Một số bài văn hay tham khảo

Một số bài văn hay tham khảo

Hoa đào ngày Tết

“ Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

Cây nêu tràng pháo bánh trưng xanh. ”

Đó là những nét đẹp văn hóa truyền thống của Tết Việt, mang lại sự ấm cúng, thân thiết cho những người trong gia đình xum vầy bên nhau. Góp phần không nhỏ vào đó là màu sắc tươi thắm, tràn đầy sức sống của các loại thảo mộc, muôn hoa mùa xuân, đặc biệt là hoa đào. Hoa đào trở nên không thể thiếu đối với mỗi cái Tết của gia đình em. Vì vậy, ngày 27 Tết, bố con em đã lên chợ hoa Đông Anh để mua đào. Bố bảo, năm nay cả nhà sẽ mua đào thế đẻ bày cho đẹp. Vào đến chợ, 1 rừng hoa Tết muôn màu hiện ra trước mắt với đủ các loại hồng, cúc, huệ, nhiều nhất là đào. Đào có rất nhiều loại: đào bích, đào phai, đào bạch được đưa từ Nhật Tân, Sơn La về. Những cây đào Nhật Tân với đủ các loại thế khác nhau trông thật đẹp, khác hẳn với những cành đào Sơn La chịu nắng gió ở rừng núi nên rất cao, có thể tới 3m. Chao ôi! Thật là đẹp! Bố con em dạo 1 vòng quanh chợ, không biết chọn cây nào bây giờ. Đang băn khoăn, bố chợt dừng lại, có vẻ rất ưng ý với 1 cây đào bích của Nhật Tân. Cây chỉ cao hơn em 1 chút thôi. Thế uốn của cây rất đẹp, trông như 1 con rồng đang múa. Chả trách, người bán hàng bảo đó là thế Long Vân. Chỉ cần có dáng cây chưa đủ, 1 cây đào đẹp phải có hoa đẹp. nhưng trên những cành khẳng khiu, trơ trụi, khô khốc như que củi ấy không có lấy 1 bông hoa nào. Lòng dại khờ, em nghĩ: “ Bố thật là dại! ” Bồ mang đào về, cho vào chậu đặt gần cầu thang giữa nhà, nơi mọi người có thể ngắm đào rõ nhất. Có thời gian ngắm nghía kỹ, em mới thấy trên các cành có vô số các nụ hoa, chồi lá nhỏ xinh. Những nụ hoa màu xanh non, nhìn kỹ mới thấy những đốm hồng li ti ở đầu. Những nụ hoa này mang 1 trọng trách lớn lao: che chở, ôm ấp những cánh hoa mỏng manh còn đang e ấp chờ đợi đến lúc có thể bừng nở rực rỡ. Em rất mong mỏi tới ngày được nhìn thấy những bông hoa đào nở đỏ thắm, màu đỏ của sự may mắn. Sáng 30, thật kỳ diệu: những bông hoa đỏ thắm đua nở rộ như vừa tỉnh sau 1 giấc ngủ dài. Những bông hoa đào chỉ nhỉnh hơn chiếc cúc áo 1 chút. Cánh hoa dạng tròn, xinh xắn như nụ cười của em bé, từng cánh hoa mỏng manh ôm lấy nhau, nương tựa vào nhau mà sống như không thể tách rời. Nhị hoa như những sợi tơ vàng óng, màu vàng của tài lộc, phú quý, làm đậm thêm sắc hoa đỏ thắm. Hoa mọc sát vào nhau tưỏng như thành từng chùm, dệt nên tấm thảm mùa xuân phủ trên từng cành cây. Tô điểm cho tấm thảm đó là những chiếc lá. Lá tuy rất ít, dài và xanh non tơ nhưng có thể làm cho tấm thảm bắt mắt hơn. Muốn có hoa đẹp lá xanh phải thầm cảm ơn thân và cành. Mới ban đầu chưa ra hoa, chúng chỉ mang bộ đồ giản dị, thô kệch màu nâu khó chiếm được cảm tình. Ai mà biết được bên trong đó ẩn chứa 1 tình mẫu tử bao la. Suốt mùa đông, thân là người mẹ nhẫn nại, chắt chiu từng ít 1 để nuôi hoa, lá hãy còn bé thơ để rồi khi xuân về bừng nở rực rỡ cùng với 1 sức sống tràn trề. Những ngày Tết, ngắm cây đào, em thầm cảm phục sự tinh tường của bố. Nhưng thời gian không đợi những bông hoa, thời gian đã mang chị xuân đi mất rồi. Mùa hoa đã qua đi, cành cây chỉ còn lại lá và vài bông nở muộn. Tửng chừng hoa đào rụng đã mang đi sức sống của mùa xuân đọng lại trên dải lụa hồng toàn hoa rụng kín gốc cây. Hoa rụng đi nhưng vẫn muốn cất mình bay trở lại bên mẹ yêu, tiếc nuối những ngày tháng được mẹ chăm chút, còn muốn níu kéo chị xuân lại. Dường như chúng đã biết là không thể, quy luật luôn luôn vậy thôi. Ra đi, chúng chỉ muốn nhắn lại rằng bên trong thân mẹ gầy guộc ấy vẫn rạo rực 1 sức sống. Nhất định mẹ sẽ cho 1 mùa hoa mới, lũ đàn em mới xinh đẹp, khỏe khoắn mang niềm vui đến cho mọi người. Còn bây giờ, tâm hồn, những cáh hoa đã bay theo gió đi khắp nơi, ngao du sơn thủy và rồi sẽ ở lại nơi đâu không biết.

