Một số bài văn phân tích môn Ngữ văn (Hay)

Một số bài văn phân tích môn Ngữ văn (Hay)

Sống trong xã hội, con người cần có thái độ như thế nào đối với những người đã giúp đỡ mình? Trước mắt ta, thiếu chi những kẻ trâng tráo, vô ơn làm nên những hiện tượng “ăn cháo đá bát” mà nhân dân ta ai cũng phê phán. Những kẻ ấy đã không hiểu được một đạo lí truyền thống của dân tộc ta đã được đúc kết từ thực tế, một mối quan hệ cần thiết trong đời sống con người đó là: “Uống nước nhớ nguồn”. Ta nên hiểu câu tục ngữ này ra sao? Trong cuộc sống hiện nay, ý nghĩa của câu trên càng trở nên sâu sắc hơn như thế nào?

 Trước tiên, ta cần hiểu thế nào là “Uống nước nhớ nguồn”. Câu tục ngữ đã bắt đầu bằng một hình ảnh cụ thể, dễ thấy và dễ hiểu đó là uống nước. Uống nước là thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động hay thành quả đấu tranh cách mạng của các thế hệ trước đã qua rồi còn để lại. Nguồn là nơi xuất phát dòng nước. Nói rộng hơn, là nguyên nhân dẫn đến, là con người: cá nhân hay tập thể đã đổ tâm huyết và công sức làm ra thành quả đó.

 Đủ hiểu “Uống nước nhớ nguồn” là lời khuyên nhủ, nhắc nhở của ông cha chúng ta đối với các lớp người đi sau, đối với tất cả những ai, đang và sẽ thùa hưởng thành quả được tạo nên do công lao thế hệ người đi trước.

 Có điều là vì sao uống nước phải nhớ nguồn cũng như ăn trái phải nhớ kẻ trồng cây? Điều này thật là dễ hiểu! Bởi vì trong thiên nhiên cũng như trong xã hội, không có bất cứ một sự vật nào, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động làm nên cả. Giống như hoa thơm trái ngọt phải có người trồng cây, đổ biết bao mồ hôi công sức đôi khi cả xương máu nữa để cây xanh non tươi tốt mới có được. Của cải vật chất trong xã hội cũng vậy, cũng đều cần đến bàn tay, khối óc cần lao của người lao động khổ công nhọc trí làm ra.

 

doc 9 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 728Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số bài văn phân tích môn Ngữ văn (Hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài : Giải thích câu tục ngữ “ Uống nước nhớ nguồn”
Tìm hiểu đề :
1. Thể loại: Giải thích một vấn đề.
2. Nội dung: Phải nhớ ơn những người đã tạo nên những thành quả cho mình được hưởng.
3. Tư liệu: Thực tế cuộc sống.
Lập dàn ý :
I. Mở bài
Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lý tốt đẹp cảu nhân dân ta. Bởi vậy câu tục ngữ có câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Ăn khoai nhớ kẻ cho day mà trồng”. Cũng cùng ý trên, tục ngữ còn có câu: “Uống nước nhớ nguồn”.
Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lí làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.
II. Thân bài:
1. Giải thích: Uống nước nhớ nguồn.
- Uống nước: Thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.
- Nguồn: Chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.
- Ý nghĩa: lời nhắc nhở, khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.
2. Tại sao uống nước phải nhớ nguồn?
- Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do sức lao động tạo nên.
- Của cải vật chất các thứ do bàn tay con người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gây dựng, giữ gìn tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là đạo lí tất yếu.
- Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cây” phục vụ cho biết bao người “ăn trái”.
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
- Khi bưng “bát cơm đầy”, ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những người đã “một nắng hai sương”, “muôn phần cay đắng” để làm nên “dẻo thơm một hạt”. Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh.
... Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết. Sự vô ơn, bội bạc sẽ khiến cho con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.
3. Phải làm gì để nhớ nguồn?
- Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.
- Có ý thức giữ gìn bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa của nước ngoài.
- Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.
III. Kết bài:
- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay.
