Sáng kiến kinh nghiệm Làm đồ dùng sáng tạo phục vụ môn giáo dục âm nhạc

Sáng kiến kinh nghiệm Làm đồ dùng sáng tạo phục vụ môn giáo dục âm nhạc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

 Họ và tên: Hoàng Thị Hà

 Chức vụ: Giáo viên.

 Đơn vị công tác: Trường Mầm non Vành Khuyên.

 Đề tài: LÀM ĐỒ DÙNG SÁNG TẠO

 PHỤC VỤ MÔN GIÁO DỤC ÂM NHẠC.

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

 Đất nước ta trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và gia nhập WTO, đòi hỏi sự phát triển vượt bậc tất cả về mọi mặt. Nói đến những thành tựu to lớn của ngành giáo dục nước ta nói chung và ngành giáo dục huyện nhà nói riêng cũng không ngừng phát triển mạnh mẽ của các cấp học, bậc học trong đó có ngành giáo dục mầm non, như lời Bác Hồ đã nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”.

 Như chúng ta đã biết hiện nay các cấp, các ngành đều quan tâm đến giáo dục mầm non, vì bậc học mầm non là mắt xích đầu tiên mở đầu cho hệ thống giáo dục, đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ sau này. Vì thế giáo dục mầm non đòi hỏi phải luôn đổi mới về phương pháp để mở rộng vốn kiến thức cho trẻ, như lời Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Thiện Nhân đã nói trong năm học 2008 – 2009 “Là năm học xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

 Được sự quan tâm của Phòng Giáo dục, Ban Giám hiệu, chính quyền địa phương, sự đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau trong mói lĩnh vực của các đồng nghiệp phấn đấu hết mình cho thế hệ mầm non.

 MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU:

 Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ thì môn giáo dục âm nhạc được phát triển toàn diện.

 Ở lứa tuổi này hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ. Qua hoạt động vui chơi trẻ được mô phỏng cuộc sống sinh hoạt của người lớn. Từ đó trẻ tích lũy được kinh nghiệm xã hội ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó hoạt động âm nhạc, hoạt động vui chơi là hình thức hoạt động sáng tạo để thể hiện nội dung nhằm phát triển tai nghe âm nhạc cho trẻ. Muốn phát triển tai nghe và cảm thụ âm nhạc cho trẻ thì cần phải có dụng cụ để trẻ được nghe và sử dụng trong khi ca hát và vận động trò chơi. Có như vậy trẻ mới dễ dàng phân biệt được các âm sắc khác nhau của âm thanh và phát triển cảm giác nhịp điệu, hứng thú theo nhịp điệu của âm nhạc.

 