 

doc 17 trang Người đăng thu10 Lượt xem 712Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số bài văn hay tham khảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoa đào ngày Tết
“ Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh trưng xanh. ”
Đó là những nét đẹp văn hóa truyền thống của Tết Việt, mang lại sự ấm cúng, thân thiết cho những người trong gia đình xum vầy bên nhau. Góp phần không nhỏ vào đó là màu sắc tươi thắm, tràn đầy sức sống của các loại thảo mộc, muôn hoa mùa xuân, đặc biệt là hoa đào.        Hoa đào trở nên không thể thiếu đối với mỗi cái Tết của gia đình em. Vì vậy, ngày 27 Tết, bố con em đã lên chợ hoa Đông Anh để mua đào. Bố bảo, năm nay cả nhà sẽ mua đào thế đẻ bày cho đẹp. Vào đến chợ, 1 rừng hoa Tết muôn màu hiện ra trước mắt với đủ các loại hồng, cúc, huệ,  nhiều nhất là đào. Đào có rất nhiều loại: đào bích, đào phai, đào bạch được đưa từ Nhật Tân, Sơn La về. Những cây đào Nhật Tân với đủ các loại thế khác nhau trông thật đẹp, khác hẳn với những cành đào Sơn La chịu nắng gió ở rừng núi nên rất cao, có thể tới 3m. Chao ôi! Thật là đẹp!        Bố con em dạo 1 vòng  quanh chợ, không biết chọn cây nào bây giờ. Đang băn khoăn, bố chợt dừng lại, có vẻ rất ưng ý với 1 cây đào bích của Nhật Tân. Cây chỉ cao hơn em 1 chút thôi. Thế uốn của cây rất đẹp, trông như 1 con rồng đang múa. Chả trách, người bán hàng bảo đó là thế Long Vân. Chỉ cần có dáng cây chưa đủ, 1 cây đào đẹp phải có hoa đẹp. nhưng trên những cành khẳng khiu, trơ trụi, khô khốc như que củi ấy không có lấy 1 bông hoa nào. Lòng dại khờ, em nghĩ: “ Bố thật là dại! ”        Bồ mang đào về, cho vào chậu đặt gần cầu thang giữa nhà, nơi mọi người có thể ngắm đào rõ nhất. Có thời gian ngắm nghía kỹ, em mới thấy trên các cành có vô số các nụ hoa, chồi lá nhỏ xinh. Những nụ hoa màu xanh non, nhìn kỹ mới thấy những đốm hồng li ti ở đầu. Những nụ hoa này mang 1 trọng trách lớn lao: che chở, ôm ấp những cánh hoa mỏng manh còn đang e ấp chờ đợi đến lúc có thể bừng nở rực rỡ. Em rất mong mỏi tới ngày được nhìn thấy những bông hoa đào nở đỏ thắm, màu đỏ của sự may mắn. Sáng 30, thật kỳ diệu: những bông hoa đỏ thắm đua nở rộ như vừa tỉnh sau 1 giấc ngủ dài. Những bông hoa đào chỉ nhỉnh hơn chiếc cúc áo 1 chút. Cánh hoa dạng tròn, xinh xắn như nụ cười của em bé, từng cánh hoa mỏng manh ôm lấy nhau, nương tựa vào nhau mà sống như không thể tách rời. Nhị hoa như những sợi tơ vàng óng, màu vàng của tài lộc, phú quý, làm đậm thêm sắc hoa đỏ thắm. Hoa mọc sát vào nhau tưỏng như thành từng chùm, dệt nên tấm thảm mùa xuân phủ trên từng cành cây. Tô điểm cho tấm thảm đó là những chiếc lá. Lá tuy rất ít, dài và xanh non tơ nhưng có thể làm cho tấm thảm bắt mắt hơn. Muốn có hoa đẹp lá xanh phải thầm cảm ơn thân và cành. Mới ban đầu chưa ra hoa, chúng chỉ mang bộ đồ giản dị, thô kệch màu nâu khó chiếm được cảm tình. Ai mà biết được bên trong đó ẩn chứa 1 tình mẫu tử bao la. Suốt mùa đông, thân là người mẹ nhẫn nại, chắt chiu từng ít 1 để nuôi hoa, lá hãy còn bé thơ để rồi khi xuân về bừng nở rực rỡ cùng với 1 sức sống tràn trề. Những ngày Tết, ngắm cây đào, em thầm cảm phục sự tinh tường của bố.          