- Nhớ nguồn trước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô, những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta.
BÀI LÀM
Sống trong xã hội, con người cần có thái độ như thế nào đối với những người đã giúp đỡ mình? Trước mắt ta, thiếu chi những kẻ trâng tráo, vô ơn làm nên những hiện tượng “ăn cháo đá bát” mà nhân dân ta ai cũng phê phán. Những kẻ ấy đã không hiểu được một đạo lí truyền thống của dân tộc ta đã được đúc kết từ thực tế, một mối quan hệ cần thiết trong đời sống con người đó là: “Uống nước nhớ nguồn”. Ta nên hiểu câu tục ngữ này ra sao? Trong cuộc sống hiện nay, ý nghĩa của câu trên càng trở nên sâu sắc hơn như thế nào?
 Trước tiên, ta cần hiểu thế nào là “Uống nước nhớ nguồn”. Câu tục ngữ đã bắt đầu bằng một hình ảnh cụ thể, dễ thấy và dễ hiểu đó là uống nước. Uống nước là thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động hay thành quả đấu tranh cách mạng của các thế hệ trước đã qua rồi còn để lại. Nguồn là nơi xuất phát dòng nước. Nói rộng hơn, là nguyên nhân dẫn đến, là con người: cá nhân hay tập thể đã đổ tâm huyết và công sức làm ra thành quả đó.
 Đủ hiểu “Uống nước nhớ nguồn” là lời khuyên nhủ, nhắc nhở của ông cha chúng ta đối với các lớp người đi sau, đối với tất cả những ai, đang và sẽ thùa hưởng thành quả được tạo nên do công lao thế hệ người đi trước.
 Có điều là vì sao uống nước phải nhớ nguồn cũng như ăn trái phải nhớ kẻ trồng cây? Điều này thật là dễ hiểu! Bởi vì trong thiên nhiên cũng như trong xã hội, không có bất cứ một sự vật nào, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động làm nên cả. Giống như hoa thơm trái ngọt phải có người trồng cây, đổ biết bao mồ hôi công sức đôi khi cả xương máu nữa để cây xanh non tươi tốt mới có được. Của cải vật chất trong xã hội cũng vậy, cũng đều cần đến bàn tay, khối óc cần lao của người lao động khổ công nhọc trí làm ra.
 Ngay cả đến một dải đất nước giàu đẹp của chúng ta hiện nay cũng chính là thành quả của biết bao thế hệ cha ông đã đổ máu xương công sức ra gây dựng tiếp truyền cho. Trong phạm vi hẹp hơn là gia đình, thì con cái là “thành quả” do các bậc cha mẹ đã sinh thành dưỡng dục. Người thừa hưởng sử dụng các thành quả đó phải biết đến công lao của những người tạo ra chúng. Vì thế, “nhớ nguồn” là đạo lí tất yếu. Ân nghĩa, thủy chung, không quên công lao của tổ tiên từ đó đã là một trong những phẩm chất tốt đẹp đã trở thành truyền thống cao quý của người Việt Nam. ta đã từng bắt gặp tình cảm ấy trong ca dao, tiếng nói tâm tình của dân t
 “Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”
 Khi “bưng bát cơm đầy” ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã “một nắng hai sương, “muôn phần đắng cay” để làm nên “dẻo thơm một hạt”. Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống thanh bình, no ấm hiện nay nhất thiết ta phải khắc ghi công lao cảu các vị anh hùng liệt sĩ đi trước đã hi sinh biết bao xương máu, mồ hôi và nước mắt.
 Do đó, “uống nước nhớ nguồn” chính là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội đoàn kết, thân ái, đầy đạo lí làm người. Ai chẳng biết là sự vô ơn, bội bạc, ăn cháo đá bát sẽ làm cho con người nhỏ nhen, ích kỉ, ăn bám gia đình và xã hội.
 Thế nhưng để “nhớ nguồn” chúng ta phải làm gì? Là người Việt Nam, tự hào với lịch sử anh hùng, và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, chúng ta phải ra sức góp phần xây dựng đất nước trở nên giàu đẹp hơn.