doc 7 trang Người đăng thu10 Lượt xem 901Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Làm đồ dùng sáng tạo phục vụ môn giáo dục âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
	Họ và tên: Hoàng Thị Hà
	Chức vụ: Giáo viên.
	Đơn vị công tác: Trường Mầm non Vành Khuyên.
	Đề tài: LÀM ĐỒ DÙNG SÁNG TẠO
 PHỤC VỤ MÔN GIÁO DỤC ÂM NHẠC.
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
	Đất nước ta trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và gia nhập WTO, đòi hỏi sự phát triển vượt bậc tất cả về mọi mặt. Nói đến những thành tựu to lớn của ngành giáo dục nước ta nói chung và ngành giáo dục huyện nhà nói riêng cũng không ngừng phát triển mạnh mẽ của các cấp học, bậc học trong đó có ngành giáo dục mầm non, như lời Bác Hồ đã nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”.
	Như chúng ta đã biết hiện nay các cấp, các ngành đều quan tâm đến giáo dục mầm non, vì bậc học mầm non là mắt xích đầu tiên mở đầu cho hệ thống giáo dục, đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ sau này. Vì thế giáo dục mầm non đòi hỏi phải luôn đổi mới về phương pháp để mở rộng vốn kiến thức cho trẻ, như lời Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Thiện Nhân đã nói trong năm học 2008 – 2009 “Là năm học xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
	Được sự quan tâm của Phòng Giáo dục, Ban Giám hiệu, chính quyền địa phương, sự đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau trong mói lĩnh vực của các đồng nghiệp phấn đấu hết mình cho thế hệ mầm non.
	 MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU:
	Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ thì môn giáo dục âm nhạc được phát triển toàn diện.
	Ở lứa tuổi này hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ. Qua hoạt động vui chơi trẻ được mô phỏng cuộc sống sinh hoạt của người lớn. Từ đó trẻ tích lũy được kinh nghiệm xã hội ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó hoạt động âm nhạc, hoạt động vui chơi là hình thức hoạt động sáng tạo để thể hiện nội dung nhằm phát triển tai nghe âm nhạc cho trẻ. Muốn phát triển tai nghe và cảm thụ âm nhạc cho trẻ thì cần phải có dụng cụ để trẻ được nghe và sử dụng trong khi ca hát và vận động trò chơi. Có như vậy trẻ mới dễ dàng phân biệt được các âm sắc khác nhau của âm thanh và phát triển cảm giác nhịp điệu, hứng thú theo nhịp điệu của âm nhạc.
	Trong thực tế hiện nay nhạc cụ trẻ em tương đối nhiều loại nhưng chủ yếu là đi mua như xắc xô, trống nhựa, lắc nhạc.Song chỉ dùng lặp đi lặp lại những dụng cụ ấy thì trẻ rất nhàm chán. Vì thế tôi nghĩ rằng người giáo viên mầm non cần phải luôn sáng tạo trong giờ dạy bằng cách làm những đồ dùng sáng tạo để dạy trẻ một cách khoa học, những đồ dùng này không mất tiền mua và làm cũng không quá khó mà chỉ cần một số nguyên liệu sẵn như quả dừa, vỏ lon nước ngọt, nắp chai bia, can nhựa, hộp sữa.
	Để tạo ra một số dụng cụ dùng trong hoạt động âm nhạc nhằm tạo ra sự mới lạ về các đồ dùng đồ chơi, trẻ sẽ hứng thú tham gia vào các giờ học, qua đó rèn luyện âm sắc và cảm giác nhịp điệu cho trẻ, giúp trẻ phân biệt được âm thanh, luyện tai nghe và sự cảm thụ âm nhạc.