Nhưng thời gian không đợi những bông hoa, thời gian đã mang chị xuân đi mất rồi. Mùa hoa đã qua đi, cành cây chỉ còn lại lá và vài bông nở muộn. Tửng chừng hoa đào rụng đã mang đi sức sống của mùa xuân đọng lại trên dải lụa hồng toàn hoa rụng kín gốc cây. Hoa rụng đi nhưng vẫn muốn cất mình bay trở lại bên mẹ yêu, tiếc nuối những ngày tháng được mẹ chăm chút, còn muốn níu kéo chị xuân lại. Dường như chúng đã biết là không thể, quy luật luôn luôn vậy thôi. Ra đi, chúng chỉ muốn nhắn lại rằng bên trong thân mẹ gầy guộc ấy vẫn rạo rực 1 sức sống. Nhất định mẹ sẽ cho 1 mùa hoa mới, lũ đàn em mới xinh đẹp, khỏe khoắn mang niềm vui đến cho mọi người. Còn bây giờ, tâm hồn, những cáh hoa đã bay theo gió đi khắp nơi, ngao du sơn thủy và rồi sẽ ở lại nơi đâu không biết.
          Không như hoa mai mang đến sắc vàng cho người phương Nam, hoa đào từ lâu đã là biểu tượng của Tết Bắc Việt. Màu sắc đỏ thắm của hoa đào đã tô điểm cho mùa xuân, từng dãy phố con đường, từng ngõ nhỏ làng quê, xua tan cái rét của Bắc Việt và mang đén niềm vui, may mắn trong 1 năm mới an khang, thịnh vượng.
Cảm nghĩ về mẹ
Bài văn được điểm 9,5
“Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.”
    Trong cuộc đời này, có ai lại không được lớn lên trong vòng tay của mẹ, được nghe tiếng ru hời ầu ơ ngọt ngào, có ai lại không dược chìm vào giấc mơ trong gió mát tay mẹ quạt mỗi trưa hè oi ả. Và trong cuộc đời này, có ai yêu con bằng mẹ, có ai suốt đời vì con giống mẹ, có ai săn sàng sẻ chia ngọt bùi cùng con như mẹ. Với tôi cũng vậy, mẹ là người quan tâm đến tôi nhất và cũng là người mà tôi yêu thương và mang ơn nhất trên đời này.   Tôi vẫn thường nghĩ rằng mẹ tôi không đẹp. Không đẹp vì không có cái nước da trắng, khuôn mặt tròn phúc hậu hay đôi mắt long lanh mà mẹ chỉ có khuôn mặt gầy gò, rám nắng, vấng trán cao, những nếp nhăn của cái tuổi 40,của bao âu lo trong đời in hằn trên khóe mắt. Nhưng bố tôi bảo mẹ đẹp hơn những phụ nư khác ở cái vẻ đẹp trí tuệ. Đúng vậy, mẹ tôi thông minh, nhanh nhẹn, tháo vát lắm. Trên cương vị của 1 người lãnh đạo, ai cũng nghĩ mẹ là người lạnh lùng, nghiêm khắc. có những lúc tôi cũng nghĩ vậy. nhưng khi ngồi bên mẹ, bàn tay mẹ âu yếm vuốt tóc tôi, mọi ý nghĩ đó tan biến hết. Tôi có cả giác lâng lâng, xao xuyến khó tả, cảm giác như chưa bao giờ tôi được nhận nhiều yêu thương đến thế. Dường như 1 dòng yêu thương  mãnh liệt qua bàn tay mẹ truyền vào sâu trái tim tôi, qua ánh mắt, đôi môi trìu mến, qua nụ cười ngọt ngào,  qua tất cả những gì của mẹ. tình yêu ấy chỉ khi người ta gần bên mẹ lâu rồi mói cảm thấy đuợc thôi.     