 Không những chỉ có ý thức giữ gìn bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mà chúng ta chứ không phải ai khác - phải ý thức tiếp thu một cách chọn lọc tinh hoa nhân loại để làm giàu thêm nền văn hóa nước nhà.
 Ngoài ra, để “nhớ nguồn” chúng ta còn phải có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người. Có như thế mới sống xứng đáng trọn nghĩa trọn tình đúng với truyền thống đạo lí “uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của cah ông.
 Tóm lại, câu tục ngữ trên là lời khuyên, lời nhắc nhở ngắn gọn, súc tích, hình tượng rõ ràng, đưon giản, dễ hiểu mà ý nghĩa thật sâu sắc. Từ bao đừoi nay, cha ông chúng ta vẫn lấy câu tục ngữ này để giáo dục chúng ta đạo lí làm người Việt Nam.
 Là học sinh, hơn ai hết, chúng ta phải khắc ghi trong lòng công ơn sinh thành nuôi nấng của cha mẹ và công lao tận tâm dạy dỗ của thầy cô giáo. Phải biết bảo vệ các thành quả vật chất lẫn tinh thần của bao thế hệ cha ông để lại, và đồng thời cũng kế thừa phát huy và giữ gìn giá trị vật chất, tinh thần của những thành quả đó.
*********************************************************************************
Đề bài 2: Bình luận câu tục ngữ:
“Lá lành đùm lá rách”.
TÌM HIỂU ĐỀ
1. Thể loại: Bình luận một vấn đề hoàn toàn đúng.
2. Nội dung: Con người sống với nhau phải biết yêu thương, đùm bọc, đỡ đần lẫn nhau.
3. Tư liệu: Thực tế đời sống và lịch sử.
DÀN Ý
I - Mở bài:
Đoàn kết, tương thân tương ái là một tình cảm đặc biệt nổi bật trong nhân sinh quan của người xưa. Bởi vậy trong kho tàng tục ngữ ca dao của dân tộc còn có những câu: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước thì thương nhau cùng”, “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” hoặc “ Thương người như thể thương thân”.
Cũng có câu ngắn gọn hơn, đầy hình tượng hơn như:
“Lá lành đùm lá rách”
Đó là một bài học về đạo lí làm người thể hiện rõ nét mối quan hệ tình cảm đậm đà trong xã hội ta ngày xưa.
II - Thân bài: 
1. Giải thích câu tục ngữ
Nghĩa đen: Dùng lá cây để gói hàng, nếu lá bị rách, người ta lấy tấm lá lành bọc thêm bên ngoài.
Nghĩa bóng: Lá lành, lá rách: con người lúc yên ổn, thuận lợi, và lúc khó khăn, lúc thất thế sa cơ
Câu tục ngữ khuyên ta nên biết giúp đỡ, đùm bọc những người gặp cảnh cùng khốn gieo neo.
2. Đánh giá vấn đề
Ông cha ta nhắc nhở con cháu đừng thờ ơ, ghẻ lạnh trước khổ đau thiếu may mắn của người khác, mà trái lại, phải hết lòng đùm bọc, nâng đỡ người sa cơ, lỡ vận giúp họ qua bước khốn cùng, thể hiện cao đẹp trong mối quan hệ giữa người với người.
Giữa dòng đời, hoàn cảnh con người luôn biến đổi thăng trầm. Do đó, cần hiểu biết nhau trong tương thân tương ái với nhau, tạo tình đoàn kết, tránh chia rẽ, xung đột.
Lòng nhân ái là một đức tính mà mỗi con người đều cần phải có để làm nền mòng xây dựng một xã hội tốt đẹp công bằng, bác ái. Quay lưng hay ngoảnh mặt trước nỗi đau của người khác là ích kỉ, vô nhân.
Đặc biệt trong hoàn cảnh đất nước hiện nay nhiều khó khăn, gian khổ, hơn lúc nào hết “lá lành” phải nên “đùm lá rách”. Đó là việc làm rất cần thiết là ý thức tự giác của mỗi người chúng ta.