II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI:
	Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5 – 6 tuổi:
	+ Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II 2004 – 2007.
	+ Tài liệu tập huấn chuyên môn năm 2008.
	+ Điều lệ trường mầm non, điều 29, 30, 31, 32.
	+ Thông tin trên mạng: www.mamnon.com.vn
	+ Sách giáo dục âm nhạc của Trường Đại học sư phạm Hà Nội – Khoa Giáo dục mầm non, tác giả: Thạc sĩ Phạm Thị Hòa.
	+ Đề cương nghiên cứu về đồ dùng âm nhạc, tác giả Bùi Thị Hường, lớp Đại học tại chức thành phố Hải Phòng.
III. CÁC BIỆN PHÁP:
	Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật gắn bó mật thiết với đời sống con người. Nó có sức hấp dẫn kỳ lạ, tác động mạnh mẽ làm cho con người tốt đẹp hơn, trong sáng hơn. Bản chất của âm nhạc là niềm vui lạc quan, yêu đời và nâng cao con người đến với những tình cảm cao thượng. Ngay từ lúc lọt lòng mẹ đến lúc già, âm nhạc luôn luôn gắn bó với cuộc sống con người và hơn thế nữa đứa trẻ từ lúc còn trong bụng mẹ đã được cảm thụ âm nhạc, mỗi khi người mẹ ngân lên những câu hát trong sáng, với âm nhạc.
	Âm nhạc còn là sức mạnh vô cùng to lớn khi thể hiện tinh tế thế giới nội tâm của con người, âm nhạc tác động vào những thầm kín của tâm hồn, âm nhạc với những ngôn ngữ riêng là lời ca, giai điệu, âm sắc, cường độ, tiết tấu, nhịp điệu đã đưa con người xích lại gần nhau hơn. Vì vậy đưa âm nhạc đến với trẻ thơ tức là đưa đến cho trẻ một thế giới đầy âm thanh và màu sắc, giúp trẻ phát triển và hoàn thiện nhân cách con người.
	Giáo dục trẻ lòng yêu âm nhạc, sự cảm thụ âm nhạc qua các hoạt động âm nhạc phong phú, dạy trẻ những khả năng cơ bản, đơn giản là thói quen trong các dạng hoạt động âm nhạc như ca hát, nghe, vận động, múa, trò chơi âm nhạc.
	Đồ dùng âm nhạc phát ra những âm sắc khác nhau mà trẻ dùng khi học hát, vận động sẽ trở thành đồ chơi của trẻ khi trẻ tham gia vào hoạt động âm nhạc, giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng.
	Việc nâng cao chất lượng dạy học là mục tiêu quan trọng, trọng tâm của ngành giáo dục.
	1/ Phạm vi nghiên cứu:
	+ Tôi nghiên cứu năm học 2008 – 2009 và năm học 2009 – 2010.
	+ Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp chồi 1 trường Mầm non Vành Khuyên.
	Lựa chọn một số đồ dùng tự tạo để phục vụ cho môn âm nhạc.
	2/ Phương pháp nghiên cứu: Có 4 phương pháp:
	a.- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc thu thập, phân tích, khái quát hóa, hệ thống hóa các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
	b.- Phương pháp điều tra thực trạng về việc sử dụng đồ dùng, dụng cụ âm nhạc cho trẻ mẫu giáo lớn trong hoạt động âm nhạc ở trường Mầu giáo, quan sát giờ học, trao đổi với giáo viên và trẻ.
	c.- Phương pháp thực nghiệm: Là tổ chức thực nghiệm một số đồ dùng, dụng cụ âm nhạc tự tạo cho trẻ mẫu giáo lớn trong hoạt động âm nhạc của trường Mẫu giáo.
	d.- Phương pháp xử lý số liệu: Là dùng toán thống kê xử lý số liệu.
	3/ Thực trạng tình hình:
	Thực trạng của lớp mẫu giáo có những khó khăn và thuận lợi như sau:
	Thuận lợi:
	Năm học 2008 – 2009 là năm thứ tư thực hiện chương trình mầm non mới, trường tôi được sự quan tâm của các cấp, các ngành và nhất là sự năng nổ nhiệt tình của Ban giám hiệu nhà trường luôn gắn kết kịp thời những cái hay, cái mới truyền đạt đến giáo viên.
	Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, chịu khó tìm tòi, sáng tạo trong giảng dạy.
	Được tập huấn chuyên môn năm học 2008 – 2009 do Phòng giáo dục tổ chức.
	Khó khăn:
	Trường có nhiều phân hiệu nằm rải rác, học sinh đồng bào dân tộc chiếm một phần trong trường, các cháu nói tiếng phổ thông chưa thành thạo dẫn đến việc giao tiếp giữa cô và cháu chưa được tốt lắm.
	Tôi được phân công giảng dạy lớp chồi 1 (4 – 5 tuổi) giai đoạn trẻ từ lớp mầm lên lớp chồi nên trẻ chưa có khả năng sử dụng các nhạc cụ đơn giản phát ra âm thanh theo nhạc, những dụng cụ phát ra âm thanh theo nhạc, những dụng cụ phát ra âm thanh ấy theo tôi thì người giáo viên mầm non cần phải cố gắng dạy trẻ một cách sáng tạo, đặc biệt cần làm đồ dùng tự tạo nhiều hơn, đồ dùng phải đẹp mắt hơn và đảm bảo tính giáo dục của trẻ.
	Qua khảo sát tình hình thực tế về những đồ dùng, dụng cụ trẻ thường xuyên sử dụng trong hoạt động âm nhạc.
	Như chúng ta đã biết dạy học ở trường mầm non có thể tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau. Vậy học trực quan, đàm thoại, dạy học bằng trò chơi trên cơ sở đó các phương tiện dạy học cũng hết sức đa dạng và phong phú, một trong số phương tiện đó chính là các đồ dùng, dụng cụ sử dụng trong hoạt động học tập hoạt động âm nhạc cũng có rất nhiều loại đồ dùng, dụng cụ khác nhau. Như vậy qua điều tra thực tiễn về vấn đề này, về sử dụng đồ dùng vào trong hoạt động âm nhạc ở lớp như sau:
STT
CÁC LOẠI ĐỒ DÙNG
LỚP ĐẠT %
1
 Đồ dùng tự tạo
37,5%
2
 Đồ dùng mua sắm
62,5%
3
 Không sử dụng đồ dùng
	Qua quan sát thực hiện tôi thấy dụng cụ âm thanh tự tạo còn quá ít và qua trao đổi và học hỏi thêm ở đồng nghiệp, qua quá trình giảng dạy ở lớp tôi đã rút ra một số kinh nghiệm để làm và sử dụng một số dụng cụ âm thanh tự tạo trong quá trình dạy trẻ mẫu giáo học hát, vận động như sau:
	3.1 Tiêu chuẩn của dụng cụ âm thanh tự tạo như sau:
	- An toàn cho trẻ khi sử dụng.
	- Rèn luyện sự phân biệt về âm sắc và cảm giác nhịp điệu của trẻ.
	- Kích thích sự hứng thú của trẻ.
	- Hình thức đẹp, hấp dẫn, phù hợp với khả năng cần nắm được của trẻ.
	- Được chế tạo từ nguyên liệu trong thiên nhiên và từ các phế liệu khác.
	3.2 Thiết kế một số dụng cụ âm thanh tự tạo:
	a/- Đồ dùng để gõ, vỗ: Trống.
	Nguyên liệu và số lượng: 2 can nhựa nhỏ, 2 khúc dây, giấy đề can, 2 thanh gỗ nhỏ.
	Cách làm: Can nhựa của can nước rửa chén đã được rửa sạch, cắt phần đầu cho bằng, bịt miệng lại, trang trí cho đẹp mắt.
	Dán giấy đề can, trang trí hoa viền, đục hai lỗ ở hai đầu cho dây vào làm quai đề đeo.
	b/- Đồ dùng để đập, lắc: Gáo dừa.
	Nguyên liệu: Gáo dừa, dây ruy băng.
	Dùng cưa nhỏ cưa gáo dừa ra từng mảnh hình tròn. Dùi hai lỗ, cắt dải dây ruy băng thành từng đoạn ngắn, dùng dây ni long xuyên qua hai lỗ, lấy dây ruy băng kết hoa vào dây ni long cho đẹp.
	Khi dùng, xỏ ngón tay vào dây để gáo dừa trong lòng bàn tayy.
	c/- Lắc nhạc:
	Nguyên liệu và số lượng: 24 vỏ lon nước ngọt hoặc lon bia có màu sắc đẹp, dây ruy băng.
	Cách làm: Cắt vỏ lon nước ngọt làm hai, cho một số viên sỏi vào trong lon nước ngọt úp lại với một nửa lon nước ngọt còn lại sao cho những viên sỏi nằm bên trong của hai lon nước ngọt. Cột dây ruy băng ở giữa thành cái nỏ cho đẹp mắt.
	d/- Xúc xắc:
	Nguyên liệu: 2 dây nhôm dài 50 cm, 60 nắp chai bia.
	Cách làm: Cuộn dây nhôm lại thành một vòng tròn, các nắp chai bia được đập mỏng ra không còn phần sắc nhọn và đục lỗ ở giữa, dây nhôm xuyên vào các nắp chai và quấn hai đầu lại là được.
	Dưới đây là hình ảnh của dụng cụ âm thanh tự tạo:
Trống
Gáo dừa
Lắc nhạc
Xúc xắc
	3.3 Mục đích, yêu cầu, cách thức sử dụng đồ dùng tự chọn:
	a/- Mục đích: Các dụng cụ lắc, đập nhằm tạo ra âm thanh và mỗi loại đồ dùng gõ, vỗ, lắc phát ra âm thanh khác nhau.
	b/- Yêu cầu: Dễ sử dụng, phát ra âm thanh rõ ràng, đảm bảo tính giáo dục.
	c/- Cách sử dụng: Đối với trống, gáo dừa, xúc xắc có thể dùng gõ nhịp hay tiết tấu chậm, nhanh tùy thuộc vào từng bài hát để lựa chọn cho phù hợp.
	3.4 Các bài hát thực nghiệm:
	- Các dụng cụ âm thanh tự tạo được dùng trong nhân dân qua dạy hát, nghe hát, trò chơi và ở góc chơi âm nhạc nhưng tôi lấy một ví dụ minh họa về cách sử dụng các dụng cụ gõ tự tạo trong giờ học hát.
	Bài hát “Vườn trường mùa thu” nhạc và lời Cao Minh Khanh.
	* Mục đích: Cho trẻ hiểu về mùa thu có chim hót líu lo, đàn bướm bay tung tăng vui đùa trong gió, các bạn múa ca tưng bừng.
	Nâng cao khả năng phân biệt âm thanh và phát triển cảm giác nhịp điệu cho trẻ.
	* Phân tích: Bài hát “Vườn trường mùa thu” viết ở giọng son trưởng, nhịp 2/4. Lời bài hát vui vẻ, rộn ràng mang âm hưởng ngày hội đến trường.
	Tôi sử dụng trống, xúc xắc gõ đệm vào bài hát.
	- Trống vỗ vào nhịp của bài hát ( ký hiệu V ).
	- Xúc xắc lắc vào phách ( ký hiệu > ).
	Cho trẻ đứng theo hình vòng cung chia lớp thành hai đội, một đội dùng trống, một đội dùng xúc xắc, thực hiện 3 đến 4 lần sau đó đổi nhóm.
	Tiếp theo cho một cháu dùng trống, một cháu dùng xúc xắc.
	Các cháu thấy âm phát ra từ trống thế nào? ( tùng, tùng )
	Âm phát ra từ xúc xắc thế nào? ( chát, chát, chát, kéo, kéo, kéo)
	* Kết quả: Khi tiến hành các biện pháp trên tôi đã thu được kết quả cao như sau:
YÊU CẦU
TỔNG SỐ ĐẠT 
TRUNG BÌNH
TÍNH %
Khả năng thao tác khi sử dụng đồ dùng.
38/40 cháu
95%
Biết gõ tiết tấu chính xác khớp với nhạc, biết vận dụng sáng tạo để biểu diễn hay.
38/40 cháu
95%
Hứng thú cao, vui vẻ, nhanh nhẹn, tích cực tham gia.
40/40 cháu
100%
IV. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT - KIẾN NGHỊ:
	1/ Kết luận:
	Có thể nói dụng cụ âm thanh tự tạo là một trong những đồ dùng gây cho trẻ hứng thú cao bởi hình dạng mới, trang trí màu sắc đẹp, âm thanh lạ và dễ sử dụng. Chính vì vậy mà nó góp phần nâng cao phân biệt âm sắc và phát triển cảm giác nhịp điệu của trẻ. Ngoài ra đây là một loại đồ dùng dễ làm, hơn nữa nguyên liệu để chế tạo đồ dùng này lại có sẵn nhiều, giá thành thấp nên có thể dễ dàng trong việc tìm kiếm vật chất để chế tạo ra đồ dùng.