Từ nhỏ đến lớn, tôi đón nhận tình yêu vô hạn của mẹ như 1 ân huệ, 1 điều đương nhiên. Trong con mắt 1 đứa trẻ, mẹ sinh ra là để chăm sóc con. Chưa bao giờ tôi tư đặt câu hỏi: Tại sao mẹ chấp nhận hy sinh vô điều kiện vì con? . Mẹ tốt, rất tốt với tôi nhưng có lúc tôi nghĩ mẹ thật quá đáng, thật ác. Đã bao lần, mẹ mắng tôi, tôi đã khóc. Khóc vì uất ức, cay đắng chứ đâu khóc vì hối hận. Rồi cho đến 1 lần    Tôi đi học về, thấy mẹ đang đọc trộm nhật ký của mình. Tôi tức lắm, giằng ngay cuốn nhật ký từ tay mẹ và hét to:“ Sao mẹ quá đáng thế! Đây là bí mật của con, mẹ không có quyền động vào. Mẹ ác lắm, con không cần mẹ nữa! ” Cứ tưởng, tôi sẽ ăn 1 cái tát đau điếng. Nhưng không mẹ chỉ lặng người, 2 gò má tái nhợt, Khóe mắt rưng rưng. Có gì đó khiến tôi không dám nhìn thẳng vào mắt mẹ. Tôi chạy vội vào phòng, khóa cửa mặc cho bớ cứ gọi mãi ở ngoài. Tôi đã khóc, khóc nhiều lắm, ướt đẫm chiếc gối nhỏ.     Đêm càng về khuya, tôi thao thức, trằn trọc. Có cái cảm giác thiếu vắng, hụt hẫng mà tôi không sao tránh được. Tôi đã tự an ủi mình bằng cách tôi đang sóng trong 1 thế giới không có mẹ, Không phải học hành, sẽ rất hạnh phúc. Nhưng đó đâu lấp đầy dược cái khoảng trống trong đầu tôi. Phải chăng tôi thấy hối hận? Phải chăng tôi đang thèm khát yêu thương?  Suy nghĩ miên man làm tôi thiếp đi dần dần. Trong cơn mơ màng, tôi cảm thấy như có 1 bàn tay ấm áp, khẽ chạm vào tóc tôi, kéo chăn cho tôi. Đúng rồi tôi đang mong chờ cái cảm giác ấy, cảm giác ngọt ngào đầy yêu thương. Tôi chìm đắm trong giây phút dịu dàng ấy, cố nhắm nghiền mắt vì sợ nếu mở mắt, cảm giác đó sẽ bay mất, xa mãi vào hư vô và trước mắt ta chỉ là 1 khoảng không thực tại.      Sáng hôm sau tỉnh dậy, tôi cảm thấy căn nhà sao mà u buồn thế. Có cái gì đó thiếu đi. Sáng đó, tôi phải ăn bánh mỳ, không có cơm trắng như mọi ngày. Tôi đánh bạo, hỏi bố xem mẹ đã đi đâu. Bố tôi bảo mẹ bị bệnh, phải nằm viện 1 tuần liền. Cảm giác buồn tủi đã bao trùm lên cái khối óc bé nhỏ của tôi. Mẹ nằm viện rồi ai sẽ nấu cơm, ai giặt giữ, ai tâm sự với tôi? Tôi hối hận quá, chỉ vì nóng giận quá mà đã làm tan vỡ hạnh phúc của ngôi nhà nhỏ này. Tại tôi mà mẹ ốm. Cả tuần ấy, tôi rất buồn. Nhà cửa thiếu nụ cười của mẹ sao mà cô độc thế. Bữa nào tôi cũng phải ăn cơm ngoài, không có mẹ thì lấy ai nấu những món tôi thích. Ôi sao tôi nhớ đén thế những món rau luộc, thịt hầm của mẹ quá luôn.       Sau 1 tuần, mẹ về nhà, tôi là người ra đón mẹ đầu tiên. Vừa thấy tôi, mẹ đã chạy đến ôm chặt tôi. Mẹ khóc, nói: “ Mẹ xin lỗi con, mẹ không nên xem bí mật củacon. Con  con tha thứ cho mẹ, nghe con.” Tôi xúc động nghẹn ngào, nước mắt tuôn ướt đẫm. Tôi chỉ muốn nói: “ Mẹ ơi lỗi tại con, tại con hư, tất cả tại con mà thôi. ” . Nhưng sao những lời ấy khó nói đến thế. Tôi đã ôm mẹ, khóc thật nhiều.       Chao ôi! Sau cái tuần ấy tôi mới thấy mẹ quan trọng đến nhường nào. Hằng ngày, mẹ bù đầu với công việc mà sao mẹ như có phép thần. Sáng sớm, khi còn tối trời, mẹ đã lo cơm nước cho bố con. Rồi tối về, mẹ lại nấu bao nhiêu món ngon ơi là ngon. Những món ăn ấy nào phải cao sang gì đâu. Chỉ là bữa cơm bình dân thôi nhưng chứa chan cái niềm yêu tương vô hạn của mẹ. Bố con tôi như những chú chim non đón nhận từng giọt yêu thương ngọt ngào từ mẹ. Những bữa nào không có mẹ, bố con tôi hò nhau làm việc toáng cả lên. Mẹ còn giặt giũ, quét tước nhà cửa việc nào cũng chăm chỉ hết.       