3. Mở rộng bổ sung thêm vấn đề
Truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái “lá lành đùm lá rách” là truyền thống cao quý về đạo lí làm người của dân tộc ta. Chính truyền thống này là cơ sở tạo nên sức mạnh đoàn kết để bao đời nay, dân tộc ta chiến thắng thù trong giặc ngoài, giữ yên ổn vững bền đất nước.
Lòng nhân ái này phải xuất phát từ tình cảm chân thành, thấu hiểu, cảm thông giữa người với người chứ không phải lối ban ơn trịch thượng.
Người được đùm bọc, đỡ đần cũng phải biết vươn lên chứ không được ỷ lại sống nhờ vào lòng nhân ái của kẻ khác để mình thụ động và biếng nhác.
III - Kết bài:
Nhấn mạnh ý nghĩa và giá trị của câu tục ngữ trong đời sống thực tế hiện nay.
Liên hệ bản thân: Cần có lòng nhân ái, ý thức đoàn kết tương thân tương trợ. Tuy nhiên cũng phải cương quyết chống lại tư tưởng trông chờ, ỷ lại. Cần đề cao, khuyến khích tinh thần tự lực cánh sinh.
********************************************************************
Đề bài: Em hãy giải thích câu tục ngữ:"Lá lành đùm lá rách”
 Thực tế lịch sử đã cho thấy trong bốn ngàn năm sống còn trên dải đất bên bờ biển Đông đầy sóng gió này, dân tộc Việt Nam chúng ta đã từng gánh chịu biết bao là thiên tai, địch họa vô cùng ác liệt. Phép là nào đã giúp tổ tiên chúng ta vượt qua được mọi khó khăn, điêu đứng ấy để đứng vững cùng bạn bè năm châu? Phải chăng là nhờ sức mạnh của tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau. Nhân dân ta đã thực hiện đúng như câu tục ngữ mà từ bao đời nay ông cha ta đã truyền đời: “Lá lành đùm lá rách”.
 Nội dung chứa đựng trong câu ấy có thể xe ... ánh giá đúng tinh thần của câu tục ngữ này. “Lá lành đùm lá rách” nghĩa là người khỏe mạnh, bình yên phải giúp đỡ người yếu đuối, khó khăn là một bổn phận cần thiết nhưng không được xuất phát từ động cơ cá nhân thâp shèn và cũng không phải là hành động ban ơn trịch thượng kiểu bố thí: mà nhất thiết phải bắt nguồn từ lòng nhân ái hay tình cảm nhân đạo mà chúng ta vừa phân tích bên trên. Cả người được giúp đỡ cũng vậy, không nên ỷ lại, hoàn toàn sống nhờ vào tình thương xót của người khác để trở nên thụ động, biếng lười. Họ phải vươn lên xứng đáng để làm nên mối quan hệ bình đẳng, thân ái với người khác.
 Tóm lại, tình yêu thương, đùm bọc nhau là một truyền thống đẹp đẽ về đạo lí làm người, đã được dân tộc ta giữ vững và phát huy truyền lại nhiều thế hệ, trải qua các giai đoạn lịch sử của đất nước nhất là trong khó khăn, hoạn nạn, thiên tai...
 Ngày nay, truyền thống ấy cần được kế thừa và mạnh mẽ phát huy hơn nữa. Mỗi người chúng ta phải có ý thức đoàn kết tương ái, tương thân, tương trợ nhau trong sinh hoạt, học tập và sẵn sàng tích cực tham gia các công tác cứu trợ xã hội. Tuy nhiên, hơn ai hết, thanh niên cần chống tư tưởng ỷ lại, đề cao tinh thần tự lực cánh sinh.
