Đề khảo sát giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Tam Cường

Đề khảo sát giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Tam Cường

1. Câu nào sau đây không phải là tục ngữ?

 A. Ráng mỡ gà có nhà thì giữ C.An quả nhớ kẻ trồng cây

 B. Tấc đất tấc vàng D.Một nắng hai sương

2. Văn nghị luận không được trình bày dưới dạng nào?

A. Kể lại diễn biến sự việc

B. Đưa ra một nhận xét

C. Đề xuất một ý kiến

D. Bàn bạc, thuyết phục người đọc, người nghe về một vấn đề nào đó bằng lí lẽ và dẫn chứng.

3. Nội dung của hai câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” và “Học thầy không tày học bạn” có mối quan hệ như thế nào?

A. Hoàn toàn trái ngược nhau C. Hoàn toàn giống nhau

B. Bổ sung ý nghĩa cho nhau D. Gần nghĩa với nhau

4. Trong các câu sau, câu nào không phải là câu đặc biệt?

A. Tiếng suối chảy róc rách. C. Giờ ra chơi.

B. Hoa sim! D. Câu chuyện của bà tôi.

5. Bộ phận trạng ngữ ở câu nào không thể tách thành câu riêng?

 A. Anh ấy đã hi sinh, năm 72.

 B. Mặt Trời đã khuất, sau rặng tre.

 C. Qua những cử chỉ uể oải của Lam, tôi biết nó không thích công việc mà mẹ nó bắt làm.

 D. Lan và Huệ chơi rất thân với nhau, từ hồi còn học mẫu giáo.

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 376Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Tam Cường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHềNG GD & ĐT VĨNH BẢO
ĐỀ KHẢO SÁT GIỮA KỲ II
TRƯỜNG THCS TAM CƯỜNG
Năm học 2011-2012
MễN NGỮ VĂN 7
( Thời gian 75 phỳt khụng kể thời gian giao đề)
A. Phần trắc nghiệm (2 điểm)
 Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
1. Câu nào sau đây không phải là tục ngữ?
 A. Ráng mỡ gà có nhà thì giữ C.An quả nhớ kẻ trồng cây
 B. Tấc đất tấc vàng D.Một nắng hai sương 
2. Văn nghị luận không được trình bày dưới dạng nào?
Kể lại diễn biến sự việc 
 Đưa ra một nhận xét
Đề xuất một ý kiến 
Bàn bạc, thuyết phục người đọc, người nghe về một vấn đề nào đó bằng lí lẽ và dẫn chứng.
3. Nội dung của hai câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” và “Học thầy không tày học bạn” có mối quan hệ như thế nào? 
Hoàn toàn trái ngược nhau C. Hoàn toàn giống nhau
Bổ sung ý nghĩa cho nhau D. Gần nghĩa với nhau
4. Trong các câu sau, câu nào không phải là câu đặc biệt?
Tiếng suối chảy róc rách. C. Giờ ra chơi. 
B. Hoa sim! D. Câu chuyện của bà tôi. 
5. Bộ phận trạng ngữ ở câu nào không thể tách thành câu riêng? 
 A. Anh ấy đã hi sinh, năm 72.
 B. Mặt Trời đã khuất, sau rặng tre.
 C. Qua những cử chỉ uể oải của Lam, tôi biết nó không thích công việc mà mẹ nó bắt làm.
 D. Lan và Huệ chơi rất thân với nhau, từ hồi còn học mẫu giáo.
6. Câu “Cần phải ra sức phấn đấu để cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn” được rút gọn thành phần nào?
Trạng ngữ C. Vị ngữ
 B. Chủ ngữ D. Bổ ngữ 
7. Lí do nào khiến cho bài văn viết theo phép lập luận chứng minh thiếu tính thuyết phục?
Luận điểm được nêu rõ ràng, xác đáng
Lí lẽ và dẫn chứng được thừa nhận
Không đưa lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm.
Lí lẽ và dẫn chứng phù hợp với luận điểm
8. Bài viết “Đức tính giản dị của Bác Hồ” của Phạm Văn Đồng đã đề cập đến sự giản dị của Bác ở những phương diện nào?
 A. Bữa ăn, công việc 
 B. Đồ dùng, căn nhà
 C. Quan hệ với mọi người và trong lời nói và bài viết
 D. Cả A, B và C
B. Phần tự luận (8 điểm)
Câu 1:Viết một đoạn văn ngắn bày tỏ ý kiến của em về tác hại của việc học đối phó.Trong đoạn văn có sử dụng câu đặc biệt. (gạch chân dưới câu đặc biệt đó).(3điểm)
Câu 2:
 Nhân dân ta thường nói: “Có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.(5 đ)
PHềNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THCS TAM CƯỜNG
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA KỲ II
Mụn NGỮ VĂN 7
A.Phần trắc nghiệm (2 điểm)
 Mỗi câu trả lời đúng HS được 0.25 điểm
1
2
3
4
5
6
7
8
D
A
B
A
C
B
C
D
B.Phần tự luận (8 diểm).
Câu 1: 3 điểm
1.Về hình thức trình bày và diễn đạt: 0,75 điểm
- Đúng hình thức đoạn văn (0,25 đ)
- Chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả (0,25đ).
- Diễn đạt lưu loát, lập luận chặt chẽ (0,25 đ).
2. Về nội dung: 2,25 điểm
 HS phân tích tác hại của việc học đối phó trên các phương diện sau:
- Với bản thân (0,5đ): 
 + Kết quả học tập thấp hoặc đó là kết quả không thực chất, hổng về kiến thức cơ bản, khó có thể học lên cao, khó thành đạt bằng con đường học vấn.
+ Hình thành những thói quen xấu như thiếu trung thực, ỉ lại người khác, chủ quan duy ý chí...
+ Luôn bị ức chế về tâm lí
- Với gia đình (0,25đ):
+ ảnh hưởng đến kinh tế gia đình: tiền bạc của bố mẹ bỏ ra nhiều, nhưng kết quả thu về chẳng được là bao.
+ Bố mẹ và những người thân buồn lòng, không khí gia đình căng thẳng
- Với nhà trường và xã hội (0,5 đ): 
+ Uổng công dạy dỗ của thầy cô giáo.
+ Anh hưởng đến phong trào học tập của lớp của trường.
+Anh hưởng đến sự phát triển chung của xã hội, có những trường hợp trở thành gánh nặng cho xã hội .
- HS đưa một số dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục để chứng minh (0,5đ)
- Vận dụng kiến thức phần tiếng Việt (0,5đ)
+ Có sử dụng câu đặc biệt 
+ Gạch chân chính xác dưới câu đặc biệt đó.
Câu 2: 5 điểm
1.Về hình thức trình bày và diễn đạt:1 điểm
Bài viết đủ bố cục 3 phần (0,25)
Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, ít mắc lỗi chính tả: 0,25
Mạch đoạn rõ ràng, diễn đạt lưu loát, lập luận chặt chẽ : 0.5
2.Về nội dung: 4 điểm
a.Mở bài (0,5đ)
- Dẫn dắt và nêu vấn đề : Câu tục ngữ “Có chí thì nên”
- Khái quát nội dung chính của vấn đề : Vai trò của ý chí nghị lực trong cuộc sống.
b. Thân bài (3đ)
*Giải thích vấn đề (0,5đ) :
+ Chí là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì.
+ Nên: Vượt qua mọi khó khăn thử tháh, thành đạt trong cuộc sống.
Khuyên mỗi người phải sống có bản lĩnh, nêu cao ý chí nghị lực.
*Chứng minh tính đúng đắn của vấn đề (2 đ)
 HS có thể lấy một số dẫn chứng tiêu biểu sau:
 - Bác Hồ: Một thanh niên yêu nước với hai bàn tay trắng, sống ở nơi đất khách quê người, phải làm nhiều nghề khác nhau, tìm ra con đường cứu nước, chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam vượi qua mọi sóng gió thác ghềnh để đến bến bờ độc lập, tự do 
- Nguyễn Ngọc Kí bị liệt hai tay, dùng chân viết chữ, tốt nghiệp đại học và trở thành nhà giáo ưu tú... Thậm chí, dùng chân để điều khiển máy tính.
- Các vận động viên khuyết tật đạt huy chương trong các kì thi đấu quốc tế
 - Cô gái Pa-đu-la, người Anh bị mù mà trở thành người mẫu thời trang...
 Lưu ý: Trên đây chỉ là những gợi ý, học sinh có thể tìm những dẫn chứng khác, miễn là hợp lí.
*Giới thiệu những câu tục ngữ, ca dao hoặc câu nói nổi tiếng có nội dung tương tự:0.25đ
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào nói và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
 ( Hồ Chí Minh)
Có công mài sắt, có ngày nên kim
Lửa thử vàng, gian nan thử sức
Thất bại là mẹ thành công
.........
*Mặt trái của vấn đề là thối chí, tự ti, không thể vượt qua được khó khăn thử thách(0,25đ).
c.Kết bài (0,5đ).
Rút ra bài học cho bản thân: Mọi người nên tu dưỡng ý chí, bắt đầu từ những việc nhỏ để khi ra đời làm được việc lớn.

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN7-GKII.doc