Mẹ đã cho tôi tất cả nhưng tôi chưa báo đáp được gì cho mẹ. Kể cả những lời yêu thương tôi cũng chưa nói bao giờ. Đã bao lần tôi trằn trọc, lấy hết can đảm đẻ nói với mẹ nhưng rồi lại thôi, chỉ muốn nói rằng:       Mẹ ơi, bây giờ con lớn rồi, con mới thấy yêu mẹ, cần mẹ biết bao. Con đã biết yêu thương, nghe lời mẹ. Khi con mắc lỗi, mẹ nghiêm khắc nhắc nhở, con không còn giận dỗi nữa, con chỉ cúi đàu nhận lỗi và hứa sẽ không bao giờ phạm phải nữa. Khi con vui hay buồn, con đều nói với mẹ để được mẹ vỗ về chia sẻ bằng bàn tay âu yếm, đôi mắt dịu dàng. Mẹ không chỉ là mẹ của con mà là bạn, là chị là tất cả của con. Con lớn lên rồi mới thấy mình thật hạnh phúc khi có mẹ ở bên để uốn nắn, nhắc nhở. Có mẹ giặt giũ quần áo, lau dọn nhà cửa, nấu ăn cho gia đình. Mẹ ơi, mẹ hy sinh cho con nhiều đến thế mà chưa bao giờ mẹ đòi con trả công. mẹ là người mẹ tuyệt vời nhất, cao cả nhất, vĩ đại nhất. Đi suốt đời này có ai bằng mẹ đâu. Có ai sẵn sàng che chở cho con bất cứ lúc nào. Ôi mẹ yêu của con! Giá như con đủ can đảm đẻ nói lên ba tiếng: “ Con yêu mẹ! ” thôi cũng được. Nhưng con đâu dũng cảm, con chỉ điệu đà ủy mỵ chứ đâu được nghiêm khắc như mẹ. Con viết những lời này, dòng này mong mẹ hiểu lòng con hơn. Mẹ đừng nghĩ có khi con chống đối lại mẹ là vì con không thích mẹ. Con mãi yêu mẹ, vui khi có mẹ, buồn khi mẹ gặp điều không may. mẹ là cả cuộc đời của con nên con chỉ mong mẹ mãi mãi sống để yêu con, chăm sóc con, an ủi con, bảo ban con và để con được quan tâm đến mẹ, yêu thương mẹ trọn đời.       Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất trên đời này. Tình cảm ấy đã nuôi dưỡng bao con người trưởng thàn ... ồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và... chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: "Con xin lỗi mẹ" đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi. 
Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình thương. 
"Từ thuở sinh ra tình mẫu tử 
Trao con ấm áp tựa nắng chiều". 
ĐỀ: NGƯỜI ẤY SỐNG MÃI TRONG TÔI
Ba mẹ tôi có tất cả ba người con và tôi là con gái đầu lòng. Tôi không giống ba, cũng không giống cả mẹ nhưng tôi được thừa hưởng tính cách cố chấp từ ba và nhẫn nại từ mẹ. 
Tôi được sinh ra trong hoàn cảnh khá chật vật. Gia đình bên ngoại thì nghèo khó nhưng là một gia đình có tiếng về gia giáo. Bên nội tuy khá giả nhưng có quan niệm cho con tự lập sớm.Thuở mới lấy nhau, ba mẹ tôi chưa có của ăn của để như bây giờ. Cuộc sống khá vất vả. Bố tôi cả ngày đi làm, về tới nhà là đã mệt nhoài. Mẹ tôi cũng chẳng hơn. Vừa đi làm vừa phải làm dâu, cuộc sống khó khăn trăm bề. Bên nội tôi gốc Hoa nên có những quy định khắt khe mà những ai làm dâu người Hoa mới hiểu hết. Lúc ấy,cả một đại gia đình con, dâu đều ở chung một nhà. Lúc ấy tôi còn nhỏ nhưng cũng phần nào hiểu được những nhọc nhằn khổ cực mà mẹ tôi đã trải qua. 