*********************************************************************************Đề bài : Bàn luận về ý nghĩa của câu tục ngữ : 
 “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”
BÀI LÀM
I/ MỞ BÀI:
 Từ lâu nhân dân ta đã rút ra kết luận đúng đắn là môi trường xã hội mà mình đang sống, đặc biệt là mối quan hệ bạn bè có một tác dụng quan trọng đối với nhân cách đạo đức của mỗi người. Kết luận ấy được đúc kết lại thành câu tục ngữ:
                                                “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”
            Câu tục ngữ có giúp ích gì cho chúng ta trong cuộc sống hôm nay?
II/ THÂN BÀI:
            Để nêu lên một bài học, một kinh nghiệm trong cuộc sống, ông cha ta thường mượn hình ảnh sự vật có liên quan đến con người để thể hiện ý của mình. Mực có màu đen, nếu ta tiếp xúc, sử dụng không khéo léo sẽ  dễ dàng bị vấy bẩn. Mực tượng trưng cho những cái xấu xa, những điều không tốt đẹp. Còn đèn là vật phát ra ánh sáng soi tỏ mọi vật xung quanh. Đến gần đèn, ta được soi sáng. Đèn tượng trưng cho những cái tốt đẹp, sáng sủa. Từ hai hình ảnh tương phản nhau “ mực” và “ đèn”, câu tục ngữ nhằm nhắc nhở chúng ta : Nếu giao du với những người xấu ta se tiêm nhiễm thói hư tật xấu; ngược lại nếu ta quan hệ với người tốt ta sẽ được  ảnh hưởng tốt, sẽ học tập được những đức tính của bạn.
     Câu tục ngữ là bài học kinh nghiệm của người xưa được đúc kết từ cuộc sống. Nó thể hiện rất rõ mối quan hệ giữa môi trường xã hội vơi việc hình thành nhân cách con người.
     Ở gia đình, cha mẹ anh chị là tấm gương để cho đứa trẻ bắt chước. Nếu gia đình hòa thuận, cha mẹ là tấm gương sáng về học tập, về đạo đức thì gia đình đó sẽ có những đứa con ngoan. Trong khu xóm cũng vậy, nếu cả tập thể đều biết chấp hành tốt những quy định chung về nếp sống văn minh đô thị , biết giáo dục con cái tốt thì con em trong khu phố đó sẽ có một cuộc sống nền nếp đạo đức tốt. Gần gũi với chúng ta nhất là việc giao du với bạn bè trong trường trong lớp, nếu ta quan hệ được với nhiều bạn tốt, chăm ngoan học giỏi, nói năng lễ độ biết kính trên nhường dưới thì chúng ta sẽ học tập được những đức tính tốt ấy và trở nên người tốt.
       Ngược lại, trong gia đình, nếu cha mẹ chỉ biết lo làm ăn không quan tâm đến con cái, vợ chồng luôn luôn bất hòa thì chắc chắn những đứa trẻ lớn lên trong môi trường đó sẽ nhanh chóng trở thành đứa con hư. Ngoài xã hội, khi tiếp xúc gần gũi với môi trường không tốt đẹp, con người dễ dàng tập nhiễm những thói hư tật xấu và dần dần đánh mất bản chất lương thiện của mình. Cụ thể ở môi trường học tập, quanh ta có biết bao nhiêu bạn xấu thường xuyên trốn học, quậy phá, học yếu làm phiền lòng thầy cô. Nếu ta cứ lân la gắn bó với những bạn ấu ấy thì sớm muộn gì ta cũng bị ảnh hưởng lây. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, nhân dân ta có nhiều câu ca dao mang nội dung giáo dục về vấn đề này:
                                                “ Thói thường gần mực thì đen
                                                Anh em bạn hữu phải nên chọn người”
            Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng bị lôi kéo bởi môi trường xấu xa. Vẫn có những cánh sen vươn lên từ bùn lầy nước đọng, dù xung quanh hôi hám sen vẫn nở đẹp và tỏa ngát hương thơm. Thực tế vẫn có những người sống trong môi trường không tốt đẹp, không thuận lợi mà vẫn giữ mình không sa ngã. Môi trường càng xấu xa thì phẩm chất của con người càng tuyệt vời đáng khâm phục. Anh Nguyễn Văn Trỗi, người thợ điện ở thành phố Sài Gòn hoa lệ, vẫn không chút  mảy may xao động bởi cuộc sống hào nhoáng, những thủ đọan lọc lừa xảo trá. Anh chọn cho mình con đường Cách mạng, chấp nhận chiến đấu và hy sinh cho lý tưởng mà mình theo đuổi Tấm gương của anh và biết bao gương sáng khác đã trở thành bài học cho bao thế hệ cháu con học tập.