	Việc sử dụng dụng cụ âm thanh tự tạo trong hoạt động âm nhạc là vấn đề vô cùng quan trọng và cần thiết đối với trẻ mầm non. Học hát và vận động có sử dụng đồ dùng tự tạo mà đặc biệt là dụng cụ phát ra âm thanh gõ, rung, lắc, vỗ giúp trẻ hứng thú tham gia vào giờ học rèn luyện cảm giác âm thanh, phân biệt được những âm săc khác nhau, rèn luyện cảm giác nhịp điệu, tiết tấu. Qua đó dần dần hình thành ở trẻ sự nhạy cảm đối với âm nhạc, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục âm nhạc phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Chính vì thế muốn nâng cao chất lượng ở trẻ người giáo viên cần:
	+ Học hỏi làm đồ dùng sáng tạo.
	+ Tự bản thân giáp viên phải tự rèn luyện và nâng cao tay nghề.
	+ Học tập, bồi dưỡng, tham khảo các chuyên đề, tập huấn chuyên môn do Phòng giáo dục tổ chức.
	+ Có tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề mến trẻ, luôn cải tiến phương pháp dạy học phù hợp với trẻ.
	Trong năm học vừa qua tôi nhận thấy việc làm đồ dùng tự tạo không những ở môn âm nhạc mà còn làm đồ dùng tự tạo ở các môn học khác rất phù hợp với điều kiện và sự phát triển của trẻ.
	+ Trẻ hứng thú trong giờ học, thoải mái và tiếp thu bài nhanh và rất có hiệu quả. Muốn đạt kết quả đó giáo viên phải tiếp tục tìm tòi sáng tạo để làm nhiều đồ dùng tự tạo cho các môn học, liên hệ với phụ huynh để kết hợp làm đồ dùng, giúp đỡ của Ban giám hiệu dự giờ thăm lớp để rút kinh nghiệm. Song không trành khỏi hạn chế, vậy tôi rất mong sự giúp đỡ của Ban giam hiệ nhà trường, các đồng nghiệp, Phòng giáo dục trao đổi và góp ý kiến thêm để tôi tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng dạy học, chăm sóc giáo dục trẻ được tốt hơn.
	2/ Đề xuất kiến nghị:
	+ Thao giảng chuyên đề âm nhạc.
	+ Thi làm đồ dùng tự tạo bằng nguyên liệu sẵn có trong thiên nhiên.
	+ Tổ chức hội thi “Bé khéo tay”.
	+ Tổ chức hội thi “Môi trường xanh sạch đẹp”.
	+ Đối với giáo viên: 
	Thường xuyên thăm lớp dự giờ, làm đồ dùng sáng tạo cho các tiết dạy nhất là đồ dùng tự tạo, soạn giảng bài tốt có chất lượng, hồ sơ sổ sách đẹp, giáo án sáng tạo phù hợp với đề tài bài dạy có lồng ghép tích hợp.
	+ Với nhà trường:
	Lên tiết mẫu, thi làm đồ dùng sáng tạo.
	+ Với Phòng giáo dục: 
	Cấp phát đồ dùng, đồ chơi, đồ dùng học tập cho học sinh dân tộc thiểu số.
	+ Với UBND xã:
	Xây phòng âm nhạc cho trường.
	Tu sửa xây dựng phòng học, bàn ghế đúng quy cách của trường mầm non.
LỜI CẢM ƠN
	Qua thời gian công tác, giảng dạy và học tập ở các đồng nghiệp và nghiên cứu thiết kế ở trường mầm non Vành Khuyên, được sự quan tâm của Phòng giáo dục, Ban giám hiệu, Công đoàn ngành đã có những đóng góp ý kiến thiết thực và thúc đẩy phong trào làm đồ dùng dạy học để tôi có cơ sở hoàn thành bài sáng kiến kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của mình.
	Chân thành cảm ơn ban chuyên viên mầm non Phòng giáo dục.
	Chân thành cảm ơn Hiệu trưởng, Công đoàn trường mầm non Vành Khuyên, cảm ơn các chị em đồng nghiệp đã đóng góp ý kiến quý báu để tôi có được những kinh nghiệm để làm bài.
	Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
	 Người thực hiện
	 Hoàng Thị Hà

Tài liệu đính kèm:

  • docVanh khuyen_Hoang Ha.doc