Hàng ngày, mẹ tôi đến hãng từ năm giờ sáng và làm suốt đến bốn giờ chiều. Về đến nhà lại tiếp tục quần quật với công việc gia đình. Mặc dù ông bà tôi có nhiều nàng dâu, mỗi người luân phiên làm việc nhà nhưng cũng không tránh khỏi những đụng chạm hằng ngày. Gia đình tôi có thói quen ăn cơm chiều vào lúc năm giờ, cũng là lúc mọi người vừa đi làm về. Mẹ tôi có bệnh đau dạ dày nên hồi chưa lập gia đình, mẹ ở nhà thường dùng cơm sớm lúc bốn giờ chiều. Nhưng khi về nhà chồng, theo hủ tục của người Hoa con dâu không được ăn chung với mọi người. Mẹ tôi phải đứng bên cạnh ông bà để chờ bới cơm, rót nước, lấy tăm Đến khi mẹ tôi cầm được chén cơm thì thân thể đã mệt mỏi rã rời. Nhiều lúc mẹ cầm chén cơm mà lặng lẽ khóc thầm. Đã vậy còn phải gánh chịu những lời nặng nhẹ của các cô em chồng. Thế mà mẹ tôi vẫn không than vãn một lời với bố tôi. Vì mẹ biết rằng bố tôi cũng đã vất vả nhiều. 
Đến khi mang thai tôi thì mẹ tôi lại càng cực nhọc hơn. Mặc dù thai nghén nhưng mẹ vẫn phải tuân thủ theo quy định giờ giấc bên chồng, vẫn phải làm việc nhà không ngơi nghỉ. Cho nên mẹ tôi ngày càng trở nên gầy gò, xanh xao. Có những lúc mẹ bị cơn đau dạ dày hành hạ ,chịu không nổi, mẹ phải lén qua nhà ngoại ăn nhờ. Nhiều khi tủi thân mà mẹ chẳng biết than khóc với ai!“ Xuất giá tòng phu" mà, biết làm sao được. 
Tôi cất tiếng khóc chào đời với tất cả niềm hi vọng của mẹ. Mẹ sẵng sàng chịu nhục vì những lời xúc xiểm, nặng nhẹ của bên chồng chỉ vì ba tôi và tôi. Mẹ tôi là thế đấy. Chỉ gánh vác một mình, chẳng bao giờ hé một lời than với ai. 
Rồi tôi được mấy tháng tuổi, người tôi rất yếu. Năm ấy, tôi suýt chết vì một trận bệnh. Ông bà nội tôi kiên quyết không cho đem vào bệnh viện. Tôi được đưa đến bác sĩ tư nhưng vẫn không hết. Nhìn tôi nằm thiêm thiếp mà mẹ tôi ứa nước mắt. Sau cùng, vì quá thương con mẹ tôi bất chấp tất tả đưa tôi vào bệnh viện. Tôi nằm trong phòng hồi sức năm ngày là năm ngày mẹ tôi sống trong thấp thỏm, lo âu. Rồi tôi hồi phục, mẹ tôi càng trở nên xanh xao hơn...
Tôi lớn lên trong nhọc nhằn tủi nhục của mẹ, nỗi vất vả của ba. Và rồi sự chịu khó của ba tôi cũng được đền đáp. Ba tôi đã thành công trong ngành giấy. Ông bắt đầu dọn ra riêng. Tưởng rằng mẹ tôi sẽ có những ngày thư thả. Nhưng, ba tôi càng thành công bao nhiêu, mẹ tôi lại càng vất vả bấy nhiêu. Việc nội trợ vừa lo xong thì chuyển sang phụ giải quyết việc của công ty Trong khi mẹ vất vả như thế, các chú tôi lại bắt đầu sanh tật, ham chơi cờ bạc,rượu chè, rồi thiếu nợ, phải vay mượn, cầm cố đồ đạc. Ba tôi phải gánh vác, trả thay cho em. Thấy vậy, nhiều lần mẹ tôi cất tiếng khuyên can, chẳng những không nghe, họ còn lớn tiếng nhục mạ và tỏ thái độ coi thường mẹ. Nhiều lần tôi hỏi mẹ tôi : “ Mẹ có ghét bên nội con không ?”. Mẹ tôi ngậm ngùi :” Tủi lắm con à. Nhưng nào có ai hiểu cho mình”... 