            Ngày nay, trong xu thế cả nước tiến lên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa, vẫn có những con người không giữ vững bản chất tốt đẹp của mình. Giữa cuộc sống tốt đẹp, giữa môi trường thân thiện, họ vẫn biến chất, thoái hoa, sống ăn chơi sa đọa trên những đồng tiền bất chính, những đồng tiền mồ hôi xương máu của nhân dân đóng góp Những con người đó chính là những “ con sâu làm rầu nồi canh”, là thứ ung nhọt của xã hội mà chúng ta có nhiệm vụ phải loại trừ.
III/ KẾT  BÀI:
            Có thể nói, câu tục ngữ trên là một lời khuyên bảo sâu sắc, giúp em bài học bổ ích, một cách nhìn đúng đắn về mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách của bản thân. Câu tục ngữ giúp em có tinh thần cảnh giác trong việc giao du tiếp xúc với bạn bè, đồng thời xác định cho mình một thế đứng vững vàng trước những tác động tiêu cực của môi trường xung quanh để luôn luôn “ gần mực” mà vẫn không “ đen” và “ gần đèn” để luôn tỏa sáng.
Đề: Phân tích câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạn
	Có câu: “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”, điều đó cho ta thấy rằng khi con người ta làm việc trong môi trường nào thì sẽ bị ảnh hưởng và thích nghi bởi môi trường đó. Nếu môi trường tốt như trường học, công sở thì con người ta cũng tốt theo; nhưng nếu ta ở trong môi trường xấu như chợ búa thì thật khó để thành người tốt được. Do đó, có thể thấy rõ : môi trường sống có ảnh hưởng rất mật thiết đến nhân cách con người, ông bà ta có nhận định: 
	“Gần mực thì đen , gần đèn thì rạng (sáng)”
	Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, có vần có điệu, giàu hình ảnh và thường có ý nghĩa ẩn dụ thông qua các hình ảnh. Ở trong câu này “mực” và “đèn” được hiểu theo nghĩa bóng suy ra trực tiếp từ nghĩa đen.
Mực có màu đen thường tượng trưng cho cái xấu, những điều không tốt. Một khi đã bị mực dây vào là dơ và khó tẩy vô cùng. (Nói rỡ mực ở đây là mục Tàu bằng thỏi mà người Việt ngày xưa thường dùng, khi viết phải mài nên dễ bị dây vào).Khi đã sống trong hoặc kết bạn với những người thuộc dạng “mực” thì con người ta khó mà tốt được. Đèn tỏa ánh sáng đến mọi nơi, ánh sáng của nó xua đi những điều tăm tối. Do đó đèn tượng trưng môi trường tốt, người bạn tốt mà khi tiếp xúc ta sẽ noi theo những tấm gương đó để cố gắng
 Có thể thấy rõ hình ảnh tương phản ”đèn-mực” hay “sáng-đen” nêu bật lên quan điểm của cha ông: môi trường sống ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách, nhân phẩm một con ngừoi.
