thành một niềm vui lớn. 
II. Những bài học kinh nghiệm
- Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần lưu ý đến khả năng tiếp thu, lĩnh hội tri thức, khả năng ghi chép bài học của học sinh để có hướng điều chỉnh kịp thời.
- Giáo án điện tử cần phải được thiết kế một cách khoa học, để qua từng slile chi tiết, học sinh phải nhận biết được những nội dung nào là nội dung chính cần ghi chép, nội dung nào là phần diễn giải của giáo viên...
- Còn sử dụng CNTT với mục đích là công cụ hỗ trợ thì cũng cần ứng dụng một cách sáng tạo.
- Một điều đáng lưu ý là cần hiểu đúng CNTT chỉ là một phương tiện hỗ trợ đắc lực cho đổi mới phương pháp dạy học, bởi vì quá trình giáo dục con người không thể “công nghệ hóa” hoàn toàn được, có nhiều mặt giáo dục không thể quy trình hóa được như giáo dục nhân văn, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ... Xác định điều này, trong quá trình giảng dạy giáo viên tránh lạm dụng CNTT, xem CNTT là độc tôn, là duy nhất.
- Để ứng dụng CNTT góp phần đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả cao, giáo viên phải thường xuyên không những tự học để nâng cao trình độ chuyên môn mà còn phải nâng cao khả năng sử dụng CNTT.
- Để nâng cao khả năng sử dụng CNTT, ngoài việc đến với các lớp tin học, giáo viên có thể tự học (ví dụ: Giáo viên có thể tự học cách soạn giáo án điện tử thông qua phần mềm hướng dẫn tự học microsoft powerpoint...) hoặc có thể học ở bạn bè, đồng nghiệp, những giáo viên có kinh nghiệm, có chuyên môn liên quan đến ứng dụng CNTT... Điều quan trọng là giáo viên phải đóng vai trò là người học thường xuyên để có thể thực hiện được cuộc cách mạng giáo dục nói chung, về phương pháp dạy và học nói riêng, đang được đặt ra hiện nay và xu thế là sử dụng CNTT như là một công cụ dạy học có hiệu quả cao.
- Thật ra, để chuẩn bị cho một bài giảng bằng giáo án điện tử là chuyện không hề đơn giản chút nào. Ngoài việc đòi hỏi GV có một kiến thức nhất định về tin học như sử dụng thành thạo phần mềm power point thì nó còn yêu cầu GV phải có khả năng vận dụng hợp lý giữa việc trình bày bài giảng một cách khoa học gắn với phương pháp sư phạm. Để giờ dạy bằng GAĐT đạt hiệu quả, ta phải giải quyết khó khăn của học sinh ngay từ người thầy và giải quyết ở ba khâu: soạn GAĐT, trình chiếu giáo án và hướng dẫn học sinh ghi chép.
1. Soạn giáo án:
          Mỗi lớp học có trung bình từ 20-30 học sinh. Trong khi đó các tiết dạy GAĐT thường phải tắt bớt đèn, đóng bớt cửa sổ hạn chế ánh sáng trời để ảnh trên màn rõ hơn. Như vậy, những học sinh ngồi ở các dãy cuối lớp hay những học sinh mắt kém sẽ khó khăn khi quan sát hình ảnh, chữ viết hay công thức trên màn chiếu. Do đó để học sinh có thể ghi chép được bài học chính xác từ màn chiếu, giáo viên khi soạn giáo án trên power point cần chú ý một số nguyên tắc về hình thức sau:
          - Về màu sắc của nền hình: cần tuân thủ nguyên tắc tương phản (contrast), chỉ nên sử dụng chữ màu sậm (đen, xanh đậm, đỏ đậm...) trên nền trắng hay nền màu sáng. Ngược lại, khi dùng màu nền sậm thì chỉ nên sử dụng chữ có màu sáng hay trắng.
          - Về font chữ: chỉ nên dùng các font chữ đậm, rõ và gọn để không mất nét khi trình chiếu.
          - Về slide chữ: giáo viên thường muốn chứa thật nhiều thông tin trên một slide nên hay có khuynh hướng dùng cỡ chữ nhỏ. Thực tế, trong kỹ thuật video, khi chiếu trên màn hình TV (25 inches) cho vài người xem hay dùng máy chiếu projector chiếu lên màn cho khoảng 50 người xem thì cỡ chữ thích hợp phải từ cỡ 24 trở lên mới đọc rõ được.
	- Về hiệu ứng, âm thanh: Soạn giáo án điện tử, giáo viên cần lưu ý khi dùng hiệu ứng, âm thanh, tiếng động phải phù hợp, không nên lạm dụng.