Năm tôi tám tuổi, em thứ hai tôi chào đời, sự nghiệp của ba tôi càng phát triển, mẹ tôi có phần nhẹ nhàng hơn. Đứa em tôi được xem như châu báu. Tôi bắt đầu có những ý nghĩ ganh ghét em mình. Tôi trở nên lười học, ham chơi nên từ hạng nhất tôi rớt xuống hạng tư. Rồi lần đầu tiên trong đời tôi dám đánh bạn mình. Cứ nghĩ mẹ tôi sẽ trừng phạt vì những gì tôi gây ra. Nhưng không, mẹ tôi chỉ lặng lẽ nhìn tôi, rồi mẹ kể cho tôi nghe về cuộc đời mẹ : “ ... Mẹ gian khổ nhiều chỉ muốn con cái hạnh phúc. Không mong gì con trả ơn chỉ mong con có thể tự làm chính bản thân con hạnh phúc là mẹ cũng hạnh phúc rồi”. Thật ra, lúc ấy tôi chẳng hiểu hết những điều mẹ nói, nhưng nhìn những giọt nước mắt của mẹ, tôi đã tự nhủ thầm không để mẹ phải buồn khổ vì mình. Và tôi đã thay đổi nhiều từ dạo đó.
Đức em út tôi ra đời trong niềm vui của cả gia đình, một bé trai thật bụ bẫm. Với vai trò chị cả, tôi phải gánh vác trách nhiệm làm gương. Nhiều lúc tôi cảm thấy buồn vì ba mẹ tôi dần xa tôi để lo công việc kinh doanh và chăm sóc hai đứa em nhiều hơn. Những xung đột giữa ba và mẹ xảy ra thường xuyên hơn...Tôi trở nên lặng lẽ và xa cách mẹ. Khỏang cách ấy ngày càng xa hơn, rộng hơn. Tôi không còn muốn tâm sự với mẹ, đi học về là tôi rút vào phòng nghe nhạc, học bài. Cho đến một ngày... một ngày tôi chợt nhận ra tóc mẹ tôi đã có quá nhiều sợi bạc. Mẹ tôi già đi nhiều quá! Trời ơi, tôi mới thảng thốt chợt nhớ rằng chỉ còn ba tháng nữa là mình không còn ở bên mẹ nữa, không còn được mẹ tận tay chăm sóc như ngày nào, không được ăn những món ăn quen thuộc do mẹ nấu. Tôi phải bắt đầu cuộc sống tự lập nơi đất nước Anh xa xôi, cô độc không một người thân. Lúc này tôi mới nhận ra rằng mẹ tôi đã hy sinh cho tôi quá nhiều, và tôi cảm thấy mình có lỗi với mẹ . Tôi tự trách mình tại sao từ trước đến giờ tôi không nói một lời xin lỗi mẹ, dù chỉ một lần? Mẹ tôi có nói : “ Nếu con đi mẹ sẽ không khóc" nhưng tôi biết rằng khi tôi đi rồi thì những dòng nước mắt của mẹ lại tuôn rơi như ngày nào còn làm dâu ở nhà nội  
Mẹ tôi là thế đấy. Nếu có ai hỏi về mẹ, tôi sẽ hãnh diện trả lời rằng : Mẹ  
là người bạn đầu tiên của tôi 
là người cho tôi tình yêu trọn vẹn và tinh khiết mà tôi sẽ không bao giờ nhận được từ ai khác 
là người thầy đầu tiên của con 
là người nhất quyết bảo rằng con đẹp biết bao dẫu rằng con chẳng bằng ai 
là người dẫn dắt tôi nhìn ra thế giới.
là người luôn yêu thương tôi và yêu vô điều kiện 
là mẫu người tuyệt vời nhất trong cuộc đời tôi 
là người sẵn sàng hy sinh và thứ tha tất cả 
là người không bao giờ đói khi tôi chưa no 
là người không bao giờ ấm khi tôi đang lạnh 
là người không ai có thế thay thế được 
là người  
Và bây giờ tôi chỉ muốn nói với mẹ tôi rằng : 
“Nhớ năm nào con cũng tặng mẹ một món quà nhân ngày 8-3 nhưng năm nay con không có gì tặng mẹ cả vì con biết rằng những món quà mà con đem tặng ấy không phải do chính con tạo ra, con biết rằng chính con mới là món quà quý nhất của mẹ
Cảm nhận bài thơ hay: CHỐN DỪNG (Puskin)
Có những giây phút đi qua không bao giờ trở lại, có biết bao bài thơ đã đọc, đã nhớ nhưng không phải bài thơ nào cũng để lại một cảm xúc đặc biệt. Nó không chỉ là thơ nữa, không là những con chữ vô tri nữa mà là những lời an ủi thật ấm áp, cái ấm áp của sự sẻ chia. Bài thơ “Chốn dừng” của Puskin là một bài thơ như thế.