Lý giải về vấn đề này, mực là môi trường xấu, là người bạn xấu mà khi con người dây vào thì sẽ ảnh hưởng xấu mà khó từ bỏ được. Có thể thấy những bài báo nói về tình trạng trẻ em bỏ học chơi bời, giết người, trộm cắp, mà khi xét rõ nguyên nhân ta thấy một phần tại cha mẹ, một phần di môi trường sống, do bạn bè xúi giục. Con người ta khi sinh ra ai cũng như tờ giấy trắng, một khi đã bị dính một vết mực thì khó tẩy và sẽ in sâu mãi. “Mực” còn ảnh hưởng đến ngừoi lớn chứ đừng nói gì những người trẻ tuổi như chúng ta. Xin dẫn chứng như sau: nếu ta sinh ra trong gia đình có ông bà, cha mẹ là những người không đạo đức, không biết làm gương cho con cháu thì ta ảnh hưởng ngay. Khi đến trường, đi học, tiếp xúc với các bạn mà chưa chắc tốt. rủ rê chơi bời. Ra ngòai xã hội, những trò ăn chơi, những cạm bẫy khiến ta sa đà. Thử hỏi như thế thì làm sao ta có thể tốt được.Khi đã dính vào nó thì khó từ bỏ và xóa đi lắm. Ngày xưa, mẹ của Mạnh Tử đã từng chuyển nhà 3 lần để dạy con, bà nhận thấy rõ: “sống trong môi trường xấu sẽ làm ta trở thành ngừoi xấu-là gánh nặng của xã hội”
	Ngựoc lại với “mực” là “đèn”-ngừoi bạn tốt, môi trường tốt. Khi sống trong môi trường tốt, chơi với những người bạn tốt thì đương nhiên, ta sẽ có đạo đức và là người có ích cho xã hội. Ví dụ: ta sinh ra trong gia đình tốt, có đạo đức, ông bà gương mẫu. Đi học, được giáo dụ trong môi trường tốt, gặp bạn tốt. Ra ngòai xã hội biết được điều xấu mà tránh thì ngừoi đó làm sao có thể xấu được.. Trong trường học chúng ta luôn có phong trào “Đôi bạn cùng tiến” gồm 1 bạn giỏi kèm 1 bạn yếu, cốt là để bạn yếu đó sẽ ảnh hưởung từ ngừoi bạn tốt mà học tập tiến bộ. Khi thấy bạn mình tốt, học giỏi, siêng năng thì dĩ nhiên ta sẽ bắt chước theo (cũng như thầy Mạnh Tử bắt chước bạn đến trường). Bởi vậy ông bà còn có câu :
	“Ở chọn nơi, chơi chọn bạn”
	Nói như vậy cũng không có nghĩa là lúc nào cũng “Gần mực thì đen , gần đèn thì rạng ”. Có những ngừoi gần mực mà không đen ví dụ như các chiến sĩ Cách mạng bị giam giữ, bọn giặc dụ dỗ, mua chuộc nhưng các anh không bao giờ khuất phục. Đó gọi là : gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Còn việc gần đèn thì rạng ư? Cái đó còn phụ thuộc vào ý thức của mỗi người có muốn giống bạn mình hay không nữa. Ví dụ như các bạn trong lớp mình nè, lớp có các bạn rất im lặng thì người lại cũng có bạn mất trật tự. Không hiểu tại sao các bạn mất trật tự đó lại không bắt chứoc những bạn trật tự nhỉ? Tất cả chỉ là ý thức tự giác thôi. Vậy nên : “có những lúc gần mực chưa chắc đen, gần đèn chưa chắc rạng. Tất cả chỉ là do ta quyết định”
	Chúng ta cần phải mang ngọn đèn chân lý để soi sáng cho những giọt mực lầm lỗi, cũng nên bắt chước các ngọn đèn tốt để con ngừoi ta hoàn thiện hơn, là công dân có ích cho xã hội”
	Nghệ thuật trong câu này là phép lặp từ: gần, thì. Phép đối lập: “mực-đèn” hay “đen-rạng”. Ngòai ra còn sử dụng quan hệ từ :”thì” để chỉ cho luật nhân quả. Thật tài tình, trong một câu nói ngắn mà ông bà đã dạy ta thật nhiều điều.
	Tục ngữ là “túi khôn” của mỗi ngừoi Việt Nam. Hy vọng các bạn sẽ luôn sử dụng túi khôn này làm hành trang cho cuộc sống của mình. Xin được nhắc lại:
	“Gần mực thì đen , gần đèn thì rạng”

Tài liệu đính kèm:

  • doccac bai van giai thich.doc