          - Về trình bày nội dung trên nền hình: giáo viên phải biết đánh giá và lựa chọn thông tin, hình ảnh, đoạn phim phục vụ bài dạy có tính thiết thực, làm rõ nội dung bài dạy, tránh tham lam, nhồi nhét các loại thông tin, phim, ảnh không phù hợp làm giảm hiệu quả bài dạy.
2. Trình chiếu giáo án điện tử
          Khi giáo viên trình chiếu power point, để học sinh có thể ghi chép kịp thì nội dung trong mỗi slide không nên xuất hiện dày đặc cùng lúc. Ta nên phân dòng hay phân đoạn thích hợp, cho xuất hiện theo hiệu ứng thời gian tương ứng. Trường hợp có nội dung dài mà nhất thiết phải xuất hiện trọn vẹn cùng lúc, ta trích xuất từng phần thích hợp để giảng, sau đó đưa về lại trang có nội dung tổng thể, học sinh sẽ dễ hiểu và dễ chép hơn.
3. Hướng dẫn học sinh ghi chép
Giáo án điện tử cần phải được thiết kế một cách khoa học, để qua từng slile chi tiết, học sinh phải nhận biết được những nội dung nào là nội dung chính cần ghi chép, nội dung nào là phần diễn giải của giáo viên...Giáo viên có thể thiết kế theo hai phương án (kết hợp vừa trình chiếu vừa ghi bảng; không ghi bảng, bảng dùng cho học sinh lên làm bài tập nhưng nội dung cần đạt phải luôn luôn thể hiện trên mà hình). Để giúp học sinh ghi chép bài giáo viên cần lưu ý:
         a - Những kiến thức căn bản, thuộc nội dung giáo khoa quy định sẽ nằm trong các slide có ký hiệu riêng. Ví dụ ký hiệu (@, đặt ở góc trên bên trái). Học sinh phải chép đầy đủ nội dung trong các slide này. Tập hợp nội dung các slide có ký hiệu riêng tạo nên kiến thức yêu cầu tối thiểu của tiết học.
b - Những nội dung có tính thuyết minh, minh họa, mở rộng kiến thức sẽ nằm trong các slide khác, không có ký hiệu riêng. Với những slide này, học sinh tự chọn học nội dung để chép tùy theo sự hiểu bài của mình.
c- Với những kiến thức căn bản nhưng khá dài, nếu chép hết sẽ ảnh hưởng đến tiến độ của tiết học, sau khi giảng xong giáo viên hướng dẫn học sinh đánh dấu trong sách giáo khoa để về nhà chép.                 
D. KẾT LUẬN
Sự bùng nổ của Công nghệ thông tin (CNTT) nói riêng và Khoa học công nghệ nói chung đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển của tất cả các ngành trong đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, nếu muốn nền giáo dục phổ thông đáp ứng được đòi hỏi cấp thiết của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nếu muốn việc dạy học theo kịp cuộc sống, chúng ta nhất thiết phải cải cách phương pháp dạy học theo hướng vận dụng CNTT và các thiết bị dạy học hiện đại phát huy mạnh mẽ tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành và hứng thú học tập của học sinh để nâng cao chất lượng đào tạo.
Đối với giáo dục và đào tạo, CNTT có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp, phương thức dạy và học. CNTT là phương tiện để tiến tới một “xã hội học tập”. Mặt khác, giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của CNTT thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho CNTT. Bộ Giáo dục - Đào tạo cũng đã yêu cầu: “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất cả các môn học” Vận dụng CNTT và các thiết bị dạy học hiện đại để đổi mới phương pháp dạy học đối với môn GDCD 8, qua thực tế đã chứng minh đều có tác dụng nâng cao chất lượng đào tạo rõ rệt.
Con người hoạt động theo quy luật sáng tạo. Đổi mới phương pháp là tất yếu nhưng mọi đổi mới đều phải có kế thừa, phải phù hợp với đặc trưng từng môn học. 
Trên đây là những nghiên cứu ban đầu của tôi về việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy các bài GDCD 8 trong môn GDCD ở trường THCS. Có thể những vấn đề nêu trên chưa hẳn đã toàn diện, rất mong được những ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp, các đồng chí lãnh đạo, các cấp quản lí giáo dục để chuyên đề của tôi được hoàn thiện và áp dụng có hiệu quả hơn. 
	 Tôi xin chân thành cảm ơn !
 Ea ngai, ngày 20 tháng4 năm 2010
Người viết
 LÊ THẾ HÙNG

Tài liệu đính kèm:

  • docHung THCS Nguyen Cong tru.doc