Bài thơ như những lời tâm sự dịu dàng của một người đàn ông bao dung với một trái tim yêu thương tha thiết. Có thể cô gái đó với anh đã thuộc về kỉ niệm xa xôi nhưng trong anh, cô vẫn mãi là người yêu dấu. Em đã đến và đã ra đi, anh không níu kéo và cũng không thể níu kéo được, nếu tình yêu nơi em không còn nữa. Nhưng bất cứ lúc nào em mệt mỏi, âu lo anh sẽ đến bên em:
Khi nào thấy trên đường đời mệt mỏi
Cần nghỉ ngơi đôi chút cạnh dòng sông
Em hãy đến tìm tôi nơi bến đợi
Tán đa tôi bóng mát vốn quen dừng
Hình ảnh con đường ở đây đâu chỉ là một không gian cụ thể, nó còn là hình ảnh ẩn dụ về cuộc đời: trên con đường đời dài dằng dặc ấy con người tránh sao những mưa nắng, bão giông, những mệt mỏi, âu sầu... Tôi sẽ là dòng sông cuốn trôi trong em những muộn phiền, tôi sẽ là bóng mát để làm dịu đi những nóng bức trong em Em đừng cất giấu những ưu phiền, đớn đau:
Khi nào thấy đời buồn gặm nhấm
Cần một lời tiếp sức để đi xa
Em hãy đến tìm tôi nơi bãi vắng
Biển tôi chờ con sóng mãi ngân nga
Khi em buồn, hãy tìm đến với tôi, biển dào dạt sóng như tâm hồn tôi cuộn dâng nỗi niềm đồng cảm với em, sóng tôi sẽ hát ru em những lời dịu dàng nhất, êm đềm nhất. Em sẽ lại vững bước trên con đường em chọn. Đường tít tắp thế, tâm hồn em liệu có hát ca? Cầu mong em đến được nơi hạnh phúc thẳm xa.
Khi nào thấy lòng mang thương tích
(Những vết thương vô ý tự gây nên)
Em hãy đến tìm tôi chiều tĩnh mịch
Tôi xin làm con suối tắm cho em
Một con suối êm đềm uốn lượn giữa buổi hoàng hôn màu tím yên vắng là những gì tôi chuẩn bị đón em. Nước suối trong xanh sẽ xoa dịu vết thương trong em, vỗ về em trong lòng. Đằng sau những câu thơ da diết ấy là bóng dáng một người đàn ông ân cần, xót xa trước nỗi đau của “em”. Chưa hết:
Nếu cần nữa, tôi làm hồ trên núi
Trong mênh mông, yên lặng ngắm mây trời
Em hãy đến chim thiên nga cánh mỏi
Đậu bình yên trên gương mặt hồ tôi
Không hiểu sao lúc nào trong tôi cũng vang lên những câu thơ này, những câu thơ có sức níu giữ tâm hồn con người đến kì lạ. Tôi yêu thơ Puskin cũng bởi âm điệu trữ tình trong thơ ông, và bài thơ này cũng không là ngoại lệ. Sau bao nhiêu mệt nhọc vượt núi bỗng gặp một mặt hồ phẳng lặng, yên bình làm mềm mại cả không gian điệp trùng của núi đồi, lòng em cũng trở nên nhẹ nhõm biết bao nhiêu. 
Lời bài thơ dịu dàng, tha thiết, những tình cảm chân tình ẩn giấu sau những hình ảnh gần gũi, thân quen và có sức gợi lớn. Đằng sau mỗi câu chữ là hình ảnh một người đàn ông bao dung, đầy yêu thương, lo lắng. Bùi Chí Vinh từng viết:
Cái na ná tình yêu thì có trăm nghìn
Nhưng đích thực tình yêu chỉ duy có một
Tình yêu mà “tôi” dành cho “em” trong bài thơ chẳng phải là tình yêu đích thực hay sao? Thơ nảy sinh trong một khoảnh khắc cụ thể với một cảm xúc cụ thể nhưng nó còn mang trong mình tình cảm phổ quát, cho nên, bất kì người phụ nữ đang muộn phiền nào cũng đều thấy mình như được an ủi, chở che khi đọc bài thơ này.

Tài liệu đính kèm:

  • docMột số bài văn hay tham khảo.doc